Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Tập hướng dẫn của Beyondblue dành cho người chăm sóc: Hỗ trợ và chăm sóc người bị chứng trầm cảm, lo âu hay một số chứng rối loạn có liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.46 KB, 36 trang )

Vietnamese

Tập Hướng Dẫn của beyondblue dành cho
Người Chăm Sóc
Hỗ trợ và chăm sóc người bị chứng trầm cảm,
lo âu và/hay một chứng rối loạn có liên quan

Chăm sóc người khác, chăm sóc bản
thân quý vị
Để biết thêm thông tin, www.beyondblue.org.au hoặc đường dây thông tin của beyondblue số 1300 22 4636


Tập sách này được biên soạn bởi những người chăm sóc, cho những người chăm sóc.
Lời cảm ơn

beyondblue muốn cảm ơn tất cả những người chăm sóc đã đóng góp vào việc biên soạn tập hướng dẫn này
bằng việc họ tham gia vào các nhóm trọng tâm, cung cấp sự hiểu biết về những kinh nghiệm của họ và chia sẻ
các câu chuyện cá nhân của họ. Những lời mà họ sử dụng để mô tả các trải nghiệm của họ được trích dẫn trong
khắp tập hướng dẫn này. Những đóng góp này của họ là vô giá.

Giới thiệu về beyondblue

beyondblue là một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận, làm việc để giải quyết các vấn đề liên quan đến chứng trầm
cảm, lo âu và các chứng rối loạn có liên quan tại Úc.
Một trong những ưu tiên chính của beyondblue là tập trung đến những người đã từng bị chứng trầm
cảm/lo âu và các chứng rối loạn có liên quan (đôi khi được gọi là ‘những người tiêu thụ’) và người chăm sóc
của những người này. Những người bị chứng trầm cảm/lo âu và các chứng rối loạn có liên quan, cũng như
những người chăm sóc, tham gia vào nghiên cứu của beyondblue, đóng góp vào việc biên soạn các tư liệu
thông tin của beyondblue (chẳng hạn tập sách này) và giúp nâng cao nhận thức bằng cách nói chuyện về các
kinh nghiệm cá nhân của họ.
blueVoices



beyondblue đã hỗ trợ sự phát triển của nhóm tham chiếu người tiêu thụ và người chăm sóc toàn quốc,
blueVoices, gồm những người có các kinh nghiệm cá nhân trực tiếp về:


chứng trầm cảm



chứng lo âu



chứng trầm cảm và/hoặc chứng lo âu chu sanh (tiền – và hậu sanh)



chứng rối loạn lưỡng cực



việc sử dụng các chất và chứng trầm cảm cùng tồn tại



bệnh tật mãn tính về thể xác và chứng trầm cảm cùng tồn tại.

Nhiều thành viên của blueVoices là người chăm sóc hoặc là người hỗ trợ chính cho người bị một hoặc nhiều
các tình trạng kể trên và họ đã đóng góp vào việc biên soạn và vào nội dung của tập hướng dẫn này.
Để tìm hiểu về các cách trở thành thành viên của blueVoices, hãy tới trang mạng www.beyondblue.org.au - nhắp

chuột vào Getting involved (Tham gia), rồi Join blueVoices (Gia nhập blueVoices).


Vietnamese

Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU

4

GIỚI THIỆU VỀ TẬP HƯỚNG DẪN NÀY

5

• Tập hướng dẫn này được biên soạn cho ai?
• Trong tập hướng dẫn này…
• “Người chăm sóc” nghĩa là gì

7

Phần 1 – Chăm sóc người khác
Nhận biết được có cái gì đó không ổn

8

Thực hiện bước đầu tiên

10

Đến cuộc hẹn đầu tiên


11

Bằng cách nào người chăm sóc có thể tiếp cận thông tin?

14

Duy trì đà này

15

Cố gắng đạt đến sự bình phục

17

Vượt qua những trở ngại

18

Các trường hợp khẩn cấp

19

21

Phần 2 – Chăm sóc bản thân quý vị
Chấp nhận những cảm xúc của quý vị

22


Các mối quan hệ

24

Chăm sóc bản thân quý vị

28

Sự hỗ trợ thích hợp cho quý vị

30

32

Thông tin thêm và sự hỗ trợ
Các tổ chức cho người chăm sóc

32

Ghi chú

34

3


Lời nói đầu
Vietnamese

Tôi vui mừng được thấy việc biên soạn ấn phẩm quan trọng

này. Nó sẽ giúp những người đang chăm sóc những người
thương yêu bị bệnh tâm thần cũng như gia đình họ.
Tôi tin tưởng chắc chắn là cuốn sách này sẽ vô cùng quý giá,
không chỉ đối với gia đình của những người mới được chẩn
đoán, mà cả cho những người đã từng có kinh nghiệm về hệ
thống chăm sóc sức khỏe tâm thần trong những thời gian,
dài ngắn khác nhau.
Đã trên 25 năm kể từ khi gia đình chúng tôi lần đầu tiên bị
ảnh hưởng bởi những khó khăn của bệnh tâm thần. Một trong
những thiếu hụt hiển nhiên trong hệ thống này khi đó là
thiếu các thông tin căn bản để giúp hướng dẫn và tăng sự
hiểu biết về các chiến lược nhằm giúp trong sinh hoạt hàng
ngày. Chúng tôi bị rơi vào lúng túng, bối rối và hoang mang.
Giờ đây, 25 năm sau, thật tuyệt vời khi thấy sự hỗ trợ thuộc
loại này luôn sẵn có.
Tôi muốn bày tỏ sự biết ơn của tôi đến tất cả những người
đã tham gia đóng góp vào công việc quan trọng này.
Tôi muốn ghi nhận những đóng góp của tất cả những người
chăm sóc mà những kinh nghiệm và câu chuyện của họ đã
giúp làm cho cuốn sách này được phù hợp hơn. Việc sử
dụng các câu chuyện trong đời sống thực sẽ làm cho những
người chăm sóc của chúng ta và gia đình họ trên khắp nước
Úc thấy có thể liên hệ được đến bản thân mình khi họ thấy
trong đó các suy nghĩ và cảm xúc của những người đã gặp
phải cùng những vấn đề của họ.
Tình trạng bị đơn độc là một trong những sự thật làm mất
khả năng nhất, và những câu chuyện này sẽ cho thấy là
“quý vị không đơn độc” khi phải vật lộn với những khó
khăn này.
Mọi người tham gia đã làm thật tốt và tôi đề cử ấn phẩm quan

trọng này để quý vị đọc.

Cựu John McGrath AM
Phó Chủ tịch

4


Giới thiệu về tập hướng dẫn này
Vietnamese

Tập hướng dẫn này được biên soạn
cho ai?

Trong tập hướng dẫn này…
Tập hướng dẫn này được chia thành
hai phần:

Tâp hướng dẫn này có các thông tin cho
người chăm sóc và người nhà của những
người bị chứng trầm cảm/lo âu. Tập hướng
dẫn này có thể giúp những người:


vẫn chưa biết chắc chắn liệu người mà
họ đang hỗ trợ có rõ ràng là có vấn đề
về sức khỏe tâm thần hay không




biết là có cái gì đó không ổn, và có thể
đang thực hiện những bước đầu tiên để
có được ý kiến y khoa



đã hỗ trợ bạn bè hay người thương yêu
trong một thời gian, và đang cố gắng để
đạt đến sự bình phục



đang chăm sóc ai đó có vấn đề về sức
khỏe tâm thần, cũng như có vấn đề về
sức khỏe thể xác (chẳng hạn, một bệnh
trạng về tim, bệnh Parkinson hay bệnh
ung thư).

