Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tỷ lệ nhiễm HIV và các yếu tố liên quan của khách hàng đến phòng tư vấn chăm sóc sức khỏe cộng đồng năm 2009-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.86 KB, 5 trang )

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 

TỶ LỆ NHIỄM HIV VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA KHÁCH HÀNG 
ĐẾN PHÒNG TƯ VẤN CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG NĂM 2009 ‐ 2011 
Nguyễn Văn Tuấn*, Đặng Văn Chính** 

TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Tình hình dịch HIV/AIDS tại tỉnh Tây Ninh chủ yếu xảy ra ở nhóm có hành vi nguy cơ cao 
như tiêm chích ma túy và mại dâm. Hoạt động tư vấn xét nghiệm cho những người có hành vi nguy cơ cần thay 
đổi cho phù hợp với xu hướng dịch HIV/AIDS.  
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm HIV của khách hàng đến phòng tư vấn chăm sóc sức khỏe cộng đồng năm 
2009 – 2011 và các yếu tố liên quan. 
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả hồ sơ của 4.775 khách hàng đến tư vấn xét nghiệm HIV.  
Kết quả: Tỷ lệ nhiễm HIV của khách hàng đến tư vấn tại phòng xét nghiệm cộng đồng là 10,1%. Nam cao 
hơn nữ khoảng 1,7 lần. Nhóm 20 – 29 tuổi chiếm 54%, nông thôn 63%, học vấn tập trung chủ yếu ở nhóm 
trung học cơ sở (41,5%) và chưa kết hôn (50,3%). 63% khách hàng đến phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng có yếu 
tố nguy cơ, trong đó, chiếm tỷ lệ cao ở nhóm quan hệ tình dục với nhiều người (71%) và tiêm chích ma túy 
(27,3%). Có mối liên quan giữa tình trạng nhiễm HIV với nhóm tuổi, nơi cư trú, trình độ học vấn, tình trạng 
hôn nhân, yếu tố nguy cơ bản thân và yếu tố nguy cơ bạn tình (p <0,01). 
Kết luận: Tỷ lệ nhiễm HIV ở các khách hàng tại phòng tư vấn xét nghiệm tỉnh Tây Ninh cao hơn nhiều lần 
so với các tỉnh thành khác. Cần tăng cường hoạt động tư vấn xét nghiệm và có sự cải thiện dịch vụ phù hợp với 
từng nhóm đối tượng. 
Từ khóa: HIV, khách hàng, tư vấn xét nghiệm. 

ABSTRACT 
THE PREVALENCE OF HIV AND RELATED FACTORS AMONG CLIENTS USING HIV/AIDS 
COUNSELING SERVICE IN TAY NINH PROVINCE, 2009 ‐ 2011 


Nguyen Van Tuan, Dang Van Chinh 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6 ‐ 2014: 582 ‐ 586 
Background:  Injected drug users (IDU) and sex workers (SW) are at a high risk of contracting HIV. The 
HIV/AIDS counseling service needed to tailor to clients’ need to stop the present spread of HIV/AIDS. 
Objectives:  To  determine  the  prevalence  of  HIV  of  clients  used  HIV/AIDS  counseling  service  in  2009  ‐ 
2011, and its related factors. 
Methods:  A descriptive retrospective survey was conducted on a sample of 4,775 records of clients in the 
HIV/AIDS counseling service in Tay Ninh province. 
Result:  The  prevalence  of  clients  with  HIV  was  10.1%  in  which  male  was  1.7  times  higher  than  female. 
Among  people  with  HIV/AID:  Age  group  20  ‐  29  accounted  for  54%;  rural  clients  for  63%;  clients  with 
secondary school education for 41.5% and clients being never married for 50.3%. Sixty ‐ three of clients of the 
HIV/AIDS consoling service were high risk groups in which 71% had sex intercourse with multi partners and 
27.3%  were  IDUs.  There  were  statistical  associations  between  HIV  testing  result  and  age  group,  residence, 
* Trung tâm Y tế huyện Châu Thành 
Tác giả liên lạc: Bs. CKI. Nguyễn Văn Tuấn 

582

** Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh 
ĐT: 0913198192 
Email:  

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 

education, marital status, status of HIV. 
Conclusion: The prevalence of clients with HIV of the HIV/AIDS counseling service in Tay Ninh province 
was  much  higher  than  other  provinces.  Counseling  needs  to  be  based  on  the  characteristics  of  each  group  of 
clients.  
Key words: HIV, client, counseling service. 

