Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Sự thay đổi khí máu động mạch sau mổ và các yếu tố nguy cơ của giảm oxy máu động mạch ở bệnh nhân được phẫu thuật bụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.97 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

SỰ THAY ĐỔI KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH SAU MỔ
VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA GIẢM OXY MÁU ĐỘNG MẠCH
Ở BỆNH NHÂN ĐƯỢC PHẪU THUẬT BỤNG
Phạm Quang Minh, Nguyễn Hữu Tú
Trường đại học Y Hà Nội
Nghiên cứu mô tả trên 215 bệnh nhân được phẫu thuật bụng tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhằm mục
tiêu xác định tỷ lệ bệnh nhân có giảm oxy máu giai đoạn sớm sau mổ, giá trị tiên lượng biến chứng hô hấp
sau mổ của giảm oxy máu và các yếu tố nguy cơ của giảm oxy máu. Kết quả cho thấy, ngày thứ nhất và
ngày thứ hai sau phẫu thuật các chỉ số oxy hóa máu như PaO2 và PaO2/FiO2 đều giảm có ý nghĩa thống kê
so với trước mổ (p < 0,05). 14 bệnh nhân (6,5%) bị giảm oxy máu động mạch ngày thứ nhất sau mổ, 30
bệnh nhân (13,9%) có giảm oxy máu động mạch ngày thứ hai sau mổ. Giảm oxy máu động mạch sau mổ
ngày thứ hai là yếu tố tiên lượng biến chứng hô hấp sau mổ với độ nhậy, độ đặc hiệu, giá trị dương tính và
giá trị âm tính lần lượt là: 94,12%, 92,93%, 53,33% và 99,46%. Giảm oxy máu giai đoạn sớm sau mổ có giá
trị tốt trong việc tiên lượng biến chứng hô hấp sau phẫu thuật bụng (diện tích dưới đường cong ROC là
0,899). 3 yếu tố nguy cơ độc lập của giảm oxy động mạch sau phẫu thuật ngày thứ nhất là: tỷ số tiffeneau
≤ 75%, AaO2 ≥ 20 và thời gian gây mê ≥ 150 phút. 4 yếu tố nguy cơ độc lập của thiếu oxy sau phẫu thuật
ngày thứ hai là: tỷ số tiffeneau ≤ 75%, AaO2 ≥ 20, Bilan dịch ≥ 1700 ml và có tình trạng viêm nhiễm đường
hô hấp trên trước mổ.
Từ khóa: biến chứng hô hấp, hypoxemia

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

biến chứng hô hấp sau mổ là tiêu chuẩn chẩn

đầu dẫn đến tử vong và tàn tật sau phẫu thuật

đoán, hầu như chưa có tác giả nào đưa ra
được tiêu chuẩn chính xác và được các nhà


nói chung và phẫu thuật ổ bụng nói riêng. Tỷ
lệ biến chứng hô hấp sau mổ thay đổi giao

chuyên môn chấp thuận. Để trả lời câu hỏi
bệnh nhân có biến chứng hô hấp không, biến

động từ 2 - 40% tùy thuộc vào từng nghiên
cứu, từng tiêu chuẩn chẩn đoán [1]. Thời gian

chứng loại gì và mức độ nặng ra sao là một
vấn đề còn tranh cãi. Tuy nhiên nhờ xét

nằm viện lâu hơn, tỷ lệ tử vong và tàn tật tăng
lên kéo theo chi phí liên quan đến biến chứng

nghiệm khí máu động mạch các bác sỹ có thể

Biến chứng hô hấp là nguyên nhân hàng

hô hấp sau phẫu thuật bụng là rất lớn thậm

xác định chắc chắn bệnh nhân có giảm oxy
máu động mạch dựa vào phân số trao đổi khí

chí còn lớn hơn so với biến chứng tim mạch
[2]. Các biến chứng hô hấp dù ở dạng nào

PaO2/FiO2 [3].
Chức năng hô hấp sau mổ bị ảnh hưởng


đều gây ra giảm oxy máu động mạch. Một
trong những khó khăn nhất khi nghiên cứu về

bởi rất nhiều yếu tố, điều này đồng nghĩa với
việc giảm oxy máu sau mổ so với trước mổ là
không thể tránh khỏi. Vấn đề là mức độ giảm

