Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Vị trí răng cửa trong tương quan vị trí hai hàm theo chiều trước sau ở người trưởng thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.2 KB, 9 trang )

n điều chỉnh sự
chênh lệch của hai hàm.
Như vậy, mức độ liên quan giữa độ nghiêng
răng cửa, độ dốc của mặt phẳng khớp cắn với
tương quan hai hàm ở nam thì mạnh mẽ hơn
nhiều so với ở nữ. Sự thay đổi răng cửa ở nam
thể hiện rõ và có ý nghĩa trong việc giảm bớt sự
mất cân đối vị trí trước sau của hai hàm cũng
như đạt được một tương quan răng cửa bình
thường hơn so với nữ.
Bảng 4: So sánh hệ số tương quan giữa nữ Việt Nam
và nữ Nhật Bản.
SN-I/SN-AB
SN-i/SN-AB
SN-OP/SN-A

Nữ VN
0,331*
0,604**
-0,456**

*p<0,05; **p<0,01.

Nữ NB
0,531**
0,760**
-0,770**

Độ nghiêng của răng cửa dưới liên quan
nhiều nhất đến tương quan hai hàm ở cả 2
nghiên cứu. Nghĩa là răng cửa dưới đóng vai trò


quan trọng hơn trong việc giảm sai biệt giữa hai
hàm theo chiều trước sau so với răng cửa trên.
Tuy nhiên, ở dân số nữ Việt Nam, sự thay đổi độ
nghiêng răng cửa trên và độ dốc mặt phẳng
khớp cắn tác động đến sự bù trừ sự bất hài hòa
hai hàm rất ít, ngược lại với nghiên cứu của
Mitsui Miyuki(3), hệ số tương quan cả hai đều
cao. Theo phương trình đường thẳng hồi quy
của 3 cặp số đo SN-I và SN-AB, SN-i và SN-AB,
SN-OP và SN-AB, ở dân số nữ Nhật Bản, khi
tương quan hai hàm thay đổi từ hạng II đến
hạng III xương (SN-AB tăng) thì răng cửa trên
nghiêng về phía môi 0,58°, răng cửa dưới
nghiêng về phía lưỡi 1,12°, và mặt phẳng khớp
cắn bớt dốc hơn 0,56° so với nền sọ.
Tóm lại, chỉ có sự thay đổi độ nghiêng răng
cửa dưới góp phần điều chỉnh sự chênh lệch hai
hàm ở nữ Việt Nam, khác với nữ Nhật trong
nghiên cứu của Mitsui Miyuki là có sự thay đổi
vị trí răng cửa trên và dưới trong mối quan hệ
giữa hai hàm theo chiều trước sau.
Về độ nhô răng cửa
Nhìn chung, sự kết hợp giữa độ nhô răng
cửa với tương quan vị trí hai hàm có phần giống
nhau giữa nam và nữ. Độ nhô răng cửa trên có
hệ số tương quan cao nhất với góc mặt phẳng AB ở nam với R=0,831 (p<0,01) và ở nữ với R=0,556
(p<0,01). Như vậy, khi góc mp A-B tăng (từ hạng
II đến hạng III xương) thì độ nhô răng cửa trên
tăng. Độ nhô răng cửa dưới có hệ số tương quan
cao nhất với góc lồi mặt ở nam với R=0,513

(p<0,01) và ở nữ với R=0,670 (p<0,01). Như vậy,
khi góc lồi mặt tăng (từ hạng III đến hạng II
xương) thì độ nhô răng cửa dưới tăng.
Tuy vậy, có sự khác biệt về sự thay đổi độ
nhô răng cửa giữa nam và nữ. Ở nam, số đo
tương quan hai hàm ANB có tương quan với độ
nhô của cả răng cửa trên và dưới trong khi ở nữ
thì không. Khi góc ANB tăng, tức hai hàm thay
đổi từ hạng III đến hạng II xương, thì răng cửa

VN: Việt Nam; NB: Nhật Bản.

42

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
trên lùi về sau hơn, còn răng cửa dưới nhô ra
trước hơn.

KẾT LUẬN
Nghiên cứu khảo sát trên phim sọ nghiêng
của 100 bệnh nhân có tương quan răng cửa bình
thường và tương quan răng cối hạng I Angle để
đánh giá mức độ thay đổi vị trí răng cửa. Số đo
sọ thích hợp nhất để mô tả sự thay đổi độ
nghiêng răng cửa là SN-AB (số đo về xương) và
SN-I, SN-i, SN-OP (số đo về răng). Mặt khác, cặp
số đo ANB và I-NA, ANB và i- NB được sử dụng

để đánh giá sự thay đổi về độ nhô răng cửa
trong vị trí hai hàm. Với những số đo này, cứ
thay đổi 1,0° theo chiều trước sau từ hạng II
xương đến hạng III xương, tương ứng với răng
cửa trên nghiêng về phía môi 0,6°, răng cửa dưới
nghiêng về phía lưỡi 0,93° và mặt phẳng khớp
cắn bớt dốc hơn 0,55° so với nền sọ. Độ nghiêng
của răng cửa dưới và độ dốc mặt phẳng khớp
cắn có tương quan mạnh mẽ với tương quan hai
hàm và đóng vai trò quan trọng trong việc đạt
được tương quan răng cửa bình thường.

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

Nghiên cứu Y học

Sự thay đổi này thể hiện rõ ở nam giới.
Ngược lại, đối với nữ thì mức độ liên quan của
độ nghiêng răng cửa và góc độ của mặt phẳng
khớp cắn với vị trí hai hàm nhìn chung hầu như
rất ít. Với bảng số liệu tham khảo trên, chúng tôi
hy vọng đóng góp thêm dữ liệu để chẩn đoán và
lập kế hoạch điều trị chỉnh hình răng mặt cho
người Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.
2.

3.


Bibby RE (1980). Incisor relationships in different skeletofacial
patterns. Angle Orthod, 50: 41-44.
Hoàng Tử Hùng, Nguyễn Phúc Diên Thảo (1987). Bước đầu
nghiên cứu đặc điểm hình thái vận động biên của điểm răng
cửa trên mặt phẳng dọc giữa (Sơ đồ Posselt) và thử ghi trên
người Việt. Tiểu luận tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt, Đại
học Y Dược Tp.HCM.
Mitsui M, Ishikawa H (2001). Quantitative analysis of dental
compensation for variations in sagittal jaw relationships.
Orthodontic Waves, 60(3).

Ngày nhận bài báo:

03/01/2014

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

10/01/2014

Ngày bài báo được đăng:

20/03/2014

43



×