Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Giáo trình Đánh giá nguy cơ sức khoẻ môi trường nghề nghiệp: Phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 79 trang )

BÀI 3. ĐÁNH GIÁ PHƠI NHIỄM
TS. Nguyễn Việt Hùng

ÂÂMỤC TIÊU
Sau bài học này sinh viên cần:

1. Trình bày được khái niệm về phơi nhiễm và đánh giá phơi nhiễm
2. Mô tả các đường phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ
3. Mô tả mối quan hệ giữa phơi nhiễm và liều
4. Ứng dụng lý thuyết học được vào các tình huống thực tế: đánh giá phơi
nhiễm trong hai bài tập tình huống: bài tập tình huống 1 về phơi nhiễm
với vi sinh vật gây bệnh trong nước ăn uống và bài tập tình huống 2 về
phơi nhiễm nghề nghiệp với hóa chất.

1. Khái niệm về đánh giá phơi nhiễm
Đánh giá phơi nhiễm là một trong bốn bước của phương pháp Đánh giá nguy
cơ sức khỏe môi trường-Nghề nghiệp (SKMT-NN). Nếu như hai bước đầu: xác
định vấn đề và đánh giá yếu tố nguy cơ chủ yếu dựa trên các tài liệu và kiến
thức về các yếu tố nguy cơ và cần ít hơn các số liệu thu thập từ thực địa thì
bước đánh giá phơi nhiễm cần nhiều hơn số liệu thu thập thực tế từ nơi cần
tiến hành đánh giá phơi nhiễm. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta tiếp xúc
với nhiều thành phần môi trường khác nhau (nước, không khí, đất và thực
phẩm) và phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ trong môi trường qua đường ăn
uống, hít thở và tiếp xúc qua da. Phơi nhiễm được định nghĩa là việc tiếp xúc
giữa tác nhân và đối tượng đích trên một bề mặt tiếp xúc và trong một khoảng
thời gian tiếp xúc (Zartarian và các cộng sự, 1997; IPCS, 2004). Các yếu tố nguy
cơ SKMT-NN (hay còn gọi là mối nguy) có thể bao gồm các tác nhân hóa học
(kim loại nặng, dioxin trong chất Da cam, thuốc trừ sâu…), vi sinh vật gây bệnh
(vi rút, vi khuẩn, đơn bào, ký sinh trùng) hay các yếu tố phóng xạ. Đối tượng
đích có thể là trẻ em, người lớn hoặc các nhóm nhạy cảm khác sống trong
cộng đồng hay có thể là toàn bộ cộng đồng. Bề mặt phơi nhiễm có thể là bề


mặt ngoài của cơ thể người như da hay bề mặt của các cơ quan bên trong như
hệ tiêu hóa, bề mặt phổi; thời gian phơi nhiễm có thể ngắn (ví dụ ăn một bữa,

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG NGHỀ NGHIỆP

53


uống một cốc nước ô nhiễm) hoặc dài (ví dụ như nhiều ngày, nhiều tháng hoặc
trong suốt cuộc đời). Các hệ quả sức khỏe có thể có nhiều mức độ khác nhau
từ nhẹ hoặc cũng có thể rất nặng, thậm chí là tử vong.
Mục đích của đánh giá phơi nhiễm là xác định mức độ, tần suất, quy mô, đặc
điểm và khoảng thời gian phơi nhiễm trong quá khứ, hiện tại và tương lai
(Australian enHealth Council, 2004). Đánh giá nguy cơ cũng nhằm xác định
kích cỡ của quần thể phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh, các đặc tính của quần
thể phơi nhiễm cũng như các đường phơi nhiễm và thời gian phơi nhiễm. Liều
là một khái niệm quan trọng trong đánh giá nguy cơ SKMT-NN, nó là tổng
lượng yếu tố nguy cơ đi vào trong cơ thể (xem khái niệm về liều ở Bài 1 và Bài
2). Thông thường, liều được mô tả bằng liều kì vọng trung bình hoặc bằng
hàm phân bố xác suất của liều. Ví dụ như trong một quần thể có nhiều người
bị phơi nhiễm hoặc có một số ít người bị phơi nhiễm nhiều lần, liều kì vọng
trung bình là giá trị trung bình của lượng yếu tố nguy cơ đi vào cơ thể cho một
cá thể hay quần thể được quan tâm (một giá trị trung bình duy nhất). Phân bố
của liều phơi nhiễm là phân bố xác suất của các liều đơn lẻ từ các cá thể trong
quần thể (số lượng vi sinh vật hay tổng lượng chất đi vào cơ thể trong một lần
phơi nhiễm).
Phơi nhiễm được đặc trưng bởi hai thông số: i) nồng độ của chất quan tâm
trong một môi trường cụ thể (đất, nước, không khí hoặc thực phẩm) và ii)
lượng môi trường chứa chất đó mà một người ăn hoặc hít phải: d = m*m. Trong
đó d là liều kì vọng, m là nồng độ của chất quan tâm và m là lượng môi trường

chứa chất đó mà một người ăn hoặc hít phải. Thời gian phơi nhiễm cũng là
một thông số quan trọng vì nó ảnh hưởng đến lượng chất hay số vi sinh vật
được đưa vào cơ thể. Thời gian phơi nhiễm là thông số được đề cập khi đánh
giá nguy cơ hóa học bởi nó liên quan đến sự hấp thụ của chất hóa học qua da
hoặc qua đường hô hấp. Tuy nhiên, trong đánh giá nguy cơ vi sinh vật, phơi
nhiễm thường được cho là 1 phơi nhiễm đơn lẻ cho một thời gian trung bình
hoặc cho nhiều lần phơi nhiễm, có nghĩa là nếu một người phơi nhiễm với tác
nhân gây bệnh nhiều lần trong khoảng thời gian nhất định thì tất cả các lần
phơi nhiễm được tính là phơi nhiễm với một liều như nhau.
Ví dụ, nếu hàm lượng trung bình của rotavirus là 10 vi sinh vật/1lít nước, một
người uống 2 lít/ngày sẽ có liều phơi nhiễm là 20 rotavirus/ngày phơi nhiễm.
Nếu tính cho một cộng đồng phơi nhiễm với nước uống nói trên, sẽ có một số
lượng người trong cộng đồng bị phơi nhiễm với nồng độ thấp của rotavirus
(ví dụ như 1 đến 2 vi sinh vật một lít), trong khi những người khác cũng thuộc
cộng đồng đó lại bị phơi nhiễm với nồng độ cao hơn (ví dụ 20-30 vi sinh vật/
lít). Trong trường hợp này liều trung bình không cung cấp thông tin về liều
phơi nhiễm đại diện của quần thể và phân bố của liều phơi nhiễm cần được

54

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG NGHỀ NGHIỆP


cân nhắc để phản ánh một cách chính xác nhất sự biến thiên về phơi nhiễm
trong một cộng đồng. Một trong những khác biệt về liều trong đánh giá nguy
cơ vi sinh vật và đánh giá nguy cơ hóa học là ở chỗ trong đánh giá nguy cơ hóa
học có sự phân biệt giữa liều tiềm năng, liều bên ngoài, liều bên trong và liều
tác động hay còn gọi là liều đích hay liều đáp ứng sinh học. Đối với đánh giá
nguy cơ vi sinh vật, liều cuối cùng, khi vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể là liều
quan trọng nhất.

