Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Kết quả phẫu thuật nối thông túi lệ mũi nội soi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.26 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỐI THÔNG TÚI LỆ MŨI NỘI SOI
Hà Huy Thiên Thanh1, Ngô Văn Thắng1, Nguyễn Quốc Anh1,
Đặng Hồng Sơn2, Bùi Thanh Sơn3, Phạm Thị Khánh Vân3
1

Bệnh viện Mắt Trung ương; 2Bệnh viện Mắt Hải Phòng,3Trường Đại học Y Hà Nội

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật nối thông túi lệ mũi nội soi và tìm
hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật. Đây là nghiên cứu can thiệp lâm sàng tiến cứu trên 58
bệnh nhân được phẫu thuật nối thông túi lệ - mũi nội soi, tại khoa Chấn thương, Bệnh viện Mắt Trung ương,
từ tháng 12/2015 đến tháng 03/2017. Trong 58 bệnh nhân có 14 nam, 44 nữ, tuổi từ 18 đến 75. Nguyên
nhân gây tắc ống lệ mũi gồm: 39 trường hợp nguyên phát; 17 trường hợp do chấn thương; 1 trường hơp tái
phát sau phẫu thuật mở da và 1 trường hợp sau phẫu thuật mũi xoang. Sau 3 tháng phẫu thuật: 51/58
trường hợp hết chảy nước mắt; 53/58 trường hợp bơm nước lệ quản nước thoát tốt. Chảy máu nhiều trong
phẫu thuật và nguyên nhân tắc lệ đạo do chấn thương có ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật. Phẫu thuật
nối thông túi lệ - mũi nội soi là phẫu thuật khá an toàn và hiệu quả.
Từ khóa: Nối thông túi lệ - mũi nội soi

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tắc lệ đạo là bệnh lý thường gặp trong
nhãn khoa và xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Hiện
nay, có nhiều phương pháp điều trị tắc lệ đạo,
tuỳ thuộc vào vị trí tắc và hình thái lâm sàng
[1]. Chiến lược điều trị bệnh lý này được đa số
các tác giả đồng thuận là theo từng bước: từ
việc điều trị bảo tồn đến các kỹ thuật phẫu
thuật khác nhau [2 - 5]. Dù phẫu thuật nối

đầu được trang bị hệ thống máy nội soi. Nhằm


đáp ứng kịp thời với nhu cầu của người bệnh
hiện nay, cũng như hiện tại Bệnh viện Mắt
Trung ương vẫn chua có công trình nghiên
cứu nào báo cáo về vấn đề phẫu thuật nội soi
lệ - mũi. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên
cứu đề tài này với mục tiêu: 1. Đánh giá kết
quả bước đầu phẫu thuật; 2. Tìm hiểu một số

thông túi lệ - mũi qua đường rạch da kinh điển

yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuât.

đã khẳng định vai trò của nó trong điều trị tắc

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

ống lệ - mũi có hoặc không kèm chít hẹp, tắc
lệ quản, nhưng rào cản lớn nhất của phẫu
thuật là để lại sẹo ngoài da [6 - 8]. Để khắc
phục nhược điểm này: phẫu thuật nối thông
túi lệ - mũi nội soi đã dần từng bước thay thế
phẫu thuật qua đường rạch da [9; 10]. Bệnh
viện Mắt Trung ương từ cuối năm 2015 bắt

1. Đối tượng
Bệnh nhân bị tắc ống lệ mũi, được phẫu
thuật nối thông túi lệ - mũi tại Khoa Chấn
thương, Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng
12/2015 đến tháng 3/2017, được chia thành 2
nhóm: Nhóm 1: không rõ nguyên nhân: 39

mắt. Nhóm 2: mắc phải: 19 mắt.

Địa chỉ liên hệ: Hà Huy Thiên Thanh, Bệnh viện Mắt
Trung ương
Email:

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, có khoang

Ngày nhận: 01/04/2018

mũi đủ rộng để thao tác các kỹ thuật. Đồng ý

Ngày được chấp thuận: 15/05/2018

tham gia nghiên cứu.

