Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

KỂ CÂU CHUYỆN ĐÃ HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.71 KB, 3 trang )

Đề bài: Kể lại câu chuyện đã học: "Rùa và thỏ".
Bài làm
Trong đời tôi không sao quên được lần tôi thi chạy với Rùa, chuyện là thế này:
Vào một buổi sáng mùa thu mát mẻ, tôi đang dạo chơi, trông thấy Rùa đang tập chạy, tôi
trêu chọc: “Đồ chậm như sên, mày mà cũng đòi tập chạy à?”. Rùa điềm tĩnh đáp: “Anh đừng
giễu tôi, có giỏi thì chúng tâ cùng thi chạy”. Tôi lăn ra đất mà cười. Một lúc sau, tôi mới thôi cười
và nói: “Được, tôi chấp anh một nửa đoạn đường đấy”.
Ngày hôm sau, mọi con vật đều đổ ra bờ sông xem cuộc thi kỳ lạ. Cuộc thi bắt đầu. Rùa biết
mình chậm chạp nên cố hết sức. Tôi nghĩ bụng: “Cứ để Rùa gần đến đích, mình phóng cũng
vừa”. Tôi nhởn nhơ chơi, bắt bướm, hái hoa rồi tôi ngủ dưới một gốc cây râm mát. Bỗng tiếng
reo hò ầm ĩ làm tôi bừng tỉnh. Nhìn ra thấy Rùa sắp về đích. Tôi ba chân bốn cẳng chạy mà vẫn
không kịp. Cuối cùng tôi đã thua Rùa.
Người khiêm tốn và cần mẫn thì làm việc gì cũng thành công. Người huênh hoang lại chủ
quan như tôi làm việc gì cũng thất bại.
Đề bài: Kể lại câu chuyện đã học: "Rùa và thỏ".
Bài làm
Tôi có một bài học về tính khiêm tốn, kiên trì mà tôi không thể nào quên được. Đó là cuộc
chạy thi giữa tôi và Rùa.
Vào một ngày đẹp trời, tôi ra khỏi hang dạo chơi. Đi được một quãng, tôi thấy anh bạn Rùa
đang cố sức tập chạy. Tôi mỉa mai Rùa:
- Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à?
Rùa bình tĩnh đáp:
- Anh đừng có giễu tôi, sáng mai tôi và anh thử chạy thi xem ai nhanh hơn. Nghe thấy thế,
tôi bò lăn ra cười. Một lúc sau mới gượng dậy được, tôi nói:
- Được, tao chấp mày một nửa đường đó.
Sáng sớm hôm sau, lúc sương mù còn chưa tan, mọi con vật đã ra cạnh bờ sông xem cuộc
thi có một không hai này. Rùa biết mình chậm chạp nên vừa mới bắt đầu cuộc thi, Rùa đã cố
gắng vác cái mai nặng nề của mình chạy thật nhanh. Tôi nhìn những bước chạy chậm chạp của
Rùa, nghĩ bụng: Mình chưa gì phải vội, đợi Rùa gần tới đích, mình phóng cũng vừa. Thế rồi tôi
nhởn nhơ trên đường, hái hoa, bắt bướm. Rồi tôi ngủ một giấc no say. Một ánh nắng chiếu
thẳng vào mặt tôi khiến tôi bừng giấc. Nhìn ra thấy Rùa đã gần tới đích. Lúc đó, tôi mới vắt


chân lên cổ chạy. Nhưng đã muộn rồi. Rùa đã về đích trước tôi. Vừa buồn, vừa xấu hổ, tôi trốn
biệt vào rừng và không bao giờ quay lại nữa.
Các bạn thấy đấy, khiêm tốn, kiên trì như Rùa thì sẽ giành chiến thắng. Còn huênh hoang,
khoác lác như tôi thì lúc nào cũng thất bại. Các bạn đừng giống tôi nhé.
Đề bài: Kể lại câu chuyện đã học: "Rùa và thỏ".
Bài làm
Trong sách “Tiếng Việt 3” tập Một có chuyện “Rùa và Thỏ” mà em rất thích.
Hàng ngày, cứ đến sáng, Rùa lại tập chạy bên bờ sông. Thỏ thấy vậy liền mỉa mai Rùa:
- Chậm như sên mà cũng đòi tập chạy.
Rùa thủng thỉnh đáp:
- Anh đừng giễu tôi. Anh thử chạy thi coi ai hơn.
Nghe Rùa nói, Thỏ vểnh tai tự đắc:
- Được, được! Mày dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mày một nửa đường đó.
Rùa biết mình chậm chạp, Rùa kiên nhẫn, miệt mài chạy ngay từ đầu.
Thỏ cậy mình chân dài, chạy nhanh nên cứ mải rong chơi, khi thì nhìn cỏ, cây, sông, nước,
khi lại đuổi bướm, bứt hoa. Lại còn ung dung gặm cỏ non, không thèm chạy vội.
Rùa gắng sức chạy, còn Thỏ vẫn mải chơi. Đến lúc sực nhớ tới cuộc thi thì đã thấy Rùa về
gần tới đích. Thỏ cắm đầu chạy gấp nhưng không kịp nữa rồi, Rùa đã tới đích trước.
Câu chuyện “Rùa và Thỏ” đúng là bài học quý giá đối với học sinh chúng em, không nên chế
giễu và coi thường bạn bè. Mà chúng ta cần đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×