Địa chỉ liên hệ: Phạm Quang Minh, Bộ môn Gây mê hồi
sức, Trương Đại học Y Hà Nội.
Email:
Ngày nhận: 20/8/2015
Ngày được chấp thuận: 25/12/2015

TCNCYH 98 (6) - 2015

ra sao, bệnh nhân có yếu tố gì thì mức độ
giảm sâu hơn. Vì vậy, giảm oxy máu sau phẫu
thuật ổ bụng đã được nhiều tác giả tập trung
nghiên cứu để xác định các yếu tố nguy cơ
độc lập của giảm oxy máu sau mổ, trên cơ sở

45


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
đó đưa ra các biện pháp dự phòng nhưng các
kết quả còn rất khác nhau [4; 5].
Trên Thế giới đã có một số nghiên cứu
khẳng định giá trị tiên lượng của giảm oxy


Cỡ mẫu
Được tính theo công thức cho kiểm định
một tỷ lệ.

máu động mạch trước mổ với việc xuất hiện
biến chứng hô hấp sau mổ [6], nhưng không
có nghiên cứu nào nói về giá trị của giảm oxy
máu giai đoạn sớm sau mổ - khi bệnh nhân
chưa có suy hô hấp thực sự hay chưa có biến
chứng hô hấp trong việc tiên lượng xuất hiện
biến chứng hô hấp giai đoạn sau.
Tại Việt Nam, chưa có tác giả nào nghiên
cứu về rối loạn khí máu hay biến chứng hô
hấp sau phẫu thuật ổ bụng vì vậy chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài với các mục tiêu:
1. Đánh giá sự thay đổi khí máu động
mạch trong những ngày đầu sau mổ ở bệnh
nhân được phẫu thuật bụng.
2. Xác định các yếu tố nguy cơ của giảm

n = Z2 (1 - α/2)

p (1 - p)
∆2

Trong đó:
p: tỷ lệ biến chứng hô hấp sau phẫu thuật
ổ bụng (p = 10%);
: sai số tuyệt đối, chọn


= 0,041;

α: mức ý nghĩa thống kê (α = 0,05);
Z2(1-α/2): được tra từ bảng Z (Z2 = 1,962);
Sau khi thay số tính được:
n = 1,962. 0,1.0,9/0,0412 = 205;
Trong nghiên cứu này, chọn 215 bệnh
nhân.
Quy trình lấy số liệu
- Thực hiện khám gây mê 1 ngày trước mổ.
- Bệnh nhân được tiến hành đo thông khí

oxy máu động mạch sau mổ ở bệnh nhân
được phẫu thuật bụng.

phổi bằng máy phế dung kế (Spirometer HI -

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

- Ngày hôm sau khi vào phòng mổ bệnh
nhân được làm một đường truyền tĩnh mạch

1. Đối tượng

801, sản xuất tại Nhật năm 2004).

ngoại vi. Tiền mê bằng hypnovel 0,04mg/kg.

215 bệnh nhân được phẫu thuật bụng tại


- Lấy máu động mạch để thử khí máu lần

khoa Gây mê hồi sức và Chống đau, bệnh
viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 3/2011 đến

thứ nhất (T0). Tất cả các bệnh nhân đều được
đặt cathete ngoài màng cứng để giảm đau

tháng 4/2013.

sau mổ.

Tiêu chuẩn lựa chọn
Bệnh nhân mổ phiên dưới gây mê nội khí
quản, tuổi > 18, phẫu thuật vùng bụng mổ mở.

- Sau mổ bệnh nhân được theo dõi ở

Tiêu chuẩn loại trừ

phòng hồi tỉnh, rút ống nội khí quản và chuyển

Bệnh nhân từ chối, có chống chỉ định với

về khoa khi có đủ điều kiện.

các thuốc mê và tê ngoài màng cứng, có bệnh
tim mạch mạn tính nặng, phải mổ lại trong
48h, phải thở máy quá 24h sau mổ, không lấy
đủ số liệu.

2. Phương pháp: mô tả tiến cứu.

46

- Khởi mê: fentanyl 2mcg/kg, propofol 1 - 2
mg/kg, esmeron 0,6 - 1 mg/kg, duy trì mê
bằng servofluran.

- Sau mổ bệnh nhân được theo dõi các
dấu hiệu như: ho, khó thở, nhiệt độ, nghe
phổi, điểm đau VAS, chụp Xquang, xét
nghiệm công thức máu, cấy đờm khi nghi ngờ
có biến chứng hô hấp.