Thông thường số lượng vi sinh vật trong thực phẩm và nước thường tuân theo
quy luật của hàm phân phối Poisson, là hàm được dùng nhiều nhất trong Vi
sinh học hiện nay. Hình 1 mô tả hàm phân phối Poisson. Hàm này có các giá
trị biến thiên từ 0 đến dương vô cùng. Mật độ vi sinh vật trong các môi trường
khác nhau cũng có thể tuân theo các hàm phân phối khác như phân phối nhị
thức âm (negative binominal) (Hình 2). Trong phần mô tả nguy cơ sẽ thảo luận
thêm về cách dùng của các loại hàm phân phối này.

Hình 1: Phân phối Poisson (μ = 3).
Nguồn: (Microrisk 2006)

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG NGHỀ NGHIỆP

55


Hình 2: Phân phối mong đợi của các phép đếm các vi sinh vật gây bệnh
phân phối ngẫu nhiên.
Nguồn: (Microrisk 2006)

2. Đánh giá phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ
Một trong những vấn đề quan trọng trong đánh giá nguy cơ là đánh giá đựợc
mức độ phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ trong môi trường đang quan tâm.
Đánh giá có thể mang tính định tính hoặc định lượng. Tuy nhiên, phương pháp
đánh giá định lượng ngày càng được sử dụng nhiều hơn vì nó cung cấp thông
tin cụ thể về lượng yếu tố nguy cơ đưa vào cơ thể. Thông thường đánh giá phơi
nhiễm có thể được thực hiện bằng ba phương pháp khác nhau: phương pháp
đo trực tiếp, phương pháp dựa vào tình huống phơi nhiễm giả định và phương
pháp giám sát sinh học (USEPA, 1992).


2.1. Phương pháp đo trực tiếp
Phơi nhiễm được đánh giá ngay tại thời điểm tiếp xúc bằng cách đo nồng độ
tiếp xúc và thời gian tiếp xúc. Phương pháp này đựơc sử dụng trong lĩnh vực
y học lao động và được coi là phương pháp đánh giá phơi nhiễm đáng tin cậy
nhất nếu các thiết bị đo đạc chính xác và được sử dụng đúng kỹ thuật. Trong
thực tế, nếu phương pháp này đựợc sử dụng rộng rãi thì đây là phương pháp
cần nhiều kinh phí so với các phương pháp còn lại. Hơn nữa, các phương tiện
phân tích cũng chỉ phân tích được một số yếu tố nguy cơ nhất định. Trong
đánh giá nguy cơ vi sinh, các vi sinh vật gây bệnh được phân tích trong thức
ăn, nước uống hay không khí bằng nhiều phương pháp phân tích vi sinh khác
nhau. Phần tiếp theo giới thiệu các phương pháp phân tích vi sinh để định
lượng trực tiếp nồng độ vi sinh vật trong các môi trường khác nhau.

56

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG NGHỀ NGHIỆP


Định lượng vi sinh vật là định lượng được nồng độ vi sinh vật trong môi trường.
Có nhiều phương pháp để phát hiện và định lượng các vi sinh vật (virus, vi
khuẩn, đơn bào, ký sinh trùng). Để áp dụng phương pháp đánh giá nguy cơ
vi sinh vật thì các số liệu định lượng là quan trọng (ví dụ như có bao nhiêu vi
sinh vật trong một loại môi trường cụ thể (môi trường đất, môi trường nước,
môi trường không khí hay trong thực phẩm). Các số liệu định tính (như có hay
không có vi sinh vật nào đó trong môi trường) không có ý nghĩa đối với phương
pháp này. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, việc định lượng trực tiếp nồng
độ các vi sinh vật không đủ dữ liệu cho đánh giá nguy cơ mà các thông tin về
sự tồn tại của vi sinh vật trong môi trường và các cách vận chuyển trong môi
trường của chúng là cần thiết. Ví dụ, khi thực hiện đánh giá nguy cơ liên quan
đến tiêu thụ thịt gà với cách tiếp cận “từ trang trại tới bàn ăn”, chúng ta cần các

số liệu về sự sống, chết, hoạt hóa trong suốt quá trình chế biến, vận chuyển
cho tới tiêu thụ của Campylobacter spp. trong thịt gà hoặc của Salmonella spp.
trong thịt lợn. Quá trình vi sinh vật sinh trưởng, chết đi và hoạt hóa có thể được
mô hình hóa, trong mô hình có tính tới sự ảnh hưởng của các yếu tố khác như
nhiệt độ, pH, thời gian. Trong phần này chúng ta không đi vào chi tiết mà tóm
lược lại các khuynh hướng tiếp cận chủ yếu trong phân tích vi sinh.
Phát hiện và định lượng vi sinh vật gồm các bước sau: thiết kế lấy mẫu à lấy
mẫu à tập trung nồng độ à nhân lên à định tính à định lượng à phân lập
và/hoặc mô tả (Haas, 1999). Độ nhạy của các phương pháp phân tích không
phải là 100% và cần phải tối ưu hóa từng bước và tuân thủ theo như đúng quy
chuẩn phân tích. Chiến lược lấy mẫu trong đánh giá nguy cơ có một vai trò rất
quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến độ chính xác và độ đại diện của các số liệu
định tính trong mô hình. Tuy nhiên, chiến lược lấy mẫu sẽ không được đề cập
ở đây.
Các kỹ thuật phân lập vi sinh vật
Đây là một trong những phương pháp cơ bản và cổ điển nhất trong định tính
và định lượng vi sinh vật. Nguyên tắc của việc phân lập vi sinh vật là cung cấp
các điều kiện thích hợp nhất cho sự phát triển của một loài hoặc một nhóm
các vi sinh vật cần phân tích. Vì có rất nhiều loài vi sinh vật cùng tồn tại trong
một môi trường, các chất ức chế được thêm vào để hạn chế sự sinh trưởng của
các vi sinh vật không cần thiết, ví dụ như thêm các chất kháng sinh vào môi
trường nuôi cấy.
Một vài loài vi sinh vật được dùng để chỉ định cho chất lượng của một môi
trường cụ thể. Coliform hoặc Coliform phân được dùng để chỉ định cho sự ô
nhiễm vi sinh vật đường ruột trong nước. Trong đánh giá chất lượng thực phẩm,
vi sinh vật trong thực phẩm được phân lập trên môi trường thạch. Một trong

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG NGHỀ NGHIỆP

57



những kỹ thuật phân lập cơ bản là MPN, viết tắt của Most Probable Number.
Phương pháp này bao gồm các dung dịch nuôi cấy với nồng độ vi sinh được
pha loãng theo một trình tự nhất định. Môi trường nuôi cấy là môi trường chọn
lọc đối với các loài vi sinh quan tâm và hạn chế các vi sinh không mong muốn.
Vi sinh vật sẽ được xác định bằng sự sản sinh ra khí, độ đục của dung dịch hay
axit. Dựa vào các ống có kết quả dương tính và âm tính, dựa vào công thức tính
toán ta có thể tính được số lượng vi sinh vật. Phương pháp này rất tốn công và
một lượng lớn môi trường, dụng cụ thí nghiệm và mất thời gian.
Phương pháp lọc qua màng là một phương pháp nhanh hơn để thay thế
phương pháp MPN để xác định và định lượng vi sinh vật. Phương pháp này
được dùng cho các mẫu nước. Mẫu sẽ được bơm qua màng lọc với kích thước
lỗ nhỏ hơn kích thước vi sinh vật. Vi sinh vật sẽ được giữ lại trên bề mặt màng
và được nuôi trên môi trường nuôi cấy chọn lọc. Vi sinh vật sẽ sinh trưởng và
hình thành khuẩn lạc. Phương pháp này không thể dùng cho mẫu là chất rắn
trừ khi có thể chiết xuất dưới dạng nước.