TCNCYH 112 (3) - 2018

19


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Tiêu chuẩn loại trừ

2.5. Xử lý số liệu: Theo phương pháp

Bệnh nhân mắc bệnh lý nội khoa mạn tính,
bệnh tai mũi họng gây khó khăn cho phẫu
thuật. Bệnh nhân có bờ mi biến dạng, lỗ lệ ở

vị trí bất thường, liệt dây thần kinh VII, khô
mắt, quặm mi; viêm loét giác mạc; tăng nhãn
áp. Không đồng ý tham gia nghiên cứu
2. Phương pháp

2.2. Cỡ mẫu: được tính theo công thức:

3. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được sự đồng ý của Hội đồng
khoa học Bệnh viện Mắt Trung ương. Mọi
người bệnh đều tự nguyện hợp tác trong
nâng cao sức khoẻ cho người bệnh, không
nhằm mục đích nào khác. Khi đối tượng
nghiên cứu có dấu hiệu về bệnh nặng thêm,
hoặc người bệnh yêu cầu dừng nghiên cứu thì
chúng tôi sẽ ngừng nghiên cứu hoặc thay đổi

Z2(1-α/2) . p.q
2

16.0.

nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ nhằm bảo vệ và

2.1. Thiết kế nghiên cứu: Can thiệp lâm
sàng không đối chứng tiến cứu.

n=

thống kê y sinh học bằng phần mềm SPSS


xk

d

phác đồ điều trị.

III. KẾT QUẢ

Với công thức này cỡ mẫu tính được là
n = 48 mắt, nhưng trên thực tế, chúng tôi đã
tiến hành được 58 mắt.
2.3. Phương tiện nghiên cứu: Máy nội
soi Tai Mũi Họng và dụng cụ phẫu thuật, dây
silicone; Các thuốc gây tê (Lidocain 2%), mê
tĩnh mạch, các thuốc co mạch tại chỗ
(Naphazoline + Adrenalin 0,1%)u.
2.4. Đánh giá kết quả
Tốt: hết chảy nước mắt, bơm nước lệ quản
nước thoát xuống miệng; Trung bình: đỡ chảy

1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên
cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy 58 bệnh
nhân gồm: 14 nam (24,1%); 44 nữ (75,9%),
tuổi trung bình: 44,8 ± 15,7 tuổi. Nguyên nhân
gây tắc lệ đạo ở nam giới chủ yếu gặp do
chấn thương (78,6 %), nữ giới thường gặp là
nguyên phát (84,1 %). Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê, (p < 0,001).

2. Kết quả phẫu thuật

nước mắt, bơm nước lệ quản nước thoát

Tỷ lệ bệnh nhân hết chảy nước mắt biến

chậm; Xấu: còn chảy nước mắt, bơm nước

động theo thời gian theo dõi sau phẫu thuật

không thoát. Phẫu thuật được coi là thành

(từ 82,8% sau 1 tuần phẫu thuật tăng lên

công ở mức độ tốt, trung bình. Các biến

89,7% sau 1 tháng và đạt 87,9 % ở thời điểm

chứng trong và sau phẫu thuật.

3 tháng (bảng 1).

20

TCNCYH 112 (3) - 2018


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 1. Kết quả về chức năng tại các thời điểm theo dõi
Thời điểm

Tình trạng chảy
nước mắt

1 tuần

1 tháng

3 tháng

n

%

n

%

n

%

Hết chảy

48

82,8

52

89,7


51

87,9

Đỡ chảy

10

17,2

6

10,3

4

6,9

Còn chảy

0

0

0

0

3


5,2

Tổng số

58

100

58

100

58

100

p

< 0,001
Bảng 2. Kết quả về bơm nước lệ quản tại các thời điểm theo dõi
Thời điểm

Kết quả bơm
nước lệ quản

1 tuần

1 tháng


3 tháng

n

%

n

%

n

%

Thoát tốt

54

93,1

54

93,1

52

89,7

Thoát chậm


4

6,9

4

6,9

3

5,2

Không thoát

0

0

0

0

3

5,2

Tổng số

58


100

58

100

58

100

p

< 0,001
Bơm nước lệ quản sau phẫu thuật thấy số mắt nước thoát tốt giảm dần theo thời gian (từ