TCNCYH 98 (6) - 2015


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
- Thử lại khí máu động mạch sau 24h (T1),
48h (T2).

- Tiêu chuẩn chẩn đoán giảm oxy máu
động mạch là PaO2/FiO2 < 300.

Phân loại mức độ giảm oxy máu (theo Muray, 2011) [7]
Chỉ số

PaO2/FiO2

Giá trị


Mức độ

≥ 300

0

225 - 299

Độ I

175 - 224

Độ II

100 - 174

Độ III

< 100

Độ IV

- Tiêu chuẩn chẩn đoán biến chứng hô hấp

biến định lượng, giá trị p < 0,05 được xem là

sau mổ, chẩn đoán dương tính khi có ít nhất 4

có ý nghĩa thống kê. Qua phân tích đơn biến

chọn các yếu tố nguy cơ có ý nghĩa thống kê

trong số các triệu chứng sau xuất hiện (theo
Scholes, 2009) [8]:
+ X quang ngực có hình ảnh xẹp hoặc
đông đặc;

và đưa vào phương trình hồi quy logic, tìm OR
hiệu chỉnh.
4. Đạo đức nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu mô tả, không áp

+ Sốt trên 38° tối thiểu 1 ngày liên tục sau
mổ;

dụng thêm can thiệp nào trên bệnh nhân.

+ SpO2 < 90% tối thiểu 1 ngày liên tục sau

Người bệnh được phát, giải thích, ký tên vào

mổ;
+ Khạc đờm vàng hay xanh, khác so với
trước mổ;
+ Cấy đờm thấy có vi khuẩn;
+ Không giải thích được BC > 11G/l hoặc
phải kê thuốc kháng sinh đặc hiệu do nhiễm
khuẩn hô hấp;
+ Nghe phổi có tiếng bất thường, khác so
với trước mổ;

+ Chẩn đoán có biến chứng hô hấp sau
mổ bởi bác sỹ chuyên khoa.
3. Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS
18.0. Dùng T-test để so sánh trung bình của 2

TCNCYH 98 (6) - 2015

phiếu tự nguyện tham nghiên cứu và được
quyền rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào. Vì
vậy, nghiên cứu này không vi phạm đạo đức
nghiên cứu.

III. KẾT QUẢ
Có 215 bệnh nhân bao gồm 108 nam
(50,2%) và 107 nữ (49,8%). Tuổi trung bình là
56,36 ± 12,02 (tuổi cao nhất 85, tuổi thấp nhất
24). Trong đó 138 (64,2%) bệnh nhân trên 60
tuổi, 77 (35,8%) bệnh nhân dưới 60 tuổi. 7
(3,3%) bệnh nhân có tình trạng viêm nhiễm
đường hô hấp trên. Tỷ số tiffeneau trung bình
là 81,49 ± 9,23 (%), 44 (20,47%) bệnh nhân
có rối loạn thông khí tắc nghẽn, chủ yếu tắc
nghẽn giai đoạn I (43/44 bệnh nhân).

47


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 1. Điểm về phẫu thuật và một số chỉ số liên quan đến phẫu thuật

Chỉ số
Vị trí phẫu thuật

n (%) hoặc ± SD
Trên rốn

159 (73,95%)

Dưới rốn

56(20,05%)

Thời gian gây mê (phút)

190,02 ± 84,35 (max 720 - min 60)

Bilan dịch (lít)

1,20 ± 0,47

Áp lực cao nguyên (Pplat) (mmHg)

12,73 ± 2,85

Số bệnh nhân được phẫu thuật trên rốn chiếm chủ yếu (73,95%).
Bảng 2. Sự thay đổi các chỉ số khí máu sau mổ so với trước mổ
Chỉ số

Trước mổ (T0)


Sau mổ 24H (T1)

Sau mổ 48H (T2)

