Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Báo cáo tóm tắt Quy hoạch năng lượng sinh khối tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 20162020, định hướng đến năm 2030.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.65 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1.................................................................................................................. 3
CƠ SỞ PHÁP LÝ LẬP QUY HOẠCH.......................................................................3
CHƯƠNG 2.................................................................................................................. 4
PHƯƠNG PHÁP LUẬN LẬP QUY HOẠCH............................................................4
1. Định hướng quy hoạch...............................................................................................4
2. Các dữ liệu ban đầu....................................................................................................4
3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................4
CHƯƠNG 3.................................................................................................................. 6
TIỀM NĂNG SINH KHỐI TỈNH ĐĂK LĂK...........................................................6
1. Tiềm năng sinh khối lý thuyết....................................................................................6
2. Tiềm năng sinh khối kỹ thuật.....................................................................................7
3. Tiềm năng sinh khối thương mại................................................................................7
CHƯƠNG 4.................................................................................................................. 9
QUY HOẠCH KHU VỰC CHO PHÁT TRIỂN ĐIỆN SINH KHỐI VÀ DANH
MỤC CÁC DỰ ÁN ĐIỆN SINH KHỐI GIAI ĐOẠN 2016-2020 ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2030...........................................................................................................9
1. Quy hoạch các địa điểm có tiềm năng phát triển điện sinh khối................................9
1.1. Dự án điện sinh khối từ phế phụ phẩm ngô.............................................................9
1.2. Các dự án từ phế phụ phẩm sắn..............................................................................9
1.3. Các dự án từ phế phụ phẩm mía............................................................................10
1.4. Các dự án từ phế phụ phẩm rác thải......................................................................10
2. Các dự án điện sinh khối giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030.............11
CHƯƠNG 5................................................................................................................13
ĐỊNH HƯỚNG ĐẤU NỐI HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA..................................13
1. Phương án đấu nối từng vùng..................................................................................13
2. Danh mục các công trình lưới điện..........................................................................14
CHƯƠNG 6................................................................................................................16
NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN................16
1. Khối lượng xây dựng và tổng mức đầu tư................................................................16
2. Phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án.......................................................16


2.1 Các dự án từ phế phụ phẩm ngô-01 dự án..............................................................16
2.2 Các dự án từ phế phụ phẩm sắn-02 dự án..............................................................16
2.3 Các dự án từ phế phụ phẩm mía-04 dự án..............................................................17
2.4 Các dự án từ phế phụ phẩm rác thải-01 dự án........................................................17
CHƯƠNG 7................................................................................................................18
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỆN SINH
KHỐI.......................................................................................................................... 18
1


1. Đánh giá các ảnh hưởng của việc sử dụng đất.........................................................18
2. Tái định cư...............................................................................................................19
3. Đánh giá các tác động môi trường...........................................................................19
CHƯƠNG 8................................................................................................................21
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................21
1. Kết luận.................................................................................................................... 21
2. Kiến nghị.................................................................................................................22
PHẦN 2: BẢN VẼ
Vị trí các dự án Quy hoạch năng lượng sinh khối tỉnh Đắk Lắk giai đoạn
2016-2020, định hướng đến năm 2030.

2


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ PHÁP LÝ LẬP QUY HOẠCH

Quy hoạch năng lượng sinh khối tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020, định
hướng đến năm 2030 được lập trên các cơ sở pháp lý sau:
- Luật điện lực do Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm

2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực số 24/2012/QH13 ngày
20/11/2012;
- Chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia Việt Nam đến năm 2020, định
hướng đến năm 2050 được thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1855/QĐTTg ngày 27/12/2007;
- Quyết định 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030
(Quy hoạch điện VII);
- Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg ngày 24/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam;
- Thông tư số 29/2015/TT-BCT ngày 31/08/2015 quy định về nội dung, trình tự,
thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch phát triển và sử dụng năng lượng sinh
khối;
- Thông tư 43/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 của Bộ Công thương Quy định
nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch phát
triển điện lực;
- Quyết định số 6096/QĐ-BCT ngày 23/11/2011 của Bộ Công thương về việc
phê duyệt "Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2011-2015, có xét
đến 2020";
- Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND ngày 15/08/2013 của UBND tỉnh Đăk Lăk
về Quản lý thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk;
- Công văn số 9199 /UBND-CN ngày 10/12/2014 của UBND tỉnh Đăk Lăk về
việc lập Quy hoạch năng lượng sinh khối giai đoạn 2015-2025, định hướng đến 2035;
rà soát Đề án đánh giá tiềm năng phát triển công nghiệp tỉnh đến 2015 và định hướng
đến 2020;
- Quyết định số 1643/QĐ-UBND ngày 30 tháng 06 năm 2015 của Chủ tịch
UBND tỉnh Đăk Lăk về việc phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán
kinh phí Quy hoạch năng lượng sinh khối tỉnh Đăk Lăk;
- Căn cứ Quyết định số 229/QĐ-SCT ngày 14/12/2015 của Sở công thương tỉnh
Đăk Lăk về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu “Lập quy hoạch năng
lượng sinh khối tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030”;

- Các văn bản có liên quan khác.

3


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN LẬP QUY HOẠCH
1.

Định hướng quy hoạch

Trên cơ sở điều tra đánh giá hiện trạng về tiềm năng, khả năng khai thác và sử
dụng nguồn năng lượng sinh khối trên địa bàn toàn tỉnh, quy hoạch năng lượng sẽ
được xây dựng theo các định hướng cơ bản sau đây:
- Đảm bảo việc khai thác nguồn năng lượng sinh khối, điện sinh khối phù hợp
với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và các quy hoạch liên quan
khác.
- Đảm bảo lựa chọn được địa điểm, quy mô các dự án khai thác năng lượng sinh
khối, điện sinh khối đáp ứng các yêu cầu về phát triển bền vững, trên cơ sở sử dụng
hiệu quả nguồn năng lượng của đất nước.
- Phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, quy hoạch phát triển điện
lực và các quy hoạch ngành liên quan trong tỉnh theo cùng thời kỳ để bảo đảm việc
đấu nối, truyền tải công suất điện đến các vùng phụ tải cả nước cũng như đáp ứng nhu
cầu tiêu thụ điện tại chỗ.
2.