Hình 3: Phương pháp MPN
(Nguồn: />
58

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG NGHỀ NGHIỆP


Trong trường hợp là virus thì cần phải làm tăng nồng độ virus bằng cách hấp thụ
lên các tấm màng tích điện dương. Sau bước này, virus được hòa loãng vào 1 lít
dung dịch nước bò, rồi được cô đặc trước khi phân tích (Hình 4). Dung dịch virus
đã được cô đặc này sẽ được nuôi bằng tế bào động vật, thường là tế bào người
hoặc linh trưởng. Việc chọn các dòng tế bào phụ thuộc vào loại virus vì dòng tế

bào là đặc hiệu đối với mỗi loại virus. Sự xác định virus được dựa vào i) sự phá hủy
tế bào nuôi của các virus và ii) việc hình thành các vùng khuẩn lạc. Virus phân lập
được sẽ được xác định bởi các thí nghiệm các phản ứng trung hòa huyết thanh.
Phin tập trung nồng độ

Máy đo dòng

Điểm lấy mẫu
Máy bơm nước

Xả

Hình 4: Phương pháp tập trung mật độ virus
Phương pháp soi kính hiển vi
Phương pháp soi bằng kính hiển vi được dùng chủ yếu cho vi khuẩn và ký sinh
trùng bởi kích cỡ của chúng đủ lớn để có thể soi được bằng kính hiển vi. Vi sinh
vật có thể được nhuộm màu và soi dưới kính hiển vi quang học. Hiện nay các
phương pháp dùng kháng thể, các đoạn gen mồi và phương pháp đếm tế bào
dòng chảy (flow cytometry) là phổ biến hơn cả.
Phương pháp nhuộm vi sinh vật chủ yếu là phương pháp nhuộm Gram để
quan sát hình thái tế bào. Tuy nhiên, phương pháp này không cho thông tin
cần thiết đối với đánh giá định lượng nguy cơ vi sinh vật (QMRA) như thông tin
về thành phần gen và phân loại của quần thể vi sinh vật. Phương pháp sử dụng
các đoạn mồi đặc hiệu có ưu thế hơn so với phương pháp nhuộm Gram. Ví dụ
như để định lượng Giardia lamblia và Cryptosporium parvum, người ta thường
sử dụng kit nhuộm FIA. Thuốc nhuộm là các đoạn mồi đặc hiệu có khả năng
phát huỳnh quang có khả năng gắn với các protein đặc hiệu trên bề mặt bào
nang. Các bào nang này sẽ được quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang và
được đếm để lấy số liệu định lượng. Các phương pháp nhuộm axit nucleic và
phương pháp đếm tế bào dòng chảy có thể được dùng để xác định Salmonella

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG NGHỀ NGHIỆP

59


typhymurium. Các ứng dụng của đếm tế bào dòng chảy và nhuộm vi sinh vật
với kháng thể và các đoạn mồi là một bước tiến mới trong việc định lượng vi
sinh vật so với các phương pháp truyền thống.
Các phương pháp phân tử
Sinh học phân tử ngày càng có nhều ứng dụng trong việc phát hiện và định
lượng các vi sinh vật. Ưu điểm của phương pháp này là độ nhạy cảm và không
tốn thời gian. Phương pháp này có thể định lượng đến mức loài do nó thực hiện
trên vật liệu di truyền. Phương pháp FISH (Fluorescent in situ hybridization-lai
ghép huỳnh quang) là một phương pháp dùng một đoạn gen mồi để gắn/
lai ghép với đoạn gen đặc hiệu của vi sinh vật. Đoạn mồi được gắn với chất
nhuộm huỳnh quang. Dưới kính hiển vi huỳnh quang, ta sẽ có thể quan sát các
vi sinh vật được gắn đoạn mồi này. Phương pháp này có thể dùng cho các vi
sinh vật bằng cách gắn các đoạn mồi này vào RNA của riboxom. Phương pháp
này cũng dùng để phân tích ký sinh trùng như Cryptosporidium.
Phương pháp PCR (polymerase chain reaction) hiện nay là phương pháp nhanh
và phổ biến nhất để xác định vi sinh vật. Nguyên tắc của phương pháp này là
sử dụng một đoạn mồi có trình tự bổ sung với ADN của vi sinh vật cần xác định.
Phương pháp PCR có thể được dùng để định tính vi sinh vật (có hay không).
Việc định lượng vi sinh vật có thể dùng bằng phương pháp real-time PRC để
định lượng số lượng của các mảnh ADN bằng cách so sánh với các đường cong
chuẩn. PCR là một phương pháp rất đặc hiệu và có độ nhạy cao. Phương pháp
này có thể phát hiện cả các vi sinh vật đã chết hoặc đã bất hoạt.
Trong trường hợp các phương pháp trực tiếp trên không được dùng để định
lượng vi sinh vật, có một vài phương pháp khác dùng để đo các giá trị trung gian
thay cho việc phân tích trực tiếp các vi sinh vật (Jasson, Jacxsens et al. 2010).


2.2. Phương pháp dựa vào các tình huống giả định (scenario)
Phương pháp này chủ yếu đựợc dùng trong các đánh giá cho các kịch bản
tương lai của một vấn đề nào đó. Ở đây, nồng độ của một chất ô nhiễm nào đó
trong môi trường hoặc tại một thời điểm nào đó và kết hợp với thông tin này
với khoảng thời gian quần thể bị phơi nhiễm để từ đó đánh giá mức độ phơi
nhiễm (USEPA, 1992).

2.3. Giám sát sinh học
Phương pháp này dựa vào lượng chất ô nhiễm trong cơ thể như trong máu,
tóc, móng tay hoặc trong các chất được thải ra từ cơ thể như phân, nước tiểu
để ước lượng mức phơi nhiễm cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Ví dụ đánh giá
60

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG NGHỀ NGHIỆP


phơi nhiễm chì thường được đánh giá qua việc phân tích lượng chì có trong
máu hay đánh giá phơi nhiễm với asen thường được đánh giá qua việc phân
tích lượng asen tích tụ trong tóc hay móng tay. Nhìn chung nếu có thể đo được
nồng độ của các chất trong các mẫu sinh học và nếu thời gian bán phân hủy
của các chất đó là tương đối dài thì mức độ chính xác của phương pháp này là
chấp nhận được (Nguyễn Huy Nga, 2010).
Ba phương pháp đánh giá phơi nhiễm trên đây là độc lập và mỗi phương pháp
đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Nếu kết hợp các phương
pháp này với nhau thì có thể đánh giá phơi nhiễm một cách toàn diện vì các
phương pháp này hỗ trợ được cho nhau.