Chăm sóc người khác
Phần này là về việc chăm sóc và giúp đỡ
người mà quý vị đang hỗ trợ. Phần này sẽ đặc
biệt hữu ích cho những người mới đảm trách
vai trò chăm sóc. Phần này gồm các nội dung:


làm thế nào để nhận biết được là có cái
gì đó không phải




thực hiện các bước đầu tiên để được
điều trị



cố gắng để đạt đến sự bình phục và
vượt qua những lúc tụt lùi



quản lý các tình trạng khẩn cấp và
khủng hoảng.

Chăm sóc bản thân quý vị
Phần này tìm hiểu về việc hiểu các cảm xúc
của quý vị và về việc một vấn đề nào đó về
sức khỏe tâm thần có thể ảnh hưởng đến quý
vị, gia đình và bạn bè của quý vị như thế nào.
Cách có thể hữu ích là đọc ngay phần này,
rồi thường xuyên xem lại. Phần này gồm các
nội dung:

Tập hướng dẫn này dựa trên những kinh
nghiệm cá nhân của người chăm sóc, những
người đã chia sẻ các câu chuyện của họ
với chúng tôi. Mặc dù trải nghiệm của mỗi
người khác nhau lại khác nhau, nhưng quý vị
cũng có thể thấy nhiều điều là chung – ví dụ,
các cảm xúc, suy nghĩ hay sự phản ứng
của quý vị.




chăm sóc sức khỏe của chính quý vị



làm thế nào để tận dụng sự hỗ trợ,
kiến thức và sự sáng suốt từ những
người khác.
Các nghiên cứu cho thấy là trên một
phần ba những người chăm sóc gặp phải
chứng trầm cảm nặng. Việc là người
chăm sóc cho người khác có thể là một
trong những nguyên nhân gây chứng
trầm cảm của họ.1

1 Chỉ Số Sung Mãn Hợp Nhất của Úc: Sự An Lành của Người Dân
Úc - Sức Khỏe và Sự An Lành của Người Chăm Sóc, Điều Tra 17.1,
Báo Cáo 17.1, năm 2007
5


Vietnamese

“Người chăm sóc” nghĩa là gì
Trong tập hướng dẫn này, từ ngữ “người
chăm sóc” nghĩa là người hỗ trợ chính
cho một người nào đó bị chứng trầm
cảm, lo âu hay các chứng rối loạn có liên

quan. Người chăm sóc có thể là chồng,
vợ, con cái, người phối ngẫu, người sống
chung nhà, cha mẹ hay bạn bè thân thiết.
Họ có thể chăm sóc một người nào đó về
mặt tình cảm, thể chất hay tài chính.

Thông tin thêm
Quý vị có thể thấy cách hữu ích là đọc các
thông tin thêm về chứng trầm cảm/lo âu.
beyondblue có nhiều tờ dữ kiện khác
nhau đã được phiên dịch sang Tiếng Việt.
Các tờ dữ kiện này có thể tải xuống được
từ trang mạng của beyondblue tại địa chỉ
www.beyondblue.org.au hoặc được yêu
cầu bằng cách gọi đến đường dây thông
tin của beyondblue ở số 1300 22 4636
(cước phí bằng một cuộc gọi địa phương
nếu gọi từ điện thoại cố định).

6


Vietnamese

Phần 1 - Chăm sóc người khác
Cách hỗ trợ một người bị chứng trầm cảm/lo âu hay
một chứng rối loạn có liên quan

7



Nhận biết được có cái gì đó không phải
Vietnamese

“Tôi cho nó chỉ là do đang đi qua một giai
đoạn của cuộc đời – tôi đã nghĩ là nó sẽ
qua đi.”
“Cô ấy ủ rũ và dễ cáu, nhưng chúng tôi chỉ
nghĩ đó là do đang là trẻ vị thành viên.”
Nhận ra một người có vấn đề về sức khỏe
tâm thần, chẳng hạn chứng trầm cảm,
lo âu hay một chứng rối loạn có liên quan,
không phải lúc nào cũng là việc dễ dàng.
Ngay chỉ việc nói chuyện về các vấn đề về
sức khỏe tâm thần đôi khi cũng có thể là việc
khó. Trong một số nền văn hóa, mọi người
có thể lo về chuyện người khác trong cộng
đồng của họ có thể không hiểu được chứng
bệnh này, hay có thể phán xét người này
hay gia đình người này một cách cay nghiệt.
Chuyện này có thể làm cho mọi người cảm
thấy thậm chí bị thêm xa lánh và đơn độc.
Tuy nhiên, các vấn đề về sức khỏe tâm thần
là các vấn đề thường gặp hơn, so với hầu
hết mọi người tưởng. Vào bất kỳ thời gian cụ
thể nào, trong năm người thì có một người sẽ
là đang gặp phải một loại nào đó của vấn đề
về sức khỏe tâm thần, trong đó chứng trầm
cảm và các chứng rối loạn lo âu là thường
gặp nhất. Điều quan trọng là hãy nhớ rằng

quý vị cần phải là không bị đơn độc trong
khi đang chăm sóc ai đó bị một chứng
bệnh tâm thần. Sự giúp đỡ và thông tin
luôn sẵn có. Bằng biện pháp điều trị đúng,
bình phục là chuyện có thể.

Việc biết được một ai đó quý vị quan tâm có
phải là đang có một vấn đề về sức khỏe tâm
thần hay không, có thể là việc khó. Đó có thể
là do người này giấu các triệu chứng của họ,
hoặc cho đó là do các nguyên nhân khác.
Quý vị có thể lo ngại là chuyện này có thể
có nghĩa ra sao với người này và với những
người gần gũi với anh ta hay cô ta, vì vậy quý
vị trì hoãn tìm kiếm giúp đỡ…hoặc đơn giản
chỉ là quý vị không nhận ra các triệu chứng
này nữa, bởi các triệu chứng đã tồn tại đó quá
lâu rồi. Một số người chăm sóc nói là họ cảm
thấy có lỗi bởi họ đã không nhận ra được vấn
đề này sớm hơn. Thường không có cách nào
có thể giúp được việc này, bởi họ đã không có
thông tin đúng hay không có sự hỗ trợ tại thời
điểm đó. Lời khuyên tốt nhất là hãy tin vào
các bản năng của quý vị và cương quyết
đến cùng nếu mọi thứ không thật sự ổn.

Bằng cách nào quý vị có thể biết liệu có
phải là có cái gì đó không ổn?

“Cả hai chúng tôi đều biết có cái gì đó có vấn

đề… anh ta không cảm thấy ổn, anh ta không
cảm thấy an toàn, nhưng chúng tôi không thể
xác định được chính xác đó là cái gì.”
“Cô ấy rất dễ khóc, và không thực sự ổn.”

