Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

36 đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.82 KB, 90 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH iv
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 3
2.1. Mục đích của đề tài 3
2.2. Yêu cầu của đề tài 3
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1. Khái quát về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất 5
1.1.1. Khái niệm về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 5
1.1.2. Đặc điểm của quá trình bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 5
1.1.3. Những yếu tố tác động đến công tác GPMB 6
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác GPMB 8
1.2.1. Cơ sở lý luận 8
1.2.2. Cơ sở thực tiễn 9
1.2.3. Cở sở pháp lý 10
1.2.4. Chính sách bồi thường, GPMB ở một số nước trên thế giới 12
1.2.5. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam qua các thời kỳ
14
1.2.6. Công tác giải phóng mặt bằng ở một số tỉnh trong nước 20
1.2.7. Công tác giải phóng mặt bằng ở huyện Phú Lương 26
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu 28
2.2. Thời gian và phạm vi nghiên cứu 28
2.3. Nội dung nghiên cứu 28
2.4. Phương pháp nghiên cứu 29


2.4.1. Điều tra thu thập tài liệu, thông tin thứ cấp 29
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn 29
2.4.3. Phương pháp đánh giá thực địa 30
2.4.4. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu điều tra: sử dụng phần mềm Microsoft Excel.
30
2.4.5. Phương pháp chuyên gia 30
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Phú Lương 31
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 31
i
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương 35
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất đai 42
3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội có liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng 44
3.2. Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kết quả thực hiện công tác
này 46
3.2.1. Vài nét về các dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở huyện Phú Lương 46
3.2.2. Công tác quản lý và sử dụng đất đai của cấp xã liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư 47
3.2.3. Quy trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của tỉnh Thái Nguyên 49
3.2.4. Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đối với 02 dự án 53
3.3. Đánh giá ảnh hưởng của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án cải tạo, nâng
cấp Quốc lộ 3, tuyến tránh TPTN gói thầu số 8 qua huyện Phú Lương đến đời sống của người
dân khu vực thực hiện dự án 67
3.3.1. Đánh giá về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 67
3.3.2. Đánh giá tình hình công việc của người dân sau tái định cư 69
3.3.3. Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư qua ý kiến người dân 70
3.4. Đánh giá những tồn tại tại các khu tái định cư của dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 3, tuyến
tránh TPTN qua huyện Phú Lương 71
3.5. Đánh giá về thu nhập của người dân sau tái định cư dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 3,

tuyến tránh TPTN qua huyện Phú Lương 72
3.6. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, những bất cập trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư; đề xuất phương án giải quyết 73
3.6.1. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định 73
3.6.2. Đề xuất phương án giải quyết và rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
* Kết luận 78
* Kiến nghị 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐS : Bất động sản
BOT : Xây dựng, vận hành, chuyển giao
BT : Xây dựng, chuyển giao
BTGPMB : Bồi thường giải phóng mặt bằng
BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường
DA : Dự án
GPMB : Giải phóng mặt bằng
GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTX : Hợp tác xã
LĐ : Lao động
MTTQ : Mặt trận tổ quốc
PTNT : Phát triển nông thôn
QLNN : Quản lý nhà nước
TPTN : Thành phố Thái Nguyên
TTBĐS : Thị trường bất động sản
TĐC : Tái định cư
UBND : Ủy ban nhân dân

iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Độ dốc trên các loại đất của huyện 32
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất Nông nghiệp, Công nghiệp qua các năm 35
Bảng 3.3. Dân số và lao động của huyện Phú Lương 38
Bảng 3.4. Diện tích, dân số và mật độ dân số của các xã
huyện Phú Lương năm 2012 38
Bảng 3.5. Tình hình lao động của huyện Phú Lương qua 3 năm 2010-2012 39
Bảng 3.6. Kết quả điều tra về tình hình dân trí năm 2012 40
Bảng 3.7. Thu nhập bình quân đầu người của huyện Phú Lương,
qua các năm 2010,2011, 2012 40
Bảng 3.8. Các dự án đã thực hiện trên địa bàn huyện Phú Lương
từ năm 2004 đến hết năm 2012 46
Bảng 3.9. Diện tích các loại đất theo mục đích sử dụng 47
Bảng 3.10. Kết quả thực hiện về hình thức bồi thường hỗ trợ 53
và tái định cư dự án xây dựng hồ Khe Ván và dự án Bãi rác thải 53
Bảng 3.11. Kết quả bồi thường các loại đất dự án xây dựng Hồ Khe Ván và dự án xây
dựng bãi rác thải 57
Bảng 3.12. Kết quả bồi thường tài sản vật kiến trúc và cây cối trên đất
của dự án Hồ Khe Ván và dự án Bãi rác thải 59
Bảng 3.13. Kinh phí hỗ trợ (đồng) 62
Bảng 3.14. Kết quả điều tra tái định cư 68
Bảng 3.15. Kết quả điều tra tình hình công việc
của những người trong độ tuổi lao động sau tái định cư 69
Bảng 3.16. Kết quả đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư qua ý kiến người dân 70
Bảng 3.17. Đánh giá hiện trạng các khu tái định cư tập trung 72
Bảng 3.18. Thu nhập của người dân sau tái định cư 72
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Cơ cấu dân số huyện Phú Lương năm 2012 37