Các dữ liệu ban đầu

Các số liệu sử dụng trong tính toán và đánh giá tiềm năng lý thuyết, kỹ thuật và
thương mại trong báo cáo bao gồm:

- Nghị quyết số 137/2014/NQ-HĐND, Về rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030 thì phương hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Đắk Lắk;
- Hiện trạng sử dụng đất đến cuối năm 2014 và kế hoạch sử dụng đất đến 2020
của tỉnh Đăk Lăk;
- Kế hoạch phát triển ngành công thương tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2016-2020;
- Số liệu về hiện trạng giai đoạn 2011-2015 và kế hoạch năm 2016 của ngành
Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản;
- Quy hoạch tổng thể chất thải rắn tỉnh Đăk Lăk đến 2025 (năm 2007);
- Kế hoạch chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk đến 2020;
- Quy hoạch điều chỉnh ngành GTVT tỉnh Đăk Lăk đến năm 2020 và định
hướng đến 2030;
- Niên giám thống kê năm 2015 của tỉnh Đăk Lăk;
- Các số liệu về vận hành, kế hoạch phát triển của các nhà máy mía đường, tinh
bột sắn.... trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk.
3.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của dự án chủ yếu là kết hợp nghiên cứu lý thuyết với
4


đi thực địa nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng và tính toán dự báo các chỉ tiêu
phát triển các ngành trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk để phục vụ mục tiêu tính toán tiềm
năng và đề xuất quy hoạch phát triển các dự án năng lượng sinh khối của tỉnh giai
đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030, cụ thể:
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+ Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu được sử dụng để thu
thập các dữ liệu về hiện trạng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đăk Lăk
nói chung và của các ngành kinh tế nói riêng để thấy được sự cần thiết phải lập quy

hoạch cho năng lượng sinh khối.
+ Phương pháp dự báo được sử dụng để tính toán dự báo số liệu phát triển của
các ngành trong tương lai làm cơ sở tính toán tiềm năng và đề xuất phát triển các dự án
sử dụng năng lượng sinh khối trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực địa:
Phương pháp điều tra, khảo sát dữ liệu tại thực địa được áp dụng để tổng hợp và
điều tra bổ sung các nguồn nguyên liệu năng lượng sinh khối từ phụ phẩm công
nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp... trên địa bàn tỉnh khi chưa có số liệu đánh giá hoặc
số liệu không tin cậy.
Đối với mỗi nguồn nguyên liệu sinh khối có tiềm năng đưa vào quy hoạch thì
các bước thực hiện công tác lập quy hoạch thực hiện theo trình tự như sau:
Bước 1: Xác định sơ bộ các khu vực tiềm năng cho phát triển từng nguồn
nguyên liệu sinh khối: Bước này sẽ căn cứ vào các đánh giá và số liệu hiện có và số
liệu điều tra, khảo sát bổ sung để tính toán tiềm năng, khả năng khai thác các nguồn
nguyên liệu theo mỗi loại công nghệ khác nhau.
Bước 2: Đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác cho những địa điểm đề xuất
phù hợp với các công nghệ khai thác và khả năng cung cấp của nguồn nguyên liệu.
Bước 3: Xác định những địa điểm cụ thể phù hợp với nguồn nguyên liệu, công
nghệ khai, nhu cầu sử dụng, nhu cầu sử dụng đất, cơ sở hạ tầng.
Bước 4: Đề xuất các khu vực khai thác, các dự án (hay phương án khai thác)
với công nghệ và quy mô khai thác phù hợp. Lập luận chúng kinh tế kỹ thuật, xác định
tổng mức đầu tư (hoặc suất đầu tư) và hiệu quả kinh tế, tài chính đối với các dự án
(hay phương án khai thác).
Bước 5: Xếp hạng các dự án (hay phương án khai thác) khi xem xét tới các tiêu
chí về hiệu quả kinh tế-tài chính, khả năng thu xếp nguồn vốn, nhu cầu sử dụng đất,
tác động tới môi trường, cơ sở hạng tầng...
Bước 6: Hoàn thành hồ sơ báo cáo quy hoạch trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
Nhận xét:
Phương pháp lập QH này phù hợp với Thông tư số số 29 /2015/TT - BCT của

Bộ Công Thương ban hành ngày 31 tháng 8 năm 2015, Quy định về nội dung, trình tự,
thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch phát triển và sử dụng năng lượng sinh
khối.
5


CHƯƠNG 3
TIỀM NĂNG SINH KHỐI TỈNH ĐĂK LĂK
1.

Tiềm năng sinh khối lý thuyết

Tiềm năng năng lượng sinh khối lý thuyết là tiềm năng năng lượng sinh khối có
thể được khai thác và sử dụng chung một cách bền vững theo các quy tắc vật lý của
sinh khối và chưa tính đến các hạn chế trong cách tiếp cận và thu gom. Tiềm năng
năng lượng sinh khối lý thuyết của một dạng sinh khối được ước tính dựa trên tỉ lệ phế
phẩm hoặc hệ số khai thác bền vững và sản lượng thu hoạch hoặc khai thác của loại
cây nông nghiệp hoặc lâm nghiệp hoặc cây trồng khác.
Dựa trên thu thập, xử lý số liệu và phương pháp quy hoạch đã nêu trên đồ án
xác định được tiềm năng lý thuyết các dạng sinh khối của tỉnh Đăk Lăk giai đoạn
2016-2020, định hướng đến 2030 như sau:
Bảng 3.1: Tổng hợp tiềm năng lý thuyết năng lượng sinh khối tỉnh Đăk Lăk năm 2015
Tiềm năng lý thuyết từ phế phụ phẩm nông
nghiệp

Thứ tự

Tiềm năng lý thuyết từ rừng và Tiềm năng lý thuyết từ phế
Tiềm năng
cây công nghiệp

phụ phẩm chăn nuôi
lý thuyết từ
Phế phụ
Phế phụ
Phế phụ
Phế phụ
Phế phụ
Phế phụ Phế phụ
Phế phụ Phế phụ Phế phụ chất thải
phẩm từ cây phẩm từ cây phẩm từ cây phẩm từ cây phẩm rừng phẩm từ cà phẩm từ
từ trâu
từ bò
từ lợn rắn đô thị
lúa
sắn
mía
ngô
trồng
phê
cao su

Điện năng lý
thuyết
2.234.083
(Mwh/năm)
Công suất lý
thuyết
(MW)

344


335.168

2.325.841

2.579.309

315.336

8.309.379

55,87

388

397

52,56

1.384,9

82.176 32.1739 473.554

13,7

49,5

72,85

59.1420


73.427

90,99

9,79

Bảng 3.2: Tổng hợp tiềm năng lý thuyết năng lượng sinh khối tỉnh Đăk Lăk năm 2020
Tiềm năng lý thuyết từ phế phụ phẩm nông
nghiệp

Thứ tự

Tiềm năng lý thuyết từ rừng và Tiềm năng lý thuyết từ phế
Tiềm năng
cây công nghiệp
phụ phẩm chăn nuôi
lý thuyết từ
Phế phụ
Phế phụ
Phế phụ
Phế phụ
Phế phụ
Phế phụ Phế phụ
Phế phụ Phế phụ Phế phụ chất thải
phẩm từ cây phẩm từ cây phẩm từ cây phẩm từ cây phẩm rừng phẩm từ cà phẩm từ
từ trâu
từ bò
từ lợn rắn đô thị
lúa

sắn
mía
ngô
trồng
phê
cao su

Điện năng lý
thuyết
2.200.572
(Mwh/năm)

630.915

2.267.695

2.509.667

320.679

8.221.500

88.691 368.390 663.212 2.101.816

86.203

Công suất lý
thuyết
(MW)


