Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

nghiên cứu tình hình tật khúc xạ và các yếu tố liên quan của những người đến khám tại trung tâm giám định y khoa tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 41 trang )

Đề tài TT Giám Định Y Khoa Vĩnh Long năm 2032
WHO ( World Health Organization ) Tổ chức y tế thế giới
AS Ánh sáng
ĐT Đèn tuýp
TCCĐAS Tiêu chuẩn cường độ ánh sáng
TT Thông tin
TCT Tật cận thị
TKX Tật khúc xạ
MP Mắt phải
MT Mắt trái
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
ĐH Đại học
TSGĐ Tiền sử gia đình

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ
TT BẢNG/
MỤC
TÊN BẢNG VÀ ĐỒ THỊ
SỐ
TRANG
4.1. THÔNG TIN CHUNG 15
Đề tài TT Giám Định Y Khoa Vĩnh Long năm 2013
1 Theo giới tính 15
2 Theo nhóm tuổi 16
3 Theo nghề nghiệp 15
4 Theo nơi cư trú 16
5 Theo trình độ học vấn 17
4.2. KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TKX 17
4.2.1. KHẢO SÁT TSGĐ VÀ THÓI QUEN SỬ DỤNG MẮT 17
6 Tiền sử gia đình bị cận tật khúc xạ 17


7 Sử dụng máy vi tính >1h 17
8 Xem tivi >1h 18
9 Chơi điện tử >1h 18
10 Đọc truyện >1h 18
4.2.2
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ NHỮNG YẾU TỐ GÂY TKX
19
11 Khoảng cách từ mắt đến màn hình gần 19
12 Làm việc/ học tập không nghỉ giải lao 19
13 Ánh sáng không phù hợp 19
14 Chơi điện tử, vi tính nhiều 20
15 Kích thước bàn ghế không phù hợp 20
16 Do di truyền 20
4.2.3
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ NHỮNG YẾU TỐ PHÒNG
TKX
21
17 Ánh sáng đủ khi ngồi làm việc/học tập 21
18 Ngồi làm việc/ học tập đúng tư thế 21
19 Không dùng mắt quá tải 21
20 Chế độ ăn phải đủ chất 22
4.3. TỶ LỆ TẬT KHÚC XẠ 22
21 Tỷ lệ tật khúc xạ 22
22 Phân loại tật khúc xạ 22
23 Tỷ lệ tật cận thị 23
24 Phân độ cận thị 23
25 Tỷ lệ đeo kính của những cas cận thị 23
26 Phân loại tật khúc xạ theo giới tính 24
27 Phân loại tật khúc xạ theo nhóm tuổi 24
28 Phân loại tật khúc xạ theo nghề nghiệp 25

29 Phân loại tật khúc xạ theo trình độ học vấn 26
30 Phân bố loạn thị theo giới tính 26
31 Phân bố loạn thị theo nhóm tuổi 27
32 Phân bố loạn thị theo nghề nghiệp 28
33 Phân bố loạn thị theo học vấn 29
34 Phân bố tật cận thị theo giới tính 29
35 Phân bố tật cận thị theo nhóm tuổi 30
36 Phân bố tật cận thị theo nghề nghiệp 31
37 Phân bố tật cận thị theo học vấn 32
38 Tiền sử gia đình bị cận thị 32
39 Sử dụng máy vi tính >1h 33
40 Xem tivi >1h 33
2
Đề tài TT Giám Định Y Khoa Vĩnh Long năm 2013
41 Chơi điện tử >1h 34
42 Đọc sách/truyện >1h 34
MỤC LỤC
TT TÊN MỤC SỐ TRANG
1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2 ĐẶT VẤN ĐỀ 5
Mục tiêu của đề tài 5
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU – ĐỐI TƯỢNG 6
3.1. Phương pháp nghiên cứu 6
3.2.1. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu 6
3.2.2. Phương tiện nghiên cứu 7
3.2.3. Định nghĩa các biến số thu thập 7
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15
4.1. Thông tin chung 15
4.2. Khảo sát các yếu tố liên quan TKX 17
4.2.1. Khảo sát TSGĐ và thói quen sử dụng mắt 17

4.2.2 Khảo sát kiến thức về những yếu tố gây TKX 19
4.2.3. Khảo sát kiến thức về những yếu tố phòng TKX 21
4.3 Tỷ lệ TKX 22
5 BÀN LUẬN 35
5. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
Phụ lục I 41
Phụ lục II 44
Phụ lục III 45
3
Đề tài TT Giám Định Y Khoa Vĩnh Long năm 2013
1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
- Tật về khúc xạ của mắt, đang ngày càng phổ biến và cần phải có sự quan tâm
thích đáng của cộng đồng. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1/3 dân số bị các loại
tật khúc xạ. Trong những thập niên gần đây, số các trường hợp tật khúc xạ tăng
nhanh đang xảy ra ở rất nhiều nơi trên thế giới, vấn đề này hiện là mối quan tâm
lớn của thế giới, vì vậy Tổ chức sức khỏe thế giới đã đưa tật khúc xạ vào danh
sách những bệnh trọng tâm của chương trình thị giác 2020. Ở Việt Nam, số
người đến khám vì lý do mắc tật khúc xạ tại bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh
chiếm hơn 30% trong tổng số bệnh nhân tại phòng khám [1]
- Theo nghiên cứu tại trường Cao Đẳng Kỷ Thuật Y Tế II trong 1.100 sinh viên
mới vào trường tình trạng giảm thị lực do tật khúc xạ là 21,5%, trong đó tỷ lệ cận
thị chiếm 17.2% [2]
- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện vấn đề tật khúc xạ vẫn chưa được sự
quan tâm của người dân. Hiện cứ 1/3 dân số thế giới (hơn 2 tỷ người) bị tật khúc
xạ, đa phần là cận thị. Khoảng 37 triệu người mù và 124 triệu người thị lực thấp
có nguy cơ dẫn đến mù. Theo nghiên cứu mới nhất của Bệnh viện Mắt TP.HCM
năm 2005, tỉ lệ tật khúc xạ (cận thị, loạn thị, viễn thị ) của học sinh tại TP.HCM
là 42.7% [3]
- Tật khúc xạ là vấn đề rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh mắt, nó

