Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Xác định giá trị dự báo của số noãn đối với hội chứng quá kích buồng trứng sớm trong thụ tinh trong ống nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.79 KB, 5 trang )

độ nặng của chúng tôi với ngưỡng giá trị
số noãn là 18.
Một số tác giả như Moris (1995) đưa
ra ngưỡng 25 noãn. Lê Thị Thu Hương
(2008) nghiên cứu trên 116 trường hợp
nhóm QKBT nhập viện cho thấy với điểm
cắt 20 noãn, BN có số noãn ≥ 20 có nguy
cơ QKBT cao gấp 57 lần những trường
hợp < 20 noãn. Có sự khác biệt trong
ngưỡng dự báo giá trị số noãn với hội
chứng QKBT sớm mức độ trung bình
47


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016
và nặng, có thể do cỡ mẫu nghiên cứu
khác nhau.
Các tác giả thường nghiên cứu về giá
trị số nang trưởng thành để dự báo nguy
cơ QKBT, tuy nhiên chúng tôi nhận thấy
đếm số nang trưởng thành phụ thuộc
nhiều vào yếu tố chủ quan của người làm
siêu âm và có sai số lớn. Số noãn khẳng
định con số chính xác số lượng nang
trưởng thành thực tế tại buồng trứng. Tuy
nhiên, nghiên cứu số nang trưởng thành
là bước tiên lượng sớm hơn nguy cơ
QKBT khi chưa gây trưởng thành nang
noãn. Chúng tôi hy vọng việc nghiên cứu
giá trị số noãn góp phần giúp bác sỹ lâm
sàng có thể tham khảo và cân nhắc nguy


cơ QKBT khi đếm số nang trưởng thành
vượt quá 16 nang, có phác đồ gây trưởng
thành nang noãn phù hợp để giảm thiểu
rủi ro QKBT.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu 2.100 trường hợp thụ tinh
trong ống nghiệm (từ tháng 1 đến tháng
9 - 2015), chúng tôi rút ra được một số
kết luận:
- Giá trị dự báo QKBT sớm mức độ nhẹ
là 13 noãn; độ nhạy 77%; độ đặc hiệu 82%.
Nguy cơ QKBT sớm mức độ nhẹ cao gấp
15,9 lần.
- Giá trị dự báo QKBT sớm mức độ
trung bình 16 noãn; độ nhạy 82%; độ đặc
hiệu 85%. Nguy cơ QKBT sớm mức độ
trung bình cao gấp 25,0 lần.
- Giá trị dự báo QKBT sớm mức độ nặng
18 noãn; độ nhạy 82%; độ đặc hiệu 82%.
- Nguy cơ QKBT sớm mức độ nặng
cao gấp 22,7 lần. Diện tích dưới đường
cong AUC rất cao đối với cả 3 mức độ
QKBT nhẹ, trung bình và nặng lần lượt là
0,89; 0,9 và 0,9.
48

Như vậy, số noãn có giá trị cao trong
dự đoán hội chứng QKBT sớm trong thụ
tinh trong ống nghiệm
Lời cảm ơn

Tác giả xin trân trọng cảm ơn tới toàn
thể cán bộ nhân viên Trung tâm Hỗ trợ
Sinh sản Quốc gia, Khoa Hồi sức Cấp cứu,
Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã ủng hộ,
giúp đỡ tạo điều kiện để chúng tôi hoàn
thành nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nikolaou D. và Templeton A. Early ovarian
ageing. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol.
2004, 113 (2), pp.126-133.
2. Humaidan, Peter, Quartarolo, Jens, and
Papanikolaou, Evangelos G. Preventing ovarian
hyperstimulation syndrome: guidance for the
clinician. Fertil Steril. 94 (2), pp.389-400.
3. Aboulghar M. Prediction of ovarian
hyperstimulation syndrome (OHSS). Estradiol
level has an important role in the prediction of
OHSS. Hum Reprod. 2003, 18 (6), pp.1140-1141.
4. Jones SR, Carley S, and Harrison M. An
introduction to power and sample size estimation.
Emerg Med J. 2003, 20 (5), pp.453-458.
5. Enskog A et al. Prospective study of the
clinical and laboratory parameters of patients
in whom ovarian hyperstimulation syndrome
developed during controlled ovarian hyperstimulation
for in vitro fertilization. Fertil Steril. 1999, 71 (5),
pp.808-814.
6. Golan A et al. Ovarian hyperstimulation
syndrome: an update review. Obstet Gynecol
Surv. 1989, 44 (6), pp.430-440.

7. Mathur RS et al. Distinction between
early and late ovarian hyperstimulation syndrome.
Fertil Steril. 2000, 73 (5), pp.901-907.



×