3. Đánh giá mức tiêu thụ và các đường phơi nhiễm
Như đã đề cập ở trên, con người có thể bị phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ

trong môi trường theo nhiều đường khác nhau như đường tiêu hóa, hô hấp
hoặc qua tiếp xúc với da. Hình 5a và 5b mô tả các con đường phơi nhiễm khác
nhau mà từ đó vi sinh vật hay hóa chất có thể vào cơ thể người.
Đối với mỗi loại môi trường khác nhau, con đường đường phơi nhiễm của
người đối với mỗi yếu tố nguy cơ là khác nhau. Ví dụ, trong trường hợp phơi
nhiễm với phân người, khi phân người được thải ra ngoài môi trường thì có thể
tồn tại trong nước cống, các bãi chôn lấp rác, các dòng bề mặt rồi sau đó đi vào
nguồn nước như vào hệ thống cung cấp nước hay vào các ao hồ nơi vui chơi
giải trí, thậm chí nó có thể làm ô nhiễm thủy hải sản (Hình 5).

Hình 5a: Các đường truyền nhiễm của vi sinh vật lây theo đường phân-miệng ở
hộ gia đình (Haas 1999)
ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG NGHỀ NGHIỆP

61


Người sang
người

Động vật
sang người

Nước uống

Bụi khí

Đồ vật truyền bệnh

Vui chơi


Thực phẩm

Hình 5b: Các đường phơi nhiễm khác nhau (Rose 2010)

Phân ngườ i

Xói lở đất

Cống thoát nước

Đại dương và cử a sông

Thủy hải sản

Vui chơi

Sông và hồ

Cung cấp nướ c

Chất thải rắn từ bãi rác
Nướ c ngầm

Trồng trọt

Tướ i tiêu

Bụi khí


Ngườ i
Hình 6: Các con đường lây truyền khác nhau của vi sinh vật đường ruột (Haas 1999)
Mỗi đường phơi nhiễm khác nhau được đặc trưng bằng tỉ lệ phơi nhiễm và
tần suất phơi nhiễm. Tỉ lệ phơi nhiễm là lượng chất ô nhiễm được hấp thụ đối

62

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG NGHỀ NGHIỆP


với mỗi lần phơi nhiễm. Tần suất phơi nhiễm là số lần phơi nhiễm trong một
khoảng thời gian nào đó và thường tính theo ngày, tháng, năm hay trong suốt
cuộc đời. Bảng 1 trình bày một số thông tin về tỉ lệ phơi nhiễm và tần suất phơi
nhiễm của một số môi trường như đất, nước, không khí. Bảng 2 tóm tắt các
thông tin liên quan đến việc không cố ý uống phải nước dựa vào lượng nước
mỗi lần tiếp xúc.
Bảng 1. Ước lượng điểm các yếu tố tiếp xúc
Đường phơi nhiễm

Tỉ lệ phơi nhiễm

Tần suất phơi nhiễm

Uống nước

1,4 L/ngày

365 ngày/năm

Uống phải nước khi đang

tắm (nước tự nhiên)

50 mL/h

7 lần/năm

Trẻ em ăn phải đất

200 mg/ngày
(dưới 6 tuổi)

Tùy thuộc vào trường hợp

Hô hấp

20m3/ngày
(người lớn)

365 ngày/năm

15m3/ngày (trẻ
em)
Hít phải hơi nước trong
khi đang tắm vòi hoa sen

0,07m3/lần

365 ngày/năm

Ăn cá


0,113 kg/bữa ăn

48 bữa/năm

Nguồn: Covello và Merkhofer (1993)

Lượng môi trường mà một người hấp thụ và nồng độ vi sinh vật trong môi
trường là một yếu tố cần thiết để tính toán liều cuối cùng của phơi nhiễm. Tuy
nhiên, các thông tin về mức tiêu thụ của các chất thường không chắc chắn và
nó đặc trưng cho cho các vùng địa lý khác nhau. Thực tế là một số các đánh giá
nguy cơ chủ yếu được thực hiện tại các nước phát triển và các số liệu đó đại
diện cho các nước đó. Ví dụ như số liệu về mức tiêu thụ nước khi bơi hoặc chơi
trong nước, hay như số liệu về mức tiêu thụ thực phẩm trên một đầu người
được lấy từ Mỹ và Châu Âu (Covello and Merkhofer 1993; Haas 1999; Steyn,
Jagals et al. 2004). Một số nghiên cứu về mức tiêu thụ nước tại châu Phi cũng
đã được tiến hành (Steyn, Jagals et al. 2004) và hy vọng là số liệu sẽ ngày càng
có nhiều hơn ở các vùng địa lí khác nhau. Có như vậy thì các thông tin về phơi
nhiễm mới thực tế và có ý nghĩa thực tiễn nhiều hơn trong đánh giá nguy cơ
cho hoàn cảnh của vùng đó.

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG NGHỀ NGHIỆP

63


Việc thiếu thốn số liệu khiến cho việc áp dụng phương pháp đánh giá nguy cơ
trở nên khó khăn và như vậy cần dùng nhiều ước lượng trong mô hình đánh
giá nguy cơ SKMT. Trong các trường hợp đặc biệt, nếu như đã có số liệu về phơi
nhiễm ở các địa phương thì có thể áp dụng vào mô hình đánh giá nguy cơ. Tuy

nhiên, hầu hết các nghiên cứu hiện nay về đánh giá nguy cơ SKMT, đặc biệt
là QMRA đều sử dụng các giá trị có trong các tài liệu nghiên cứu có trước về
lượng môi trường được hấp thụ (Bảng 1 và 2) bởi có khó khăn trong việc định
lượng được lượng môi trường được hấp thụ trong thiết kế thí nghiệm.
Các nghiên cứu về phơi nhiễm gặp ít khó khăn hơn trong việc thu thập số liệu
về tần suất phơi nhiễm bằng việc sử dụng bộ câu hỏi và bằng quan sát. Ví dụ
khi đánh giá nguy cơ tiêu chảy trong việc tái sử dụng phân người trong nông
nghiệp ở Việt Nam và Thái Lan, tần suất tiếp xúc với phân và nước thải được
định lượng bằng bộ câu hỏi (Nguyen Cong Khuong et al., 2011; Ferrer Duch et
al., 2012). Điều tra về phơi nhiễm cho thấy người dân chủ yếu bị phơi nhiễm
qua việc đánh phân và vận chuyển phân ra đồng ruộng (34%), qua việc sử
dụng phân và nước thải trong sản xuất nông nghiệp (90%) và qua tiếp xúc
với nước ao hồ (19%) tại Hà Nam (Nguyen Cong Khuong et al. 2011). Tại Thái
Lan, 7,5% dân cư ở nơi nghiên cứu thừa nhận là họ thu hoạch rau từ các kênh
mương và 6,2% trong số họ ăn rau muống sống. Các tiếp xúc với nước mương
như giặt giũ, rửa ráy, bơi lội ở kênh mương và đánh bắt cá ở kênh rạch là phổ
biến hơn trong cộng đồng (Ferrer Duch et al., 2012).
Bảng 2. Uống nước không chủ ý và cường độ của tiếp xúc với nước

64

Cường độ
tiếp xúc

Lượng nước
hấp thụ

Hoạt động

Tài liệu tham

khảo

Cả người

100ml /lần

•Bơi lội
•Trẻ em chơi trong nước
•Tắm

DWAF (1996);
Genthe và Rodda
(1999); Haas
(1999); WHO
(2003)

Nửa
người

50ml/lần

•Lướt sóng, bơi canô

Medema (2001)

Khác

10ml/lần

•Giặt giũ

•Câu cá
•Các hoạt động tưới tiêu
trong nông nghiệp

Genthe và Rodda
(1999); Medema
(2001)