ĐẶT VẤN ĐỀ 
Năm  2012,  cả  nước  ghi  nhận  14.127  trường 
hợp  nhiễm  HIV,  tương  đương  với  năm  2011. 
Hình thái dịch HIV/AIDS tiếp tục ghi nhận có sự 
thay đổi. Người nhiễm là nữ giới chiếm 32%, cao 
hơn  so  với  năm  2011.  Lần  đầu  tiên  số  người 
nhiễm HIV bị lây nhiễm qua đường quan hệ tình 
dục  (QHTD)  cao  hơn  lây nhiễm  qua tiêm  chích 
ma  túy  (TCMT)  (46%  so  với  42%),  năm  2011  là 
42%  so  với  46%.  Sự  thay  đổi  về  địa  bàn  dịch 
cũng  như  hình  thái  dịch  gợi  ý  những  thay  đổi 
cần thiết trong việc đối phó với dịch HIV/AIDS 
tại Việt Nam(3). 
HIV/AIDS  cũng  đang  là  vấn  đề  y  tế  công 
cộng đặc biệt ở những tỉnh giáp vùng biên giới 
như  Tây  Ninh.  Thay  đổi  phương  thức  hoạt 
động và đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động tư 
vấn  xét  nghiệm  cho  những  người  có  hành  vi 
nguy  cơ,  tìm  đến  phòng  tư  vấn  xét  nghiệm 
đang cần được thực hiện, kết hợp với việc đẩy 
mạnh  những  hoạt  động  về  truyền  thông  thay 
đổi  hành  vi,  chăm  sóc  điều  trị  bệnh  nhân 
HIV/AIDS để cải thiện tốt chương trình phòng 
chống  HIV/AIDS  của  tỉnh  Tây  Ninh  nói  riêng 

và cả nước nói chung(1,2). 
Nhằm  mục  đích  góp  phần  giảm  tỷ  lệ  lây 
nhiễm  HIV/AIDS  trong  cộng  đồng  và  ở  nhóm 
nguy  cơ  cao.  Phòng  tư  vấn  chăm  sóc  sức  khỏe 
cộng  đồngdo  dự  án  Life  ‐  Gap  tài  trợ  đã  được 
thành lập từ tháng 08/2004 ở tỉnh Tây Ninh. Với 
nhiều hoạt động như tư vấn giảm hành vi nguy 
cơ, cung cấp biện pháp giảm hành vi nguy cơ, hỗ 
trợ  tâm  lý,  y  tế,  xã  hội  cần  thiết  và  đặc  biệt  là 
dịch  vụ  xét  nghiệm  HIV  cho  các  đối  tượng  có 
nhu cầu(2). 
Nhu cầu của khách hàng tìm đến dịch vụ tư 
vấn chăm sóc sức khỏe cộng đồng rất đa dạng. 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 

Vì  thế,  nhằm  định  hướng  cho  việc  triển  khai 
hoạt  động  cũng  như  can  thiệp  trong  giai  đoạn 
sắp  tới,  việc  xác  định  tỷ  lệ  nhiễm  HIV  của  các 
khách  hàng  và  đặc  tính  của  khách  hàng  đến 
phòng tư vấn chăm sóc sức khỏe cộng đồng, và 
mối  liên  quan  giữa  một  số  đặc  tính  của  khách 
hàng với tỷ lệ nhiễm HIV tại tỉnh Tây Ninh là rất 
cần thiết. 