chiếm tỷ lệ rất cao trong bệnh nhân đến khám vì mờ mắt ( khoảng 70% ). Có gần
50% tổng số bệnh nhân đến khám mắt có nhu cầu chỉnh kính [4]
4
Đề tài TT Giám Định Y Khoa Vĩnh Long năm 2013
2. ĐẶT VẤN ĐỀ
-
Năm 2012 đơn vị tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu” Khảo sát tình trạng thể lực
của nam thanh niên từ 18-30 tuổi “, trong đề tài vừa qua chúng tôi có thực hiện một
mảng nghiên cứu một số yếu tố bệnh tật như: tăng huyết áp, tai mũi họng và răng
hàm mặt; không tiến hành nghiên cứu về tình trạng tật khúc xạ ở mắt. Trong những
thập niên gần đây các trường hợp tật khúc xạ gia tăng nhanh ở Việt Nam. Khi đất
nước đi vào nền kinh tế thị trường cùng với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu
cầu xã hội đòi hỏi con người phải có kiến thức cao nên mọi người không ngừng học
tập nâng cao kiến thức; cũng như xã hội ngày càng phát triển thì các phương tiện
thông tin giải trí ngày càng được tận dụng nhằm tiếp cận với thế giới bên ngoài: tivi,
máy tính Internet. . . đòi hỏi mắt sử dụng liên tục nhiều giờ đã làm cho tần suất tật
khúc xạ ngày càng gia tăng.
- Tật khúc xạ bao gồm cận thị, viễn thị, loạn thị. Đây là một vấn đề sức khoẻ được
quan tâm tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Hiện nay, có khoảng 124
triệu người thị lực thấp có nguy cơ đưa đến mù, trong đó tật khúc xạ chiếm khoảng
25.72% các bệnh lý về mắt [3]. Các đề tài và báo cáo chỉ khảo sát về tật khúc xạ ở
lứa tuổi học đường, chứ không không có nghiên cứu chung cho nhiều lứa tuổi
- Vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu tình hình tật khúc xạ và các
yếu tố liên quan của những người đến khám tại Trung Tâm Giám Định Y
5
Đề tài TT Giám Định Y Khoa Vĩnh Long năm 2013
Khoa Vĩnh Long năm 2013”
Mục tiêu của đề tài
* Mục tiêu chung
- Xác định tỷ lệ tật khúc xạ và các yếu tố liên quan của những người đến khám tại

Trung Tâm Giám Định Y Khoa Vĩnh Long năm 2013
* Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỷ lệ tật khúc xạ của những người đến khám tại Trung Tâm Giám
Định Y Khoa Vĩnh Long năm 2013.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tật khúc xạ của những người đến khám
tại Trung Tâm Giám Định Y Khoa Vĩnh Long .
3. Đưa ra một số khuyến nghị cho những người có tật khúc xạ đeo kính đúng độ.
3 . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU – ĐỐI TƯỢNG
3.1 Phương pháp nghiên cứu
* Chọn nghiên cứu mô tả cắt ngang
- Đối với nghiên cứu cắt ngang tìm tỷ lệ tật khúc xạ chúng tôi tiến hành đo thị lực
bằng bảng chữ cái Snellen và Monoyer cho tất cả các đối tượng đến khám tại Trung
Tâm GĐYK Vĩnh Long
- Do đây là nghiên cứu mô tả nên công thức được áp dụng cho tính cỡ mẫu là:
=
n
2
2/1
α