93,1% sau 1 tuần phẫu thuật xuống còn 89,7% sau 3 tháng). Trong khi đó số mắt bơm nước lệ
quản nước không thoát đã xuất hiện 3 trường hợp (5,2 %) tại thời điểm 3 tháng.
Bảng 3. Kết quả thành công chung của phẫu thuật ở thời điểm 3 tháng
Nhóm
Kết quả

Thành
công

Chung

Nhóm 1

(n = 58)


Nhóm 2

n

%

n

%

Tốt

37

94,9

14

73,7

Trung bình

2

5,1

2

10,5


Cộng

39

100

16

84,2

0

0

3

15,8

Thất bại (kém)
p
TCNCYH 112 (3) - 2018

n

%

55

94,8


3

5,2

0,031
21


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Tại thời điểm 3 tháng tỷ lệ thành công phẫu thuật là 94,8%. Trong đó thành công ở nhóm 1
(100 %) cao hơn so với nhóm 2 (84,2 %). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, (p < 0,05).
3. Các biến chứng trong và sau phẫu thuật
- Biến chứng trong phẫu thuật: chủ yếu là chảy máu niêm mạc mũi và xương vùng máng lệ:
trong dó chảy máu nhiều (20,7%). Tỷ lệ chảy máu nhiều ở nhóm 1 (12,8%) ít hơn so với nhóm 2
(36,8%). Sự khác biêt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. Ngoài ra, còn gặp 1,7% trường hợp thoát vị
mỡ hốc mắt.
- Biến chứng sau phẫu thuật: có 1 trường hợp (1,7%) chảy máu miệng nối sau phẫu thuật; 3
trường hợp tuột mất ống (5,2 %).
4. Các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật
Bảng 4. Liên quan giữa nguyên nhân gây tắc lệ đạo với kết quả phẫu thuật
Kết quả
Nguyên nhân

Thành công

Tổng

Thất bại

n


%

n

%

n

%

Nguyên phát

39

100

0

0

39

100

Chấn thương

16

84,2


3

15,8

19

100

Tổng

55

94,8

3

5,2

58

100

P = 0,031 (Fisher's Exact Test)
Kết quả phẫu thuật thành công ở nhóm 1: 100%, cao hơn hẳn so với nhóm 2: 84,2%, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Liên quan giữa tình trạng túi lệ với kết quả phẫu thuật: Kích
thước túi lệ cũng như tình trạng viêm túi lệ trước phẫu thuật đều không ảnh hưởng đến kết quả
phẫu thuật (p > 0,05).
Kết quả cho thấy: 56/58 trường hợp (96,6 %) đã được điều trị trước phẫu thuật chỉ có 1/58
trường hợp (1,7 %) bị thất bại và 2/58 trường hợp( 3,4%) dù chưa được bơm thông lệ đạo vẫn có

kết quả thành công. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05; OR = 0,810.
Bảng 5. Liên quan giữa biến chứng chảy máu trong phẫu thuật với kết quả phẫu thuật
Kết quả
Biến chứng

Thành công

Thất bại

OR

n

%

n

%

Chảy máu ít (n = 46)

45

97,8

1

2,2

Chảy máu nhiều (n = 12)


10

83,3

2

16,2

Tổng (n = 58)

55

94,8

3

5,2

9,000

p = 0,044
22

TCNCYH 112 (3) - 2018


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Biến chứng chảy máu nhiều trong phẫu thuật cho tỷ lệ thành công sau phẫu thuật là 83,3%,
thấp hơn so với những trường hợp có biến chứng chảy máu ít: 97,8 % với OR = 9,0. Sự khác

biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

IV. BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy 58 bệnh nhân
bao gồm: 14 nam (24,1%); 44 nữ (75,9%), tuổi
từ 18 đến 75 tuổi, trung bình 44,8 ± 15,7 tuổi.
Một sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cả về
giới, tuổi trung bình với p < 0,001. Kết quả này
rất phù hợp với một số nghiên cứu ở Việt
Nam cũng như trên thế giới. Trong nghiên cứu

theo dõi sau phẫu thuật: giảm từ 93,1% sau 1
tuần phẫu thuật xuống

còn 89,7% sau 3

tháng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p <
0,001. Kết quả bơm nước lệ quản nước thoát
hoàn toàn trong nghiên cứu này đạt 89,7% và
tương đương với các tác giả trong và ngoài
nước [1; 5; 9].