8


Vietnamese

“Với chồng tôi, đó có thể là một chuyện diễn
ra từ từ. Rất khó xác định được, anh ấy không
thật sự thích nghi được.”

beyondblue có nhiều các tư liệu MIỄN
PHÍ (được liệt kê ở trang cuối của tập
hướng dẫn này) một số trong các tư liệu
này sẵn có bằng Tiếng Việt. Thông tin
thêm và một danh sách kiểm tra triệu
chứng bằng Tiếng Việt có thể được tìm
thấy trên trang mạng của beyondblue tại
địa chỉ www.beyondblue.org.au hoặc có
thể được yêu cầu qua đường dây thông tin
của beyondblue ở số 1300 22 4636. Nếu quý
vị gọi đường dây thông tin này, chúng tôi có
thể thu xếp để nói chuyện với quý vị qua một
thông dịch viên nếu quý vị cần. Nếu quý vị lo
lắng về quyền riêng tư của quý vị, thì bạn bè
hay người nhà của quý vị không cần biết là
quý vị đã liên hệ với chúng tôi.


“Cho mãi đến năm ngoái, cuối cùng cô ấy suy
sụp và kể cho tôi các nỗi sợ hãi của cô ấy và
những điều cô ấy đã cảm thấy. Và thành thật
là tôi thậm chí đã không phát hiện ra những
điều này.”
Việc xác nhận là có một vấn đề về sức khỏe
tâm thần thường là việc phức tạp. Việc để
xác định được chính xác vấn đề đó là gì có
thể cần nhiều thời gian. Làm điểm khởi đầu,
các câu hỏi sau có thể được sử dụng để giúp
hướng dẫn quý vị cách tìm hiểu xem có phải
là đang có một vấn đề hay không:


Có phải người này đã “cảm thấy u buồn”?



Có phải người này đã uống rượu bia hay
hút thuốc nhiều hơn bình thường?



Có phải người này đã khép mình khỏi gia
đình hay bạn bè?



Có phải anh ấy/cô ấy dễ cáu hay

buồn bực?



Có phải người này cảm thấy như thể anh
ấy/cô ấy đang mất đi sự kiểm soát?

Hãy nhớ là, sự giúp đỡ luôn sẵn có.
Với thông tin và biện pháp điều trị
đúng, người mà quý vị chăm sóc có
thể bình phục được.

Nếu quý vị đã trả lời là “có” cho hầu hết hay
tất cả các câu hỏi này, và những triệu chứng
này đã kéo dài trên vài tuần, thì điều tốt nhất
là hãy tìm thêm thông tin và sự giúp đỡ.
Một chuyên viên y tế, chẳng hạn, một Bác Sĩ
Đa Khoa (General Practitioner – GP) sẽ cần
thẩm định sức khỏe thể lực và sức khỏe tâm
thần của người này.

9


Thực hiện bước đầu tiên
Vietnamese

“Anh ta có thể trở nên thực sự cố thủ khi
tôi nêu chuyện này ra … đó là điều khó ...
tôi không muốn làm tổn thương sự hãnh

diện của anh ấy, nhưng anh ta không muốn
nghĩ là anh ta khác chút nào so với các bạn
bè của anh ấy.”

Điều quan trọng cần lưu ý là người mà quý
vị chăm sóc có thể:
không phải lúc nào cũng hiểu được
là hành vi của anh ấy/cô ấy đang ảnh
hướng đến những người khác



khăng khăng là anh ấy/cô ấy không có
vấn đề gì và từ chối được giúp đỡ



không muốn nói chuyện về vấn đề này,
hoặc trở nên cáu giận khi quý vị nói đến.



hãy nói cho người này biết là quý vị quan
ngại, nhưng không trách cứ anh ta/cô ta



hãy sử dụng các nhận định “tôi” như,
“Tôi để ý thấy là anh ngủ nghê hay ăn
uống không tốt như trước kia.”




giải thích là hành vi của cô ấy hay anh
ấy đang ảnh hưởng đến các thành viên
khác trong gia đình như thế nào



hãy nói cho người này biết là quý vị đã
tìm được một số thông tin hay và để lại
các thông tin này cho anh ấy/cô ấy



gợi ý là quý vị cùng tìm sự giúp đỡ chủ động đề nghị là quý vị đi cùng người
này đến cuộc hẹn với GP để khám.

Nếu người này không lắng nghe quý vị,
thì hãy nghĩ đến chuyện nhờ người khác,
chẳng hạn một người bạn hay người nhà tin
cậy nói chuyện với anh ta hay cô ta. Quý vị
cũng có thể xem xét đến việc liên hệ với GP
của quý vị để xem liệu bác sĩ có thể tham gia
vào hoặc ghé thăm tại nhà nếu quý vị đang
rất quan ngại.
Hãy nhớ là, điều chủ yếu là giúp đỡ
người mà quý vị chăm sóc.

Khi bắt đầu cuộc trò chuyện, cách có thể giúp

ích được là:


hãy nói về các vấn đề này càng sớm
càng tốt, trước khi các triệu chứng bắt
đầu xâm chiếm cuộc sống hàng ngày
của người này

Đôi khi, điều có thể là khó khăn, nhưng lại là
tốt nhất, đó là hãy cố giữ bình tĩnh, và công
bằng và nhất quán. Người mà quý vị chăm
sóc có thể cần thêm thời gian để chấp nhận
những gì quý vị đang nói.

Có thêm thông tin và nói chuyện với người
mà quý vị chăm sóc là những bước quan
trọng đầu tiên.





hãy tiếp cận người này khi anh ta/cô ta
dễ tập trung trò chuyện nhất, những khi
người này thoải mái nhất, và tại một nơi
mà quý vị sẽ không bị gián đoạn

10



Đến cuộc hẹn đầu tiên
Vietnamese

Theo kế hoạch này, một người bị chứng trầm
cảm hay lo âu có thể hưởng bồi hoàn của
Medicare cho tối đa là 12 cuộc hẹn cá nhân
(nhiều hơn trong một số hoàn cảnh) và/hoặc
12 buổi theo nhóm trong bất kỳ một niên
lịch nào. Mặc dù một số bác sĩ sẽ tính gộp
chi phí với chính phủ, nhưng với các bác sĩ
khác, người này có thể có các chi phí tự trả
tiền. Điều quan trọng là hãy hỏi về các chi phí
trước khi bắt đầu việc điều trị.

Có thể là nói chuyện về vấn đề được giúp đỡ
chuyên môn đã không phải là việc dễ dàng.
Thực tế là đi gặp một chuyên viên y tế có thể
cũng không dễ dàng…nhưng quý vị đã thực
hiện bước đầu tiên và điều quan trọng là hãy
tiếp tục.
Bắt đầu bằng việc gặp Bác Sĩ Đa Khoa
(General Practitioner - GP)
Điểm tốt nhất để bắt đầu là bằng cách đặt một
cuộc hẹn với GP của người này, nếu người
này có GP. Nếu không, hãy xem xét việc
nhờ bạn bè giới thiệu một GP hoặc tìm một
GP trên trang mạng của beyondblue ở địa
chỉ www.beyondblue.org.au bằng cách
nhắp chuột vào Find a Doctor or other Mental
Health Practitioner (Tìm Bác Sĩ hoặc Bác

Sĩ về Sức Khỏe Tâm Thần khác), hoặc gọi
đường dây thông tin của beyondblue ở số
1300 22 4636 (cước phí bằng một cuộc gọi
địa phương khi gọi từ điện thoại cố định).

Quý vị có thể tham gia bằng cách nào?

“Nếu người nhà có phần không tham gia
vào hoặc không có một hình thức hỗ trợ khác
nào đó, thì mọi thứ thường có thể bị buông
trôi hàng tháng.”
Một ý tưởng hay cho quý vị (người chăm sóc)
và người mà quý vị chăm sóc là hãy nghĩ về
các cách mà cả hai quý vị có thể muốn tham
gia vào cuộc hẹn với GP, và vào bất kỳ quá
trình điều trị lâu dài nào. Quý vị có thể xem
đây là một mối quan hệ đối tác giữa hai quý vị.