*

PaO2

89,38 ± 13,50

83,81 ± 17,10

77,59 ± 12,65*

PaO2/FiO2

420,82 ± 56,41

392,05 ± 72,47*

363,31 ± 60,73*

PaCO2

39,19 ± 4,09

39,43 ± 4,14

39,27 ± 3,98


AaO2

16,41 ± 10,50

23,66 ± 14,24*

28,04 ± 15,93*

PaO2 và PaO2/FiO2 sau mổ giảm có ý nghĩa thống kê so với trước mổ. Ngày thứ nhất sau mổ
có 13 (6,04%) bệnh nhân bị giảm oxy máu động mạch. Ngày thứ hai sau mổ số bệnh nhân có
giảm oxy máu tăng lên 30 (13,95%).
Đặc điểm và diễn biến của nhóm bệnh nhân giảm oxy sau mổ 2 ngày
- 16/30 bệnh nhân có giảm oxy máu sau 2 ngày bị biến chứng hô hấp: 12 viêm phế quản phổi,
4 xẹp phổi.
- 1 bệnh nhân không có giảm oxy máu bị biến chứng hô hấp (tắc mạch phổi) ở ngày thứ 3.
- Biến chứng hô hấp được chẩn đoán khi có đủ 4/8 tiêu chuẩn (Scholes, 2009).
Giá trị tiên lượng biến chứng hô hấp sau mổ của giảm oxy máu động mạch
Bảng 3. Giảm oxy máu và biến chứng hô hấp sau mổ
Biến chứng hô hấp

Không biến chứng hô hấp

Tổng

Giảm oxy máu

16

14


30

Không giảm oxy máu

1

184

185

Tổng

17

198

215

Độ nhậy (Se) = 94,12%; giá trị dự đoán dương tính = 53,33%
Độ đặc hiệu (Sp) = 92,93%; giá trị dự đoán âm tính = 99,46%

48

TCNCYH 98 (6) - 2015


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Biều đồ 1. Đường cong ROC (giữa biến chứng hô hấp và giảm oxy máu động mạch)
Diện tích dưới đường cong ROC là 0,899. Như vậy, giảm oxy máu động mạch giai đoạn sớm

có giá trị tốt trong việc tiên lượng biến chứng hô hấp sau phẫu thuật ổ bụng.
Ngưỡng PaO2/FiO2 = 300 cho phép tiên lượng bệnh nhân xuất hiện biến chứng hô hấp sau
mổ tốt.
Phân tích đa biến các yếu tố nguy cơ của giảm oxy sau mổ
Bảng 4. Yếu tố nguy cơ độc lập của giảm oxy sau 1 ngày
PaO2/FiO2

Yếu tố nguy cơ

Tỷ số tiffeneau

AaO2

Thời gian gây mê

≤ 300

> 300

≤ 75

7

37

> 75

7

164


≥ 20

9

62

< 20

5

139

≥ 150

8

58

< 150

6

143

p

OR (95%CI)

0,007


5,13
(1,56 - 16,87)

0,022

4,01
(1,23 - 13,21)

0,016

4,35
(1,32 - 14,36)

Tỷ số Tiffeneau ≤ 75% là yếu tố nguy cơ độc lập mạnh nhất của giảm oxy máu sau phẫu thuật
ngày thứ nhất với OR = 5,13.

TCNCYH 98 (6) - 2015

49


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 5. Yếu tố nguy cơ độc lập của giảm oxy máu sau 2 ngày
PaO2/FiO2

Yếu tố nguy cơ

Tỷ số tiffeneau
Viêm nhiễm đường

hô hấp trên
AaO2

Bilan dịch

≤ 75%

p

≤ 300

> 300

11

33

> 75%

19

152



6

1

Không


24

184

≥ 20

16

55

< 20

14

130

≥ 1700

9

27

< 1700

21

158

0,047


0,001

0,008

0,024

OR (95%CI)
2,65
(1,01 - 6,95)
48,86
(5,27 - 453,42)
3,32
(1,37 - 8,03)
3,23
(1,17 - 8,97)

Viêm nhiễm đường hô hấp trên trước mổ là yếu tố nguy cơ độc lập mạnh nhất của giảm oxy
máu sau mổ ngày thứ 2 với OR = 48,86.