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG NGHỀ NGHIỆP


Trong thực tế, đường phơi nhiễm thường ít khi là một đường đơn lẻ mà thường
là sự kết hợp của nhiều đường khác nhau. Kể cả với những phơi nhiễm với môi
trường đặc biệt như thực phẩm thì một người hay cả một cộng đồng cũng
tiếp xúc với các phần thực phẩm khác nhau. Bảng 3 mô tả các ví dụ về đa phơi
nhiễm với thực phẩm tại Mỹ. Nếu như một người nào đó uống nước, tiêu thụ
thực phẩm và hít thở không khí có chứa 1 loại vi sinh vật gây bệnh nào đó thì
liều phơi nhiễm sẽ là tổng của vi sinh vật trong nước, thực phẩm và không khí
đã tiêu thụ. Cuối chương này chúng ta sẽ có ví dụ về ước lượng liều cho một
vài trường hợp cụ thể.
Bảng 3. Tần suất tiêu thụ trung bình cho các loại thực phẩm (trung bình tại Mỹ)
1989-1990
Loại thực phẩm

Lượng tiêu thụ trên 1 người/ngày

Thịt bò sống

< 10-4


Cá sống

4 x 10-4

Các loài hai mảnh

9 x 10-4

Trứng sống

9 x 10-4
Nguồn: Ralston et al. (1995)

Ngoài các con đường phơi nhiễm thì quần thể phơi nhiễm cũng là một yếu
tố quan trọng. Tùy thuộc vào đặc điểm của các nhóm người khác nhau trong
quần thể mà các phơi nhiễm của họ khác nhau. Trẻ em thường có mức độ
tiếp xúc với môi trường trên mỗi kg thể trọng lớn hơn người lớn bởi cân nặng
của trẻ em thấp hơn người lớn và do các yếu tố tâm sinh lý (trẻ em thường có
những hành động đưa tay lên miệng, do đó làm tăng nguy cơ phơi nhiễm với
đất, trẻ em có tốc độ hô hấp so với khối lượng cơ thể cao hơn người lớn, có
khả năng hấp thụ các chất qua đường tiêu hóa lớn hơn) (Hội đồng sức khỏe
Úc 2004). Khi đánh giá các nhóm nghề nghiệp khác nhau thì mỗi nghề nghiệp
lại có những phơi nhiễm đặc thù riêng. Ví dụ như nông dân tại miền bắc Việt
Nam có tỉ lệ phơi nhiễm với phân người cao hơn các nhóm nghề nghiệp khác
do phân người được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp. Khi các số
liệu của địa phương không có sẵn, việc sử dụng các số liệu mặc định cho đánh
giá phơi nhiễm cho các nhóm tuổi trong quần thể là có thể chấp nhận được
(Bảng 4).

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG NGHỀ NGHIỆP


65


Bảng 4: Các giá trị mặc định được dùng trong đánh giá phơi nhiễm theo các
nhóm tuổi trong quần thể
Đối tượng

Lượng chất lỏng tiêu
thụ (sữa, nước, các
loại đồ uống khác) (L/
ngày)

Người lớn

Thể tích
hô hấp
trong 8
tiếng (L)

1,0-2,2 (trung bình=1,9)

Thể tích hít
vào trong 8
tiếng (m3)
22 (trung bình)

Người lớn (nam)

1,95


3600

23

Người lớn (nữ)

1,4

2900

21

Trẻ em (10 tuổi)

1,4

2300

15

Nguồn: Hội đồng sức khỏe Úc (2004).

Phân bố của tỉ lệ tiếp xúc và tần suất phơi nhiễm được ước lượng từ những đo
đạc thực tế của các hoạt động và thường tuân theo bảng sau (Bảng 5).
Bảng 5. Một số phân bố chủ yếu của phơi nhiễm
Loại phân
phối

Các

thông số
tối ưu

Tiêu thụ nước uống (ml/
ngày)

Lognormal

z = 7,49

Lượng cá tiêu thụ (g/ngày)

Lognormal

Phơi nhiễm

s = 0,407
z = 3,682
s = 0,463

Lượng tiêu thụ các loại cá tự
bắt được (g/ngày)

Lognormal

Đất dính vào da (mg/cm2 mỗi Lognormal
lần phơi nhiễm)

66


z = 3,862
s = 0,531
z = -1,059
s = 1,448

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG NGHỀ NGHIỆP

Tài liệu tham
khảo
Roseberry và
Burmaster (1991)
Roseberry và
Burmaster (1991)
Murray và
Burmaster (1994)
Finley, Scott và
cộng sự (1994)


Trong phương pháp đánh giá định lượng nguy cơ vi sinh vật (QMRA), chúng
ta cũng cần cân nhắc việc lây nhiễm chéo, giữa các môi trướng khác nhau và
người. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp các nước đang phát
triển, nơi mà các điều kiện vệ sinh chưa được tốt. Ví dụ như lây nhiễm có thể
xảy ra khi sử dụng dao và thớt đã bị nhiễm các vi sinh vật gây bệnh để chuẩn bị
thức ăn. Các vi sinh vật từ thức ăn sống hoặc từ thớt có thể lây nhiễm sang tay
hoặc quần áo và lây nhiễm từ tay tới miệng. Mackintosh and Hoffman (1984)
đã tính toán hệ số lây nhiễm từ quần áo-tới-tay và từ tay-tới-quần áo cho các
vi sinh vật gây bệnh khác nhau. Ví dụ như đối với vi sinh vật Staphylococcus
saprophyticus, hệ số lây nhiễm từ quần áo tới tay là 0,167 và hệ số lây nhiễm
từ tay-tới-quần áo là 0,17. Dựa vào thông tin này, ta có thể tính được lượng S.

saprophyticus lây nhiễm từ quần áo tới tay và từ tay tới miệng trong đánh giá
phơi nhiễm (Mackintosh and Hoffman 1984).
Phần còn lại của Bài này sẽ đưa ra hai ví dụ mô tả làm thế nào để đánh giá phơi
nhiễm vi sinh trong việc uống nước và phơi nhiễm hóa học thuốc trừ sâu trong
nông nghiệp. Các tính toán trong ví dụ này có thể áp dụng cho phơi nhiễm đối
với các môi trường khác như thực phẩm, không khí v.v.
Ví dụ 1: Một nhà máy nước sử dụng các phương pháp truyền thống để xử lý
nguồn nước mặt để làm nước sinh hoạt. Các phương pháp xử lý bao gồm: lọc,
làm lắng và xử lý bằng clo. Nồng độ của Campylobacter jeujuni trong nước mặt
(do ô nhiễm phân) là 150 vi khuẩn/1 lít. Hiệu quả xử lý của nhà máy nước là
99%. Giả sử rằng mọi người sử dụng trực tiếp nước từ vòi của nhà máy và lượng
tiêu thụ là 2 lít/ngày. Hãy tính liều của C. jeujuni cho một lần phơi nhiễm. Phân
tích mười mẫu nước máy và có kết quả như ở Bảng 6. Chúng ta sẽ xác định hàm
phân bố của liều của Campylobacter jeujuni trong quần thể sử dụng nước của
nhà máy này.
Bảng 6: Số lượng Campylobacter jeujuni trong nước máy
Mẫu

Số lượng Campylobacter jeujuni (vi khuẩn/lít)

Mẫu 1

10

Mẫu 2

3

Mẫu 3


5

Mẫu 4

1

Mẫu 5

0

Mẫu 6

4

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG NGHỀ NGHIỆP

67


Mẫu

Số lượng Campylobacter jeujuni (vi khuẩn/lít)