105,14

378

386

53,45

1.370,25

14,78

11,49

339

56,68

102,03

323,36

Bảng 3.3: Tổng hợp tiềm năng lý thuyết năng lượng sinh khối tỉnh Đăk Lăk năm 2030
Tiềm năng lý thuyết từ phế phụ phẩm nông
nghiệp

Thứ tự

Tiềm năng lý thuyết từ rừng và Tiềm năng lý thuyết từ phế
cây công nghiệp

phụ phẩm chăn nuôi
Tiềm năng
lý thuyết từ
chất thải
Phế phụ
Phế phụ
Phế phụ
Phế phụ
Phế phụ
Phế phụ Phế phụ
Phế phụ Phế phụ Phế phụ rắn đô thị
phẩm từ cây phẩm từ cây phẩm từ cây phẩm từ cây phẩm rừng phẩm từ cà phẩm từ
từ trâu
từ bò
từ lợn
lúa
sắn
mía
ngô
trồng
phê
cao su

Điện năng lý
thuyết
2.101.546
(Mwh/năm)

896.060


2.097.618

2.306.384

326.057

6

8.221.500

91.058 461.701 1.042.528 804.331

1.31202


Công suất lý
thuyết
(MW)

2.

323

149,34

350

355

54,34


1.370,25

15,18

71,03

160,39

123,74

17,49

Tiềm năng sinh khối kỹ thuật

Tiềm năng năng lượng sinh khối kỹ thuật là phần tiềm năng năng lượng sinh
khối có thể được khai thác và sử dụng từ tiềm năng năng lượng sinh khối lý thuyết sau
khi xét đến các hạn chế về mặt công nghệ khai thác, khả năng tiếp cận và kỹ thuật thu
gom. Tiềm năng năng lượng sinh khối kỹ thuật của một dạng sinh khối được tính toán
dựa trên hệ số thu gom của dạng sinh khối đó và tiềm năng năng lượng lý thuyết. Hệ
số thu gom của từng loại sinh khối sẽ khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại
sinh khối.
Bảng 3.4: Tổng hợp tiềm năng kỹ thuật nguồn sinh khối của tỉnh Đăk Lăk năm 2015
Tiềm năng kỹ thuật từ phế phụ phẩm nông
nghiệp

Tiềm năng kỹ thuật từ phế
Tiềm năng
phụ phẩm chăn nuôi
kỹ thuật từ

chất thải
Phế phụ
Phế phụ
Phế phụ
Phế phụ
Phế phụ
Phế phụ Phế phụ
rắn
đô thị
Phế phụ Phế phụ Phế phụ
phẩm từ cây phẩm từ cây phẩm từ cây phẩm từ cây phẩm rừng phẩm từ cà phẩm từ
từ trâu
từ bò
từ lợn
lúa
sắn
mía
ngô
trồng
phê
cao su

Thứ tự

Điện năng
kỹ thuật
(Mwh/năm)
Công suất
kỹ thuật
(MW)


Tiềm năng kỹ thuật từ rừng và
cây công nghiệp

296.016

37.754

162.000

451.232

35.317

348.993

7.190

11.261

33.149

41.399

35.979

39.47

4,38


45

69.42

5,88

58,17

1,2

1,73

5,1

6,37

4,97

Bảng 3.5: Tổng hợp tiềm năng kỹ thuật nguồn sinh khối của tỉnh Đăk Lăk năm 2020
Tiềm năng kỹ thuật từ phế phụ phẩm nông
nghiệp

Tiềm năng kỹ thuật từ phế
Tiềm năng
phụ phẩm chăn nuôi
kỹ thuật từ
Phế phụ
Phế phụ
Phế phụ
Phế phụ

Phế phụ
Phế phụ Phế phụ
Phế phụ Phế phụ Phế phụ chất thải
phẩm từ cây phẩm từ cây phẩm từ cây phẩm từ cây phẩm rừng phẩm từ cà phẩm từ
từ trâu
từ bò
từ lợn rắn đô thị
lúa
sắn
mía
ngô
trồng
phê
cao su

Thứ tự

Tiềm năng kỹ thuật từ rừng và
cây công nghiệp

Điện năng
kỹ thuật
(Mwh/năm)

291.575

71.101

162.000


439.049

35.918

345.303

7.760

12.894

46.425

46.367

42.239

Công suất
kỹ thuật
(MW)

38,88

11,85

45

67,55

5,98


57,55

1,29

1,98

7,14

7,13

5,63

Bảng 3.6: Tổng hợp tiềm năng kỹ thuật nguồn sinh khối của tỉnh Đăk Lăk năm 2030
Tiềm năng kỹ thuật từ phế phụ phẩm nông
nghiệp

Thứ tự

Tiềm năng kỹ thuật từ rừng và
cây công nghiệp

Tiềm năng kỹ thuật từ phế
Tiềm năng
phụ phẩm chăn nuôi
kỹ thuật từ
Phế phụ
Phế phụ
Phế phụ
Phế phụ
Phế phụ

Phế phụ Phế phụ
Phế phụ Phế phụ Phế phụ chất thải
phẩm từ cây phẩm từ cây phẩm từ cây phẩm từ cây phẩm rừng phẩm từ cà phẩm từ
từ trâu
từ bò
từ lợn rắn đô thị
lúa
sắn
mía
ngô
trồng
phê
cao su

Điện năng
kỹ thuật
(Mwh/năm)

278.454

100.998

363.600

403.486

36.518

345.303


7.967

16.160

72.977

19.141

64.289

Công suất
kỹ thuật
(MW)

37,13

16,84

101

62,07

6,08

57,55

1,33

2,49


11,23

14,02

8,57

3.

Tiềm năng sinh khối thương mại
Tiềm năng năng lượng sinh khối thương mại là tiềm năng năng lượng sinh khối
7


kỹ thuật có thể khai thác vì mục đích thương mại.
3.1.

Tiềm năng thương mại từ phế phụ phẩm lúa

Căn cứ theo tiềm năng kỹ thuật và khả năng thu gom thì tiềm năng thương mại
năng lượng sinh khối từ phế phụ phẩm của lúa là không có so với giá bán điện hiện tại,
do đó đồ án kiến nghị không đề xuất vào quy hoạch điện sinh khối giai đoạn 20162020 định hướng đến 2030.
3.2.

Tiềm năng thương mại từ phế phụ phẩm ngô

Dựa trên phân tích tài chính – kinh tế của một dự án điển hình thấy rằng các
nhà máy điện sinh khối từ phế phụ phẩm ngô đề xuất đều có tiềm năng thương mại với
giá bán điện được quy định như hiện nay (biểu giá tránh được năm 2016).
3.3.


Tiềm năng thương mại từ phế phụ phẩm sắn

Dựa trên phân tích tài chính – kinh tế của một dự án điển hình thấy rằng các
nhà máy điện sinh khối từ phế phụ phẩm sắn đề xuất đều có tiềm năng thương mại với
giá bán điện như hiện nay (biểu giá tránh được năm 2016).
3.4.