IV. BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu này, giá trị PaO2 trung

ngày. Sang ngày thứ hai có thêm 16 bệnh

bình sau mổ một ngày là 83,81 ± 17,10

nhân giảm oxy máu động mạch nâng tổng số
bệnh nhân giảm oxy máu động mạch sau 2


(mmHg), sau mổ hai ngày tiếp tục giảm còn
77,59 ± 12,65 (mmHg), tất cả đều giảm có ý
nghĩa thống kê so với trước mổ 89,38 ± 13,50
(mmHg). Kết quả này phản ánh tình trạng hoạt
động bộ máy hô hấp sau phẫu thuật nói chung
và phẫu thuật ổ bụng nói riêng giảm khá sớm
ngay sau mổ, sự thay đổi này tiếp tục duy trì
và còn nặng nề hơn ở ngày thứ hai sau mổ
khi mà các thuốc sử dụng trong gây mê đã
được thải trừ hoàn toàn. Cũng tương tự như
PaO2, phân số trao đổi khí sau mổ một ngày
là 392,05 ± 72,47 mmHg và sau mổ hai ngày
là 363,31 ± 60,73 mmHg đều giảm hơn có ý
nghĩa thống kê so với trước mổ 420,82 ±
56,41 mmHg.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, sau mổ 1
ngày có 14 bệnh nhân được chẩn đoán giảm
oxy máu động mạch, tất cả bệnh nhân này
đều tiếp tục giảm oxy máu động mạch sau 2
50

ngày lên 30 bệnh nhân. Tiếp tục theo dõi diễn
biến của tất cả các bệnh nhân sau mổ chúng
tôi nhận thấy có 17 bệnh nhân xuất hiện biến
chứng hô hấp sau mổ. 16/17 bệnh nhân này
đều nằm trong nhóm 30 bệnh nhân được
chẩn đoán là giảm oxy máu động mạch sau
mổ ngày thứ hai. Phần lớn các bệnh nhân
được chẩn đoán là có biến chứng hô hấp sau
mổ đều là viêm phế quản phổi hay xẹp phổi.

Có 1 bệnh nhân không bị giảm oxy máu động
mạch, xuất hiện biến chứng hô hấp ở ngày
thứ 3, bệnh nhân này được chẩn đoán là tắc
mạch phổi bằng chụp cắt lớp 64 dẫy.
Ngoài tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán là
giảm oxy máu động mạch chuyển sang biến
chứng hô hấp sau mổ khá cao 53,33%, giảm
oxy máu động mạch sau mổ ngày thứ hai có
thể xem là dấu hiệu khách quan, yếu tố tiên
TCNCYH 98 (6) - 2015


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
lượng tốt bệnh nhân bị biến chứng hô hấp sau

tiếp mức độ shunt ở phổi. AaO2 tăng lên khi

mổ với diện tích dưới đường cong ROC là
0,899. Chúng tôi không tìm thấy tài liệu nào

bệnh nhân có tăng shunt phổi hay có rối loạn
thông khí tưới máu một khi các yếu tố nhiễu

nói về giá trị của giảm oxy máu ngay sau mổ
trong tiên lượng biến chứng hô hấp sau mổ

liên quan đến tăng AaO2 như tuổi hay FiO2 đã
được loại trừ. Theo kết quả nghiên cứu của

trên bệnh nhân phẫu thuật bụng. Tuy nhiên,

giá trị của giảm oxy máu ngay khi bệnh nhân

chúng tôi thì AaO2 sau mổ tăng lên có ý nghĩa
so với trước mổ. AaO2 càng tăng tức là mức

đến phòng khám cấp cứu trong tiên lượng

độ shunt phổi càng lớn, nói cách khác mức độ

xuất hiện suy hô hấp, tỷ lệ phải thông khí nhân
tạo và tỷ lệ tử vong sau 30 ngày là rất tốt,

xẹp phổi càng nhiều hay nguy cơ giảm oxy
máu càng cao, điều này giống với kết quả của

thậm chí còn tốt hơn so với CRP (C - reactive
protein) [9].

các tác giả khác như Taggart hay
Hachenberg. Kết quả bảng 4 và 5 còn khẳng

Yếu tố đầu tiên được nhắc đến liên quan
đến giảm oxy máu sau phẫu thuật là tỷ số

định thêm, AaO2 trước mổ ≥ 15 là yếu tố nguy
cơ của giảm oxy máu động mạch sau mổ cả

Tiffeneau. Theo Smetanan nếu bệnh nhân có

sau 1 ngày và sau 2 ngày với OR lần lượt là


rối loạn thông khí trước mổ thì tình trạng rối
loạn trao đổi khí sau mổ cao hơn so với nhóm