này: nguyên nhân gây tắc lệ đạo cao nhất là

Kết quả tốt dao động theo thời gian theo dõi

nhóm 1 (nguyên phát): 67,2 %), tiếp đến là do

sau phẫu thuật: từ 86,2% sau 1 tuần phẫu


chấn thương (29,3%) và ít nhất là do sau

thuật lên 89,7% sau 1 tháng rồi giảm xuống

phẫu thuật mũi xoang (1,7%); tái phát: 1,7%.

còn 87,9% ở thời điểm 3 tháng. Khi tách biệt

Tỷ lệ tắc ống lệ - mũi nguyên phát, thường

giữa 2 nhóm trong nghiên cứu thấy: tỷ lệ

gặp ở nữ giới cao hơn so với nhóm tắc ống lệ

thành công ở nhóm 1 (100%) cao hơn so với

- mũi do chấn thương nói chung, có ý nghĩa

nhóm 2, (84,2%) có ý nghĩa thống kê.

thống kê. Điều này có thể lý giải là: ở phụ nữ

Kết quả thành công trong nghiên cứu này

Việt Nam do cuộc sống còn gặp nhiều khó

cũng ngang bằng với các tác giả trong và

khăn trong lao động và sinh hoạt, cũng như


ngoài nước, dù bệnh nhân được phẫu thuật

những thay đổi về nội tiết tố nữ giới khi đã đến

với bất kỳ phương pháp nào.

tuổi mãn kinh. Còn ở nam giới thì lại thường

Biến chứng trong phẫu thuật chủ yếu gặp
chảy máu niêm mạc mũi và xương vùng máng

gặp do những chấn thương trong lao động, tai
nạn giao thông thường thấy ở Việt Nam. Kết
quả này phù hợp với một số nghiên cứu ở
Việt Nam cũng như trên thế giới [1; 4; 5].
Tỷ lệ bệnh nhân hết chảy nước mắt biến
động theo thời gian theo dõi sau phẫu thuật:
từ 82,8% sau 1 tuần phẫu thuật tăng lên
89,7% sau 1 tháng và đạt 87,9 % ở thời điểm
3 tháng, có ý nghĩa thống kê. Như vậy kết quả
về tình trạng cải thiện mức độ chảy nước mắt
trong nghiên cứu của chúng tôi là khá cao
(87,9%) và cũng xấp xỉ ngang bằng với các
nghiên cứu khác [1; 2; 5; 8; 9].
Bơm nước lệ quản sau phẫu thuật thấy số
mắt nước thoát tốt giảm dần theo thời gian
TCNCYH 112 (3) - 2018

lệ. Trong đó tình trạng chảy máu nhiều
(20,7%) và tỷ lệ chảy máu nhiều ở nhóm 1

(12,8%) ít hơn so với nhóm 2 (36,8%), có ý
nghĩa thống kê. Ngoài ra, còn gặp 1,7%
trường hợp có thoát vị mỡ hốc mắt. Để cầm
máu, chúng tôi thường dùng một bấc mũi có
tẩm Naphazoline + Adrenalin 0,1% áp vào vị
trí chảy máu hoặc bằng đầu đốt điện và để
giảm nguy cơ chảy máu, tất cả các bệnh nhân
đều được uống Transamin trước phẫu thuật ít
nhất 1 - 2 ngày giúp tăng khả năng đông máu.
Biến chứng sau phẫu thuật có 1 trường hợp
(1,7%) chảy máu miệng nối sau phẫu thuật; 3
trường hợp tuột mất ống (5,2 %) do bệnh
nhân tự ý cắt ống sau phẫu thuật 2 tuần.
23


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 6. Kết quả chung của phẫu thuật so với các tác giả khác
Phương pháp
Tác giả
Karim R.(2011) [8]

Phẫu thuật phối hợp

Tỷ lệ thành công

Rạch da
(n)

Nội soi

(n)

Đặt ống
silicone

Áp
MMC

Rạch
da(%)

Nội soi
(%)