Mục tiêu nghiên cứu 
1. Xác định tỷ lệ nhiễm HIV của khách hàng 
đến phòng tư vấn chăm sóc sức khỏe cộng đồng 
năm 2009 – 2011. 
2.  Xác  định  tỷ  lệ  khách  hàng  đến  phòng  tư 

vấn  chăm  sóc  sức  khỏe  cộng  đồngtheo  nơi  cư 
trú,  giới  tính,  trình  độ  học  vấn,  tình  trạng  hôn 
nhân,  nhóm  tuổi,  tiền  sử  xét  nghiệm  HIV,  đối 
tượng khách hàng, bạn tình của khách hàng. 
3.  Xác  định  mối  liên  quan  của  tỷ  lệ  nhiễm 
HIV  với  các  yếu  tố  như  nơi  cư  trú,  giới  tính, 
trình  độ  học  vấn,  tình  trạng  hôn  nhân,  nhóm 
tuổi, tiền sử xét nghiệm, đối tượng khách hàng, 
bạn tình của khách hàng. 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Sử  dụng  thiết  kế  nghiên  cứu hồi  cứu  mô tả 
4.775  hồ  sơ  của  khách  hàng  đến  tư  vấn  xét 
nghiệm  HIV.  Phương  pháp  chọn  mẫu  toàn  bộ, 
đối  tượng  là  toàn  bộ  khách  hàng  đến  sử  dụng 
dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tại phòng tư vấn 
sức  khỏe  cộng  đồng  tỉnh  Tây  Ninh  theo  hình 
thức tư vấn cá nhân, loại ra những khách hàng 
đến tư vấn nhưng không xét nghiệm HIV. Thời 
gian  nghiên  cứu  từ  01/01/2009  –  31/12/2011. 
Nhập liệu trên phần mềm PrevenHIV v2.3. Xử lý 
dữ liệu bằng phần mềm Stata 11. Thống kê mô 
tả tần số, tỷ lệ nhiễm HIV của các đối tượng sử 
dụng  dịch  vụ  TVXN  HIV  và  đặc  tính,  yếu  tố 
nguy cơ và kết quả xét nghiệm của khách hàng. 

583


Nghiên cứu Y học 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 
Phân  tích  thăm  dò  mối  liên  quan  giữa  các  đặc 
tính  của  khách  hàng  với  tình  trạng  nhiễm  HIV 
bằng tỉ số tỷ lệ hiện mắc PR, phép kiểm χ2 hay 
Fisher. Khách hàng nguy cơ cao bao gồm những 
khách hàng có yếu tố nguy cơ là tiêm chích ma 
túy  hoặc  mại  dâm  hoặc  có  quan  hệ  tình  dục 
đồng giới nam. 

khỏe  cộng  đồng  chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất  50,3%. 
Ngoài  ra,  nghiên  cứu  còn  ghi  nhận  được  chỉ 
1,3%  khách  hàng  đến  phòng  tư  vấn  sức  khỏe 
cộng  đồng  với  bạn  tình.  49%  khách  hàng  được 
trình  diễn  về  việc  sử  dụng  bao  cao  su  (BCS). 
64,9% khách hàng chọn hình thức xét nghiệm có 

KẾT QUẢ 

tên. Và 0,8% khách hàng là thai phụ. 

Bảng 1: Đặc tính của đối tượng nghiên cứu (n = 
4.775) 

Bảng 2: Kết quả xét nghiệm HIV của khách hàng 

Đặc tính
Giới tính

Nam
Nữ
Nhóm tuổi
≤ 19 tuổi
20 – 29 tuổi
30 – 39 tuổi
40 – 49 tuổi
≥ 50 tuổi
Nơi cư trú
Thành phố/Thị trấn
Nông thôn
Tỉnh khác và nước ngoài
Trình độ học vấn
≤ Tiểu học
Trung học cơ sở
≥ Phổ thông trung học
Tình trạng hôn nhân
Chưa kết hôn
Đã kết hôn
Ly thân/ly hôn/góa
Đến xét nghiệm với bạn tình
Trình diễn sử dụng BCS
Hình thức xét nghiệm có tên
Khách hàng hiện đang mang thai