4,01 và 3,32.
Khi xem xét tình trạng viêm nhiễm đường

không có rối loạn thông khí trước mổ. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân có rối

hô hấp trên trước mổ. Kết quả nghiên cứu này
ở bảng 5 cho thấy tình trạng viêm nhiễm

loạn thông khí hạn chế trước mổ không phải
là yếu tố nguy cơ của rối loạn trao đổi sau mổ,

đường hô hấp trên là nguyên nhân gây giảm
oxy máu động mạch sau mổ ngày thứ hai.

nhưng rối loạn thông khí tắc nghẽn trước mổ

Trong số 7 bệnh nhân có tình trạng viêm

lại là yếu tố nguy cơ với thiếu oxy sau mổ (OR
ngày thứ nhất: 4,43; OR ngày thứ hai: 2,67)

nhiễm đường hô hấp trên trước mổ thì 6 bệnh
nhân có tình trạng giảm oxy máu động mạch

sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết quả

nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số

sau mổ ngày thứ hai và cả 6 bệnh nhân này
đều bị biến chứng hô hấp dạng viêm phế

tác giả như Sutedja (1988) hay Zurauskas
(2004). Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác

quản phổi ở ngày thứ 3 và thứ 4 sau mổ. Có
thể nói các bệnh lý hô hấp trước mổ là một

cho rằng, giá trị thực tế của đo chức năng hô

thông số rất tốt để tiên lượng biến chứng hô

hấp sau mổ vẫn còn tranh luận, theo
Smetana thì ngay cả khi bệnh nhân có nguy

hấp sau phẫu thuật của bệnh nhân. Việc thăm
khám lâm sàng là rất quan trọng để quyết định

cơ rất cao khi đo chức năng hô hấp cũng có
thể phẫu thuật với một nguy cơ biến chứng

các xét nghiệm cận lâm sàng, trên cơ sở đó
lượng giá nguy cơ xuất hiện rối loạn hô hấp

hô hấp có thể chấp nhận được, tác giả
khẳng định việc thăm khám lâm sàng có giá


sau phẫu thuật.
Thời gian gây mê ảnh hưởng đến giảm oxy

trị hơn nhiều so với các kết quả đo chức

máu sau phẫu thuật thế nào? Bốn nghiên cứu

năng hô hấp.
Đối với mức chênh áp oxy phế nang động

đa trung tâm kết luận thời gian gây mê kéo dài
trên 3 giờ làm tăng nguy cơ thiếu oxy sau mổ

mạch phổi (AaO2), mặc dù khó có thể xác định
được chính xác mức độ xẹp phổi sau mổ

gấp 2,14 lần so với nhóm có thời gian gây mê
ngắn. Thời gian gây mê kéo dài đồng nghĩa

nhưng có thể sử dụng AaO2 để đánh giá gián

với việc bệnh nhân phải thở máy lâu, điều này

TCNCYH 98 (6) - 2015

51


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
tác động trực tiếp đến lớp biểu mô phế nang


biết ơn đến các bệnh nhân, người nhà bệnh

ảnh hưởng đến chức năng bảo vệ và trao đổi
khí của màng phế nang mao mạch. Kết quả

nhân đã giúp đỡ, tạo điều kiện để nghiên cứu
được thực hiện và hoàn thành.

nghiên cứu này cho thấy thời gian gây mê trên
2 giờ 30 phút là yếu tố nguy cơ của thiếu oxy

TÀI LIỆU THAM KHẢO

sau mổ ngày thứ nhất với OR là 4,35.
Bilan dịch trong mổ, lựa chọn dịch truyền
như thế nào cũng là những vấn đề nên được
quan tâm. Bởi lẽ, liệu pháp truyền dịch là một
phần rất quan trọng trong chăm sóc bệnh
nhân trước trong và sau mổ. Tất cả các loại
phẫu thuật từ phẫu thuật ngắn, ít xâm nhập
đến phẫu thuật rất nặng đều cần được truyền
dịch ít nhất là trước mổ và trong mổ. Nhiều
nghiên cứu được thiết kế tốt trong những năm

1. J Canet, V.M (2010). Postoperative pulmonary complication. Minerva Anestesiol, 76,
138 - 143.
2. Smetana G.W. (2009). Postoperative
pulmonary complications: an update on risk
assessment and reduction. Cleve Clin J Med,