100

105



Không

81,6

82,4

50

Không


Không

Ayoob M.(2013) [9]

92,0

MuholR.R.(2013) [2]

35

37

Không



100

97,0

Saha R. (2013) [5]

30

50

Không

Không


96,7

90,0

Gauba V. (2014) [10]

22

23



Không

90,9

91,3

1068

993

Cả hai

Cả hai

87,0

87,0


Không



96,0



Không

Huang J. (2014) [7]
P.T.K. Vân (2002) [1]
H.H.T.Thanh (2017)

76
58

94,8

Khi tìm hiểu đến các yếu tố liên quan đến

chung [1]. Chấn thương là một yếu tố tiên

kết quả của phẫu thuật thì hầu hết các nghiên
cứu đều hướng tìm đến lý do tại sao phẫu

lượng xấu vì hiện tượng xơ hóa ảnh hưởng
đến kết quả. Nghiên cứu cho thấy: thành công

thuật thất bại [1; 6]. Theo các y văn trong và

ngoài nước thì nguyên nhân chính dẫn đến

phẫu thuật ở nhóm 1 (nguyên phát): 100%,
cao hơn hẳn so với nhóm 2 (chấn thương).

thất bại sau phẫu thuật là do: dính vạt nối bởi
tổ chức xơ, hoặc sự hình thành màng xơ ngăn

Ngoài ra một số yếu tố bệnh lý ở mũi như
lệch, vẹo vách ngăn, polip, gây khó khăn trong

cách tại vị trí mở xương do sự tăng sinh của

phẫu thuật và dễ làm tắc đường thông [6].

nguyên bào sợi, hoặc tổ chức hạt từ niêm
mạc mũi - túi lệ được hình thành sau phẫu

Còn chảy máu nhiều trong phẫu thuật gặp
12/58 trường hợp (20,7%) có 2/12 trường hợp

thuật, cùng với quá trình viêm mãn tính vốn
sẵn có trong lòng túi lệ và đặc biệt là trên

(16,2%) thất bại sau phẫu thuật, trong khi đó
46/58 trường hợp (79,3%) chảy máu ít trong

những bệnh nhân có yếu tố HSP 47 (heat
shock protein 47), một chất điều hòa sự xơ


phẫu thuật thì chỉ thấy 1/46 trường hợp (2,2%)
thất bại, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

hóa, được tìm thấy khi sinh thiết niêm mạc

Chảy máu nhiều trong phẫu thuật gây khó

mũi, trên những bệnh nhân được phẫu thuật
lần đầu [1; 6]. Sự tái tạo xương tại vị trí mở

khăn cho phẫu thuật viên, khiến thời gian
phẫu thuật phải kéo dài cũng như khả năng

xương do cốt mạc, cân - cơ, mạch máu, ống
Havers, tạo cốt bào và mô sụn trong tủy

tạo được cửa sổ xương có kích thước đủ lớn
là khó có thể thực hiện được, vì vậy đã ảnh

xương. Kết quả khám nội soi và giải phẫu
bệnh đại thể trên 1 trường hợp phẫu thuật lần

hưởng đến kết quả phẫu thuật. Về độ tuổi,
thời gian mang bệnh, tình trạng túi lệ và việc

hai trong nghiên cứu cũng đã khẳng định điều

điều trị bảo tồn trước phẫu thuật cho thấy:

này. Ngoài ra nguyên nhân nữa ít gặp hơn là

do tắc xung quanh lỗ đổ vào của lệ quản

không có mối liên quan đến kết quả phẫu
thuật tại các thời điểm theo dõi, khi mà điểm

24

TCNCYH 112 (3) - 2018


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
lệ, lệ quản tốt. Nhận xét trên đây khá phù hợp

Dacryocystorhinostomy. Indian J. Otolaryngol

với nghiên cứu của Phạm Thị Khánh Vân
(2002) [1]. Ngoài ra một yếu khác đã được

Head Neck Surg, 65(2), 255 - 259.
3. Onerci M. &Orhan M (2000). Long-term
results and reasons for failure of intranasal
endoscopic dacryocystorhinostomy. Acta.