Tần số Tỷ lệ
3.061
1.714

64,1

35,9

644
2.575
1.049
354
153

13,5
53,9
22,0
7,4
3,2

1.690
3.023
62

35,4
63,3
1,3

1.252
1.981
1.542

26,3
41,5
32,3


2.400
1.973
402
61
2.339
3.098
39

50,2
41,3
8,5
1,3
49,0
64,9
0,8

Tỷ  lệ  nam  đến  phòng  tư  vấn  chăm  sóc  sức 
khỏe cộng đồng cao hơn nữ khoảng 1,7 lần. Tập 
trung cao ở nhóm 20 – 29 tuổi (53,9%). Bên cạnh 
đó,  63,3%  khách  hàng  đến  phòng  tư  vấn  chăm 

Kết quả xét nghiệm

Tần
số
Dương tính (n = 4.775)
481
Quan hệ tình dục đồng giới nam (n = 24)
9
Bạn tình là người nhiễm HIV (n = 355)

28
Bạn tình tiêm chích ma túy (n = 126)
24
Tiêm chích ma túy (n = 821)
133
Mại dâm (n = 126)
15
Bạn tình có nguy cơ khác (n = 9)
1
Bạn tình có tình dục với mại dâm (n = 215) 22
Bạn tình là mại dâm (n = 1.189)
106
179
Quan hệ tình dục với nhiều người (n =
2.147)
Bạn tình có tình dục với nhiều người (n = 131
1.717)
Đối tượng khác (n = 14)
1
Phụ nữ mang thai (n = 39)
2

Tỷ lệ
(%)
10,1
37,5
22,0
19,1
16,2
11,9

11,1
10,2
8,9
8,3
7,6
7,1
5,1

Tỷ  lệ  dương  tính  với  HIV  của  khách  hàng 
đến phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng là 10,1%. 
Tỷ lệ dương tính tập trung nhiều ở 3 nhóm đối 
tượng  khách  hàng:  quan  hệ  tình  dục  đồng  giới 
nam,  khách  hàng  có  bạn  tình  là  người  nhiễm 
HIV và có bạn tình tiêm chích ma túy chiếm tỷ lệ 
lần lượt là 37,5%, 22%, 19,1%.  
Bảng 3: Yếu tố nguy cơ của khách hàng (n = 3.008) 
Yếu tố nguy cơ của khách hàng
Tần số Tỷ lệ
Khách hàng có yếu tố nguy cơ (n = 4.775) 3.008 63,1
Tiêm chích ma túy
821 27,3
Mại dâm (nam, nữ)
126 4,2
Quan hệ tình dục đồng giới nam
24
0,8
Quan hệ tình dục với nhiều người
2.147 71,4
Nguy cơ khác (QHTD 1 lần, chăm sóc NCH)
14

0,5

sóc sức khỏe cộng đồng ở nông thôn chiếm tỷ lệ 

63,1%  khách  hàng  đến  phòng  tư  vấn  sức 

gần  gấp  đôi  lượng  khách  hàng  ở  thành  thị 

khỏe  cộng  đồng  có  yếu  tố  nguy  cơ.  Trong  đó, 

(35,4%). Học vấn của khách hàng tập trung chủ 

chiếm tỷ lệ cao ở các nhóm khách hàng quan hệ 

yếu ở nhóm trung học cơ sở (41,5%). Khách hàng 

tình dục với nhiều người (71,4%) và khách hàng 

chưa  kết  hôn  đến  phòng  tư  vấn  chăm  sóc  sức 

có tiêm chích ma túy (27,3%).  