Mẫu 7

2

Mẫu 8

0


Mẫu 9

0

Mẫu 10

5

Gợi ý:
Nồng độ của C. jeujuni trong nước máy là 150 vi khuẩn/lít * 0,01 = 1,5 vi khuẩn/
lít. Một người tiêu thụ 2 lít/ngày ta có 1,5 vi khuẩn/lít * 2 lít = 3 C. jeujuni. Vậy
liều của C. jeujuni cho 1 lần phơi nhiễm là 3 vi khuẩn/lần phơi nhiễm.
Đối với hàm phân bố của liều, dùng phần mềm thống kê (ví dụ @Risk) để tìm
hàm phân bố. Thông thường hàm phân bố là phân bố Poisson hoặc phân bố
nhị thức âm. Hai phân bố trên có nghĩa là giá trị nhỏ nhất là 0 và giá trị lớn nhất
là dương vô cùng. Các tính toán như sau:
Bảng 7: Các hàm phân bố phù hợp

68

Hàm phân bố

Chi_2

Thông số của hàm phân bố

Poisson

0,0977


l=3

Geometre

0,2503

l=0,25

Phân bố nhị thức âm

0,2503

S=1, p=0,25

Phân bố đều

2,4300

S=0, p=10

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG NGHỀ NGHIỆP


Hình 7: Bốn hàm phân bố thích hợp nhất từ các số liệu về nồng độ của C. jeujuni
trong nước máy.
Từ ví dụ này, chúng ta thấy tất cả các ước lượng về liều trung bình là 3 C.
jeujuni/lít. Tuy nhiên, giá trị này không phản ánh tính biến thiên của liều phơi
nhiễm mà quần thể gặp. Đây là phương pháp tiếp cận tất định (deterministic
approach). Trong trường hợp này, hàm phân bố Poission được tính và là hàm

phân bố phù hợp nhất cho 10 giá trị mẫu đo. Hàm phân bố Poisson và hai hàm
phân bố khác có giá trị trung bình là 3 C. jeujuni/lít nhưng chúng phản ánh
độ biến thiên khác nhau về liều phơi nhiễm trong quần thể. Điều này sẽ giúp
phản ánh mô tả xác suất của nguy cơ.
Ví dụ 2: Ở Việt Nam, thuốc trừ sâu vẫn đang được dùng rộng rãi trong sản xuất
nông nghiệp. Khi nông dân phun thuốc sâu, nếu không sử dụng các phương
tiện bảo hộ lao động như khẩu trang, găng tay, ủng thì sẽ có nguy cơ cao
bị ảnh hưởng sức khỏe. Trong một đánh giá nguy cơ sức khỏe nghề nghiệp,
chúng ta muốn đánh giá phơi nhiễm với thuốc sâu của nông dân phun thuốc
thì cần tiến hành như thế nào?
Gợi ý:
Có thể dùng hai phương pháp để đánh giá phơi nhiễm trong trường hợp này.
i) Phương pháp đánh giá trực tiếp bằng việc đo lượng thuốc trừ sâu đi vào cơ
thể người phun thuốc sâu. Thông thường để làm được việc này, chúng ta cần
đo lượng thuốc trừ sâu trong không khí, đồng thời ước lượng thuốc trừ sâu
được hấp thụ qua hít thở và ngấm qua da. Phương pháp này sẽ phải đo/ước
lượng được lượng không khí hít vào, diện tích da không được bảo vệ và tiếp
xúc với thuốc trừ sâu cũng như các mô hình về sự thẩm thấu của thuốc trừ sâu
qua da (lấy từ những nghiên cứu đã thực hiện).

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG NGHỀ NGHIỆP

69


ii) Phương pháp giám sát sinh học thông qua đánh giá gián tiếp nồng độ thuốc
trừ sâu (hoặc chất chỉ thị của thuốc trừ sâu) trong các mẫu sinh học như máu,
nước tiểu. Trong trường hợp này chúng ta cần phải lấy mẫu nước tiểu của nông
dân nhiều ngày trước và sau khi phun thuốc trừ sâu, phân tích nồng độ của
chất biến đổi của thuốc trừ sâu trong nước tiểu. Ví dụ muốn đánh giá phơi

nhiễm của Chlorpyrifos - một loại organophosphate dùng rộng rãi ở Việt Nam
- chúng ta cần phân tích 3,5,6-trichloropyridinol (TCP) là chất chuyển hóa của
chlorpyrifos trong nước tiểu. Từ thông tin này, chúng ta có thể biết được mức
phơi nhiễm của nông dân với thuốc trừ sâu như thế nào. Chi tiết tính toán có
thể xem ở bài báo của Phùng Trí Dũng và cộng sự (2012).

4. Kết luận
Bài này đưa ra các khái niệm về đánh giá phơi nhiễm trong phương pháp đánh
giá nguy cơ SKMT-NN và các lưu ý cần cân nhắc khi tính toán liều phơi nhiễm
của các yếu tố nguy cơ trong các môi trường khác nhau. Đánh giá phơi nhiễm
là công đoạn đánh giá độ lớn của yếu tố nguy cơ nào đó trong các môi trường
khác nhau như đất, nước, không khí, thực phẩm đi vào cơ thể của đối tượng
bị phơi nhiễm. Đánh giá phơi nhiễm có thể dùng để đánh giá các phơi nhiễm
hiện tại, trong quá khứ và cả tương lai. Đánh giá phơi nhiễm mô tả đặc tính
và kích cỡ của các quần thể khác nhau cùng phơi nhiễm đối với một yếu tố
môi trường cũng như cường độ và thời gian phơi nhiễm. Nó xác định mức độ
mà một người tiếp xúc với yếu tố nguy cơ đó và ước lượng cường độ của liều
được hấp thụ. Các thông số được xem xét trong bước đánh giá phơi nhiễm
bao gồm: thời gian phơi nhiễm, các đường phơi nhiễm, đặc tính của yếu tố
nguy cơ trong môi trường và các đặc điểm của quần thể bị phơi nhiễm. Một
yếu tố quan trọng nữa trong đánh giá phơi nhiễm là nồng độ của yếu tố nguy
cơ trong môi trường. Thông tin này thường được thu thập bằng cách phân
tích môi trường, nhưng cũng có thể ước đoán dựa vào các hàm toán học. Nói
chung, bước đánh giá phơi nhiễm là bước có nhiều các yếu tố không chắc chắn
trong đánh giá nguy cơ SKMT-NN. Bước đánh giá phơi nhiễm là một trong
những bước quan trọng trong đánh giá nguy cơ SKMT-NN vì nó cung cấp các
giá trị thực tế về liều phơi nhiễm cho cả mô hình đánh giá nguy cơ.