iv
M U
1. Tớnh cp thit ca ti
Hin nay, nc ta ang trong thi k y mnh s nghip cụng nghip
húa, hin i húa t nc, phn u n nm 2020 c bn tr thnh mt
nc cụng nghip phỏt trin theo hng hin i. Nhiu d ỏn nh cỏc khu,
cm cụng nghip, nh mỏy, cỏc khu ụ th hin i, khu dõn c tp trung
ang c trin khai xõy dng mt cỏch mnh m.
Tuy nhiờn thc hin c nhim v v mang tớnh kh thi thỡ mt
bng t ai l mt trong nhng nhõn t quan trng, nú quyt nh n kt
qu thu hỳt u t, hiu qu u t ca cỏc nh u t trong v ngoi nc,
nh hng n tin trỡnh thc hin cụng nghip húa, hin i húa t nc.
Vỡ vy, cụng tỏc bi thng, h tr v tỏi nh c (trc õy gi l
cụng tỏc n bự, gii phũng mt bng GPMB) l mt trong nhng cụng vic
trng tõm v ht sc quan trng mang tớnh quyt nh, nhng nú li l mt
trong nhng cụng vic mang tớnh cht phc tp, tn kộm nhiu thi gian,
cụng sc v tin ca. Ngy nay, cụng vic ny ngy cng tr nờn khú khn,
phỳc tp hn khi t ai ngy cng khan him v cú giỏ tr. Bờn cnh ú cụng
tỏc bi thng, h tr v tỏi nh c liờn quan trc tip n li ớch ca nhiu
h gia ỡnh, cỏ nhõn tp th v ton xó hi. cỏc a phng khỏc nhau do
vai trũ v giỏ tr t khỏc nhau nờn cụng tỏc bi thng, h tr v tỏi nh c
cng cú nhiu c im khỏc nhau. Khó khăn chủ yếu của công tác bi
thng GPMB là việc xác định giá trị thc t ca t ai, ti sn trờn t do
nú a dng v quỏ trỡnh s dng ti sn khỏc nhau. Giỏ tr t ai, ti sn theo
n giỏ quy nh ca Nh nc ch mang tớnh tng i, khụng th phự hp
vi tt c mi trng hp khi Nh nc thu hi t. õy l nhng khú khn,
1
phc tp lm phỏt sinh nhiu tranh chp, khiu kin kộo di v d phỏt sinh
thnh im núng gõy mt n nh v chớnh tr.
Cựng với sự phát triển của cả nớc về kinh tế - xã hội, tỉnh Thái Nguyên

nói chung, huyện Phú Lơng nói riêng trong thời gian qua đã có nhiều công
trình, dự án đợc thực hiện nhằm mục đích đẩy mạnh nền kinh tế của ton tỉnh,
toàn huyện nâng cao chất lợng cuộc sống của ngời dân và góp phần nhỏ vào
sự nghiệp phát triển của cả nớc. Nhiều công trình, dự án đã hoàn thành đi vào
hoạt động đem lại nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội cho tỉnh nhà. Tuy nhiên
có những dự án đã hoàn thành, các công trình đã đa vào sử dụng, nhng vẫn
còn rất nhiều tn ti, cũn nhiu đơn th khiếu nại ca cụng dõn m cỏc cp
Chớnh quyn ang phi tp trung gii quyt. Nhn thc sõu sc c nhng
khú khn thỏch thc ca cụng tỏc bi thng, GPMB, Thỏi Nguyờn ó ban
hnh nhiu ch trng, chớnh sỏch, vn bn nhm thc thi cú hiu qu phỏp
lut v bi thng, h tr v tỏi nh c khi Nh nc thu hi t phự hp vi
iu kin thc t ca tnh. Tuy nhiờn trong iu kin l mt tnh cụng nghip
nhng kinh t phỏt trin cũn cha xng vi tim nng, nhn thc ca ngi
dõn cha ng u, phong tc tp quỏn cũn mang nng trong t tng c
bit l nhng vựng cú nhiu b con dõn tc thiu s sinh sng, bờn cnh ú
nhng ch trng, chớnh sỏch ca nh nc v ca a phng cũn chm
c sa i, b sung cho phự hp. Chớnh vỡ vy cụng tỏc bi thng, h tr
v tỏi nh c trờn a bn huyn cũn bc l nhiu thiu sút, khim khuyt cn
c nghiờn cu tỡm ra nhng nguyờn nhõn ch quan, khỏch quan, trờn c s
ú, kin ngh xut vi cp cú thm quyn nhng gii phỏp khc phc nhm
hn ch n mc ti thiu nhng sai sút trong quỏ trỡnh thc hin, nhm y
nhanh tin trin khai cỏc d ỏn gúp phn xõy dng huyn Phỳ Lng ngy
mt giu p hn xng ỏng l huyn ca mt tnh cụng nghip, l con ca
quờ hng cỏch mng.
2
Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thấy được tầm quan trọng của
công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, được sự
đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tôi chọn đề tài: "Đánh giá công tác
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở một số dự án

trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích của đề tài
- Đánh giá được kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư một
số dự án trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá được ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng đến đời
sống của người dân tại một số dự án đã thực hiện từ những năm 2004 trên địa
bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá những bất cập trong cơ chế chính sách về bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Đặc biệt là những tồn tại đối với một
số khu tái định cư trên địa bàn huyện Phú Lương.
- Đề xuất, kiến nghị những giải pháp với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền để sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến cơ chế chính sách
của Đảng và Nhà nước trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án cho phù hợp với điều kiện thực tế
của đất nước và từng địa phương.
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Nắm vững Luật Đất đai 2003, các Nghị định, Thông tư có liên quan
đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người dân sau khi bị thu
hồi đất thực hiện dự án.
3
- Nắm chắc các quyết định, các văn bản khác có liên quan đến công tác
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Nhà nước và của địa phương.
- Nguồn số liệu, tài liệu điều tra phản ánh đúng quá trình thực hiện trên
địa bàn nghiên cứu, có độ tin cậy và chính xác. Các số liệu điều tra thu thập
phải phân tích, đánh giá một cách khách quan khoa học.
- Áp dụng đúng đối tượng, đúng mục đích và phạm vi cần nghiên cứu
từ đó đánh giá được những tồn tại, khó khăn do nguyên nhân từ đâu? Để đề
xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, áp dụng trên địa bàn nghiên cứu.

4
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước
thu hồi đất
1.1.1. Khái niệm về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại
quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật Đất đai.
- Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là việc nhà nước trả lại giá trị
quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
- Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị
thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để
di dời đến địa điểm mới.
- Bồi thường tài sản là việc Nhà nước trả lại giá trị tài sản cho chủ sở
hữu có tài sản gắn liền với đất hợp pháp khi Nhà nước thu hồi đất.
- Hỗ trợ tài sản Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu
hồi đất mà đất đó thuộc đối tượng không được bồi thường thỉ tùy từng trường
hợp cụ thể để được bồi thường hoặc hỗ trợ tài sản
- Tái định cư là việc bố trí nơi ở mới cho người sử dụng đất khi Nhà
nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc
gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế… mà phải di chuyển chỗ ở.
1.1.2. Đặc điểm của quá trình bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án mang tính
chất đa dạng và phức tạp, vừa mang tính pháp luật vừa mang tính xã hội cao.
5
Tính đa dạng: Mỗi dự án tiến hành trên một vùng đất khác nhau với
những điều kiện tư nhiên kinh tế, xã hội khác nhau. Do đó mỗi khu vực bồi
thường GPMB có những đặc trưng riêng và cần phải có những giải pháp riêng
phù hợp những đặc điểm riêng của từng khu vực, từng dự án.

Tính phức tạp: Công tác GPMB có tác động đến đời sống, kinh tế, xã
hội của người dân có đất thu hồi.
1.1.3. Những yếu tố tác động đến công tác GPMB
1.1.3.1. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất và lập hồ sơ quản lý địa chính,
cấp GCNQSD đất.
Trên địa bàn huyện Phú Lương công tác đăng ký quyền sử dung đất,
lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được
tiến hành thường xuyên theo đúng quy định của luật đất đai. Hệ thống hồ sơ
địa chính thường xuyên được cập nhật đảm bảo độ chính xác thuận lợi cho
công tác quản lý nhà nước về đất đai. Tuy nhiên vẫn còn một số diện tích
chưa được kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, một số diện tích
chưa được giao, chưa được quản lý dẫn đến khó khăn khi thực hiện bồi
thường GPMB.
Nơi nào làm tốt công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quản lý đất đai thì khâu xác định tính pháp lý của đất
để áp giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thường thuận lợi hơn. Trái lại,
những nơi chưa tiến hành tốt những việc nói trên gặp không ít khó khăn trong
việc xác định nguồn gốc đất, ranh giới và diện tích của thửa đất.
1.1.3.2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất được lập định kỳ 10 năm một lần ngoài ra
huyện Phú Lương đã quy hoạch được 2 cụm công nghiệp nhỏ đó là cụm công
nghiệp Đu – Động Đạt. Cụm công nghiệp Sơn Cẩm được UBND tỉnh phê
6
duyệt. Kế hoạch sử dụng đất chi tiết được lập hàng năm có cập nhật đầy đủ
những biến động. [27]
1.1.3.3. Công tác giao đất, cho thuê đất.
Thực hiện nghị định 64/CP, Nghị định 88/CP, Nghị định 60/CP về giao
đất, Nghị định 85/CP, và chỉ thị 245/TTg của Thủ tướng chính phủ về cho
thuê đất đến nay hầu hết diện tích đất trên địa bàn xã Sơn Cẩm đẫn được giao
cho các hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức kinh tế, các cơ quan nhà nước tạo