584

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học


 
Bảng 4: Mối liên quan giữa đặc tính nền với tỷ lệ 
nhiễm HIV (n = 4.775) 
Kết quả XN HIV
p
Dương tính n Âm tính n
(%)
(%)
Nhóm tuổi
≤ 19 tuổi
12(1,9)
632(98,1)
20 – 29 tuổi
253(9,8)
2.322(90,2)
30 – 39 tuổi
153(14,6)
896(85,4) < 0,01*
40 – 49 tuổi
41(11,6)
313(88,4)
≥ 50 tuổi
22(14,4)
131(85,6)
Nơi cư trú
Thị trấn/thành phố
127(7,5)
1.563(92,5)
<

Nông thôn
345(11,4)
2.678(88,6)
F
0,01 *
Tình khác/nước ngoài
9 (14,5)
53 (85,5)
Trình độ học vấn
≤ Tiểu học
190 (15,2) 1.062 (84,6)
< 0,01*
Trung học cơ sở
216(10,9)
1.765(89,1)
Đặc tính

Kết quả XN HIV
p
Dương tính n Âm tính n
(%)
(%)
≥ Phổ thông trung học
75 (4,9)
1.467 (95,1)
Tình trạng hôn nhân
Chưa kết hôn
145(6,0)
2.255(94,0)
< 0,01*

257(13,0) 1.716(87,0)
Đã kết hôn/Sống với
người yêu
Ly hôn/Ly thân/Góa
79(19,7)
323 (80,3)
Đặc tính

F: Phép kiểm Fisher*: Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 

Khi  sử  dụng  phép  kiểm  χ2  cho  thấy  có  sự 
khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  giữa  nhóm  tuổi, 
trình  độ  học  vấn,  tình  trạng  hôn  nhân  với  kết 
quả xét nghiệm HIV với (p <0,01). Bên cạnh đó, 
phép kiểm Fisher cho thấy có sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê giữa nơi cư trú của khách hàng 
và kết quả xét nghiệm HIV (p <0,01).  

Bảng 5: Mối liên quan giữa đối tượng khách hàng với tỷ lệ nhiễm HIV (n = 3.008) 
Đặc tính
Đối tượng khách hang (n = 3.008)
Bạn tình của khách hàng(n = 3.577)

Nguy cơ cao
Nguy cơ khác
Nguy cơ cao
Nguy cơ khác

Kết quả XN HIV
Dương tính n (%)

Âm tính n (%)
153 (15,6)
813 (84,2)
166 (10,6)
1.876 (91,9)
154 (8,0)
1.770 (92,0)
210 (12,7)
1.443 (87,3)

PRKTC 95%

p

1,6(1,4 – 1,8) <0,01*
0,8(0,7– 0,9)

<0,01*

*: Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 

Có  mối  liên  quan  giữa  yếu  tố  nguy  cơ  của 
khách hàng và kết quả xét nghiệm HIV của họ. 
Nhóm  khách  hàng  nguy  cơ  cao  có  nguy  cơ 
nhiễm  HIV  gấp  1,6  lần  nhóm  khách  hàng  có 
nguy cơ khác (PR = 1,6; KTC 95%: 1,4 – 1,8). 
Có  mối  liên  quan  giữa  yếu  tố  nguy  cơ  của 
bạn tình của khách hàng và kết quả xét nghiệm 
HIV.  Những  khách  hàng  có  bạn  tình  thuộc 
nhóm nguy cơ khác có thể có kết quả xét nghiệm 

HIV dương tính cao hơn 23% so với nhóm nguy 
cơ cao (PR = 0,8; KTC 95%: 0,7 – 0,9). 

BÀN LUẬN 
Tỷ  lệ  nhiễm  HIV  của  khách  hàng  là  10,1%. 
Tỷ lệ này cao hơn gần gấp 5 lần so với kết quả tư 
vấn  xét  nghiệm  tự  nguyện  miễn  phí  tại  Thành 
phố  Hồ  Chí  Minh  (2,2%)(8)  và  tỉnh  Thừa  Thiên 
Huế  (2,02%)(7),  cao  gấp  1,7  lần  Điện  Biên 
(6,04%)(6). Trong đó, khách hàng có quan hệ tình 
dục đồng giới nam và tiêm chích ma túy có tỷ lệ 
nhiễm  HIV cao nhất.  Mặc  dù  khách  hàng  quan 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 