Khi đặt hẹn với GP, cách tốt nhất là hãy đặt
cuộc hẹn có thời gian dài gấp đôi. Cách này
sẽ cho bác sĩ có nhiều thời gian để nói chuyện
về tình trạng này.

Bằng việc tham gia vào, quý vị có thể giúp
người này được giúp đỡ sớm, cũng như giúp
về việc điều trị của người này. Hãy nghĩ xem
những thông tin mà quý vị, trong tư cách
là người chăm sóc, có thể mang đến buổi
hẹn này. Đồng thời, nghĩ xem liệu quý vị có
thể tới một số trong các cuộc hẹn tiếp tục

được không.

Mong đợi những gì
GP sẽ cần tiến hành một cuộc thẩm định kỹ
lưỡng về người này. Nếu cần, họ có thể đưa
ra một Kế Hoạch Chăm Sóc Sức Khỏe Tâm
Thần. Kế Hoạch này giúp GP quản lý và điều
trị tình trạng sức khỏe tâm thần. Thông qua
kế hoạch này, họ có thể gửi người này đến
một tâm lý gia, nhân viên xã hội hoặc chuyên
viên sinh hoạt trị liệu để điều trị tâm lý, và yêu
cầu những người này báo cáo về sự tiến
triển của người này.

11


Vietnamese

Điều quan trọng là không làm yếu mòn
thêm cho người bị chứng trầm cảm
hay một chứng rối loạn có liên quan.
Người bị tình trạng này cần cảm thấy là
anh ta/cô ta đang làm chủ được cũng
như đang chịu trách nhiệm về việc điều
trị của chính mình. Nếu người này đang
không tích cực tham gia theo cách này,
thì anh ấy hay cô ây có thể cảm thấy là
quý vị đang áp đảo và có thể khép mình
khỏi quý vị hay việc điều trị thêm.

Chuẩn bị
Trước cuộc hẹn này, hãy nói chuyện với
người này về những gì cả hai quý vị đang gặp
phải. Điều có thể hữu ích là hãy lập một danh
sách những điều quý vị muốn nói chuyện với
bác sĩ, chẳng hạn:
Một số người muốn có người chăm sóc
cùng ở đó vào lúc bắt đầu của các buổi hẹn.
Từ đó, người chăm sóc có thể cho bác sĩ biết
các thông tin về việc người này đã như thế
nào. Việc này giúp ích được nếu người này
thấy khó nói về mọi việc. Những người khác
lại muốn người chăm sóc tham gia vào lúc
cuối của buổi hẹn. Cách này, người chăm
sóc có thể từ đó tìm ra cách tốt nhất để hỗ trợ
người này trong thời gian giữa các cuộc hẹn.

“Đơn giản chỉ là trong suy nghĩ của anh ta,
có quá nhiều sự mắc cỡ và hổ thẹn về anh ấy.
Anh ta thậm chí không thể tưởng tượng được
việc nói chuyện với một bác sĩ.”



những gì đang không có vẻ là ổn



mô tả về hành vi




bất kỳ quan ngại nào quý vị có thể có



người này đang cảm thấy như thế nào



bất kỳ câu hỏi nào mà cả hai quý vị
có thể có



một danh sách kiểm tra đầy đủ các
triệu chứng của chứng trầm cảm/
lo âu. Danh sách này sẵn có từ trang
mạng của beyondblue ở địa chỉ
www.beyondblue.org.au hoặc
đường dây thông tin số 1300 22 4636.

Mặc dù đây có thể là cách dễ muốn làm,
nhưng việc giấu bác sĩ thông tin do hổ thẹn
hay nỗi sợ hãi sẽ chỉ làm trở ngại cuộc thẩm
định mà thôi và dẫn đến là làm trở ngại quá
trình bình phục. Điều cũng có thể giúp ích
được là trước cuộc hẹn này, hãy đọc về
chứng trầm cảm và các rối loạn lo âu.


12


Vietnamese

Cách giúp ích được là nếu quý vị cố đồng ý là
cả hai quý vị sẽ cam kết dự hẹn. Nhắc người
này là quý vị muốn anh ấy hay cô ấy trở nên
khỏe mạnh trở lại.

Tìm kiếm ý kiền thứ hai

“Quý vị có quyền được cảm thấy hài lòng về
việc điều trị mà quý vị nhận được.”
Việc tìm được đúng bác sĩ có thể cần thời
gian. Đôi khi mọi người cảm thấy là bác sĩ
không hiểu câu chuyện của họ, hay không
thể giúp được họ. Trong trường hợp này,
điều hữu ích là hãy tìm một bác sĩ mà quý vị
cảm thấy sẽ giúp được người này. Nếu quý
vị đang tìm kiếm ý kiến thứ hai, thì điều quan
trọng nên biết là một người hội đủ điều kiện
chỉ được hưởng duy nhất một Chương Trình
Chăm Sóc Sức Khỏe Tâm Thần với GP trong
thời gian 12 tháng mà thôi. Quý vị có thể
mang Kế Hoạch trước tới GP mới để được
xem xét lại, hoặc yêu cầu người này cho phép
GP mới có được một bản sao từ GP trước.

Vào ngày hẹn

Vào ngày có cuộc hẹn, đừng bất ngờ nếu
người bị chứng trầm cảm hay lo âu cho quý
vị biết là anh ấy/cô ấy khỏe mạnh và không
cần gặp GP. Có thể anh ấy/cô ấy nói vậy là
bởi họ cảm thấy lo lắng, sợ hãi hay mắc cỡ.
Hãy trấn an người này là những cảm xúc này
là cảm xúc tự nhiên, và rằng đi gặp GP là một
bước quan trọng để đạt đến việc có nhiều
ngày tốt đẹp hơn những ngày u buồn.
Nếu người này từ chối sự giúp đỡ
Một số người chăm sóc nói họ gặp khó khăn
và sự nản lòng trầm trọng khi giúp cho người
này tìm đến sự giúp đỡ. Một số người thấy
cách đã giúp ích được là hãy khuyến khích
người này nói chuyện với bác sĩ về các
triệu chứng thể xác, như các vấn đề về giấc
ngủ. Từ đó việc nói chuyện này làm cho họ,
sau đó, nói về các triệu chứng xúc cảm.
Nếu người này vẫn không muốn được giúp
đỡ, quý vị có thể phải chấp nhận là quý vị chỉ
có thể làm được đến vậy, và đó có thể không
phải là thời điểm thích hợp. Tất cả những gì
quý vị có thể làm được là làm cho thông tin
luôn sẵn có và luôn sẵn sàng nói chuyện về
mọi điều khi người này sẵn sàng. Trong lúc
đó, qúy vị cần chăm sóc bản thân mình.
Hãy biết được là người chăm sóc thường điều
chỉnh lại cuộc sống của họ theo tình trạng
bệnh tật này. Tuy nhiên, trong khi làm điều
này, nó có thể đưa đến kết cục là thậm chí

mất thêm thời gian để người có bệnh được
giúp đỡ.