điều kiện thuận lợi trong công tác kê khai, kiểm đế khi nhà nước thực hiện thu
hồi đất. Tuy nhiên một số diện tích hồ, đầm, các hố bom chưa được giao,
chưa quản lý chặt chẽ để các hộ dân tự ý canh tác dẫn đến khó khăn trong
việc xác định chủ sử dụng đất, diện tích, loại đất khi thực hiện thu hồi đất.
1.1.3.4. Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
về đất đai.
Để thực hiện Luật đất đai 2003 UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành
các văn bản cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện luật đất đai và các Nghị định
của chính phủ, các thông tư liên quan đến lĩnh vực đất đai. Trong công tác
GPMB từ năm 2005 đến nay đã ban hành các Quyết định 2044/2005/QĐ-
UBND ngày 30/9/2005; quyết định 2550/2007/QĐ-UBND ngày 14/11/2007;
Quyết định số 58/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008; quyết định số
01/2010/UBND ngày 05/01/2010 để quy định các chế độ bồi thường, hỗ trợ
GPMB khi nhà nước thu hồi đất.
1.1.3.5. Giá đất và định giá đất.
Hàng năm UBND tỉnh Thái Nguyên đều có Quyết định về việc quy
định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên do nhiều
nguyên nhân giá đất nhiều lúc, nhiều nơi chưa sát với giá thực tế như: định
giá còn mang tính chủ quan của cán bộ làm công tác định giá, giá đất được
định giá từ đầu năm nhưng trong thời gian một năm thị trường bất động sản
7
có rất nhiều biến động … Khoảng cách giữa các bước giá là quá lớn, giá 1m2
đất của 02 lô đất liền kề nhau cùng bám chung một mặt đường, các điều kiện
khác là như nhau nhưng lại trên lệch nhau hàng triệu đồng gây ra khó khăn
trong công tác GPMB. [30]
1.1.3.6. Thị trường bất động sản
Thị trường bất động sản ở nước ta vẫn trong giai đoạn đầu, sơ khai nên
còn tồn tại nhiều hạn chế và khiếm khuyết cả về hoạt động của thị trường lẫn
công tác quản lý của Nhà nước. Thực tế hiện nay cho thấy, bên cạnh thị trư-
ờng chính quy, hoạt động của thị trường phi chính quy đã và đang "nổi lên"

như một thách thức đối với công tác quản lý nhà nước (QLNN) về lĩnh vực
này và đối với toàn xã hội; chính thị trường phi chính thức này là một trong
những nguyên nhân làm phân hóa giàu nghèo mạnh mẽ và mất công bằng xã
hội, cùng một loạt các hiện tượng tiêu cực như tham nhũng, rửa tiền… [24]
Hiện nay, tại Phú Lương, đã xuất hiện nhiều vấn đề về gia tăng dân số cơ
học, việc làm, nhà ở, đây là các "tác nhân" làm cho TTBĐS từng bước được
hình thành và phát triển. Tuy nhiên, công tác quản lý và sử dụng đất đai cũng
như hoạt động của TTBĐS chính thức còn nhiều yếu kém. Các văn bản pháp lý
chồng chéo, lạc hậu, thiếu đồng bộ. Hệ thống cơ quan QLNN về lĩnh vực này
còn nhiều bất cập. Khi thực hiện giao dịch BĐS chính thức còn gặp nhiều khó
khăn do thủ tục rườm rà và chi phí cao. Thông tin thị trường bất đối xứng nên
thường gây ra "cơn sốt" về nhà, đất. Các đơn vị đầu tư kinh doanh nhà, đất, BĐS
trên địa bàn còn ít và yếu. [30]
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác GPMB
1.2.1. Cơ sở lý luận
Công tác giải phóng mặt bằng góp phần cải thiện môi trường đầu tư,
khai thác các nguồn lực từ đất đai cho đầu tư phát triển. Cơ sở hạ tầng, kinh tế
xã hội ở nước ta thời gian qua đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư
8
khắp các vùng, miền trên cả nước, đặc biệt tại các thành phố lớn đã đóng góp
vào sự thành công bước đầu của công cuộc “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước”, thúc đẩy kinh tế phát triển, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của
nhân dân. Đạt được kết quả nêu trên công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
đóng vai trò không nhỏ để các dự án phát huy hiệu quả.
Giải phóng mặt bằng đúng tiến độ sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí
và sớm thực hiện dự án và đưa vào sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế xã hội.
Ngược lại, làm chậm tiến độ thực hiện dự án, lãng phí thời gian, tăng chi phí,
giảm hiệu quả dự án.
Thực hiện giải phóng mặt bằng tốt sẽ giảm chi phí, có điều kiện tập chung
vốn cho mở rộng đầu tư. Ngược lại, chi phí bồi thường lớn, không kịp hoàn thành