z
( )
2
1
d
pp

Với :
n là cỡ mẫu nghiên cứu cần có
p: 0,5

d: 0,03 ( khoảng sai lệch ước lượng theo mong muốn)
α: 0,05 →
2/1
α

z
=1,96 ( tra bảng phân phối chuẩn)
→ Tính ra được cỡ mẫu .khoảng 700 người
3.2. Đối tượng nghiên cứu – phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng- phạm vi nghiên cứu
- Tất cả các đối tượng đến khám tại Trung Tâm GĐYK Vĩnh Long trong thời gian
thu thập dữ liệu
6
Đề tài TT Giám Định Y Khoa Vĩnh Long năm 2013
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Những người từ chối tham gia nghiên cứu
- Những người mắc bệnh tâm thần không hợp tác
- Những người đang điều trị bệnh lý ở mắt; những người mù
- Những người >60 tuổi
- Những người đã được thu thập số liệu trong thời gian này rồi
3.2.2. Phương tiện nghiên cứu
- Bảng thị lực chữ cái của Snellen và Monoyer đối với những người biết chữ; bảng
thị lực vòng hở của Landolt đối với những người không biết chữ
- Hộp thử kính, kính lổ
- Máy đo khúc xạ tự động kế
- Đèn soi đáy mắt và một số thuốc dùng trong khám mắt
- Đèn pin
- Kính lúp
3.2.3. Định nghĩa các biến số thu thập [5],[6],[7]
a. Đại cương về bệnh lý của tật khúc xạ và một số khái niệm liên quan

Định nghĩa tật khúc xạ
1. Cận thị:
Là một tật của mắt khiến mắt chỉ nhìn thấy rõ vật ở gần, không thấy rõ vật ở xa
do độ hội tụ của mắt tăng quá mức bình thường. Ví dụ: MP: -1
D
00 cận thị
3. Viễn thị:
Cơ năng: Nhức và mỏi mắt do điều tiết thường xuyên. Nhìn gần khó khăn, nhìn
xa còn tốt ( người trẻ );
Thực thể: nhãn cầu nhỏ . Đáy mắt: gai thị nhỏ, bờ hơi mờ và màu sắc gai thị
hồng hơn bình thường. Cách ghi, ví dụ MP: +1
D
00 viễn thị
4. Loạn thị:
7
Đề tài TT Giám Định Y Khoa Vĩnh Long năm 2013
Lâm sàng: song thị, quáng mắt khi nhìn ánh sáng mặt trời, mắt mờ. Các kiểu
loạn thị:
o Loạn thị cận: tiêu tuyến trước nằm ngang võng mạc, tiêu tuyến sau
đứng dọc trên võng mạc. Thị lực không điều chỉnh vẫn khá tốt.
Cách ghi, ví dụ MP: -1,00D x 150
o
cận loạn (loạn thị)
o Loạn thị viễn: tiêu tuyến dọc ở sau và tiêu tuyến ngang nằm trên
võng mạc,bệnh nhân có xu hướng là điều tiết để nhìn rõ, như vậy là
tiêu tuyến sau được đưa về võng mạc, thị lực được tăng lên. Cách
ghi, ví dụ MP: +1,00D x 150
o
viễn loạn (loạn thị)
o Loạn thị hổn hợp: Có một tiêu tuyến ở trước võng mạc, còn tiêu

tuyến kia ở sau. Cách ghi, ví dụ MP: -1,00D(+1,00D x 150
o
) loạn
thị hổn hổn hợp (loạn thị)
5. Lệch khúc xạ:
Là hiện tượng có sự khác nhau về khúc xạ giữa hai mắt, có thể là một mắt bị
cận thị còn mắt kia viễn thị hoặc cả hai mắt cùng cận cùng viễn nhưng khác
nhau về mức độ. Đôi khi một mắt bình thường còn mắt kia bị cận, viễn hoặc
loạn thị, điều đó có thể gây ra nhược thị do thị lực ở mắt có tật khúc xạ lớn
hơn phát triển không bình thường.
6. Hậu quả của tật khúc xạ:
Những người bị tật khúc xạ nếu không được kiểm tra phát hiện hoặc đeo kính
không đúng với độ của mắt sẽ làm giảm thị lực. Đồng thời nếu chủ quan
không quan tâm đến tật khúc xạ sẽ dẫn đến mắc một số bệnh do TKX gây ra
như: lác, nhược thị và nguy hiểm hơn là thoái hóa võng mạc nặng hoặc bong
võng mạc có thể gây mù hoàn toàn
7. Thị Lực:
Thị lực của một mắt là khả năng của mắt đó nhận thức rõ các chi tiết, nói cách
khác, thị lực là khả năng của mắt phân biệt rõ 2 điểm ở gần nhau
b. Một số khái niệm liên quan :
- Cận thị đeo kính ngay : khi phát hiện thấy bị cận thị đã đi khám và đeo kính
ngay không để cận thị kéo dài.
- Kính hiện tại: là kính của người khám đang đeo
8
Đề tài TT Giám Định Y Khoa Vĩnh Long năm 2013
- Sau chỉnh kính: sau khi tiến hành thử kính và đo thị lực do bác sĩ chuyên khoa
mắt thực hiện
- Có họ hàng bị cận thị : Những người có bố mẹ, ông bà hay anh chị em bị cận
thị
Phương pháp đánh giá :Tiêu chuẩn chẩn đoán cận thị: Dựa vào 2 tiêu chuẩn