13


Bằng cách nào người chăm sóc có thể tiếp cận thông tin?
Vietnamese

Quyền riêng tư và tính bảo mật

“Là cha mẹ, chúng tôi bị bỏ ngoài cuộc về
việc liên quan đến nó như thế nào.”
Luật lệ về quyền riêng tư nghĩa là quý vị
không phải lúc nào cũng có thể cung cấp,
hay có được, thông tin về người này và vì vậy
có thể là quý vị không thể tham gia vào các
kế hoạch điều trị và các cuộc trao đổi về việc
điều trị. Tuy nhiên, nếu người này ưng thuận,
thì quý vị có thể tiếp cận được đến các thông
tin, hay cung cấp thông tin.
Bởi người chăm sóc sống cùng với người
bị chứng trầm cảm/lo âu hay một chứng rối
loạn có liên quan nên điều có thể trở nên rất
khó khăn là quản lý các vấn đề hàng ngày,
nếu quý vị không hiểu đầy đủ về sức khỏe tâm
thần của người này và các biện pháp điều trị
mà người này đang nhận được.
Tình hình này có thể trở nên tồi tệ hơn
nếu tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn

và quý vị, trong tư cách là người chăm
sóc, không biết các thông tin quan trọng.
Người chăm sóc thường nói về tầm mức
quan trọng của việc hiểu được người này
đang nhận được những biện pháp điều trị
nào để họ biết mong đợi những gì. Nếu người
này thật sự trở nên đặc biệt buồn khổ, thì họ
sẽ phần nào biết được điều gì đang xảy ra,
phải làm gì, và phải liên hệ với ai.

bằng cách nào quý vị có thể có tiếp cận
được đến họ trong trường hợp khẩn cấp?



quý vị có thể gửi thư điện tử các câu hỏi
của quý vị được không, hay quý vị nên
thu xếp một thời gian riêng để nói chuyện
về các quan ngại?

Đôi khi nếu quý vị buồn bực khi liên hệ với
nhân viên y tế, thì điều giúp ích được là hãy
nhớ rằng cáu bực và trách cứ họ về những
gì đã xảy ra sẽ không giải quyết được vấn
đề. Giống như quý vị, họ thường luôn cố giúp
đỡ. Hãy cố gắng làm việc cùng nhau thành
một nhóm.
Điều sẽ giúp được cả hai bên là quý vị tiếp
tục có thông tin và tham gia vào các buổi
tham vấn. Quý vị đóng một vai trò quan trọng,

vì vậy quý vị cần cảm thấy tự tin là quý vị hiểu
tình trạng bệnh này, việc điều trị và mong
đợi những gì.

Giao tiếp với các nhân viên y tế

“Quý vị càng hiểu được tình hình, thì điều này
càng cho quý vị có thêm sức mạnh.”
Giao tiếp với các nhân viên y tế có thể giúp
quý vị luôn được cung cấp thông tin. Điều có
thể giúp ích được là hãy hỏi họ:




khi nào là thời điểm tốt nhất để gọi nếu
quý vị có các quan ngại?

14


Duy trì đà này
Vietnamese

Giờ quý vị đã làm được việc là có cuộc hẹn
đầu tiên và người quý vị chăm sóc giờ có thể
đang nhận được dịch vụ điều trị. Quý vị đã
bắt đầu trên con đường đi đến sự bình phục.
Điều quan trọng là nhận ra là đây là sự khởi
đầu, không phải điểm kết thúc.


Quý vị có thể cảm thấy làm chủ được hơn nếu
quý vị hiểu tình trạng bệnh này, những biện
pháp điều trị nào đang được sử dụng và hệ
thống y tế tâm thần và những người trong đó
làm việc như thế nào. Bất kỳ thông tin nào quý
vị thu thập được trong quá trình này đều giúp
được quý vị và người quý vị chăm sóc.

Tìm kiếm thông tin
Đưa ra các quyết định đúng

“Tôi phải thú nhận là tôi đã cố không nghĩ quá
nhiều về tương lai và những gì sắp xảy ra
trong cuộc đời tôi. Khi tôi nghĩ, tôi đã có tất cả
những nỗi lo sợ này ... vì vậy tôi biết tôi phải
đối phó với cuộc sống hàng ngày và phải giúp
anh ấy. Tôi sẽ không thể giúp được nếu tôi
lo lắng quá nhiều về tương lai. Vì vậy cả hai
chúng tôi chỉ tập trung vào mỗi ngày.”

Đôi khi, người này có thể nói là anh ấy/cô ấy
cảm thấy khỏe mạnh và không cần thuốc hay
các buổi gặp với chuyên viên y tế nữa.
Điều có thể giúp ích được là hãy nhắc người
này rằng:

Có thể có những lúc khi mà mọi thứ có vẻ quá
tải và đơn giản là các khó khăn không có vẻ là
sẽ chấm dứt.




Anh ta/cô ta cần càng ổn định càng tốt
trước khi có bất kỳ sự thay đổi nào về kế
hoạch điều trị.



Bất kỳ sự thay đổi nào về thuốc nên được
đưa ra bằng cách nói chuyện với GP hay
nhóm điều trị. Cách này tránh làm cho
người này có các triệu chứng vật vã của
việc bỏ dùng thuốc.

Một cách để điều chế các cảm xúc này là thu
thập thông tin về:


những gì đang diễn ra



tại sao nó lại đang diễn ra



từ đây quý vị đi đến đâu.

Nói chuyện và ghi chép lại

Có hai cách để theo dõi mọi việc đang diễn ra
như thế nào:

Thông tin có chất lượng tốt luôn sẵn có
trên trang mạng của beyondblue ở địa chỉ
www.beyondblue.org.au hoặc bằng cách
gọi đường dây thông tin của beyondblue
ở số 1300 22 4636.

15



Thường xuyên nói chuyện về việc người
này đang như thế nào và các cách quý vị
làm việc cùng nhau thành một nhóm.



Hàng ngày, ghi chép vào trong lịch hay
trong sách tập thể dục. Quý vị có thể
muốn xếp loại xem tình trạng của người bị
chứng trầm cảm hay lo âu là như thế nào
vào ngày hôm đó, với số ‘một’ là một ngày
tồi tệ và số ‘10’ là một ngày tuyệt vời.
Nếu các xếp loại của quý vị không khớp
nhau, hãy nói chuyện về lý do tại sao quý
vị lại nhìn nhận mọi việc khác nhau.



Vietnamese



Viết xuống những thuốc đang được dùng
và các tác dụng phụ. Sau đó quý vị có thể
trao đổi những điều này với bác sĩ.

Nhìn vượt ra ngoài tình trạng bệnh tật
Ngay cả nếu người này không phải lúc nào
cũng có vẻ quan tâm, thì điều vẫn quan trọng
là hãy nói chuyện về những thứ khác ngoài
bệnh tật, để nó không trở thành trọng tâm
trong cuộc sống của quý vị.
Mỗi ngày, việc cũng có thể giúp ích được
là hãy khuyến khích người này làm những
việc như đi bộ một lát, giúp chuẩn bị bữa ăn,
đọc sách hay nghe nhạc. Tất cả những cách
này đều có thể giúp giảm sự căng thẳng.

16


Cố gắng đạt đến sự bình phục
Vietnamese



danh sách các cuộc hẹn y khoa




các hoạt động phải thực hiện như đi bộ,
thiền, âm nhạc hay thủ công.