Tiềm năng thương mại từ phế phụ phẩm mía

Dựa trên phân tích tài chính – kinh tế của dự án điện từ phế phụ phẩm của mía
thấy rằng nhà máy điện sinh khối từ mía hoàn toàn có tiềm năng thương mại với giá
bán điện như hiện nay (biểu giá tránh được năm 2016; QĐ 24/2014/QĐ-TTg).
3.5.

Tiềm năng thương mại từ phế phụ phẩm rừng trồng

Căn cứ theo tiềm năng kỹ thuật và khả năng thu gom thì tiềm năng thương mại
năng lượng sinh khối từ phế phụ phẩm của rừng trồng rất nhỏ. Kiến nghị không đề
xuất vào quy hoạch điện sinh khối giai đoạn 2016-2020 định hướng đến 2030.
3.6.

Tiềm năng thương mại từ phế phụ phẩm cao su

Căn cứ theo tiềm năng kỹ thuật và khả năng thu gom thì tiềm năng thương mại
năng lượng sinh khối từ phế phụ phẩm của cao su so với rất nhỏ. Kiến nghị không đề
xuất vào quy hoạch điện sinh khối giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2030.
3.7.

Tiềm năng thương mại từ phế phụ phẩm cà phê


Căn cứ theo tiềm năng kỹ thuật và khả năng thu gom thì tiềm năng thương mại
năng lượng sinh khối từ phế phụ phẩm của cà phê là không có so với giá điện hiện tại.
Kiến nghị không đề xuất dạng sinh khối này vào quy hoạch điện sinh khối giai đoạn
2016-2020, định hướng đến 2030.
3.8.

Tiềm năng thương mại từ phế phụ phẩm chăn nuôi (trâu, bò, lợn)

Căn cứ theo tiềm năng kỹ thuật và đặc điểm phân tán nhỏ thì tiềm năng thương
mại năng lượng sinh khối từ phế phụ phẩm chăn nuôi rất nhỏ. Kiến nghị không đề xuất
vào quy hoạch điện sinh khối giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2030.
3.9.

Tiềm năng thương mại từ rác thải sinh hoạt

Dựa trên phân tích tài chính – kinh tế của dự án điện từ rác thải thấy rằng nhà
máy điện sinh khối từ rác thải có tiềm năng thương mại với giá bán điện được quy
định như hiện nay.

8


CHƯƠNG 4
QUY HOẠCH KHU VỰC CHO PHÁT TRIỂN ĐIỆN SINH KHỐI VÀ
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐIỆN SINH KHỐI GIAI ĐOẠN 2016-2020
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

1.

Quy hoạch các địa điểm có tiềm năng phát triển điện sinh khối


Qua đánh giá tiềm năng thương mại năng lượng sinh khối trên địa bàn tỉnh Đăk
Lăk, đề án đề xuất các dự án điện sinh khối để đưa vào quy hoạch điện sinh khối giai
đoạn 2016-2020, định hướng đến 2030 như sau:
1.1.

Dự án điện sinh khối từ phế phụ phẩm ngô

Căn cứ vào sự phân bố tiềm năng kỹ thuật, khả năng thu gom nguyên liệu, đề
án đề xuất 01 dự án điện sinh khối từ phế phụ phẩm của ngô để đưa vào quy hoạch
điện sinh khối giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2030. Thông số của dự án như
sau:
+ Vị trí: Đặt tại xã Ea Sar huyện Ea Kar có quy mô như sau:
+ Công suất : 10,16 MW.
+ Điện năng: 66.053 MWh/năm.
+ Nguồn nguyên liệu: thu gom từ thân và lõi ngô sau khi thu hoạch và chế biến
trong huyện Ea Kar và vùng phụ cận.
1.2.

Các dự án từ phế phụ phẩm sắn

Dựa trên tiềm năng kỹ thuật các nguồn sinh khối từ phế phụ sắn, đề án kiến
nghị các dự án điện sinh khối từ phế phụ phẩm của sắn đưa vào quy hoạch điện sinh
khối giai đoạn 2016-2020 định hướng đến 2030. Thông số các dự án như sau:
- Dự án 01- Ea Sô
+ Vị trí: Đặt tại xã Ea Sô huyện Ea Kar có quy mô như sau:
+ Công suất : 1,36 MW
+ Điện năng: 8.149 MWh/năm
+ Nguồn nguyên liệu: là khí biogas từ nước thải và sơ, bã sắn của nhà máy chế
biến tinh bột sắn tại xã Ea Sô huyện Ea Kar có công suất 200.000 tấn sắn tươi / năm.

- Dự án 02 - Cư Kty
+ Vị trí: Đặt tại xã Cư Kty huyện Krông Bông có quy mô như sau:
+ Công suất : 1,36 MW
+ Điện năng: 8.149 MWh/năm
+ Nguồn nguyên liệu: là khí biogas sinh từ nước thải và sơ, bã sắn của nhà máy
chế biến tinh bột sắn tại xã Cư Kty huyện Krông Bông có công suất 200.000 tấn sắn
tươi / năm.

9


Đối với nguồn nguyên liệu sinh khối từ thân và lá sắn, theo đánh giá của đồ án
thì khả năng thu gom rất khó khăn và tiềm năng kỹ thuật phân tán và không lớn nên đề
nghị chưa đưa nguồn sinh khối này vào quy hoạch giai đoạn 2016-2020, định hướng
đến 2030.
1.3.

Các dự án từ phế phụ phẩm mía

Dựa trên tiềm năng kỹ thuật nguồn sinh khối từ bã mía, đồ án kiến nghị các dự
án điện sinh khối đưa vào quy hoạch điện sinh khối giai đoạn 2016-2020, định hướng
đến 2030. Thông số các dự án như sau:
- Dự án 01:
+ Vị trí: Đặt tại xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp có quy mô như sau:
+ Công suất : 28,0 MW
+ Điện năng: 107.000 MWh/năm
+ Nguồn nguyên liệu: là bã mía từ nhà máy mía đường tại xã Ya Tờ Mốt huyện
Ea Súp có công suất 6.000 tấn mía / ngày.
- Dự án 02:
+ Vị trí: Đặt tại xã Ea Rốk, huyện Ea Súp có quy mô như sau:

+ Công suất : 28,0 MW
+ Điện năng: 107.000 MWh/năm
+ Nguồn nguyên liệu: là bã mía từ nhà máy mía đường tại xã Ea Rốk huyện Ea
Súp có công suất 6.000 tấn mía / ngày.
- Dự án 03:
+ Vị trí: Đặt tại xã Krông Jing, huyện M'Đrắk có quy mô như sau:
+ Công suất : 16,5 MW.
+ Điện năng: 62.000 MWh/năm.
+ Nguồn nguyên liệu: là bã mía từ nhà máy mía đường tại xã Krông Jing, huyện
M'Đrắk có công suất 3.500 tấn mía / ngày.
- Dự án 04:
+ Vị trí: Đặt tại TT Ea Knốp, huyện Ea Kar có quy mô như sau:
+ Công suất : 28,0 MW
+ Điện năng: 107.000 MWh/năm
+ Nguồn nguyên liệu: là bã mía từ nhà máy mía đường 333 tại TT Ea Knốp,
huyện Ea Kar có công suất 6.000 tấn mía / ngày.
1.4.