- Thị lực từ ≤ 7/10 bằng cách thử bảng thị lực Snellen và Monoyer cách xa
5 m.
- Khi đeo kính lỗ có mắt kính cận thì thị lực tăng lên.
Theo khuyến cáo, khoảng cách từ chỗ ngồi xem đến màn hình ti vi không được
quá gần hoặc quá xa. Nếu máy có màn hình 14 inch, bạn nên ngồi cách 1,6 m; với
máy 22 inch, cự ly thích hợp là 2,4 m. Khoảng cách cần thiết là 1,8 m với màn
hình 16 inch, 2 m với màn hình 18 inch và 2,2 m với màn hình 20 inch. Hoặc tính
theo công thức ( khoảng cách tối thiểu ):
2.5 - 3cm x kích thước đường chéo màn hình
( tính bằng inches, 1inches=2,54cm )
Khoảng cách từ màn hình máy vi tính đến người sử dụng # 60 cm
Phân loại
- Độ cận thị: được chia thành 3 mức độ sau
+ Nhẹ ( Độ I ) : <1 điốp.
+ Vừa ( Độ II ) : Từ 1-6 điốp.
+ Nặng ( Độ III ) : > 6 điốp.
- Viễn thị: được chia thành 3 mức độ sau
+ Nhẹ : <1 điốp.
+ Vừa : Từ 1-6 điốp.
+ Nặng : > 6 điốp.
- Loạn thị: được chia thành 3 mức độ sau
+ Nhẹ : < 1 điốp.
+ Vừa : Từ 1- 3 điốp.
+ Nặng : > 3 điốp.
Thời gian sử dụng mắt (tập trung) liên tục quá tải: >60 phút
9
Đề tài TT Giám Định Y Khoa Vĩnh Long năm 2013
Hiểu biết của người khám về yếu tố có thể dẫn tới tật cận thị được coi là đạt nếu
biết được 4/7 yếu tố.
Hiểu biết của người khám về cách phòng tật cận thị được coi là đạt nếu biết được

3/5 yếu tố.
Thời gian khám mắt (đối với người khám đang sử dụng kính): Được đánh giá
như sau:
- Khám thường xuyên ≤6 tháng/lần
- Khám không thường xuyên: >6 tháng/lần.
c. Nguyên nhân cận thị [8],[9]
1. Bẩm sinh:
- Nguyên nhân cận thị thường do sự sai lệch về phát triển xảy ra trong thời kỳ phôi
thai và thời kỳ phát triển tích cực . Di truyền đóng một vai trò rất cao và khá phổ
biến trong cận thị bẩm sinh và cận thị mắc phải
- Những rối loạn dẫn đến những bất thường của thành phần cấu tạo khúc xạ nhãn cầu
như: Độ cong giác mạc, độ sâu tiền phong, chỉ số khúc xạ.
2. Cận thị mắc phải:
- Cận thị mắc phải là do sự gia tăng áp lực nội nhãn cũng gây biến đổi về độ cong và
trục nhãn cầu. Môi trường cũng ảnh hưởng đến tình trạng khúc xạ của học sinh: Sự
gắng sức trong làm việc thị giác gần kéo dài.
- Yếu tố thể trạng: Những trẻ em gầy yếu, hay ốm đau, nhất là sau khi mắc một số
bệnh truyền nhiễm như cúm, sởi, ho gà, lao…cũng là nguyên nhân dễ bị cận thị.
- Nguyên nhân chính dẫn đến cận thị không đảm bảo tiêu chuẩn:
 Ánh sáng: Thiếu ánh sáng và chiếu sáng không hợp lý trong khi làm
việc/học sẽ gây mệt mỏi thị lực, là một trong những yếu tố tạo điều kiện
thuận lợi cho bệnh cận thị .
 Bàn ghế không đạt tiêu chuẩn: Bàn ghế thiếu, kích thước không phù hợp,
bàn cao ghế thấp hoặc bàn thấp ghế cao
 Tư thế sai khi ngồi làm việc/học như: Cúi gằm, nhìn gần, nằm và quỳ .
10
Đề tài TT Giám Định Y Khoa Vĩnh Long năm 2013
 Một số yếu tố khác như: Sách vở, chữ viết không đạt tiêu chuẩn, nhìn gần
liên tục kéo dài. Đọc truyện quá nhiều, sử dụng máy vi tính và chơi điện tử
quá mức .

 Do chế độ làm việc/học tập quá căng thẳng.