hệ tình dục đồng giới nam khá ít (n = 24), nhưng 
tỷ  lệ  nhiễm  HIV  rất  cao  (37,5%)  do  đó  cần  chú 
trọng can thiệp ở nhóm đối tượng này.  
Khách hàng có kết quả dương tính cao nhất 
khi  bạn  tình  của  khách  hàng  nhiễm  HIV  hoặc 
tiêm chính ma túy (22% và 19,1%). Tỷ lệ này cao 
hơn gấp đôi so với nhóm khách hàng có QHTD 
với nhiều người hoặc bạn tình quan hệ tình dục 
với  nhiều  người  (8,3%  và  7,6%).  Điều  này  cho 
thấy,  khi  bạn  tình  của  khách  hàng  là  nhóm  đối 
tượng nguy cơ cao thì khả năng khách hàng có 
kết quả dương tính luôn cao hơn.  
Khách  hàng  đến  tư  vấn  xét  nghiệm  tự 
nguyện do có hành vi nguy cơ cao chiếm 61,3%. 
Tỷ  lệ  này  cao  hơn  nghiên  cứu  tại  Thừa  Thiên 

Huế  (50,8%)(4).  Nhưng  lý  do  kiểm  tra  sức  khỏe 
thì tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu ở Thừa Thiên 
Huế (4,4% so với 16,2%). Đối với tỉnh Tây Ninh 
lý do phổ biến là khách hàng có hành vi nguy cơ 
cao. Trong khi tỉnh Thừa Thiên Huế là bạn tình 

585


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 
có hành vi nguy cơ cao. Sự chênh lệch này có thể 
do sự khác biệt giữa các địa phương, vùng miền, 
nhưng cũng có thể là do kỹ năng khai thác thông 
tin của nhân viên tư vấn.  
Kết  quả  khảo  sát  mối  liên  quan  giữa  đặc 
điểm  giới  tính,  nhóm  tuổi,  nơi  cư  trú,  trình  độ 
học vấn, tình trạng hôn nhân, tiền sử xét nghiệm 
của khách hàng với tỷ lệ nhiễm HIVcho thấy có 
mối liên quan giữa nhóm tuổi, nơi cư trú, trình 
độ  học  vấn,  tình  trạng  hôn  nhân  với  tình  trạng 
nhiễm HIV. Trong khi một nghiên cứu tương tự 
ở tỉnh Bình Dương thì cho thấy có mối liên quan 
giữa nơi cư trú, giới tính, độ tuổi với tình trạng 
nhiễm HIV(5). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho 
thấy có mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm HIV với 
khách  hàng  có  yếu  tố  nguy  cơ  cao  và  bạn  tình 

của khách hàng có nguy cơ cao (p< 0,01). 
Đối tượng đến tư vấn chủ yếu là đối tượng 
nhận thấy mình có nguy cơ nhiễm HIV và một 
phần  khách  hàng  có  nguy  cơ  thấp  nên  kết  quả 
của  nghiên  cứu  có  thể  phản  ánh  tình  hình 
HIV/AIDS  ở  nhóm  khách  hàng  có  nguy  cơ  cao 
cũng như nhóm ít có nguy cơ nhiễm HIV hơn. 

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
Tỷ  lệ  nhiễm  HIV  ở  phòng  tư  vấn  xét 
nghiệm  tỉnh  Tây  Ninh  cao  hơn  nhiều  lần  so 
với các tỉnh thành khác. Do đó, cần tăng cường 
hoạt động tư vấn xét nghiệm và tuyên truyền 
phòng  chống  HIV/AIDS  trong  cộng  đồng 
nhằm làm giảm tỷ lệ này. 
Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa 
độ tuổi, nơi cư trú, trình độ học vấn, tình trạng 
hôn  nhân,  yếu  tố  nguy  cơ  bản  thân  và  yếu  tố 
nguy  cơ  bạn  tình  với  tỷ  lệ  nhiễm  HIV.  Nhóm 
khách  hàng  có  độ  tuổi  từ  20  –  39  tuổi,  ở  nông 
thôn,  có  trình  độ  từ  trung  học  cơ  sở  trở  lên  và 
chưa kết hôn đến tư vấn xét nghiệm HIV tương 
đối cao. Những kết quả này là yếu tố quan trọng 
để hiểu rõ đặc điểm khách hàng và qua đó giúp 
thực  hiện  công  tác  tư  vấn  tốt  hơn  nhằm  góp 
phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của dịch vụ tư 
vấn cộng đồng. 

