Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị cai nghiện ma túy MDMA bằng thuốc an thần kết hợp với thuốc chống trầm cảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.12 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN MA TÚY MDMA BẰNG
THUỐC AN THẦN KẾT HỢP VỚI THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM
Bùi Quang Huy*
TÓM TẮT
Nghiên cứu trên 22 bệnh nhân (BN) nghiện ma túy MDMA, điều trị tại Khoa T©m thÇn, Bệnh viện
103 từ 1 - 2010 đến 10 - 2012 bằng thuốc an thần kết hợp với thuốc chống trầm cảm. Kết quả:
- Các triệu chứng hay gặp nhất trong hội chứng cai MDMA là: thèm mãnh liệt, mệt mỏi 100%, ác
mộng 90,91%, ảo thanh bình phẩm (77,27%) và hoang tưởng bị hại (54,54%). 40,91% BN có lo âu
lan tỏa, hội chứng trầm cảm gặp 77,27%, mạch nhanh > 100 lần/phút: 59,09%.
- Khi điều trị, các triệu chứng của hội chứng cai như loạn thần, trầm cảm, lo âu, rối loạn thần kinh
thực vật... thuyên giảm rõ rệt ở ngày thứ 7 và hết ở ngày thứ 14.
- Tái nghiện MDMA bắt đầu xuất hiện ở tháng thứ 4 và tỷ lệ tái nghiện sau 6 tháng là 22,73%.
* Từ khóa: Nghiện ma túy MDMA; Thuốc an thần; Thuốc trầm cảm.

Study of clinical features and outcome treatment
of MDMA’ dependent by antipsychotic and
antidepresive drugs
Summary
Study was carried out on 22 patients MDMA’ dependent treated by antipsychotic and antidepressive
drugs, we had some conclutions:
- The most common symptoms of whithdrawal syndrome of MDMA were desire (100%), fatigue
(100%), nightmare (90.91%), auditory hallucinations (77.27%), delusion (54.54%). 40.91% of patients
had generalized anxiety disorder, 77.27% of patients had depressive syndrome, 59.09% had pule
rate greater than 100.
- In the proces of treatment of symptoms of whithdrawal syndrome such as hallucinatiuon, delusion,
axiety, depression, autonomic hyperactivity... remission on the seventh day and cured on the 14th day.
* Key words: ADMA drug adict; Antipsychotic drug; Antidepressive drug.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiện ma túy là một tệ nạn xã hội, gây
hậu quả nặng nề cho bản thân người nghiện,
gia đình và xã hội. Ma túy được chia làm
hai nhóm chủ yếu là nhóm opioid (morphin,

heroin) và nhóm kích thần (methamphetamine
và MDMA). Ngày nay, số người nghiện ma túy
nhóm kích thần, đặc biệt là MDMA (methylene
dioxy meth amphetamin) hay còn gọi là ecstasy,
ngày càng tăng (chiếm khoảng 30% số người
nghiện ma túy). MDMA có cấu trúc hóa học

* Bệnh viện 103
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: PGS. TS. Cao Tiến Đức
PGS. TS. Nguyễn Minh Hiện

1


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013
giống cả methamphetamin (kích thần mạnh)
và mescalin (gây ảo giác). Hiệu quả kích
thần của MDMA xuất hiện sau 15 - 30 phút
đường uống, 1 - 2 phút đường tiêm tĩnh
mạch hoặc đường hút.
MDMA được đánh giá là nguy hiểm hơn
cả heroin, dễ tái nghiện và dễ gây tử vong,
nếu dùng quá liều. Khi dùng liều cao hoặc
dùng kéo dài MDMA, người nghiện có các

rối loạn tâm thần như hoang tưởng, ảo
giác, lo âu, trầm cảm. Tuy nhiên, đến nay
chúng ta chưa có phác đồ thống nhất để
điều trị cắt cơn và chống tái nghiện MDMA.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm
mục tiêu:
- Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng hội chứng
cai MDMA.
- Đánh giá kết quả bước đầu điều trị cắt
cơn cai nghiện và chống tái nghiện MDMA
bằng thuốc an thần và chống trầm cảm.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

Phương pháp tiến cứu, mô tả lâm sàng
cắt ngang, qua hai giai đoạn:
+ Giai đoạn cắt cơn: điều trị nội trú tại
Khoa Tâm thần, Bệnh viện 103, thời gian 1
tháng. Đánh giá hội chứng cai qua các ngày
N1, N3, N5, N7, N14, N21 và N30.
+ Giai đoạn điều trị ngoại trú: theo dõi BN,
đánh giá kết quả trong 6 tháng.
- Phác đồ điều trị cắt cơn:
Tuần 1: olanzapine 10 mg x 2 viên/ngày;
amitriptylin 25 mg x 4 viên/ngày; seduxen
5 mg x 2 viên/ngày.
Tuần 2 - 4: olanzapin 10 mg x 2 viên/ngày;
amitriptylin 25 mg x 4 viên/ngày.
- Phác đồ điều trị củng cố (kéo dài 6 tháng):
lanzapin 10 mg x 1 viên/ngày; amitriptylin

25 mg x 4 viên/ngày.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
Bảng 1: Diễn biến các triệu chứng cơ thể
của hội chứng cai MDMA.