70


ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG NGHỀ NGHIỆP


ÂÂTÀI LIỆU THAM KHẢO
Australian enHealth Council (2004). Environmental Health Risk Assessment:
Guidelines for Assessing Human Health Risks from Environmental Hazards.
Department of Health and Ageing, Canberra.
Covello, V. T. and M. W. Merkhofer (1993). Risk Assessment Methods, New York,
Plenum Press.
DWAF (1996). South African Water Quality Guidelines: Volume 2 – Recreational
Water Use. Pretoria, South Africa, Dept of Water Affairs and Forestry.
Ferrer Duch, A., Nguyen Viet Hung, Jakob Zinsstag (2012). “ Quantification of
Diarrhea Risk Related to Wastewater Contact in Thailand. EcoHealth, 2012. 9(1):
p. 49-59.
Finley, Scott, et al. (1994). “Development of a standard soil-to-skin adherence
probability density function for use in Monte Carlo analyses of dermal
exposure.” Risk Analysis 14(4).
Genthe and Rodda (1999). Application of health risk assessment techniques to
microbial monitoring data, Water Research Commission.
Haas, C. R., JB. and Gerba,CP. (1999). Quantitative Microbial Risk Assessment.
New York, USA., John Wiley and Sons, Inc.
Jasson, V., L. Jacxsens, et al. (2010). “Alternative microbial methods: An overview
and selection criteria.” Food microbiology 27(6): 710-730.
Mackintosh and Hoffman (1984). “An extended model for transfer of microorganisms via the hands: differences between organisms and the effect of
alcohol disinfection.” J. Hyg., Camb. 92: 345-355.
Medema, G. J., Ketelaars, H.A.M. and Hoogenboezem,W. (2001). Cryptosporidium
and Giardia: Occurrence in Sewage, Manure and Surface water. Amsterdam,
Association of River Waterworks–RIWA.
Microrisk (2006). QMRA methodology Microbiological risk assessment: a
scientific basis for managing drinking water safety from source to tap.

Murray and Burmaster (1994). “Estimated distributions for average daily
consumption of total and self-caught fish for adults in michigan angler
households.” Risk Analysis 14(4).

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG NGHỀ NGHIỆP

71


Nguyen Huy Nga (2010). Environmental Health (manual for postgraduate
training in public health).Medical Edition. Hanoi. 271 pp.
Nguyen Cong Khuong, Bich TH, Pham-Duc P, Nguyen-Viet H. 2011. Assessment
of diarrhea risk by microorganisms in wastewater and excreta used in
agriculture in Hanam (in Vietnamese with abstract in English). Vietnam Journal
of Public Health 22:14-20.
Phung DT, Connell D, Miller G, Hodge M, Patel R, Cheng R, Abeyewardene M,
Chu C. (2012). Biological monitoring of chlorpyrifos exposure to rice farmers in
Vietnam. Chemosphere. 87(4):294-300.
Rose, J. B. (2010). “QMRA summer school - University of Delft.”
Roseberry and Burmaster (1991). “Lognormal distributions for water intake by
children and adults.” Risk Analysis 12.
Steyn, M., P. Jagals, et al. (2004). “Assessment of microbial infection risks
posed by ingestion of water during domestic water use and full-contact
recreation in a mid-southern African Region.” Water Sci. Technol. 50(1): 301308.
US EPA (1992). Guidelines for Exposure asessment, notice, part VI, Federal
Register, vol. 57, no 104, pp. 22888-22938.
WHO (2003). Guidelines for Safe Recreational-water Environments: Coastal and
Fresh-waters. Geneva, World Health Organisation.

72


ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG NGHỀ NGHIỆP


BÀI 4. MÔ TẢ NGUY CƠ
Ths. Nguyễn Ngọc Bích

ÂÂMỤC TIÊU
Sau khi kết thúc bài học, sinh viên có khả năng:

1. Trình bày được khái niệm và các cấu phần chính của bước mô tả nguy
cơ SKMT-NN
2. Nêu được các nguyên tắc trong mô tả nguy cơ SKMT-NN
3. Phân biệt được mô tả nguy cơ định tính và mô tả nguy cơ định lượng,
bán định lượng; mô tả nguy cơ ung thư và nguy cơ không gây ung thư
4. Mô tả được chất lượng của số liệu, những hạn chế và yếu tố không chắc
chắn trong quá trình đánh giá nguy cơ
5. Áp dụng được lý thuyết để mô tả nguy cơ SKMT trong trường hợp thực
tế (SBL 1)

I. KHÁI NIỆM MÔ TẢ NGUY CƠ
Trong từ điển Sức khỏe và An toàn Môi trường và nghề nghiệp của Lewis
(2002), mô tả nguy cơ được định nghĩa là: “Sự kết hợp các thông tin về khả
năng trầm trọng do các tiếp xúc với các hóa chất và các thông tin về liều – đáp
ứng trong quá trình đánh giá yếu tố nguy cơ (hazard assessment). Mô tả nguy
cơ là bản mô tả nguy cơ sức khỏe và môi trương về bản chất và ảnh hưởng với
từng loại hóa chất”. Định nghĩa này cũng được áp dụng khi mô tả nguy cơ sinh
học. Có thể hiểu một cách đơn giản, mô tả nguy cơ là sự so sánh số liệu về phơi
nhiễm và số liệu liều – đáp ứng để từ đó đánh giá các ảnh hưởng có hại của
nguy cơ. Trong quy trình đánh giá nguy cơ, mô tả nguy cơ là bước cuối cùng

trước khi nguy cơ được kiểm soát và quản lý (Hình 1, enHealth Council, 2004).
Mục đích của việc mô tả nguy cơ nhằm:
• Lồng ghép các thông tin của các bước đánh giá yếu tố nguy cơ và đánh
giá phơi nhiễm;
• Cung cấp thông tin đánh giá về chất lượng của đánh giá, cũng như
độ tin cậy của những thông tin đánh giá và các kết luận đưa ra bởi các
chuyên gia thực hiện đánh giá;

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG NGHỀ NGHIỆP

73


• Mô tả bản chất, phạm vi, mức độ trầm trọng của các nguy cơ sức khỏe
đối với các cá nhân và cộng đồng;
• Truyền thông kết quả đánh giá nguy cơ đến các nhà quản lý nguy cơ
(US EPA, 1995);
• Và cung cấp các thông tin cho việc truyền thông nguy cơ.
Sự tham gia của các bên liên quan và cộng đồng
và truyền thông nguy cơ

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG
Xác định vấn đề

Đánh giá nguy cơ
Xác định yếu
tố nguy cơ

Rà soát,
theo dõi và

đánh giá

Đánh giá phơi
nhiễm

Đánh giá liều đáp ứng

Mô tả nguy cơ

Rà soát, theo
dõi và đánh
giá

Quản lý nguy cơ

Hình 1. Khung đánh giá nguy cơ SKMT-NN
Nguồn: enHealth Council, 2004

Theo Hội đồng Sức khỏe môi trường Úc (2004), việc mô tả nguy cơ hiếm khi
được định lượng một các phù hợp do sự thiếu các số liệu cần thiết cho việc
đánh giá. Tuy vậy, dựa vào một số mô hình đã được xây dựng dựa trên các
nghiên cứu, việc ước tính nguy cơ có thể được thực hiện để đánh giá nguy cơ
một cách định lượng. Do trong mỗi bước của quy trình đánh giá nguy cơ đều
có các yếu tố dẫn đến sự không chắc chắn, nên việc ở bước mô tả nguy cơ,

74

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG NGHỀ NGHIỆP



“sự không chắc chắn” cần được phân tích rõ để làm rõ độ tin cậy của các kết
quả đánh giá nguy cơ. Các nguyên nhân dẫn đến sự không chắc chắn như các
thông tin không đầy đủ, không chắc chắn trong quá trình đo lường (như sai
lệch do đo lường hoặc chọn mẫu), hoặc khả năng lượng hóa kết quả của các
mô hình sẽ được sử dụng để đánh giá nguy cơ. Tóm lại, bước mô tả nguy cơ
cần cung cấp cho những nhà quản lý nguy cơ những cơ sở khoa học để có thể
ra quyết định về các giải pháp đối với nguy cơ được đánh giá (xử lý nguy cơ) và
cung cấp thông tin cần thiết để có thể truyền thông nguy cơ một cách trung
thực, chính xác và hiệu quả.