d. Phương pháp đo thị lực – Thử kính
Dùng bảng thị lực chữ cái của Snellen và Monoyer đối với những người biết chữ;
bảng thị lực vòng hở của Landolt đối với những người không biết chữ; bảng thị lực
dùng cho trẻ em vẽ các đồ vật, vật dụng
1. Nguyên tắc:
- Phải để bệnh nhân đứng hoặc ngồi cách bảng thị lực đúng 5m
- Bảng thị lực phải được chiếu sáng với cường độ trung bình 100 lux
- Phải đo thị lực từng mắt, khi đo thị lực mắt phải, mắt trái phải bịt kín
- Nếu bệnh nhân đang ngồi từ chổ sáng vào chổ tối, phải cho bệnh nhân ngồi nghỉ
chừng 15-20’, đủ thời gian để đảm bảo sự thích nghi của võng mạc trong bóng tối
2. Thử kính: tham khảo trước bằng máy đo thị lực
- Thử kính từng mắt: bịt một mắt, trước mắt kia lần lượt để loại kính ( viễn và lão thị
dùng kính cầu hội tụ , cận thị dùng kính cầu phân kỳ, loạn thị dùng kính trụ) với cự
ly thích hợp nếu đọc rõ được các hàng chữ nhỏ, đọc nhanh và mắt có cảm giác thoải
mái, nhẹ nhàng là được; tương tự với mắt còn lại nếu thị lực giảm
3. Phương pháp đo:
- Phải để bệnh nhân đứng hoặc ngồi cách bảng thị lực đúng 5m, có thể bắt đầu từ
hàng chữ lớn nhất hoặc ngược lại tùy trường hợp. Ghi thị lực tương ứng với hàng
chữ nhỏ nhất mà bệnh nhân đọc được. Cách ghi, ví dụ MP: 10/10; MT 3/10
- Cho bệnh nhân đếm ngón tay (ĐNT) : Ghi cự ly xa nhất mà bệnh nhân đếm đúng số
ngón tay giơ trước mặt. Cách ghi, ví dụ MP: ĐNT 1m. Người ta quy ước ĐNT xa
5m tương đương với thị lực 1/10
- Khoa bàn tay trước mặt bệnh nhân: Tìm cảm giác sáng tối: đặt một nguồn sáng
trước mắt, bệnh nhân thấy sáng; bỏ nguồn sáng bệnh nhân thấy tối, ghi nhận là sáng
tối (+); Nếu không còn cảm giác sáng tối tức là mù tuyệt đối
11
Đề tài TT Giám Định Y Khoa Vĩnh Long năm 2013
e. Định nghĩa các biến số cần thu thập

Bảng định nghĩa các biến số
ST
T
Biến số Định nghĩa
Phương tiện thu thập và
công cụ thu thập
I Thông tin chung
1 - Tuổi
Năm sinh trừ năm hiện
tại
Dùng bộ câu hỏi có sẵn
trong phụ lục 1
2 - Giới - Nam hay nữ
Dùng bộ câu hỏi trong có
sẵn phụ lục 1
3 - Thị lực không kính
Dùng bảng kiểm trong
phụ lục 2
4 - Thị lực sau chỉnh kính
Dùng bảng kiểm trong
phụ lục 2
5 - Độ cận/viễn/lọan
- Thị lực của người
khám dựa vào chẩn
đoán của bác sĩ trên
bảng thị lực
Dùng bảng kiểm trong
phụ lục 2
12
Đề tài TT Giám Định Y Khoa Vĩnh Long năm 2013

ST
T
Biến số Định nghĩa
Phương tiện thu thập và
công cụ thu thập
II
Các yếu tố liên quan đến tật khúc xạ
2.1 Các yếu tố về bản thân
1
- Tổng thời gian sử dụng
mắt (tập trung liên tục)
trong ngày
- Thời gian học, làm
việc phải nhìn liên tục
để làm một việc gì đó
như học bài, đọc (sách,
báo, truyện …), xem
TV, sử dụng máy tính,
chơi điện tử
Dùng bộ câu hỏi có sẵn
trong phụ lục 1
2
- Thời gian sử dụng máy
vi tính trong ngày
Dùng bộ câu hỏi có sẵn
trong phụ lục 1
3
- Thời gian xem ti vi trong
ngày
Dùng bộ câu hỏi có sẵn

trong phụ lục 1
4
- Thời gian chơi điện tử
trong ngày
Dùng bộ câu hỏi có sẵn
trong phụ lục 1
5
- Thời gian đọc truyện
trong ngày
Dùng bộ câu hỏi có sẵn
trong phụ lục 1
6
- Hiểu biết của người
khám về các yếu tố gây tật
khúc xạ.
- Khả năng liệt kê được
các yếu tố ảnh hưởng
đến tật khúc xạ
Dùng bộ câu hỏi có sẵn
trong phụ lục 1
7 - Hiểu biết của người
khám đối với yếu tố ảnh
- Khả năng liệt kê được
các yếu tố ảnh hưởng
Dùng bộ câu hỏi có sẵn
trong phụ lục 1
13
Đề tài TT Giám Định Y Khoa Vĩnh Long năm 2013
hưởng đến tật khúc xạ.
đến tật khúc xạ trong

tuổi đi học
8
- Hỏi đến thời gian bắt
đầu sử dụng kính và thời
gian thay kính.
- Khả năng nhớ được
năm bắt đầu đeo kính
và năm thay kính.
Dùng bộ câu hỏi có sẵn
trong phụ lục 1
9
- Hiểu biết của người
khám về cách phát hiện
tật khúc xạ và phòng tật
khúc xạ
- Biết một số triệu
chứng tật khúc xạ và
một số cách phòng tật
khúc xạ
Dùng bộ câu hỏi có sẵn
trong phụ lục 1
10
- Hiểu biết của người
khám về tư thế ngồi học
tập nằm đọc sách, nhìn
gần hay xa,có dùng bàn gì
khi làm việc , học tập
- Ngồi học đúng tư thế.
Dùng bộ câu hỏi có sẵn
trong phụ lục 1