1. Đối tƣợng nghiên cứu.
22 BN được điều trị nội trú tại Khoa Tâm
thần, Bệnh viện 103 từ tháng 1 - 2010 đến
10 - 2012. Tất cả BN đều là nam, bộ đội,
tuổi từ 18 - 28. Thời gian sử dụng ecstasy
ngắn nhất 1 tháng, dài nhất 2 năm.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán: theo DSM IV
(1994):
+ Có bằng chứng sử dụng MDMA.
+ Có các triệu chứng lâm sàng đặc trưng.
+ Ảnh hưởng rõ ràng đến chức năng xã
hội-nghề nghiệp của BN.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.

DIỄN BIẾN

TRIỆU CHỨNG

TỶ LỆ (%)

N1

N3


Thèm mãnh liệt

100

90,91

68,18 31,82

0

Mệt mỏi

100

72,73

50,00 18,18

0

Tăng cảm giác 72,73 45,46
ngon miệng

27,27

9,01

0

Ngủ nhiều


54,55

36,36

9,01

36,36

18,18

0

Ác mộng

81,82 63,63
100

50,00

N5

N7

N14

Các triệu chứng thèm mãnh liệt, mệt mỏi,
ác mộng gặp ở 100% BN trong ngày đầu
ngừng sử dụng MDMA. Các triệu chứng


2


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013
ngủ nhiều và tăng cảm giác ngon miệng
cũng gặp với tỷ lệ rất cao trong ngày N1
(81,82% và 72,73%). Kết quả này phù hợp
với nghiên cứu của Gelder M và CS (2009):
các triệu chứng thèm ecstasy, mệt mỏi, ngủ
nhiều, ác mộng và tăng cảm giác ngon
miệng gặp ở hầu hết số BN cai ecstasy.
Trong quá trình điều trị, tất cả các triệu
chứng trên đều thuyên giảm rõ ràng ở ngày
N7 và hầu như không còn vào ngày N14
(9,01% BN còn ngủ nhiều).
Kết quả này phù hợp với nhận định của
Sadock B. J. và CS (2007) khi điều trị bằng
thuốc an thần và chống trầm cảm, triệu
chứng của hội chứng cai cơ bản được khắc
phục sau 1 tuần.
Bảng 2: Diễn biến các rối loạn cảm xúc
của hội chứng cai MDMA.
TRIỆU
CHỨNG

này phù hợp với nghiên cứu của Sadock B.
J (2007): triệu chứng rối loạn cảm xúc thuyên
giảm sau 1 - 2 tuần điều trị.
Bảng 3: Phân tích diễn biến của các triệu
chứng loạn thần.

DIỄN BIẾN
TRIỆU CHỨNG

TỶ LỆ (%)

N7

N14

9,09

0

Ảo thanh bình phẩm 77,27 63,64 31,82 13,64

0

Ảo thị giác

22,73 9,09

0

0

0

Ảo xúc giác

13,63 4,55


0

0

0

Hoang tưởng bị hại

N1

N3

N5

54,54 36,36 18,18

Kenneth A thấy các hoang tưởng và ảo
giác do cai MDMA thuyên giảm khá nhanh
khi được điều trị bằng thuốc an thần. Nghiên
cứu của chúng tôi cho thấy sau 1 tuần điều
trị, chỉ còn 13,64% số BN còn ảo thanh bình
phẩm và 9,09% còn hoang tưởng bị hại.
Bảng 4: Phân tích diễn biến của các triệu
chứng lo âu.

TỶ LỆ (%)
N1

N3


N5

N7

N14

Lo âu

68,18

59,09

40,91

22,73

4,55

Kích động

36,36

9,09

0

0

0


Trầm cảm

77,27

63,63

36,36

18,19

9,09

TỶ LỆ (%)
TRIỆU CHỨNG
N1

N2

N5

N7

N14

40,91

31,82

13,63


4,55

0

Cơn hoảng sợ 27,27
kịch phát

4,55

0

0

0

Lo âu lan tỏa

Có ý định 40,91
tự sát

31,82

13,64

0

0

Ở ngày N1, triệu chứng trầm cảm hay

gặp nhất, tiếp theo là lo âu. Các triệu chứng
ý định tự sát và kích động ít gặp hơn. Kết
quả này phù hợp với Stephen M. Stahl (2008);

Lo âu lan tỏa (40,91%) hay gặp hơn cơn
hoảng sợ kịch phát (27,27%) ở ngày N1.
Kết quả này phù hợp với Dan J. Stein
(2010): lo âu lan tỏa gặp ở 45% số BN cai
MDMA, tỷ lệ cơn hoảng sợ kịch phát 30%.