76(4), S60 - 65.
3. Ware L.B (2005). Acute lung injury and
acute respiratory distress syndrome, In: Text-

gần đây chỉ ra rằng nhu cầu truyền dịch thực
sự của bệnh nhân rất khác nhau tùy thuộc vào

book of Critical Care. Edited by Fink MP,
Abraham E, Elsevier Saunders.

từng cá thể và đặc biệt thay đổi trên từng loại
phẫu thuật. Khi phân tích đa biến chúng tôi

4. Squadrone, V (2005). Continuous positive airway pressure for treatment of postop-

thấy khi bilan dịch ≥ 1700 ml là yếu tố nguy cơ
của giảm oxy máu sau phẫu thuật ngày thứ

erative hypoxemia: a randomized controlled

hai với OR = 3,23. Vì vậy, việc kiểm soát và
hạn chế truyền dịch quá nhiều trong mổ là rất
cần thiết.

trial. JAMA, 293(5), 589 - 595.
5. Lê Lan Phương (2007). Những thay đổi
các chỉ số thông khí ngoài và khí máu động
mạch ở giai đoạn sớm sau phẫu thuật tim mở.

V. KẾT LUẬN


Luận văn tiến sỹ y học.

Giảm oxy máu động mạch sau phẫu thuật
bụng khá thuờng gặp. Đây là yếu tố tiên

6. Liu, J.M (2012). Roles of preoperative
arterial blood gas tests in the surgical treat-

lượng rất tốt của biến chứng hô hấp sau mổ,
diện tích dưới đường cong ROC là 0,899. Các

ment of scoliosis with moderate or severe pul-

yếu tố nguy cơ độc lập của giảm oxy máu là
thời gian gây mê kéo dài trên 150 phút, viêm

(2), 249 - 252.

nhiễm đường hô hấp trên trước mổ, rối loạn
thông khí tắc nghẽn trước mổ, AaO2 > 20 và
truyền nhiều dịch trong mổ.

Lời cảm ơn
Nhóm nghiên cứu xin trân trọng cám ơn tới

monary dysfunction. Chin Med J (Engl), 125

7. Jean-Luuis Vincent, E.A., Frederick A.
Moore (2011). Acute lung injury and acute

respiratory distress syndrome, in: Textbook of
Critical Care. Elsevier Saunders, 388 - 397.
8. Scholes R.L (2009). Duration of anaesthesia, type of surgery, respiratory co-

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, các khoa, phòng,
ban, các thầy cô giáo và các bạn bè đồng

morbidity, predicted VO2max and smoking

nghiệp đã giúp đỡ chúng tôi thực hiện nghiên

after upper abdominal surgery: an observa-

cứu này. Chúng tôi cũng xin được bày tỏ lòng

tional study. Aust J Physiother, 55(3), 191 - 198.

52

predict postoperative pulmonary complications

TCNCYH 98 (6) - 2015


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
9. Herrero F.S. (2013). Higher prognostic
value of hypoxemia than C-reactive protein in

bacteremic pneumococcal pneumonia. ATS
Journals.


Summary
THE CHANGES OF ARTERIAL BLOOD GASES
AFTER SURGERY AND THE RISK FACTORS OF POSTOPERATIVE
HYPOXEMIA IN PATIENTS WITH ABDOMINAL SURGERY
The objective of this study was to evaluate the changes of arterial blood gases on the first
days and to determine the risk factors of arterial hypoxemia after abdominal operation. Researching prospective description on 215 patients undergoing abdominal surgery in Hanoi Medical
University Hospital. The result showed that on the first two days after operation, the PaO2 and
PaO2/FiO2 reduced significantly when comparing with preoperative period (p < 0.05). Fourteen
(14) patients (6.5%) had arterial hypoxemia on the first postoperative day, 30 patients (13.9%)
had the same condition on the second postoperative day. In conclusion, arterial hypoxemia on the
second postoperative day was a good predictor of postoperative respiratory complications with
area under the curve was 0.899. There were three independent risk factors of decreased arterial
oxygen on the first postoperative day including tiffeneau ratio ≤ 75%, AaO2 ≥ 20 and anesthesia
time ≥ 150 minutes. And four independent risk factors of arterial hypoxemia on the second
postoperative day were tiffeneau ratio ≤ 75%, AaO2 ≥ 20, fluid balance ≥ 1700 ml and infection of
preoperative upper respiratory tract.
Keyword: respiratory complications, decreased arterial oxygen

TCNCYH 98 (6) - 2015

53



×