Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Nghiên cứu được thực hiện nhằm bước đầu tìm hiểu về vi-rút gây bệnh đầu vàng ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.21 KB, 2 trang )

Bước đầu nghiên cứu về vi-rút gây bệnh
đầu vàng trên tôm Sú (Penaeus
monodon) ở Đồng Bằng sông Cửu Long



Nghiên cứu được thực hiện nhằm bước đầu tìm hiểu về vi-rút gây bệnh đầu vàng ở
vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). 1253 mẫu tôm sú bột được thu từ
tháng 02/2003 đến tháng 04/2005. Kết quả xét nghiệm bằng kit IQ2000YHV/GAV
cho thấy có 1.4% số mẫu phân tích nhiễm YHV và 17.3% nhiễm GAV. Trong khi
đó kết quả xét nghiệm bằng kit IQ2000 WSSV cho thấy có 7.8% số mẫu phân tích
nhiễm WSSV. Kết quả xét nghiệm MBV bằng phương pháp nhuộm Malachite
green cho thấy có đế
n 39.4% số mẫu xét nghiệm nhiễm MBV. Tôm sú bột sản xuất
tại các tỉnh ĐBSCL có tỉ lệ nhiễm YHV, WSSV, GAV và MBV cao hơn tôm giống
nhập từ các tỉnh trung và nam Trung Bộ.

Qua theo dõi biểu hiện của bệnh đầu vàng bằng cách thu mẫu định kỳ hàng tháng
để xét nghiệm YHV và GAV trên 12 ao tôm sú nuôi công nghiệp, cho thấy đến hết
tháng thứ nhất tôm ở các ao đều nhiễm GAV nhưng tôm vẫn phát triển bình
thường. Tuy nhiên, những ao nhiễm YHV có thể bộc phát thành bệnh và chết đến
100% sau 2-4 ngày.

Trình tự axit nucleic khuếch đại bằng ba cặp mồi 2S033-2A036, 2S036-2A039 và
2S041-2A044 cho thấy, YHV nhiễm trên tôm sú nuôi ở ĐBSCL có tỉ lệ đồng dạng
cao (83%) với trình t
ự YHV nhiễm trên tôm thẻ chân trắng nuôi ở Thái Lan và
trình tự YHV AYO52786.1 (ORF1b) và AF450644.1 (ORF3) trên ngân hàng gen.
Tuy nhiên, trình tự axit nucleic khuếch đại bằng cặp mồi 2S042-Yall cho tỉ lệ đồng
dạng giữa trình tự YHV nhiễm trên tôm sú nuôi ở ĐBSCL với trình tự YHV nhiễm
trên tôm thẻ chân trắng nuôi ở Thái Lan chỉ là 70% và với trình tự YHV


AF450644.1 rất thấp (39%).

Nguồn: Luận văn cao học
Tác giả: Nguyễn Minh Hậu, Lớp Cao học Nuôi trồng Thủy Sản khoá 9, Trường
Đại H
ọc Cần Thơ.

×