II. NGUYÊN TẮC MÔ TẢ NGUY CƠ
• Các mối quan tâm hàng đầu là để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng
đồng, mối quan tâm này cần phải được ưu tiên trên hết mọi mối quan
tâm khác.
• Đánh giá nguy cơ cần phải minh bạch. Bản chất, giá trị sử dụng của
các phương pháp, các giá trị, giả thuyết và các quyết định chính sách
cần phải được làm sáng tỏ. Các kết luận dựa trên bằng chứng cần phải
được tách bạch khỏi các phán quyết mang tính chính sách.
• Việc mô tả nguy cơ cần bao gồm tóm tắt các vấn đề cốt lõi và các kết
luận của mỗi bước trong quy trình quản lý nguy cơ cũng như mô tả
được bản chất và khả năng xảy ra của các tác động có hại đến sức khỏe.
Đồng thời phần mô tả tóm tắt cũng cần phải nêu được các điểm mạnh,
điểm hạn chế (sự không chắc chắn) của quá trình đánh giá và các kết
luận đã đưa ra.
• Các mô tả nguy cơ (và đánh giá nguy cơ) cần có sự thống nhất tuy
nhiên cũng cần hiểu rõ về các đặc điểm khác biệt của từng tình huống
cụ thể khác nhau.
• Đánh giá nguy cơ sức khỏe cần phải được hiểu rõ và thực hiện như một
phần của quy trình đánh giá bao quát hơn là đánh giá nguy cơ sinh thái.
• Nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, để có thể tránh được

những sự không chắc chắn trong quá trình đánh giá, cần có sự kiên
định về các kết quả đánh giá.
• Đảm bảo rằng các tiêu chí đã được công bố của các cơ quan có thẩm
quyền (như TCVN, các quy định của các ngành v.v.) được sử dụng để so
sánh đối chiếu.
• Nếu như chưa có tiêu chí nào được đặt ra thì ý kiến của các cơ quan có
thẩm quyền cần phải được xem xét.

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG NGHỀ NGHIỆP

75


• Đánh giá nguy cơ sức khỏe cần áp dụng các phương pháp đánh giá
định tính, định lượng hoặc bán định lượng dựa trên các nghiên cứu đã
được công bố theo thời gian.
• Các tiêu chuẩn, tiêu chí về sức khỏe môi trường và sức khỏe nghề
nghiệp cần được ban hành bởi các cơ quan chức năng, hoặc nếu không
có thì được hướng dẫn và ban hành bởi các tổ chức mà Việt Nam là
quốc gia thành viên (như Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức Lao động quốc
tế).
• Đảm bảo việc đánh giá nguy cơ đối với sức khỏe con người cần dựa
trên áp dụng các đánh giá độc học mang tính quốc gia (Ví dụ: hoặc
các đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hoặc các phương pháp đã
được thừa nhận bởi các cấp có thẩm quyền.
• Người làm đánh giá cần luôn có sự cập nhật về đánh giá nguy cơ
• Trong mô tả nguy cơ cần có mô tả một cách đầy đủ về các hạn chế về
nguồn lực, cũng như các yếu tố ảnh hưởng để có thể giải thích một
cách cặn kẽ các kết quả trong các bước của đánh giá nguy cơ. Ví dụ
đôi khi có thể cần giải thích tại sao một khâu trong quá trình đánh giá

không được thực hiện hoàn chỉnh.

III.CÁC CẤU PHẦN MÔ TẢ NGUY CƠ
Tùy theo nguy cơ được mô tả một cách định tính hay định lượng, tùy theo bản
chất của yếu tố nguy cơ, đường phơi nhiễm mà các thông tin trong phần mô
tả nguy cơ đường lồng ghép khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, các thông tin về
đánh giá phơi nhiễm, đánh giá yếu tố nguy cơ sẽ được lồng ghép để đánh giá
mức độ trầm trọng của nguy cơ môi trường và sức khỏe do một yếu tố nguy
cơ mang lại.
Một ví dụ về sự lồng ghép các thông tin là mô tả nguy cơ vi sinh vật của
Cryptosporidium trong nước uống. Từ thông tin trong phần đánh giá phơi
nhiễm thông qua việc đánh giá nồng độ của Cryptosporidium trong nước
nguồn, với các thông tin về kỹ thuật và hóa chất sử dụng để xử lý nước để ước
lượng được hiệu quả và khả năng xử lý để từ đó có thể tính toán được nồng độ
tối đa và tối thiểu có thể Cryptosporidium còn tồn tại trong nước uống. Đối với
rất nhiều nước khi sử dụng nước uống trực tiếp tại vòi lạnh không qua đun sôi,
thì nguồn Cryptosporidium sẽ là nguồn phơi nhiễm trực tiếp đối với con người.
Khi đó các tính toán về lượng nước sử dụng hàng ngày sẽ cung cấp thông tin
về liều, và với các thông tin mô hình về liều – đáp ứng sẽ cho phép tính toán
được khả năng nhiễm bệnh của cộng đồng và từ đó tính toán được gánh nặng

76

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG NGHỀ NGHIỆP


bệnh tật do Cryptosporidium gây ra cho cộng đồng (Havelaar & Melse, 2003), và
với số liệu về DALYs tính toán được, nguy cơ sức khỏe do Cryptosporidium qua
nước uống có thể được so sánh, xét phân loại ưu tiên so với các nguy cơ do các
tác nhân khác hoặc các dạng nguy cơ sức khỏe khác cho cộng đồng.

Để đạt hiệu quả cao, nguy cơ cần được mô tả một cách chính xác nhất dựa vào
những thông tin hiện có và với ngôn ngữ dễ hiểu nhất đối với các đối tượng
khác nhau trong cộng đồng. Có 3 phương pháp chính để mô tả nguy cơ, đó là
phương pháp định tính, bán định lượng và định lượng (Standards Australia &
Standards New Zealand, 2004).

Hình 2. Mô tả nguy cơ dựa vào việc lồng ghép thông tin đánh giá phơi nhiễm và
ảnh hưởng của Cryptosporidium trong nước uống
Nguồn WHO, 2004

IV. MÔ TẢ NGUY CƠ ĐỊNH TÍNH
Phương pháp định tính được sử dụng khi không thể hoặc không đủ nguồn lực
cũng như số liệu để đánh giá và mô tả nguy cơ một cách định lượng. Phương
pháp này sử dụng các từ ngữ hoặc nhóm từ chỉ mức độ khác nhau để mô tả
hậu quả của từng sự kiện (ví dụ nhẹ, vừa, và trầm trọng) cũng như khả năng
xảy ra sự kiện (chắc chắn xảy ra, có thể xảy ra, hiếm khi xảy ra). Với phương
pháp định tính, nguy cơ có thể được mô tả theo nhiều cách khác nhau ví dụ
“nguy cơ cao”, “nguy cơ trung bình” và “nguy cơ thấp”; hay “trầm trọng”, “nặng”,
“vừa”, “nhẹ” và “không đáng kể” tùy thuộc vào khả năng xảy ra sự kiện cũng như
hậu quả của nó (xem ví dụ ở Bảng 1).

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG NGHỀ NGHIỆP

77


×