2.2 Các yếu tố về gia đình
1
-Tiếp cận với dịch vụ y tế
trong khi phát hiện tật
khúc xạ và theo dõi mức
độ tật khúc xạ của bản
thân
Dùng bộ câu hỏi có
sẵn trong phụ lục 1
2
- Trong gia đình có người
tật khúc xạ
Dùng bộ câu hỏi có sẵn
trong phụ lục 1
- Mẫu phỏng vấn theo phụ lục I và phụ lục II
- Nhập và xử lý số liệu xử lý bằng phần mềm SPSS 18.
14
Đề tài TT Giám Định Y Khoa Vĩnh Long năm 2013
4. KẾT QUẢ
4.1. THÔNG TIN CHUNG
Bảng 1. Theo Giới tính
SỐ LƯỢNG (n) GIÁ TRỊ % TỔNG CỘNG %
GIỚI TÍNH Nam
370 52.9 52.9
Nữ 330 47.1 100.0
TỔNG
CỘNG
700 100.0
- Kết quả thu được tỷ lệ nam 52.9%, tỷ lệ nữ 47.1%.
Đồ thị 1. Theo nhóm tuổi


15
Đề tài TT Giám Định Y Khoa Vĩnh Long năm 2013
Bảng 3. Theo nghề nghiệp
SỐ LƯỢNG (n) GIÁ TRỊ % TỔNG CỘNG %
NGHỀ
NGHIỆP
Cán bộ văn
phòng
50 7.1 7.1
Nông dân
19 2.7 9.9
Buôn bán
17 2.4 12.3
Nội trợ
24 3.4 15.7
Sinh viên
156 22.3 38.0
Lao động tự do
189 27.0 65.0
Khác
245 35.0 100.0
TỔNG CỘNG 700 100.0
Đồ thị 2. Theo nơi cư trú
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy ở thành thị 23.9% chiếm tỷ thấp hơn so với nông thôn
76.1%.
16
Đề tài TT Giám Định Y Khoa Vĩnh Long năm 2013
Bảng 5. Theo trình độ học vấn
SỐ LƯỢNG (n) GIÁ TRỊ % TỔNG CỘNG %

TRÌNH
ĐỘ
Tiểu học 27 3.9 3.9
THCS 159 22.7 26.6
THPT 437 62.4 89.0
Đại học-sau đại
học
77 11.0 100.0
TỔNG CỘNG
700 100.0
- Theo nghiên cứu đa số có trình độ THPT 62.4%, số trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ
thấp 3.9%, bên cạnh đó thì tỷ lệ những người có trình độ đại học và sau đại học
cũng chiếm tỷ lệ ít 11%.
4.2. KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TKX
4.2.1. KHẢO SÁT TSGĐ VÀ THÓI QUEN SỬ DỤNG MẮT
Bảng 6. Tiền sử gia đình bị tật khúc xạ
SỐ LƯỢNG (n) GIÁ TRỊ % TỔNG CỘNG %
TIỀN SỬ
GĐ TẬT
KHÚC XẠ
Có 71 10.1 10.1
Không 629 89.9 100.0
TỔNG CỘNG 700 100.0
Bảng 7. Sử dụng máy vi tính >1h
SỐ LƯỢNG (n) GIÁ TRỊ % TỔNG CỘNG %
SỬ
DỤNG>1H

228 32.6 32.6
Không

472 67.4 100.0
TỔNG
CỘNG
700 100.0
Bảng 8. Xem tivi >1h
SỐ LƯỢNG (n) GIÁ TRỊ % TỔNG CỘNG %
SỬ Có 384 54.9 54.9
Không 316 45.1 100.0
17
Đề tài TT Giám Định Y Khoa Vĩnh Long năm 2013
DỤNG>1H TỔNG
CỘNG
700 100.0
Bảng 9. Chơi điện tử >1h
SỐ LƯỢNG (n) GIÁ TRỊ % TỔNG CỘNG %
SỬ
DỤNG>1H
Có 61 8.7 8.7
Không 639 91.3 100.0
TỔNG
CỘNG
700 100.0
Bảng 10. Đọc truyện >1h
SỐ LƯỢNG (n) GIÁ TRỊ % TỔNG CỘNG %
ĐỌC >1H Có
140 20.0 20.0
Không
560 80.0 100.0
TỔNG
CỘNG

700 100.0
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì những cas có tiền sử gia đình bị tật khúc
xạ thì bản thân mắc tật khúc xạ chiếm 10.1% đó là con số cũng không nhỏ.
Các thói quen sử dụng mắt liên tục trên 1h cũng khá cao với các thói quen
như: xem tivi là 54.9%, sử dụng máy tính chiếm 32.6%, đọc truyện 20%
4.2.2. KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ NHỮNG YẾU TỐ GÂY TẬT KHÚC XẠ
Bảng 11. Khoảng cách từ mắt đến màn hình gần
SỐ LƯỢNG (n) GIÁ TRỊ % TỔNG CỘNG %
KHOẢNG
CÁCH
Đúng
435 62.1 62.1
Sai
265 37.9 100.0
TỔNG
CỘNG
700 100.0
18
Đề tài TT Giám Định Y Khoa Vĩnh Long năm 2013
Bảng 12. Làm việc/ học tập không nghỉ giải lao
SỐ LƯỢNG (n) GIÁ TRỊ % TỔNG CỘNG %
GÂY TẬT
KHÚC XẠ
Đúng
244 34.9 34.9
Sai
456 65.1 100.0
TỔNG
CỘNG
700 100.0