586


Kết quả của nghiên cứu sẽ làm nền tảng thực 
hiện các nghiên cứu chuyên sâu hơn ở từng đối 
tượng  khách  hàng,  để  hiểu  rõ  đặc  tính  và  nhu 
cầu  của  từng  đối  tượng  đối  với  chương  trình 
phòng chống HIV/AIDS. Tuy nhiên, nghiên cứu 
cũng còn mắc một số hạn chế, số liệu được thu 
thập tương đối lớn và trong khoảng thời gian dài 
nên tính chính xác của số liệu chỉ được thực hiện 
qua  việc  kiểm  tra  tính  logic  biểu  hiện  qua  kết 
quả  nhập  liệu,  không  thể  kiểm  tra  từng  hồ  sơ. 
Ngoài  ra,  phiếu  thu  thập  thông  tin  khách  hàng 
tuy được thống nhất trong cả nước nhưng được 
áp  dụng  từ  năm  2007,  điều  đó  khó  tránh  khỏi 
việc  thu  thập  những  thông  tin  không  phù  hợp 
với tình hình hiện tại. Ví dụ việc làm sạch bơm 
kim tiêm hiện nay không còn được thực hiện mà 
chỉ khuyến cáo sử dụng bơm kim tiêm mới. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

Bộ Y tế, Cục phòng chống HIV/AIDS (2008), Tài liệu tập huấn 
tư vấn viên tư vấn xét nghiệm HIV cơ bản.Hà Nội. Tr. 4 ‐ 9. 

2.

Bộ Y tế, Cục phòng chống HIV/AIDS (2013), Báo cáo tổng kết 
công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2012. Hà Nội. Tr. 11 ‐ 14. 

3.


Cục  phòng  chống  HIV/AIDS  (2011)  Báo  cáo  tình  hình  nhiễm 
HIV  và  hoạt động phòng chống  HIV/AIDS  năm  2011 và  phương 
hướng, chủ yếu năm 2012. Hà Nội. Tr. 2 ‐ 6. 

4.

Đoàn Chí Hiền và cs (2009), Nghiên cứu kiến thức và một số yếu 
tố nguy cơ lây nhiễm HIV ở khách hàng đến tại phòng tư vấn, xét 
nghiệm HIV tự nguyện trung tâm phòng chống HIV/AIDS Thừa 
Thiên Huế năm 2009. Các công trình nghiên cứu khoa học về 
HIV/AIDS giai đoạn 2006 – 2010 Tr. 146 ‐ 152. 

5.

Lục  Duy  Lạc  và  cs  (2009)  Đánh  giá  tỷ  lệ  nhiễm  HIV/AIDS  ở 
khách hàng đến xét nghiệm tự nguyện tại phòng tư vấn sức khỏe 
cộng đồng thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương năm 2009. Các 
công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006 ‐ 
2010. Tr. 56 ‐ 78. 

6.

Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Điện Biên (2009) Báo cáo 
một số kết quả hoạt động tư vấn xét nghiệm sau 8 tháng hoạt động. 
Điện Biên. Tr. 56 ‐ 77 

7.

Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Thừa Thiên Huế, Báo cáo 

tổng kết hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại Thừa Thiên Huế giai 
đoạn 2010 ‐ 2013. Thừa Thiên Huế. Tr. 88 ‐ 89. 

8.

Ủy ban phòng chống AIDS Thành phố Hồ Chí Minh (2012), 
Tình 
hình 
dịch 

tháng 
đầu 
năm 
2012, 
‐  Hinh  ‐  Dich  ‐ 
Tai ‐ HCM.aspx. Truy cập ngày 4/10/2012. 

 
Ngày nhận bài báo:  

 

 

21/5/2014 

Ngày phản biện nhận xét bài báo:  

28/6/2014 


Ngày bài báo được đăng:  

14/11/2014 

 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 



×