Hãy cùng nhau đặt ra các mục tiêu nhỏ.
Kỷ niệm bất kỳ sự tiến bộ nào đã đạt được.
Đừng bị nản lòng nếu một số việc không đạt
được. Việc bình phục có thể cần thời gian.
Chia sẻ công việc
Người chăm sóc có thể thường cảm thấy
hoàn toàn quá tải và chịu trách nhiệm về
người này. Nhiều người chăm sóc nói, việc
được người nhà khác hay bạn bè giúp đỡ
cho chính họ giúp ích được cho họ.

Việc khỏe lại không phải lúc nào cũng theo
đường thẳng, và có thể có những lúc khi
mà mọi thứ có vẻ như trượt ngược lại.
Tuy nhiên, có một số thứ quý vị có thể
làm để giúp tiến triển đúng hướng.

Một số người chăm sóc thích có một người
bạn thân để nói chuyện. Một số khác có thể
cần sự giúp đỡ trong công việc đi mua sắm
hay nấu ăn. Loại hỗ trợ này thật sự có thể
giúp ích được, đặc biệt là khi quý vị cảm
thấy quá tải.

Tìm kiếm sự hỗ trợ


Điều cũng có thể giúp được người chăm sóc
và những người hỗ trợ khác là tìm hiểu những
gì có thể gây ra tình trạng lo âu, cáu bực,
sợ hãi và hoảng sợ ở người này. Việc biết
những điều gì cần chú ý có thể giúp làm cho
quý vị và người này cảm thấy bớt căng thẳng.

“Đó thật sự là một cuộc sống đơn độc khi mà
quý vị đang một mình đối phó với việc này.”
Tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè và người nhà,
chuyên viên y tế và có thể là các nhóm hỗ trợ
là việc quan trọng giúp người này khỏe lại.
Chấp nhận sự giúp đỡ từ người khác nghĩa
là người mà quý vị chăm sóc không trở nên
hoàn toàn phụ thuộc vào quý vị.

Cố đừng để tình trạng bệnh tật xâm
chiếm toàn bộ cuộc đời của quý vị.
Mặc dù đôi khi việc này là khó khăn,
nhưng hãy cố lùi lại và nhìn nhận nó theo
một cách mới. Cách này có thể giúp quý
vị hiểu mọi việc đang diễn ra như thế nào,
và điều gì đang có tác dụng với quý vị và
người quý vị chăm sóc.

Có một kế hoạch
Việc có một sự sắp xếp nào đó và nề nếp
ở nhà có thể mang lại sự ổn định nhất định
nếu đôi khi cuộc sống có vẻ vượt quá khả

năng kiểm soát được. Việc có một kế hoạch
hàng ngày hay hàng tuần, rõ ràng, có thể
giúp ích được.
Kế hoạch này có thể bao gồm:


thông tin về các kế hoạch điều trị của
người này

17


Vượt qua những lúc tụt lùi
Vietnamese

Việc người chăm sóc và người bị chứng trầm
cảm/lo âu và các chứng rối loạn có liên quan
nói họ có những lúc ‘thăng’ và ‘trầm’, là điều
thường gặp. Bình phục có thể là một quá trình
diễn ra từ từ. Quá trình này thường nghĩa
là thử các loại thuốc, biện pháp điều trị và
chuyên viên y tế khác nhau, có tác dụng tốt
nhất đối với.
Thuốc
Trong việc điều trị chứng trầm cảm, lo âu và
các chứng rối loạn có liên quan, có nhiều các
loại thuốc có tác dụng, mà là các loại thuốc an
toàn và không gây nghiện. Điều giúp ích được
là hãy nhớ:



cho bác sĩ biết nếu bất kỳ thuốc nào khác
đang được dùng, kể cả các phép chữa
bằng thảo dược hay các loại thuốc viên



dùng thuốc đều đặn, vào cùng một giờ
giấc mỗi ngày, và dùng đúng liều



nếu các tác dụng phụ của thuốc là
ở mức độ không thể chịu đựng được,
hoặc người này cảm thấy là giờ đây họ
khỏe mạnh, thì hãy chắc chắn là anh
ấy/cô ấy nói chuyện với bác sĩ trước khi
chấm dứt dùng thuốc



Điều có thể giúp ích được là hãy nghĩ về
những gì đã xảy ra làm gây nên thời kỳ đầu
tiên. Cách này có thể giúp nhận ra các dấu
hiệu cảnh báo sau này.

việc dùng thuốc để điều trị các vấn đề
về sức khỏe tâm thần không khác với
việc dùng thuốc để điều trị các đau ốm
thể xác.


Vượt lên phía trước
Nếu trước kia quý vị đã trải qua tình trạng
này một hay hai lần, thì giờ đây quý vị biết
thêm về việc đi đâu, làm gì và liên hệ với ai.
Giờ quý vị sẽ ở vào một vị thế có sức mạnh
hơn để giúp đỡ.

Nếu bệnh tái phát

“Khi cố ấy bắt đầu việc điều trị và khỏe trở lại,
tôi đã nghĩ đó là hết bệnh. Tôi đã không nghĩ
là nó lại có thể quay trở lại.”

Điều có thể giúp ích được là hãy viết xuống
những gì diễn ra tốt đẹp trong quá trình bình
phục của người này trong lần trước, và để
những ghi chép này ở đâu đó dễ trông thấy
được. Đây có thể là một nhắc nhở tích cực
cho quý vị và người quý vị chăm sóc.

Một số người có thể có duy nhất chỉ một thời
kỳ bị chứng trầm cảm/lo âu hay một chứng
rối loạn có liên quan. Đối với những người
khác, tình trạng bệnh có thể tái diễn. Có nhiều
lý do có thể làm cho tình trạng này xảy ra,
chẳng hạn, nếu người này bị mất công việc,
trở nên đau ốm hay một mối quan hệ bị tan
vỡ. Việc sử dụng rượu và ma túy, thiếu ngủ
và tình trạng căng thẳng cũng đều là các yếu

tố tác nhân thường gặp.
18


Các trường hợp khẩn cấp
Vietnamese

Đôi khi, khi một người có các vấn đề tâm
thần trầm trọng, họ có thể xem xét việc toan
tính tự tử hay tự hại bản thân mình. Điều bao
giờ cũng tốt là hãy được chuẩn bị phòng khi
chuyện này xảy ra. Hãy nói chuyện với người
này về vấn đề tự tử khi anh ấy/cô ấy đang
không bị u buồn. Hãy thống nhất về những
hành động sẽ được thực hiện, nếu có trường
hợp khẩn cấp.
Tự tử và tự hãm hại

“Anh ta nói là anh ta muốn tự tử và tự hại bản
thân mình … việc đó quá đau buồn.”

Khi mọi người nói chuyện về tự tử, họ đang
tìm sự giúp đỡ. Họ muốn chấm dứt nỗi đau họ
đang gặp phải, hoặc họ muốn giải phóng phần
nào nỗi đau bằng cách tự hại bản thân mình.
Việc này nên được xem xét một cách nghiêm
túc. Việc lắng nghe người này cho thấy sự
quan tâm của quý vị, và có thể giúp làm cho
anh ta/cô ta cảm thấy bớt bị xa lánh. Rồi quý
vị có thể hỗ trợ anh ấy/cô ấy bằng cách tìm

kiếm sự giúp đỡ.