Bảng 13. Ánh sáng không phù hợp
SỐ LƯỢNG (n) GIÁ TRỊ % TỔNG CỘNG %
GÂY TẬT
KHÚC XẠ
Đúng
410 58.6 58.6
Sai
290 41.4 100.0
TỔNG
CỘNG
700 100.0
Bảng 14. Chơi điện tử, vi tính nhiều
SỐ LƯỢNG (n) GIÁ TRỊ % TỔNG CỘNG %
GÂY TẬT
KHÚC XẠ
Đúng
351 50.1 50.1
Sai
349 49.9 100.0
TỔNG
CỘNG
700 100.0
- Kết quả thu được qua nghiên cứu bảng 12 tỷ lệ nhận thức đúng chiếm thấp
34.9%; bảng 11,13,14 tỷ lệ nhận thức đúng chiếm tỷ lệ cao hơn từ 50.1-62.1%.
Tuy nhiên tỷ lệ nhận thức sai vẫn chiếm tỷ lệ khá nổi trội thấp nhất là 49.9% và
cao nhất là 65.1% .
19
Đề tài TT Giám Định Y Khoa Vĩnh Long năm 2013
Bảng 15. Kích thước bàn ghế không phù hợp
SỐ LƯỢNG (n) GIÁ TRỊ % TỔNG CỘNG %

GÂY TẬT
KHÚC XẠ
Đúng 162 23.1 23.1
Sai 538 76.9 100.0
TỔNG
CỘNG
700 100.0
Bảng 16. Do di truyền
SỐ LƯỢNG (n) GIÁ TRỊ % TỔNG CỘNG %
GÂY TẬT
KHÚC XẠ
Đúng 119 17.0
17.0
Sai 581 83.0
100.0
TỔNG
CỘNG
700 100.0
4.2.3. KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ NHỮNG YẾU TỐ PHÒNG TẬT KHÚC XẠ
Bảng 17. Ánh sáng đủ khi ngồi làm việc/học tập
SỐ LƯỢNG (n) GIÁ TRỊ % TỔNG CỘNG %
ĐỂ
PHÒNG
TKX
Đúng 517 73.9 73.9
Sai 183 26.1 100.0
TỔNG
CỘNG
700 100.0
Bảng 18. Ngồi làm việc/ học tập đúng tư thế

SỐ LƯỢNG (n) GIÁ TRỊ % TỔNG CỘNG %
ĐỂ
PHÒNG
TKX
Đúng 395 56.4 56.4
Sai 305 43.6 100.0
TỔNG
CỘNG
700 100.0
Bảng 19. Không dùng mắt quá tải
20
Đề tài TT Giám Định Y Khoa Vĩnh Long năm 2013
SỐ LƯỢNG (n) GIÁ TRỊ % TỔNG CỘNG %
ĐỂ
PHÒNG
TKX
Đúng
305 43.6 43.6
Sai
395 56.4 100.0
TỔNG
CỘNG
700 100.0
Bảng 20. Chế độ ăn phải đủ chất
SỐ LƯỢNG (n) GIÁ TRỊ % TỔNG CỘNG %
ĐỂ
PHÒNG
TKX
Đúng 378 54.0 54.0
Sai 322 46.0 100.0

TỔNG
CỘNG
700 100.0
- Riêng kết quả từ bảng 17 tỷ lệ nhận thức đúng chiếm tỷ lệ 73.9% thì các bảng 18-20
cho thấy tỷ lệ nhận thức đúng về kiến thức phòng TKX tỷ lệ giữa đúng và sai chênh
lệch nhau không đáng kể
4.3. TỶ LỆ TẬT KHÚC XẠ
Bảng 21. Tỷ lệ tật khúc xạ
SỐ LƯỢNG (n) GIÁ TRỊ % TỔNG CỘNG %
MẮC
BỆNH

172 24.6 24.6
Không
528 75.4 100.0
TỔNG
CỘNG
700 100.0
Bảng 22. Phân loại tật khúc xạ
21
Đề tài TT Giám Định Y Khoa Vĩnh Long năm 2013
SỐ LƯỢNG (n) GIÁ TRỊ % TỔNG CỘNG %
TẬT
KHÚC XẠ
Cận
99 14.1 14.1
Viễn
4 0.6 14.7
Loạn
69 9.9 24.6

Bình thường
528 75.4 100.0
TỔNG
CỘNG
700 100.0
Bảng 23. Tỷ lệ tật cận thị
SỐ LƯỢNG (n) GIÁ TRỊ % TỔNG CỘNG %
MẮC
BỆNH
Có 99 14.1 14.1
Không 601 85.9 100.0
TỔNG
CỘNG
700 100.0
- Theo kết quả cho thấy những trường hợp thị lực bình thường không mắc các tật
khúc xạ chiếm đa số. Tỷ lệ mắc tật khúc xạ chiếm 24.6%, trong đó cận thị chiếm tỷ
lệ đáng kể 14.1%, kế tiếp là loạn thị 9.9% và viễn thị 0.6%.
Bảng 24. Phân độ cận thị
SỐ LƯỢNG (n) GIÁ TRỊ % TỔNG CỘNG %
ĐỘ
1 78 78.8 78.8
2 20 20.2 99.0
3 1 1.0 100.0
TỔNG
CỘNG
99 100.0
- Sau khi tiến hành thử thị lực và chỉnh kính thì thu được kết quả cận thị : độ 1 chiếm
tỷ lệ cao nhất 78.8%, độ 2 có tỷ lệ 20.2% và độ 3 có tỷ lệ thấp 1.0%
Bảng 25. Tỷ lệ đeo kính của những cas cận thị
SỐ LƯỢNG (n) GIÁ TRỊ % TỔNG CỘNG %