tiến độ dự án dẫn đến quay vòng vốn chậm gây khó khăn cho các nhà đầu tư.
Đối với các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh nếu không đáp ứng được
tiến độ đầu tư thì mất cơ hội kinh doanh, hiệu quả kinh doanh thấp.
Đối với dự án đầu tư không kinh doanh, thời gian thi công kéo dài, tiến
độ thi công bị ngắt quãng gây ra lãng phí và ảnh hưởng tới chất lượng công
trình. [02]
1.2.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.2.1. Thực trạng bồi thường , hỗ trợ và tái định cư.
- Về diện tích đất nông nghiêp, đất phi nông nghiệp bị thu hồi để phát
triển các khu, cụm công nghiệp, khu dân cư và các công trình công cộng.
- Về đời sống, lao động và việc làm của các hộ nông dân bị thu hồi đất.
1.2.2.2. Những ưu, nhược điểm về tình hình GPMB trong thời gian qua
- Những mặt đạt được.
- Những mặt thiếu sót, yếu kém và vướng mắc.
- Một số khó khăn hạn chế chung trong quá trình thu hồi đất để phát
triển các khu, cụm công nghiệp, các khu dân cư và các công trình công cộng.
9
- Nghiên cứu trong nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Việc áp dụng, thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Tình hình đời sống việc làm của các hộ dân có đất bị thu hồi.
- Những tồn tại, bất cập tại các khu tái định cư tập trung.
1.2.3. Cở sở pháp lý
- Luật đất đai 1993.
- Luật đất đai 2003.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành luật đất đai.
- Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định
về việc cấp GCNQSD đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự
thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải
quyết khiếu nại tố cáo về đất đai.
- Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày
16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính
phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Thông tư 69/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính về việc
sửa đổi bổ sung Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của
Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
10
- Quyết định số: 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006 của Ủy ban dân
tộc về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình
độ phát triển.
- Thông tư 06/2007/TT – BTNMT ngày 02/7/2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định 84/2007/NĐ-CP
ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định về việc cấp GCNQSD đất, thu hồi
đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy
định bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư; Căn cứ Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009
của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư và trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
- Quyết định số 01/2010/QĐ-UBND ngày 05/01/2010 của UBND tỉnh
Thái Nguyên về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái

định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Quyết định số: 18/2008/QĐ-UBND ngày 11/04/2008 của UBND tỉnh
Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường cây cối, hoa màu gắn liền
với đất khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Quyết định số: 23/2008/QĐ-UBND ngày 22/04/2008 của UBND tỉnh
Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường nhà và công trình kiến trúc
gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Quyết định số: 19/2011/QĐ-UBND ngày 20/04/2011 của UBND tỉnh
Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường nhà và công trình kiến trúc
gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Quyết định số: 28/2011/QĐ-UBND ngày 20/6/2011 của UBND tỉnh
Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường cây cối, hoa màu gắn liền
với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
11
- Quyết định số: 3359/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh
Thái Nguyên về việc phê duyệt giá đất ở trung bình để tính hỗ trợ đối với đất
nông nghiệp trong khu dân cư, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2012.
- Công văn số 950/CV-SNN ngày 19/7/2006 của Sở Nông nghiệp và
phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên hướng dẫn thực hiện mật độ một số
loại cây trồng trong sản xuất tại tỉnh Thái Nguyên.
- Hướng dẫn liên ngành số 1123/HDLN-TC- NN&PTNT ngày
21/7/2011 của Liên sở Tài chính-Nông nghiệp và PTNT về thực hiện Quyết
định số 28/2011/QĐ-UBND ngày 20/6/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên về
việc ban hành đơn giá bồi thường cây cối, hoa màu gắn liền với đất khi Nhà
nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Quyết định số: 77/QĐ-UBND ngày 11/01/2011 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc phê duyệt giá đất ở trung bình để tính hỗ trợ đối với đất nông
nghiệp trong khu dân cư, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Quyết định số: 3033/2007/QĐ-UBND ngày 27/12/2007 về việc Quy
định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2008.

- Quyết định số: 72/2008/QĐ-UBND ngày 29/12/2008 về việc Quy
định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2009.
- Quyết định số: 37/2009/QĐ-UBND ngày 29/12/2009 về việc phê
duyệt khung giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2010 .
- Quyết định số: 47/2010/QĐ-UBND ngày 22/12/2010 về việc phê
duyệt khung giá các loại đất năm 2011 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Quyết định số: 26 ngày 12 tháng năm 2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên
về việc phê duyệt khung giá đất năm 2012 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
1.2.4. Chính sách bồi thường, GPMB ở một số nước trên thế giới
1.2.4.1. Công tác giải phóng mặt bằng ở Australia
Luật đất đai Australia quy định đất đai của quốc gia thuộc sở hữu của
Nhà nước và sở hữu tư nhân. Chủ sở hữu có quyền cho thuê, chuyển nhượng,
thế chấp, thừa kế theo di chúc mà không có bất cứ sự cản trở nào, kể cả việc
12
tích luỹ đất đai. Theo luật đất đai Australia năm 1989 có hai loại thu hồi đất
đó là thu hồi đất tự nguyện và thu hồi đất bắt buộc. Chủ có đất cần thu hồi và
người thu hồi đất sẽ thoả thuận giá bồi thường đất trên tinh thần đồng thuận
của hai bên và căn cứ vào giá cả thị trường. Thực chất việc GPMB ở đây chỉ
là việc mua bán đất đai theo giá thoả thuận giữa người mua và người bán,
cho nên GPMB chỉ mang tính thủ tục vì đất đai thuộc sở hữu của tư nhân.
Qua đây ta thấy với Australia nói riêng và các quốc gia tư bản chủ nghĩa khác
nói chung, thị trường đất đai phát triển theo quy luật hàng hoá thị trường và
hàng hoá được mua bán tự do, chế độ sở hữu tư nhân về đất đai được xác lập
ổn định, quá trình tích luỹ đất đai có thể lên đến đỉnh cao, thị trường mang
tính chất độc quyền và các nước này thường áp dụng luật thuế đối với việc
mua bán đất đai không áp đặt giới hạn hành chính với thị trường đất đai. [14]
1.2.4.2. Công tác giải phóng mặt bằng ở Trung Quốc
Pháp luật đất đai ở Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với pháp luật
đất đai ở Việt Nam. Nhìn về tổng thể Trung Quốc là một nước khá mạnh
trong công tác BT, tái định cư. Nguyên nhân chính của thành công đó là do