Các dự án từ phế phụ phẩm rác thải

Dựa trên phân bố tiềm năng kỹ thuật nguồn sinh khối từ rác thải và dựa trên
Quy hoạch hệ thống bãi chứa và xử lý CTR (QĐ số 2681/QĐ-UBND ngày 16/10/2007
V/v phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn đô thị, khu công nghiệp và các điểm
dân cư nông thôn tỉnh Đăk Lăk đến năm 2020) đồ án kiến nghị 01 dự án điện sinh khối
đưa vào quy hoạch điện sinh khối giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2020 như sau:
10


Dự án Cư Ebur
+ Vị trí: Đặt tại xã Cư Ebur, TP Buôn Ma Thuột có quy mô như sau:

+ Công suất : 2,6 MW.
+ Điện năng: 19.592 MWh/năm.
+ Nguồn nguyên liệu: rác thải xử lý từ bãi chứa tại xã Cư Ebur, TP Buôn Ma
Thuột có diện tích 42ha.

Hình 4.1: Vị trí các dự án quy hoạch ĐSK của tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2016-2020 định
hướng đến năm 2030
2.

Các dự án điện sinh khối giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030

Theo bản đồ quy hoạch đất tỉnh Đăk Lăk và quy hoạch các nhà máy chế biến
nông sản, mía đường... thì các dự án điện sinh khối đề xuất hoàn toàn phù hợp với các
quy hoạch trên. Các dự án điện sinh khối được quy hoạch xây dựng sẽ đóng góp một
sản lượng điện khá lớn và ổn định cho lưới điện quốc gia. Kiến nghị các cấp có thẩm
quyền phê duyệt quy hoạch 08 dự án điện sinh khối của tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 20162020 định hướng đến năm 2030. Thông số các dự án như sau:

11


Bảng 4.1: Tổng hợp các dự án điện sinh khối của tỉnh Đăk Lăk kiến nghị đưa vào quy
hoạch giai đoạn đến 2020, định hướng 2030
Công
suất
GĐ1
20162020
(MW)

Công
suất

GĐ2
sau
2020
(MW)

TT

Tên nhà máy

Công
suất lắp
máy
(MW)

1

NMĐSK Ea Sar

10,16

Thân và lõi ngô

xã Ea Sar huyện Ea
Kar

2

NMĐSK Ea Sô

1,36


Nước thải và sơ, bã
sắn

xã Ea Sô huyện Ea
Kar

1,36

3

NMĐSK Cư Kty

1,36

Nước thải và sơ, bã
sắn

xã Cư Kty huyện
Krông Bông

1,36

4

NMĐSK Ya Tờ
Mốt

28


Bã mía

xã Ya Tờ Mốt, huyện
Ea Súp

14

14

5

NMĐSK Ea Rốk

28

Bã mía

xã Ea Rốk, huyện Ea
Súp

19

9

6

NMĐSK Krông
Jing

16,5


Bã mía

xã Krông Jing, huyện
M'Đrắk

7

NMĐSK 333

28

Bã mía

TT Ea Knốp, huyện
Ea Kar

11

8

NMĐSK Cư Ebur

2,6

Rác thải

xã Cư Ebur, TP Buôn
Ma Thuột


2,6

Tổng cộng

116,48

Nguyên liệu

Thuộc địa phận
(Xã, phường, thị trấnhuyện)

12

10,16

16,5
17


CHƯƠNG 5
ĐỊNH HƯỚNG ĐẤU NỐI HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
1.

Phương án đấu nối từng vùng

1.1

TP Buôn Ma Thuột

Nguồn điện Sinh khối tại TP Buôn Ma Thuột được khai thác tại xã Cư Ebur với

công suất đặt 2,6MW. Hiện tại xã Cư Ebur đang được cấp điện với cấp điện áp 22kV,
với công suất 2,6MW đảm bảo cấp điện cho xã Cư Ebur và các phụ tải lân cận. Vì vậy
đề án đề xuất NMĐSK Cư Ebur được đấu vào lưới điện 22kV đang cấp điện cho xã,
cụ thể như sau: Xây dựng 2,5km đường dây AC70 đấu nối từ NMĐSK Cư Ebur vào
trạm biến áp T185M xã Cư Ebur.
1.2

Huyện Krông Bông

Nguồn điện Sinh khối tại huyện Krông Bông được khai thác tại xã Cư Kty với
công suất đặt 1,36MW. Hiện tại xã Cư Kty đang được cấp điện với cấp điện áp 22kV,
với công suất 1,36MW hỗ trợ cấp điện cho xã Cư Kty một phần công suất và phụ tải
lân cận. Vì vậy đề án đề xuất NMĐSK Cư Kty được đấu vào lưới điện 22kV đang cấp
điện cho xã, cụ thể như sau: Xây dựng 2,7km đường dây AC70 đấu nối từ NMĐSK Cư
Kty vào trạm biến áp T74 xã Cư Kty.
1.3

Huyện Ea Kar

Nguồn điện Sinh khối tại huyện Ea Kar được khai thác tại 03 điểm thuộc các xã
Ea Sar, xã Ea Sô và TT Ea Knốp với công suất đặt tương ứng như sau 10,16MW,
1,36MW và 28MW. Hiện tại xã Cư Kty đang được cấp điện với cấp điện áp 22kV, dự
báo nhu cầu điện của huyện Ea Kar đến năm 2025 với tổng công suất cần là
67,178MW, như vậy với tổng công suất 39,52MW đáp ứng được một phần công suất
cho huyện Ea Kar. Vì vậy đề án đề xuất NMĐSK của huyện Ea Kar được đấu nối vào
lưới điện khu vực đang cấp điện cho từng xã, cụ thể như sau:
+ Xây dựng mới 5,4km đường dây AC150 đấu nối từ NMĐSK Ea Sar vào trạm
biến áp T283K xã Ea Sar.
+ Xây dựng mới 3,5km đường dây AC50 đấu nối từ NMĐSK Ea Sô vào trạm
biến áp T201K xã Ea Sô.