động và ý định tự sát cũng không phải là

Theo chúng tôi, các rối loạn lo âu hầu
như đã hết ở ngày N7, phù hợp với Dan J.
Stein (2010): lo âu lan tỏa và cơn hoảng sợ
kịch phát hết sau 1 tuần điều trị.

hiếm gặp. Sau 7 ngày điều trị, tỷ lệ BN trầm

Bảng 5: Tiến triển của hội chứng trầm cảm.

trầm cảm và lo âu gặp ở 72% BN cai MDMA
ngày N1. Tác giả cho rằng, trạng thái kích

cảm còn 18,19% và lo âu 22,73%. Tỷ lệ này
còn không đáng kể vào ngày N14. Kết quả

3



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013

DIỄN BIẾN

TỶ LỆ (%)
N1

Trầm cảm nặng 13,65

N3

N5

N7

N14

4,55

0

0

0

Trầm cẩm vừa

45,46 31,82

18,18


4,55

0

Trầm cảm nhẹ

18,18 31,82

18,18

13,65

0

Ở ngày N1, 45,46% BN có trầm cảm mức
độ vừa, số BN trầm cảm mức độ nặng và
nhẹ ít gặp hơn. Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu cña Sadock B. J (2007) gần 1/2
số BN cai MDMA có hội chứng trầm cảm
mức độ vừa, còn trầm cảm nặng và nhẹ ít
gặp. Tác giả cũng cho rằng tình trạng trầm
cảm thuyên giảm nhanh khi điều trị. Sau 1
tuần điều trị, tình trạng trầm cảm hầu như
đã hết ở BN nghiên cứu.
Bảng 6: Sự thuyên giảm của rối loạn thần
kinh thực vật.
DIỄN BIẾN
TRIỆU CHỨNG


TỶ LỆ (%)

N1

N3

N5

N7

N14

Mạch nhanh > 59,09
100/ck/phút

31,82

9,09

0

0

Huyết áp cao 22,73
dao động

13,63

4,55


0

0

Ra nhiều mồ hôi 18,18

4,55

0

0

0

Nghiên cứu của Bùi Quang Huy (2011)
cho rằng rối loạn thần kinh thực vật trong
hội chứng cai MDMA không quá nặng nề.
nghiên cứu này, triệu chứng hay gặp nhất
là mạch nhanh > 100 chu kỳ/phút với 59,09%.
Sadock B. J (2007) cho rằng triệu chứng này
thuyên giảm nhanh và hết trong vòng 1 tuần
điều trị, phù hợp với kết qu¶ nghiên cứu của
chúng tôi.
Bảng 7: Kết quả điều trị chống tái nghiện.
T2
Tỷ lệ tái nghiện

0

T3


T4

T5

T6

0

4,55

13,65

22,73

Tái nghiện MDMA là hiện tượng rất phổ
biến. Trong nghiên cứu này, hiện tượng tái

nghiện bắt đầu từ tháng thứ 4 (4,55%), tăng
nhanh ở tháng thứ 6 (22,73%), phù hợp với
nhận định của Sadock B. J (2007), Gelder
M (2011). Tỷ lệ tái nghiện MDMA là rất cao
và sau 2 năm cai, hầu hết đều tái nghiện.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và
kết quả điều trị 22 BN nghiện ecstasy, chúng
tôi rút ra các kết luận sau:
* Đặc điểm lâm sàng hội chứng cai MDMA:
- Các triệu chứng hay gặp nhất: thèm
mãnh liệt, mệt mỏi 100%, ác mộng 90,91%,

ảo thanh bình phẩm 77,27% và hoang tưởng
bị hại 54,54%.
- 40,91% BN có lo âu lan tỏa, hội chứng
trầm cảm gặp 77,27%, mạch nhanh > 100
lần/phút 59,09%.
* Kết quả điều trị cắt cơn cai nghiện MDMA:
Các triệu chứng của hội chứng cai như
loạn thần, trầm cảm, lo âu, rối loạn thần
kinh thực vật... thuyên giảm rõ rệt ở ngày
thứ 7 và hết ở ngày thứ 14.
* Kết quả điều trị chống tái nghiện MDMA:
tái nghiện bắt đầu xuất hiện ở tháng thứ 4
và tỷ lệ tái nghiện sau 6 tháng là 22,73%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Quang Huy, Phùng Thanh Hải. Cai
nghiện ma túy và game online. Nhà xuất bản
Y học. Hà Nội. 2011, tr.38-74.
2. Dan J Stein; Eric H and Barbara O R.
Textbook of anxiety disorder. Wasington DC and
London UK. 2010, Vol 1, pp.159-192.
3. American psychiatric association. Practice
guidelines for the treatment of psychiatric
disorder. Wasington DC and London UK. 2004,
Vol 1, pp.500-524.
5. Sadock B J and Sadock V A. Synopsis of
psychiatry. Tenth edition. Lippincott Williams and
Wilkins. 2007, pp.390-410.
6. Gelder G M; Andreasen N C and Geddes
J R. New Oxford textbook of Psychiatry. Oxford
University Press. 2009, Vol 1, pp.482-486.


4


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013

Ngày nhận bài: 10/1/2013
Ngày giao phản biện: 25/1/2013
Ngày giao bản thảo in: 14/3/2013

5



×