Trung Quốc có một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với công tác
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất năng động, khoa học. Cùng với một nhà
nước pháp quyền vững chắc, năng lực thể chế của chính quyền địa phương
theo thẩm quyền có hiệu lực cao, người dân có ý thức chấp hành pháp luật
nghiêm minh. Bên cạnh đó tuy là một quốc gia có diện tích lãnh thổ rộng lớn
nhưng việc sử dụng đất đai tại Trung Quốc thật sự là tiết kiệm, Nhà nứơc
Trung Quốc hoàn toàn cấm việc mua bán, chuyển nhượng đất đai, do vậy thị
trường đất đai hầu như không tồn tại, mà chỉ có thị trường nhà cửa. Trung
Quốc xây dựng chính sách và các thủ tục rất chi tiết rõ ràng, buộc hoạt động
tái định cư với nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó mục tiêu của chính sách
này là cung cấp cơ hội cho tái định cư thông qua cách tiếp cận cơ bản nơi ở
13
ổn định, tạo nguồn lực sản xuất cho người thuộc diện bồi thường, Nhà nước
thông báo cho người dân biết trước việc họ sẽ bị thu hồi đất trong thời gian
một năm. Người dân có quyền lựa chọn các hình thức BT bằng tiền hoặc bằng
nhà tại khu tái định cư mới. Việc đền bù thiệt hại được thực hiện với mức giá
BT theo tiêu chuẩn thị trường. Mức giá được Nhà nước quy định phù hợp cho
từng khu vực và chất lượng nhà, đồng thời điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp
với thực tế. Với đất nông nghiệp, giá đền bù được tính theo tính chất của đất
và loại đất (tốt hay xấu). Đối với các dự án bồi thường giải phóng mặt bằng,
kế hoạch tái định cư chi tiết đựơc chuẩn bị trước thông qua dự án cùng với
việc dàn xếp kinh tế, khôi phục cho từng địa phương, từng hộ gia đình và
từng người bị ảnh hưởng. [32]
1.2.5. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi
đất ở Việt Nam qua các thời kỳ
1.2.5.1. Trước khi có luật đất đai 1988
*/ Hiến pháp 1946:
Sau cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 nước ta đã có Hiến pháp vào
năm 1946, đến năm 1953 Nhà nước thực hiện cải cách ruộng đất. Một trong
những mục tiêu của cải cách ruộng đất là thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất

của thực dân Pháp và đế quốc xâm lược ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ phong
kiến, chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện chế độ sở
hữu ruộng đất của nông dân. Sau đó, Đảng và Nhà nước đã vận động nông
dân vào làm ăn tập thể, đồng thời Nhà nước thành lập các nông trường quốc
doanh, các trạm trại nông nghiệp – hình thức sở hữu tập thể [22].
*/ Nghị định số 151-TTg:
Thủ tướng chính phủ ban hành Nghị định số 151-TTg ngày 14/4/1959
quy định về việc tạm thời trưng dụng ruộng đất, là văn bản đầu tiên liên quan
đến việc bồi thường và tái định cư ở Việt Nam. Sau đó Ủy ban kế hoạch nhà
14
nước và Bộ Nội vụ ban hành thông tư liên bộ số 1424/TTg của chính phủ quy
định thể lệ tạm thời trưng dụng ruộng đất làm địa điểm xây dựng các công
trình kiến thiết cơ bản với nguyên tắc phải đảm bảo kịp thời và diện tích đủ
cần thiết cho công trình, đồng thời chiếu cố đúng mức quyền lợi và đời sống
của người có ruộng đất. Đất thuộc sở hữu tư nhân hay tập thể khi bị trưng
dụng thì thuộc sở hữu Nhà nước.
1.2.5.2. Thời kỳ từ năm 1988 đến năm 1993
Hiến pháp 1980 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, chính vì vậy
việc thực hiện bồi thường về đất không được thực hiện mà chỉ bồi thường
những tài sản có trên đất hoặc những thiệt hại do việc thu hồi đất gây nên.
Luật đất đai 1988 ban hành quy định về việc bồi thường cũng cơ bản
dựa trên những điều quy định tại hiến pháp 1980.
Ngày 31/5/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định số
186/HĐBT về việc đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển
mục đích sử dụng vào mục đích khai thác thì phải bồi thường. Căn cứ để tính
bồi thường thiệt hại về đất nông nghiệp và đất có rừng theo quyết định này là
diện tích, chất lượng và vị trí đất. Mỗi hạng đất tại mỗi vị trí đều quy định giá tối
đa, tối thiểu. UBND tỉnh, thành phố quy định cụ thể mức bồi thường thiệt hại
của địa phương mình cho sát với giá đất thực tế ở địa phương nhưng không thấp
hơn hoặc cao hơn khung giá định mức. Tổ chức, cá nhân được nhà nước giao đất