+ Xây dựng mới 2,9km đường dây AC240 đấu nối Ea Sô TT Ea Knốp vào trạm
biến áp TxxK TT Ea Knốp.
1.4

Huyện M’Đrắk

Nguồn điện Sinh khối tại huyện M’Đrắk được khai thác tại xã Krông Jing với
công suất đặt 16,5MW. Hiện tại xã Krông Jing đang được cấp điện với cấp điện áp
22kV, dự báo nhu cầu điện của huyện M’Đrắk đến năm 2025 với tổng công suất cần là
20,7MW, như vậy với tổng công suất 16,5MW đáp ứng được một phần công suất cho
huyện M’Đrắk. Vì vậy đề án đề xuất NMĐSK của huyện M’Đrắk được đấu nối vào
lưới điện khu vực đang cấp điện cho xã, cụ thể như sau: Xây dựng mới 6,2km đường
dây AC240 đấu nối NMĐSK Krông Jing vào trạm biến áp T112K xã Krông Jing.
1.5

Huyện Ea Súp
13


Nguồn điện Sinh khối tại huyện Ea Súp được khai thác tại 02 điểm thuộc các xã
Ya Tờ Mốt và xã Ea Rốk với công suất đặt tương ứng như sau 28MW và 28MW. Hiện
tại các xã đang được cấp điện với cấp điện áp 22kV, dự báo nhu cầu điện của huyện Ea
Súp đến năm 2025 với tổng công suất cần là 25,6MW, như vậy với tổng công suất
56MW đáp ứng được toàn bộ công suất của huyện Ea Súp. Vì vậy đề án đề xuất
NMĐSK của huyện Ea Súp được đấu nối vào lưới điện như sau:
+ Xây dựng mới 1 mạch đường dây 22kV đấu nối từ NMĐSK Ya Tờ Mốt có
chiều dài 7km/AC240 đấu nối vào TC 22kV trạm 110kV Ea Soup.
+ Xây dựng mới mạch đường dây 22kV dài 4,1km/AC240 từ NMĐSK Ea Rốk
được đấu nối vào lưới 22kV tại trạm biến áp T36 khu vực đang cấp điện cho xã Ea
Rốk.

2.

Danh mục các công trình lưới điện

Các công trình đấu nối lưới điện đồng bộ với các NMĐSK được thống kê ở
bảng dưới đây:
Bảng 5.1: Các công trình đấu nối lưới điện đồng bộ với các NMĐSK tỉnh Đắk Lắk
TT Tên nhà máy

1
2

3

4

5

6

7

8

NMĐSK Ea

Sar
NMĐSK Ea



NMĐSK Cư

Kty
NMĐSK Ya

Tờ Mốt
NMĐSK Ea

Rốk
NMĐSK

Krông Jing
NMĐSK
333
NMĐSK Cư

Ebur
Tổng cộng

Công
suất
(MW)

Thuộc địa phận Cấp điện
áp đáu
(Xã, phường,
nối
thị trấn- huyện)

10,16


xã Ea Sar
huyện Ea Kar

1,36

Tiết diện
Chiều dài

Vị trí đấu nối

22kV

AC150/5,4km

Trạm trung áp
22kV T283M

xã Ea Sô
huyện Ea Kar

22kV

AC50/3,5km

Trạm trung áp
22kV T201K

1,36




Kty huyện
Krông Bông

22kV

AC70/2,7km

Trạm trung áp
22kV T74

28

xã Ya Tờ
Mốt, huyện
Ea Súp

22kV

AC240/7km

TC22kV trạm
110kV Ea Soup

28

xã Ea Rốk,
huyện Ea Súp


22kV

AC240/4,1km

Trạm trung áp
22kV T36

AC240/6,2km

Trạm trung áp
22kV T112K

16,5

xã Krông
Jing, huyện
M'Đrắk

22kV

28

TT Ea Knốp,
huyện Ea Kar

22kV

AC240/2,9km

Trạm trung áp

22kV TxxxK

2,6

xã Cư Ebur,
TP Buôn Ma
Thuột

22kV

AC70/2,5km

Trạm trung áp
22kV T185M

116,48

Việc đấu nối các nhà máy điện sinh khối vào vào lưới điện quốc gia cũng sẽ
được xem xét tùy thuộc vào từng nhà máy cụ thể, vị trí nhà máy, khoảng cách tới lưới
14


điện điện khu vực, khả năng tiêu sử dụng điện của khu vực và được xem xét cụ thể
trong giai đoạn lập dự án đầu tư.
Đấu nối các nguồn điện sinh khối vào lưới điện quốc gia không ảnh hưởng
nhiều đến kế hoạch phát triển lưới điện 110, 220kV theo Quy hoạch phát triển điện lực
tỉnh Đắk Lăk giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2030”. Phương án đấu nối trên
được tính toán tối ưu cho việc cấp điện hiện tại, truyền tải và phát triển phụ tải của tỉnh
Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Các phương án đưa ra được tính toán với khả năng phát công suất tối đa của các

nguồn điện sinh khối và đảm bảo chỉ tiêu cấp điện n-1
Kết quả tính toán trào lưu công suất trong các chế độ vận hành phụ tải cực đại,
cực tiểu của lưới điện có xét đến các dự án điện sinh khối cho thấy việc kết lưới dự
kiến như trên không gây ảnh hưởng bất lợi gì cho lưới điện khu vực trong trường hợp
vận hành bình thường cũng như sự cố.

15


CHƯƠNG 6
NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
1.

Khối lượng xây dựng và tổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tư các dự án điện sinh khối được tính căn cứ vào chương trình
nghiên cứu hỗ trợ năng lượng tái tạo của Bộ công thương về cơ chế hỗ trợ cơ chế phát
triển điện năng lượng sinh học nối lưới có xét đến giá năm 2016 và tham khảo các dự
án điện sinh khối đã xây dựng được xác định như sau:
Bảng 6.1: Tổng mức đầu tư các dự án nhà máy điện sinh khối
TT

Tên nhà máy

Công suất
lắp máy
(MW)

Địa điểm


Giá trị tổng mức đầu tư
(109 đồng)

1

NMĐSK Ea Sar

10,16

xã Ea Sar huyện Ea
Kar

522,71

2

NMĐSK Ea Sô

1,36

xã Ea Sô huyện Ea
Kar

116,8

3

NMĐSK Cư Kty

1,36


xã Cư Kty huyện
Krông Bông

116,8

4

NMĐSK Ya Tờ Mốt

28

xã Ya Tờ Mốt, huyện
Ea Súp

826,43

5

NMĐSK Ea Rốk

28

xã Ea Rốk, huyện Ea
Súp

826,43

6


NMĐSK Krông Jing

xã Krông Jing,
huyện M'Đrắk

501,761

7

NMĐSK 333

28

TT Ea Knốp, huyện
Ea Kar

826,43

8

NMĐSK Cư Ebur

2,6

xã Cư Ebur, TP
Buôn Ma Thuột

255,92

Tổng cộng


16,5

116,48

3.993,28

2.

Phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án

2.1

Các dự án từ phế phụ phẩm ngô-01 dự án

Kết quả phân tích kinh tế - tài chính cho thấy với giá bán điện được áp dụng
theo biểu giá tránh được năm 2016 (theo QĐ 942-BCT 11/3/2016 "Ban hành biểu giá
chi phí tránh được áp dụng cho các dự án điện sinh khối năm 2016" thì giá bán điện
cho khu vực miền Trung là 7,3458 US$Cent/kWh), dự án khả thi về tài chính và kinh
tế với phương án gốc. Với các phương án điện năng giảm 10% hoạch vốn đầu tư tăng
10%, để dự án khả thi hơn cần tăng giá bán điện. Vì vậy kiến nghị đầu tư giai đoạn sau
năm 2020.
2.2

Các dự án từ phế phụ phẩm sắn-02 dự án
16


Với suất vốn đầu tư suất đầu tư 3.841 USD/1KW đối với dự án NMĐSK từ
nước thải, sơ và bã sắn áp dụng giá bán điện theo biểu giá tránh được năm 2016 cho

điện sinh khối (theo Quyết định số 942/QĐ-BCT ngày 11/3/2016 "Ban hành biểu giá
chi phí tránh được áp dụng cho các dự án điện sinh khối năm 2016" thì giá bán điện
cho khu vực miền Trung là 7,3458 US$Cent/kWh) thì các dự án không khả thi về kinh
tế và tài chính.
Đề xuất giá bán điện 0,1229 USD/kWh là giá bán điện được nghiên cứu trong
chương trình nghiên cứu hỗ trợ cơ chế phát triển điện Năng lượng sinh học nối lướiGIZ của Bộ Công Thương thì các dự án khả thi về tài chính và kinh tế hấp dẫn được
các chủ đầu tư.
2.3

Các dự án từ phế phụ phẩm mía-04 dự án

Kết quả cho thấy với suất đầu tư theo tính toán và giá bán điện được áp dụng
theo biểu giá tránh được năm 2016 (giá bán điện của đồng phát từ bã mía theo Quyết
định 24/2014/QĐ-TTg 24/3/2014. Điều 14: Đối với các dự án đồng phát nhiệt điện:
giá điện tại điểm giao nhận là 1.220 đ/kWh - chưa bao gồm thuế GTGT, tương đương
5,8UScents/kWh, giá bán điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD)
thì các dự án khả thi cao về tài chính và kinh tế.
2.4

Các dự án từ phế phụ phẩm rác thải-01 dự án

Với suất vốn đầu tư suất đầu tư 4.408 USD/1KW đối với dự án NMĐSK từ rác
thải áp dụng giá bán điện theo biểu giá tránh được năm 2016 cho điện sinh khối (theo
QĐ 942-BCT 11/3/2016 "Ban hành biểu giá chi phí tránh được áp dụng cho các dự án
điện sinh khối năm 2016" thì giá bán điện cho khu vực miền Trung là 7,3458
US$Cent/kWh) thì các dự án không khả thi về kinh tế và tài chính.
Đề xuất giá bán điện 0,1005 USD/kWh là giá bán điện được nghiên cứu trong
chương trình nghiên cứu hồ trợ cơ chế phát triển điện Năng lượng sinh học nối lưới
GIZ của Bộ Công Thương thì dự án khả thi về tài chính và kinh tế hấp dẫn được các
nhà đầu tư.


17


CHƯƠNG 7
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG
ĐIỆN SINH KHỐI
1.

Đánh giá các ảnh hưởng của việc sử dụng đất

Các dự án điện sinh khối có diện tích chiếm đất nhỏ, một số nhà máy nằm trong
nhà máy chế biến nông lầm sản nên việc chiếm đất của các dự án ít ảnh hưởng tới quy
hoạch đất và quy hoạch chung của địa phương.
Phần diện tích chiếm đất của dự án điện sinh khối bao gồm:
+ Diện tích nhà máy chính
+ Diện tích kho bãi nguyên liệu
+ Diện tích khu quản lý vận hành.
+ Đường nội bộ.
Đối với nhà máy điện sinh khối từ phế phụ phẩm của ngô tại huyện Ea Kar vị
trí dự kiến quy hoạch tại xã Ea Sar. Diện tích chiếm đất chủ yếu là đất trồng cây lâu
năm. Quá trình thực hiện dự án chủ đầu tư sẽ tiến hành giải phóng mặt bằng và đền bù
hỗ trợ theo đúng chính sách của nhà nước.
Đối với các nhà máy điện sinh khối từ phế phụ phẩm của sắn,phần diện tích xây
dựng nhà máy thuộc đất dự án nhà máy chế biến tinh bột sắn.
Đối với các nhà máy điện sinh khối mía đường,phần diện tích xây dựng nhà
máy thuộc đất dự án nhà máy mía đường.
Nhà máy điện sinh khối từ rác thải nắm tại xã Cư Ebur, thuộc phạm vi 40ha đất
đã quy hoạch bãi rác.
Bảng 7.1: Diện tích chiếm đất vĩnh viễn và tạm thời của các dự án quy hoạch điện

sinh khối giai đoạn đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Thứ tự

Tên nhà máy

Công suất (MW)

Diện tích chiếm đất
vĩnh viễn (ha)

1

NMĐSK Ea Sar

10,16

3

2

NMĐSK Ea Sô

1,36

1

3

NMĐSK Cư Kty


1,36

1

4

NMĐSK Ya Tờ Mốt

28

2

5

NMĐSK Ea Rốk

28

2

6

NMĐSK Krông Jing

16,5

2

7


NMĐSK 333

28

2

8

NMĐSK Cư Ebur

2,6

5

116,48

18

Tổng cộng

Như vậy tổng diện tích chiếm đất của các nhà máy điện sinh khối là 18 ha.
18


Trong đó có 10 ha thuộc các dự án sản xuất nông lâm sản.
2.

Tái định cư

Các khu vực quy hoạch để xây dựng các nhà máy điện sinh khối nằm ngoài các

nhà máy chế biến nông, lâm sản được quy hoạch, các khu đất trồng cây lâu năm,
không có dân cư sinh sống nên không đặt ra phương án tái định cư.
Khối lượng các loại đất và tài sản trên đất bị ảnh hưởng sẽ được nêu trong
phương án tổng thể bồi thường hỗ trợ được lập trong giai đoạn dự án đầu tư khi triển
khai từng dự án cụ thể theo quy định.
3.

Đánh giá các tác động môi trường

Ngoài tác dụng tích cực trực tiếp của các nhà máy điện sinh khối trong việc sản
xuất điện năng, các nhà máy điện sinh khối còn góp phần bảo vệ môi trường. Nhờ có
điện năng do các nhà máy điện sinh khối sản xuất, chúng ta giảm bớt hàng chục ngàn
tấn than hoặc dầu đốt mỗi năm để chuyển hoá năng lượng từ thiên nhiên hoá thạch
thành điện năng. Chu kỳ carbon là nguyên tắc của công nghệ biomass. Khi thực vật
sinh trưởng, chúng hấp thụ CO2 trong môi trường và dự trữ nó thông qua quá trình
quang hợp. Một lượng CO2 tương đương được giải phóng khi thực vật bị phân huỷ tự
nhiên hoặc đốt cháy. Điều đó có nghĩa là biomass không đóng góp vào quá trình phát
thải khí nhà kính.
Do đó mỗi năm giảm được khá nhiều lượng khí CO 2, loại khí gây hiệu ứng nhà
kính, ngoài ra còn giảm phát thải các chất thải có hại khác (SO 2, NO2, CO,
hydrocacbua CnHn, các hạt rắn) và phát thải nhiệt.
Bảng 7.2: Lượng than và dầu hằng năm không sử dụng khi phát triển 1MW điện sinh
khối
Điện năng sản
xuất hằng năm
của điện sinh
khối (MWh)