ĐEO KÍNH
Có 33 33.3 33.3
Không 66 66.7 100.0
TỔNG
99 100.0
22
Đề tài TT Giám Định Y Khoa Vĩnh Long năm 2013
CỘNG
Bảng 26. Phân loại tật khúc xạ theo giới tính
GIỚI TÍNH TẬT KHÚC XẠ TỔNG CỘNG
Có Không
Nam (n) 76 294 370
(%)
20.5% 79.5% 100.0%
Nữ (n) 96 234 330
(%)
29.1% 70.9% 100.0%
TỔNG CỘNG (n) 172 528 700
(%)
24.6% 75.4% 100.0%
p >0.001
- Trong tổng số 172 cas mắc tật khúc xạ thì tỷ lệ nữ mắc tật khúc xạ 29.1%, nam giới
là 20.5%
Bảng 27. Phân loại tật khúc xạ theo nhóm tuổi
NHÓM TUỔI TẬT KHÚC XẠ TỔNG CỘNG
Có Không
<20 (n)
80 157 237
(%) 33.8% 66.2% 100.0%
20-29 (n)

58 255 313
(%) 18.5% 81.5% 100.0%
30-39 (n)
18 80 98
(%) 18.4% 81.6% 100.0%
≥40 (n)
16 36 52
(%) 30.8% 69.2% 100.0%
TỔNG CỘNG (n)
172 528 700
(%) 24.6% 75.4% 100.0%
p
<0.001
- Phân loại tật khúc xạ theo nhóm tuổi thì nhóm <20 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 33.8%,
nhóm 30.8%, nhóm 20-29 và 30-39 tỷ lệ gần tương đương
Bảng 28. Phân loại tật khúc xạ theo nghề nghiệp
23
Đề tài TT Giám Định Y Khoa Vĩnh Long năm 2013
NHÓM TUỔI TẬT KHÚC XẠ TỔNG CỘNG
Có Không
CÁN BỘVP (n)
18 32 50
(%)
36.0% 64.0% 100.0%
NÔNG DÂN (n)
3 16 19
(%)
15.8% 84.2% 100.0%
BUÔN BÁN (n)
4 13 17

(%)
23.5% 76.5% 100.0%
NỘI TRỢ (n)
2 22 24
(%)
8.3% 91.7% 100.0%
SINH VIÊN (n)
52 104 156
(%)
33.3% 66.7% 100.0%
LĐ TỰ DO (n)
29 160 189
(%)
15.3% 84.7% 100.0%
KHÁC (n)
64 181 245
(%)
26.1% 73.9% 100.0%
TỔNG CỘNG (n)
172 528 700
(%)
24.6% 75.4% 100.0%
P <0.001
Bảng 29. Phân loại tật khúc xạ theo trình độ học vấn
HỌC VẤN TẬT KHÚC XẠ TỔNG
CỘNG
Có Không
TIỂU HỌC (n) 5 22 27
(%)
18.5% 81.5% 100.0%

THCS (n) 29 130 159
(%)
18.2% 81.8% 100.0%
THPT (n) 105 332 437
(%)
24.0% 76.0% 100.0%
ĐẠI HỌC & SAU ĐẠI HỌC (n) 33 44 77
(%)
42.9% 57.1% 100.0%
24
Đề tài TT Giám Định Y Khoa Vĩnh Long năm 2013
TỔNG CỘNG (n)
172 528 700
(%) 24.6% 75.4% 100.0%
P
<0.001
Bảng 30. Phân bố loạn thị theo giới tính
GIỚI TÍNH LOẠN THỊ TỔNG CỘNG
Có Không
Nam (n)
35 335 370
(%)
9.5% 90.5% 100.0%
Nữ (n)
34 296 330
(%)
10.3% 89.7% 100.0%
TỔNG CỘNG (n)
69 631 700
(%)

9.9% 90.1% 100.0%
P >0.001
- Số người bị loạn thị giữa nam và nữ gần tương đương nhau, nam 35 cas và nữ 34
cas
Bảng 31. Phân bố loạn thị theo nhóm tuổi
NHÓM TUỔI TẬT KHÚC XẠ TỔNG CỘNG
Có Không
<20
(n)
26 211 237
(%)
11.0% 89.0% 100.0%
20-29
(n)
21 292 313
(%) 6.7% 93.3% 100.0%
30-39
(n)
12 86 98
(%)
12.2% 87.8% 100.0%
≥40
(n)
10 42 52
(%) 19.2% 80.8% 100.0%
TỔNG CỘNG (n) 69 631 700
(%) 9.9% 90.1% 100.0%
P >0.001
25

×