Onerci M. (2000) [3] đề cập là vai trò của phẫu
thuật viên trong phẫu thuật. Nhận xét của tác
giả đã giải tỏa những chăn trở cho chúng tôi
khi bước đầu tham gia phẫu thuật trong
nghiên cứu này.

V. KẾT LUẬN

Phẫu thuật nối thông túi lệ - mũi nội soi qua
đường mũi là phương pháp khá an toàn và có
thể đáp ứng được trong điều trị cho các
trường hợp tắc ống lệ mũi khi mà thông nong hoặc đặt ống silicone thất bại.
Nguyên nhân gây tắc lệ đạo và tình trạng
chảy máu nhiều trong phẫu thuật là những
yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật.

Lời cám ơn
Nhóm nghiên cứu xin trân trọng cảm ơn:

Otolaryngol, 120(2), 319 - 322.
4. Penttila E (2015). Endoscopic
dacryocystorhinostomy as treatment for lower
lacrimal

pathway

obstructions

in

adults:

Review article. Allergy Rhinol, 6(1), 12 - 19.
5. Saha R (2013). Endoscopic versus
external approach dacryocystorhinostomy: A
comparative analysis. Niger Med J, 54(3), 165
- 169.
6. Giant C.L (2017). Causes of

dacryocystorhinostomy
failure:
Extrernal
versus endoscopic approach. Am J. Rhinol
Allergy, 31(3), 181 - 185.
7. Huang J. &Joanne M. J (2014).
"Systematic Review and Meta-Analysis on
Outcomes for Endoscopic Versus External
Dacryocystorhinostomy.

The

International

Ban giám đốc, tập thể Khoa Chấn thương,

Journal on Orbital Disorders, Oculoplastic and

Khoa Phẫu thuật, Bệnh viện Mắt Trung ương,

Lacrimal Surgery, 33(2), 81 - 90.

các anh chị đồng nghiệp, những người bệnh

8. Karim R (2011). A comparison of exter-

đã nhiệt tình ủng hộ chúng tôi thực hiện

nal and endoscopic endonasal dacryocy -


nghiên cứu này.

storhinostomy for acquired nasolacrimal duct

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thị Khánh Vân, Ngô Văn
Thắng, Phạm Ngọc Đông (2002). Điều trị tắc
lệ đạo bằng phẫu thuật nối thông túi lệ - mũi
phối hợp áp Mitomycin - C. Tạp chí Y học Việt
Nam, 268(2), 55 - 60.
2.
Muhol
R
(2013).
Prospective
Randomized Comparison of Mitomycin C
Application in Endoscopic and External

TCNCYH 112 (3) - 2018

obstruction. Clin Ophtalmol, 5, 979 - 989.
9. Ayoob M. &Mahida K (2013). Outcome
and Complications of Endoscopic Dacryocy storhinostomy without Stenting. Pak. J. Med.
Sc, 29(5), 1236 - 1239.
10. Gauba V (2014). External versus endonasal dacryocystorhinostomy in a specialized

lacrimal

surgery


center.

Saudi

J.Ophthalml, 28(1), 36 - 39.

25


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Summary
OUTCOMES OF THE PRIMARY DATA ON ENDOSCOPIC
DACRYOCYSTORHINOSTOMY
The purpose of this study is to assess the primary outcomes of endoscopic dacryocystorhinostomy and the factors affecting the success of this procedure. In this prospective randomized
uncontrolled study, a total of 58 patients underwent endoscopic DCR in the Trauma department of
the National Institute of Ophthalmology from December 2015 to March 2017. Among 58 patients
ranged from 18 to 75 years old, 14 are males and 44 are females. Regarding the etiology, 39
cases were primary NLDO, 17 cases were post - trauma obstruction, one case was recurrent
NLDO and only 1 case had previous nasal /sinus surgery. Among 58 eyes, 51 cases became total
epiphora symptom - free and 52 cases had confirmed patency after 3 months of post surgery.
Intraoperative massive bleeding and history of facial trauma seemed to affect the success of the
surgery. Our primary results confirmed that endoscopic endonasal dacryocystorhinostomy is an
acceptable and safe method for treating nasolacrimal duct obstructions.
Keyword: endoscopic endonasal dacryocystorhinostomy

26

TCNCYH 112 (3) - 2018




×