Lượng than
không sử dụng

hằng năm
(Tấn)

Lượng dầu
không sử dụng
hằng năm
(Tấn)

CO2 không phát
thải do đốt than
(Tấn)

CO2 không phát
thải do đốt dầu
(Tấn)

2.290

2.869,40

1.511,63

5.406,81

5.066,82

Ghi chú: Đốt 1kg than sản xuất được 2,2kWh, đốt 1kg dầu sản xuất được
4,3kWh, đốt 1kg than tạo ra 1,83kg khí CO2, đốt 1lít dầu (0,8kg) tạo ra 2,68kg khí
CO2.
Không giống như một số dạng thiết bị phát điện khác (như nhà máy điện

nguyên tử), dự án phát điện bằng năng lượng sinh khối không có chất thải hoặc có rất
ít chất thải kèm theo ô nhiễm đất sau khi hết tuổi thọ.
Các dự án nhà máy điện sinh khối tỉnh Đăk Lăk đề xuất trong quy hoạch sẽ có
ảnh hưởng tích cực tới môi trường như xử lý được chất thải từ các nhà máy sản xuất
nông lâm sản hay các chất thải sinh hoạt và sản xuất khác.
Năng lượng sinh khối có thể hình thành sự tham gia của các xí nghiệp nhỏ và
vừa (SMEs): khác với nhiên liệu dầu và khí, thậm chí là than cần phải xây dựng cơ sở
hạ tầng lớn để khai thác và xử lý, với sự tham gia của các tập đoàn lớn và các công ty
đa quốc gia, việc sản xuất năng lượng sinh khốisẽ không đòi hỏi đầu tư và xây dựng
các nhà máy xử lý tổng hợp lớn. Vì vậy, đầu tư và quy trình sản xuất năng lượng sinh
khối có thể nằm trong phạm vi SMEs có thể chấp nhận được. Dựa vào nguyên liệu đầu
19


vào và khả năng đầu ra, công suất của các nhà máy sản xuất năng lượng sinh khối có
thể thiết kế phù hợp với yêu cầu đặc thù. Các hoạt động sản xuất năng lượng sinh khối
dựa vào các nguyên liệu nông nghiệp hoặc các hệ thống modul có thể được thực hiện
để sản xuất năng lượng sinh khối phục vụ cho tiêu thụ cục bộ của các thiết bị có động
cơ tại các trang trại. Đầu tư cho năng lượng sinh khối có thể mở ra các cơ hội tham gia
của các công ty trong nước. Năng lượng sinh khối có thể đóng góp vào phát triển kinh
tế- xã hội của các cộng đồng địa phương và các ngành kinh tế đang phát triển

20


CHƯƠNG 8
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.

Kết luận


Căn cứ vào kết quả khảo sát, điều tra, nghiên cứu, tính toán tiềm năng và lập
quy hoạch điện sinh khối tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2016-2020 định hướng đến 2030 có
thể kết luận như sau:
- Tiềm năng kỹ thuật năng lượng sinh khối của tỉnh Đăk Lăk tính với số liệu
năm 2015 khoảng 1.460.293,03 MWh tương ứng với công suất lắp máy 241,69 MW.
Dựa trên quy hoạch phát triển các ngành, tiềm năng kỹ thuật năng lượng sinh khối của
tỉnh Đăk Lăk đến năm 2020 ước đạt 1.500.632,92 MWh tương ứng với công suất lắp
máy 249,98MW và đến năm 2030 đạt 1.708.894,76 MWh tương ứng với công suất lắp
máy 318,31MW.
- Căn cứ vào khả năng thu gom nguyên liệu, điều kiện xây dựng và công nghệ
hiện nay, đồ án đề xuất quy hoạch 08 dự án điện sinh khối trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk.
Thông số chính các dự án đề xuất quy hoạch như sau:
Công
suất
GĐ1
20162020
(MW)

Công
suất
GĐ2
sau
2020
(MW)

Tên nhà máy

Công
suất

lắp
máy
(MW)

Nguyên liệu

1

NMĐSK Ea Sar

10,16

Thân và lõi ngô

xã Ea Sar huyện Ea
Kar

2

NMĐSK Ea Sô

1,36

Nước thải và sơ, bã
sắn

xã Ea Sô huyện Ea Kar

1,36


3

NMĐSK Cư Kty

1,36

Nước thải và sơ, bã
sắn

xã Cư Kty huyện
Krông Bông

1,36

4

NMĐSK Ya Tờ
Mốt

28

Bã mía

xã Ya Tờ Mốt, huyện
Ea Súp

14

14


5

NMĐSK Ea Rốk

28

Bã mía

xã Ea Rốk, huyện Ea
Súp

19

9

6

NMĐSK Krông
Jing

16,5

Bã mía

xã Krông Jing, huyện
M'Đrắk

7

NMĐSK 333


28

Bã mía

TT Ea Knốp, huyện Ea
Kar

11

8

NMĐSK Cư Ebur

2,6

Rác thải

xã Cư Ebur, TP Buôn
Ma Thuột

2,6

Tổng cộng

116,48

TT

Thuộc địa phận

(Xã, phường, thị trấnhuyện)

10,16

16,5
17

- Tổng mức đầu tư cho 08 dự án khoảng 3.993,28 tỷ đồng. Giá bán điện năng
của các dự án điện sinh khối được kiến nghị áp dụng theo biểu giá chi phí tránh được
của Chính phủ, tuy nhiên một số dự án điện sinh khối phải áp dụng mức giá cao hơn
đã được đề xuất trong chương trình nghiên cứu hỗ trợ cơ chế phát triển điện Năng
21


lượng sinh học nối lưới - GIZ của Bộ Công Thương mới hiệu quả về kinh tế - tài
chính.
2.

Kiến nghị

- Bộ Công Thương sớm phê duyệt quy hoạch phát triển điện sinh khối tỉnh Đăk
Lăk giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 để các nhà đầu tư đang và sẽ triển
khai trên địa bàn tỉnh có cơ sở thực hiện và triển khai các bước tiếp theo.
- UBND tỉnh Đăk Lăk sớm công bố quy hoạch phát triển điện sinh khối để kêu
gọi các nhà đầu tư.
- Nhà nước cần sớm xây dựng khung pháp lý, quy trình hướng dẫn và chính
sách cụ thể để hướng dẫn các nhà đầu tư điện sinh khối.
- Nhà nước hỗ trợ các chủ đầu tư tìm kiếm các nguồn vốn ưu đãi và hàng năm
ban hành biểu giá mua điện sinh khối để đầu tư điện sinh khối có hiệu quả hơn.
- Bộ Công Thương sớm bổ sung quy hoạch đấu nối các nhà máy điện sinh khối

trong quy hoạch này vào Tổng sơ đồ VII.
- Khi triển khai các Dự án phải lấy ý kiến của cấp có thẩm quyền liên quan đến
an ninh, quốc phòng trước khi thực hiện dự án.

22



×