Nói chuyện về tự tử hay tự hãm hại là một
việc không dễ dàng. Một số người lo là nếu họ
nói về chuyện đó, nó có thể xảy ra. Việc hỏi
một người xem liệu anh ta/cô ta nghĩ sao về
việc tự tử hay tự hãm hại không phải là một
gợi ý để anh ta/cô ta tiến hành việc này. Đó là
một cách để quý vị biết được thêm về việc
người này đang nghĩ gì và tại sao, và để giúp
họ. Tìm hiểu về tự tử và tự hãm hại có thể
giúp quý vị nhận ra được khi một người đang
có nguy cơ. Quý vị sẽ được chuẩn bị tốt hơn
nếu trường hợp khẩn cấp xảy ra.

Các dấu hiệu cảnh báo
Nếu một người đang nghĩ đến việc tử tự,
thì có thể có một số dấu hiệu cảnh báo.
Các dấu hiệu này có thể được giữ kín cẩn
thận, đặt biệt là nếu người này đang khép
mình khỏi quý vị, thành viên khác trong nhà
và bạn bè.

Một số ví dụ về việc tự hãm hại có thể gồm
việc người này:


làm đau cơ thể họ




lái xe nhanh và liều lĩnh



bất cẩn trên phương tiện giao thông
công cộng



uống nhiều rượu bia



việc toan tính tử tự trước kia



dùng các ma túy





bừa bãi trong quan hệ tình dục.

nghĩ, nói chuyện hay thậm chí là đùa
bỡn về việc tử tự




lập một kế hoạch tử tự



nói chuyện về các cảm xúc của tình
trạng bơ vơ



thể hiện các suy nghĩ về cái chết thông
qua các hình vẽ, các câu chuyện, thơ hay
bài hát.

Một số dấu hiệu rõ là:

19


Vietnamese

Những biểu hiện sau cũng có thể là các dấu
hiệu cảnh báo có thể cảnh báo quý vị về một
vấn đề:


Hãy nhớ là, nếu người quý vị chăm sóc đang
cảm thấy muốn tử tự, anh ấy/cô ấy không thể
suy nghĩ rõ ràng hay có lý trí được, vì vậy quý
vị, là người chăm sóc, cần kiểm soát tình hình

này. Trấn an họ là anh ta/cô ta có thể tin cậy
quý vị.

bỏ các hoạt động mà trước kia anh ta/cô
ta vốn hứng thú



cho đi các đồ của anh ấy/cô ấy



bắt đầu sử dụng rượu hay ma túy,
hoặc sử dụng nhiều hơn



thể hiện hành vi nguy hiểm hay phi pháp.

Đôi khi, người quý vị chăm sóc có thể cần
tới bệnh viện để được điều trị nếu các triệu
chứng của anh ấy/cô ấy trở nên nặng hơn,
và đặc biệt là nếu anh ấy/cô ấy đang có
nguy cơ tự hãm hại hay tử tự. Nếu người
này không sẵn lòng nhận sự giúp đỡ, thì một
ý tưởng hay là hãy nói chuyện với một chuyên
viên y tế để có lời khuyên.

Nếu quý vị lo lắng, thì một ý tưởng hay là hãy
kiểm tra với thành viên khác trong nhà, bạn bè

hay thày cô để xem liệu họ có nhận thấy
những thay đổi nào không. Luôn luôn tin vào
các bản năng của quý vị nếu quý vị quan ngại
hoặc nhận thấy điều gì khác.

Các hoàn cảnh khẩn cấp

Hợp đồng và thỏa thuận

Nếu tình hình là khẩn cấp và quý vị quan
ngại là người này đang trong sự nguy
hiểm cận kề, đừng để người này một
mình. Hãy gọi bác sĩ của người này,
dịch vụ khủng hoảng sức khỏe tâm thần
hoặc quay số 000 và nói là tính mạng của
người này đang gặp rủi ro. Nếu người
này đồng ý, quý vị có thể cùng đi tới khoa
cấp cứu của bệnh viện địa phương để
được chẩn đoán. Điều quan trọng là hãy
giữ các số điện thoại khẩn cấp này ở một
nơi luôn dễ dàng tìm thấy.

“Có những lúc khi mà hành động là không
thể thương lượng được.”
Khi người mà quý vị chăm sóc đang khỏe
mạnh, hãy cân nhắc việc làm một hợp đồng
hay thỏa thuận với anh ấy/cô ấy. Hãy viết
xuống những điều như là:



điều gì sẽ xảy ra nếu anh ấy/cô ấy bắt
đầu nghĩ đến việc tư tử hay tự hại bản
thân mình



một thỏa thuận là người này sẽ cho quý
vị biết khi anh ấy/cô ấy đang cảm thấy
như thế này, để quý vị có thể tìm sự giúp
đỡ ngay lập tức



một thỏa thuận là quý vị cần phải tuân
theo kế hoạch này bởi quý vị quan tâm,
và quý vị muốn người này được an toàn.

20


Vietnamese

Phần 2 - Chăm sóc bản thân quý vị
Cách chăm sóc bản thân quý vị khi đang hỗ trợ một người
bị chứng trầm cảm/lo âu hay bị một vấn đề về sức khỏe
tâm thần có liên quan

21



Chấp nhận những cảm xúc của quý vị
Vietnamese

Khi quý vị chăm sóc một người bị một vấn đề
về sức khỏe tâm thần, quý vị dễ có nhiều cảm
xúc khác nhau. Quý vị thường sẽ cần phải
thích nghi với các vấn đề khác nhau, và việc
này có thể có cái giá phải trả của nó.
Phản ứng của quý vị
Hãy nhớ là những phản ứng của quý vị
với hoàn cảnh của quý vị là những phản
ứng bình thường. Người khác không nên
vặn hỏi hay phán xét quý vị. Trải nghiệm
của mỗi người khác nhau lại khác nhau,
nhưng có thể an tâm khi biết là những
người chăm sóc thường có nhiều trải
nghiệm và cảm xúc chung.

“Tôi cảm thấy khá khủng khiếp bởi tôi đã
không nhận ra được bệnh này ... nhưng tôi
cũng cảm thấy nhẹ cả người là bây giờ chúng
tôi đã biết được đó là bệnh gì và có thể chữa
trị được.”

Khi một người được chẩn đoán là bị bệnh tâm
thần, quý vị có thể cảm thấy được giải tỏa bởi:


có một cái tên cho tình trạng bệnh của
người này




có một nguyên cớ cho hành vi của
người này



sự giúp đỡ luôn sẵn có.

Nhiều người chăm sóc nói là cảm xúc yêu
thương và che chở của họ cho người này
càng nhiều hơn sau khi bệnh này đã được xác
định. Đồng thời, đôi khi họ cũng cảm thấy bất
lực bởi họ không thể kiểm soát hay cải thiện
được tình hình.
Sợ hãi, bối rối, mặc cảm tội lỗi, trách cứ và
thất thường, tất cả đều là những cảm xúc
thường gặp trong hành trình này.

Quý vị còn có thể trải nghiệm cảm xúc có
phần sợ hãi và bối rối, tự hỏi “Sau đây rồi sẽ
như thế nào?” và “Có phải đây mới chỉ là sự
bắt đầu?” Những câu hỏi này là bình thường.

Nhiều người chăm sóc còn nói về cảm giác
buồn về “những gì có thể đã xảy ra”. Họ sợ
là người này có thể không đạt được đến hết
khả năng của mình, hoặc rằng mối quan hệ
của họ có thể không bao giờ trở lại được như

trước kia.