nông nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào mục đích khác thì phải bồi thường về
đất nông nghiệp, đất có rừng cho Nhà nước. Khoản tiền này được nộp vào ngân
sách nhà nước và sử dụng vào việc khai hoang, phục hóa, trồng rừng, cải tạo đất
nông nghiệp, ổn định cuộc sống, định canh, định cư cho vùng bị lấy đất. [22]
Tại quyết định này, mức bồi thường còn được phân biệt theo thời hạn sử
dụng đất lâu dài hay tạm thời theo quy đinh, việc miễn giảm tiền bồi thường đối
với việc sử dụng đất để xây dựng hệ thống đường giao thông, thủy lợi …
15
1.2.5.3. Thời kỳ từ năm 1993 đến năm 2003
*/ Hiến pháp năm 1992:
Hiến pháp 1992 thay thế hiến pháp năm 1980 có quy định: “nhà nước
thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử
dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và
các cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Tổ chức cá nhân có trách nhiệm bảo vệ,
bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất, được chuyển quyền sử dụng
đất nhà nước giao theo quy định của pháp luật” (quy định tại điều 18).
Tại điều 23 quy định: “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị
quốc hữu hóa. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh,
lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản
của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng
dụng do luật định”.
*/ Luật đất đai 1993:
Luật đất đai có hiệu lực từ ngày 15/10/1993 thay thế cho luật đất đai
1988. Điều 27 có quy định: “ Trong trường hợp thật sự cần thiết, Nhà nước
thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi
ích công cộng thì người có đất thu hồi được đền bù thiệt hại”[9].
Sau khi luật đất đai 1993 được ban hành, Nhà nước đã ban hành một số
văn bản dưới luất để cụ thể hóa các điều luật bao gồm:
- Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994 ban hành khung giá các loại đất.
- Nghị định 90/CP ngày 17/9/1994 quy định cụ thể các chính sách và

phân biệt chủ thể sử dụng đất, cơ sở pháp lý xem xét tính hợp pháp của thửa
đất để lập kế hoạch bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy định khi Nhà
nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia,
lợi ích công cộng. Nghị định 90/CP là văn bản pháp lý cụ thể hóa việc thực
hiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, việc bồi thường bằng đất cùng mục
đích sử dụng, cùng hạng đất…
16
- Thông tư liên bộ số 94/TTLB ngày 14/11/1994 của liên bộ Tài
chính – Xây dựng – Tổng cục địa chính – Ban vật giá Chính phủ hướng
dẫn thi hành Nghị định 87/CP.
- Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 thay thế Nghị định 90/CP
quy định rõ phạm vi áp dụng, đối tượng phải bồi thường, đối tượng được bồi
thường, phạm vi bồi thường, đặc biệt người có đất bị thu hồi có quyền được
lựa chọn một trong ba phương án bồi thường bằng đất, bằng tiền hoặc bằng
đất và bằng tiền. Nghị định này còn quy định nguyên tắc để được tính đền bù
thiệt hại về đất ( quy định về các loại giấy tờ: hợp pháp, hợp lệ và được coi là
hợp lệ để khẳng định thể nhân, pháp nhân có được đền bù hay không khi Nhà
nước thu hồi đất), giá đất để tính đền bù thiệt hại, chính sách hỗ trợ và tái
định cư, công tác tổ chức thực hiện.
*/ Luật sửa đổi một số điều của Luật đất đai năm 1998:
Luật này được Quốc hội thông qua ngày 02/12/1998. Về cơ bản luật
này không có thay đổi lớn vẫn dựa trên nền tảng cơ bản của Luật Đất đai
1993, chỉ một số điều được bổ sung thêm cho phù hợp với thực tế.
- Thông tư 145/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn hướng dẫn thi
hành Nghị định 22/1998/NĐ-CP bao gồm các phương pháp xác định hệ số K,
nội dung, chế độ quản lý, phương pháp bồi thường và một số nội dung khác.
- Văn bản số 4448/TC-QLCS ngày 4/9/1999 của Cục quản lý Công sản-
Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý một số vướng mắc trong công tác bồi thường
GPMB.
*/ Luật sửa đổi một số điều của Luật đất đai năm 2001:

Luật này quy định cụ thể hơn về việc bồi thường thiệt hại và giải phóng
mặt bằng, cụ thể:
17
- Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của
người sử dụng đất vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích
công cộng thì người bị thu hồi đất được bồi thường hoặc hỗ trợ. Việc bồi
thường hoặc hỗ trợ theo quy định của Chính Phủ.
- Nhà nước có chính sách để ổn định đời sống cho người có đất bị thu
hồi. Nếu người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở thì được mua nhà ở của
Nhà nước hoặc được giao đất có thu tiền sử dụng đất để làm nhà ở. Trong
trường hợp phương án bồi thường được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt, được công bố công khai và có hiệu lực thi hành theo quy định của pháp
luật mà người bị thu hồi đất không thực hiện quyết định thu hồi thì cơ quan
quyết định thu hồi đất có quyền ra quyết định cưỡng chế. Trường hợp Chính
phủ ra quyết định thu hồi đất thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
ra quyết định cưỡng chế.
- Trường hợp cộng đồng dân cư xây dựng công trình phục vụ lợi ích
công cộng của cộng đồng dân cư theo quy hoạch bằng vốn do nhân dân đóng
góp hoặc Nhà nước có hỗ trợ thì việc bồi thường hoặc hỗ trợ cho người có
đất được sử dụng để xây dựng công trình do cộng đồng dân cư và người có
đất đó thỏa thuận.
1.2.5.4. Từ khi có luật đất đai 2003 đến nay
Sau khi luật đất đai 2003 được ban hành, Nhà nước đã ban hành rất
nhiều văn bản để cụ thể hóa các điều luật như:
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành luật đất đai.
- Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
18
- Thông tư 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính về

hướng dẫn thực hiện Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính
phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính
phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Thông tư 69/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính về việc
sửa đổi bổ sung Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của
Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định
về việc cấp GCNQSD đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự
thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải
quyết khiếu nại tố cáo về đất đai.
- Thông tư 06/2007/TT – BTNMT ngày 02/7/2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định 84/2007/NĐ-CP
ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định về việc cấp GCNQSD đất, thu hồi
đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai.
- Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên và Môi trường
số 14/2008/ TTLT-BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 hướng dẫn thực hiện
một số điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ
quy định về việc cấp GCNQSD đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng
19
đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất và giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai.
- Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày
16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

- Thông tư 107/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007 hướng dẫn về quản lý
thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư sử
dụng vốn ngân sách nhà nước.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy
định bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư.
- Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và
trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
- Văn bản số 181/ĐC-CP ngày 23/10/2009 của Chính phủ đính chính
Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ
sung quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư.
1.2.6. Công tác giải phóng mặt bằng ở một số tỉnh trong nước
1.2.6.1. Công tác giải phóng mặt bằng ở Hà Nội
Năm 2009, công tác GPMB ngoài mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ phát
triển kinh tế – xã hội của thành phố, bảo đảm tiến độ các công trình trọng
điểm, còn góp phần thiết thực trong việc thực hiện các nhóm giải pháp kích
cầu của Chính phủ.
Với những nỗ lực và giải pháp đồng bộ, kịp thời, năm 2009 thành phố
đã hoàn thành toàn bộ và phân kỳ công tác GPMB của 428 dự án, bàn giao
20
1.987 ha đất, chi trả hơn 5.911 tỷ đồng và bố trí tái định cư cho 2.681 hộ,
trong đó có nhiều dự án còn tồn đọng qua nhiều năm như đường vành đai 3,
đường 32, khu liên cơ Vân Hồ, đường Láng Hoà Lạc, quốc lộ 3 mới Hà nội –
Thái Nguyên, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai, mở rộng
khu xử lý rác thải Nam Sơn Trong 5 năm (2005-2010) thành phố Hà Nội đã
GPMB 5.567 ha của 1.217 dự án, chi trả số tiền hơn 17.679 tỷ đồng cho gần
161 nghìn tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bố trí tái định cư cho 11.722 hộ dân.
Năm 2010, trên địa bàn thành phố còn có 9 dự án trong danh mục các

công trình trọng điểm chào mừng Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội
chưa đủ điều kiện triển khai thu hồi đất GPMB. Thành phố đặt mục tiêu tiếp
tục quán triệt trách nhiệm của các cấp, các nghành, tổ chức chính trị xã hội
trong thực hiện nhiệm vụ GPMB, coi nhiệm vụ này là tiêu chí đánh giá kết
quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, bình xét thi đua, đánh giá cán bộ. [6]
1.2.6.2. Công tác giải phóng mặt bằng ở Tỉnh Thái Nguyên
Năm 2010 là năm phát triển kinh tế công nghiệp và làng nghề; xây
dựng kết cấu hạ tầng thương mại - dịch vụ- du lịch là khâu đột phá; tiếp tục
nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, đẩy mạnh công tác bồi thường giải
phóng mặt bằng và tiến độ các công trình trọng điểm; chào mừng thành công
Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.
Tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các tồn tại các dự án đường cao
tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Quốc lộ 37 đoạn Cầu Ca - Phố Hương, Quốc lộ 3
đoạn Bờ Đậu - Chợ Mới, đường Quang Trung thành phố Thái Nguyên, đường
Bắc Sơn, đường tỉnh 264B đoạn Bình Yên - Phú Đình, đường tỉnh ĐT 268,
ĐT 264, ĐT 261, Nhà máy may công nghiệp Shiwon…cùng với các dự án
giao thông, các dự án đầu tư xây dựng phát triển công nghiệp, dịch vụ khác.
Để đáp ứng được tiến độ đặt ra và có mặt bằng đầu tư xây dựng các dự
án trên, ngay từ đầu năm Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã rất quan tâm, chỉ
21

×