22


Vietnamese

“… tôi cảm thấy rất bực bội và cả tội lỗi nữa.
Tôi đã cảm thấy, và giờ vẫn cảm thấy, là mẹ;
tôi lẽ ra có thể làm cho con trai tôi khỏe hơn
được. Ý tôi là tôi biết đó là chuyện không
thể…nhưng tôi cảm thấy rất buồn là tôi không
thể làm cho cuộc đời nó tốt đẹp hơn được.”
Chăm sóc một người bị chứng trầm cảm/lo âu
hay một vấn đề về sức khỏe tâm thần có liên
quan có thể là việc rất đòi hỏi, đặc biệt là nếu
sự chăm sóc này lại gồm cả sự hỗ trợ thể lực,
sinh hoạt hằng ngày và tài chính. Việc phải
chăm sóc liên tục có thể gây các cảm xúc
phẫn uất, thất vọng và cáu giận cho người
chăm sóc.

“Tôi không sao có thể chịu đựng nổi việc này
nếu không vì yêu thương anh ta.”
Quý vị có thể cảm thấy tội lỗi vì đã có những
cảm xúc này. Điều quan trọng là hãy hiểu
rằng những cảm xúc này là những phản ứng
bình thường trước hoàn cảnh này. Điều cũng
quan trọng là hãy nhớ rằng sự giúp đỡ
luôn sẵn có và quý vị không đơn độc.

Hãy nhớ là, quý vị không mong chuyện này
xảy ra – nhưng rồi quý vị bị ở vào hoàn cảnh
này. Có những lúc quý vị có thể không biết
trước được quý vị sẽ phản ứng như thế nào,
nhưng hãy nhớ là điều này không có nghĩa là
quý vị yêu thương hay quan tâm đến người
này ít hơn chút nào cả. Quý vị đang phản
ứng theo cách bình thường trước một hoàn
cảnh không bình thường.

23


Các mối quan hệ
Vietnamese

Việc sống cùng và hỗ trợ một người có vấn đề
về sức khỏe tâm thần dễ ảnh hưởng đến quan
hệ của quý vị với người đó, cũng như các mối
quan hệ với những người khác.
Cuộc sống gia đình có thể bị đảo lộn. Nề nếp
sinh hoạt có thể dần thay đổi, mà đôi khi quý
vị không nhận thấy điều đó.

Trong một số trường hợp, người chăm sóc có
thể gặp khó khăn tài chính bởi họ có thể:


không thể làm việc toàn thời gian được




đang phải trả các chi phí y tế



đang giúp đỡ người này về mặt tài chính.

Các mối quan hệ có thể trở thành một chiều,
bởi người bị trầm cảm chỉ có thể tập trung vào
những vấn đề của chính họ mà thôi.

“Tôi hiếm khi gặp gỡ được với bạn bè hay làm
được việc gì … vì chuyện này mà tôi thật sự
không mời mọi người tới chơi thường được.”

“Tôi yêu thương chồng tôi, chúng tôi đã cưới
nhau được nhiều năm rồi, nhưng những việc
này đang phá hoại hôn nhân của chúng tôi.”

Các phản ứng mà quý vị nhận được từ phía
bạn bè hay người nhà có thể làm quý vị bất
ngờ hay tổn thương. Điều này có thể là do họ
không hiểu về chứng trầm cảm/lo âu, chứng
bệnh này là như thế nào, hay những gì quý vị
có thể đang trải qua. Thông thường họ sợ là
họ có thể nói điều gì không phải.

Nếu mối quan hệ của quý vị đã thay
đổi, thì hãy nhớ là chuyện này chủ yếu

là do tình trạng bệnh tật của người này.
Nếu người này được điều trị đúng và
bình phục, thì tình hình này rất có thể
được cải thiện.

“Mọi người ... có thể chỉ là không nói gì bởi
họ có thể chỉ là không biết nói gì.”

24


Vietnamese

Cha mẹ

Con cái

“Quý vị có nghĩ … bao nhiều phần là tự nhiên
và bao nhiêu phần là do quý vị?”

“Tôi ước giá mà mẹ tôi giống như những bà
mẹ khác.”

Cha mẹ của trẻ bị chứng trầm cảm hay lo âu
thường cảm thấy là họ đã một cách nào đó,
góp phần gây nên chứng bệnh này.

Con cái có cha mẹ bị bệnh tâm thần có thể
thấy là chúng có thêm trách nhiệm trong nhà,
và trong việc giúp cha mẹ chúng. Chúng có

thể trở nên bực bội nếu chúng phải làm nhiều
việc hơn, đặc biệt là nếu chúng còn quá nhỏ
để có thể đảm đương được những gì đang
được đòi hỏi ở chúng.

Đôi khi cha mẹ cảm thấy là họ đang bị trách
cứ những khi bạn bè hay người nhà có vẻ
hạch hỏi về hành vi của con họ, kỹ năng làm
cha mẹ của họ, hay mức độ hỗ trợ mà họ
dành cho con cái.

Con cái còn có thể cảm thấy xấu hổ hoặc
ngượng ngịu về bệnh này hay hành vi của
cha mẹ chúng. Chúng có thể không biết
chắc nên nói cho người khác biết như
thế nào. Con cái cũng có thể lo lắng về
việc liệu chúng cũng sẽ sẽ phát chứng rối
loạn hay không. Bản thân chúng có thể
không nhận ra điều này, và do đó thấy
khó nói về nó.

Điều quan trọng là cố gắng phân định giữa
quá bảo bọc và một mức độ chăm sóc hợp lý.

“Quý vị luôn có sự giằng xé đó ngay trong
bản thân quý vị, nhưng rồi khi người khác
phê phán hơn là đưa ra những gợi ý hay sự
hỗ trợ hữu ích, thì điều này không làm cho
việc này dễ dàng hơn chút nào.”
Cha mẹ thường nói về nhu cầu cần phải hỗ

trợ con cái họ, nhưng không phải là che chở
quá mức hay làm cho con cái quá phụ thuộc
vào cha mẹ. Việc quá phụ thuộc có thể làm
cho đứa trẻ không học được cách tự ứng phó
và tự lo cho bản thân mình. Việc này có thể
làm chậm quá trình bình phục.

Anh chị em

“Quý vị muốn con cái quý vị hợp nhau và quý
vị nghĩ làm sao chúng có thể trở nên gần gũi
với nhau được? Mỗi đứa chúng chỉ có một
anh/em mà thôi, và quý vị muốn chúng chơi
với nhau.”

Nếu có những đứa con khác trong gia đình,
chúng có thể cảm thấy phẫn nộ là đứa con bị
bệnh được xem như đang nhận được sự đối
xử đặc biệt. Điều quan trọng là hãy trao đổi
một cách cởi mở trong gia đình về tình hình
này. Hãy nói chuyện về tình trạng này và giải
thích là mỗi người đều có một vai trò trong
việc giúp người bị bệnh và giúp đỡ lẫn nhau,
trong thời gian khó khăn này.

Anh chị em của trẻ bị một chứng bệnh tâm
thần nào đó, như trầm cảm, có thể lo lắng –
“Bệnh này sẽ xảy ra với cả mình nữa không?”
Chúng có thể cảm thấy xấu hổ về tình trạng
này và khép mình khỏi gia đình và anh chị

em của chúng. Chúng có thể lo là chúng sẽ
phần nào tác động đến hành vi ở anh/chị/em,
và phẫn nộ về sự quan tâm mà anh/chị/em
của chúng được dành cho, do có bệnh hay
do không vui.

25


×