Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nhận xét một số đặc điểm khớp cắn và kích thước cung răng ở người Việt độ tuổi 18 - 25

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.38 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017

NHẬN XÉT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KHỚP CẮN VÀ KÍCH THƢỚC CUNG
RĂNG Ở NGƢỜI VIỆT ĐỘ TUỔI 18 - 25
Tạ Ngọc Nghĩa*; Lâm Thị Huyền Trang*
Hà Thị Mai*; Đặng Triệu Hùng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: nhận xét một số đặc điểm khớp cắn và kích thước cung răng ở nhóm người Việt
độ tuổi 18 - 25 tại Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 500 đối
tượng có độ tuổi từ 18 - 25 trong nghiên cứu thuộc Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu nhân trắc
ở người Việt Nam ứng dụng trong y học”. Kết quả: tỷ lệ các loại khớp cắn: khớp cắn bình
thường 12,2%, sai khớp cắn loại I: 70%, sai khớp cắn loại II: 9,6%, sai khớp cắn loại III: 8,2%. Tỷ
lệ các loại cung răng như sau: dạng cung răng hình vuông (66,8%), dạng cung răng hình ovan
(18,6%), dạng cung răng hình thuôn dài (14,6%). Kích thước cung răng ở nam lớn hơn ở nữ.
Có sự khác biệt về kích thước giữa các dạng cung răng. Về chiều rộng, lớn nhất là cung răng
hình vuông, tiếp đến cung răng hình ovan và nhỏ nhất là cung răng hình thuôn dài. Chiều dài,
lớn nhất cung răng hình thuôn dài, tiếp đến là cung răng hình ovan và nhỏ nhất cung răng hình
vuông. Kết luận: ở người Việt độ tuổi 18 - 25, khớp cắn loại I theo Angle chiếm tỷ lệ cao nhất.
Chiếm đa số là cung răng hình ovan. Cung răng hình vuông có chiều rộng lớn nhất và cung
răng hình thuôn dài có chiều dài lớn nhất.
* Từ khóa: Đặc điểm khớp cắn; Kích thước cung răng.

Occlusal Characteristics and Arch Dimension in Vietnamese
People from 18 to 25 Years Old
Summary
Objectives: To determine some occlusal characteristics and value of arch demesnions at
Vietnamese group aged from 18 to 25 in Hanoi. Subjects and methods: Descriptive crosssectional study on 500 subjects at the ages 18 - 25, which is belong to National Research, tittled
as "Examination on Vietnamese craniofacial anthropometry for medical applied". Results:
Prevalences of Angle classes: normal occlusion (12.2%), class I (70%), class II (9.6%), class III
(8.2%). Prevalences of arch form: Square arch form (66.8%), ovoid arch form (18.6%), tapered
arch form (14.6%). Arch dimension was significantly bigger in males than this in females. There


were the differences between arch forms. Arch form increased significantly in width and
decreased significantly in length when the arch changed from tapered to ovoid and square form.
Conclusion: The most frequent malocclusion was class I at Vietnamese group aged from 18 to
25. The most frequent dental arch form was ovoid. Square arch was the biggest dimension in
width, and the tapered arch was the biggest dimension in length.
* Keywords: Arch dimension; Occlusion characteristics.
* Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội
Người phản hồi (Corresponding): Tạ Ngọc Nghĩa ()
Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 31/08/2017
Ngày bài báo được đăng: 07/09/2017

465


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vấn đề tiếp xúc giữa các răng của hai
cung hàm, hay nói khác là chức năng của
cung hàm là chìa khóa đảm bảo cho sự
lành mạnh và thoải mái của hệ thống nhai
[1]. Từ năm 1932, Chuck đã nghiên cứu
đặc điểm hình thái và phân loại cung răng
thành 3 loại hình dạng khác nhau, bao
gồm: cung răng hình vuông, cung răng
ovan và cung răng thuôn dài [2]. Ở mỗi
chủng tộc, dân tộc khác nhau cũng có
khác nhau về tỷ lệ, đặc điểm của mỗi
dạng cung răng. Việc nghiên cứu đặc
điểm khớp cắn có vai trò rất quan trọng
trong thực hành chỉnh nha lâm sàng. Với

mỗi loại hình dạng cung răng khác nhau
sẽ tương ứng với hình dạng dây cung
điều trị tương ứng mới đem lại ổn định
kết quả điều trị chỉnh nha.
Hàm răng con người trải qua nhiều giai
đoạn phát triển khác nhau, bao gồm: giai
đoạn hàm răng sữa, giai đoạn hàm răng
hỗn hợp và giai đoạn hàm răng vĩnh viễn.
Từ 18 tuổi trở đi, gần như cung răng đã
phát triển hoàn toàn và ổn định về mặt
kích thước cũng như đặc điểm hình thái.
Ở Việt Nam, đã có nhiều tác giả nghiên
cứu về đề tài này, nhưng nhìn chung chỉ
là những nghiên cứu nhỏ lẻ, cỡ mẫu
chưa lớn, chưa mang tính khái quát đặc
trưng cho người Việt Nam. Chính vì thế,
việc có một bộ số liệu đầy đủ và chính
xác, phù hợp với đặc điểm của từng dân
tộc là một yêu cầu bức thiết.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn,
chúng tôi chọn đề tài trên nhằm mục tiêu:
Nhận xét một số đặc điểm khớp cắn và
kích thước cung răng của người Việt độ
tuổi 18 - 25 tại Hà Nội năm 2017.
466

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
500 sinh viên một số trường đại học

trên địa bàn Thành phố Hà Nội, đồng ý
tham gia khám và lấy mẫu nghiên cứu tại
Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại
học Y Hà Nội từ ngày 15 - 3 - 2017 đến
25 - 5 - 2017.
* Tiêu chuẩn lựa chọn: có bố mẹ, ông
bà là người Việt Nam, dân tộc Kinh, độ
tuổi 18 - 25, có đủ 28 răng vĩnh viễn
(không kể răng hàm lớn thứ ba), không
có phục hình, tổn thương tổ chức cứng
làm thay đổi chiều gần xa của thân răng,
chưa điều trị nắn chỉnh răng và phẫu
thuật tạo hình khác, không có dị dạng
hàm mặt, không có tiền sử chấn thương
hay phẫu thuật vùng hàm mặt.
* Tiêu chuẩn loại trừ: không thuộc các
tiêu chuẩn đã lựa chọn, đã điều trị nắn
chỉnh răng, khớp cắn hai bên không đồng
nhất (ví dụ như loại I bên phải và loại II
bên trái).
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
* Quy trình nghiên cứu: khám lâm sàng
và lựa chọn bệnh nhân, lấy mẫu răng hai
hàm và lấy sáp cắn ở tư thế khớp cắn
trung tâm. Đổ mẫu hàm bằng thạch cao
cứng. Phân tích mẫu hàm: xác định hình
dạng cung răng, sử dụng thước
OrthorForm (Hãng 3M): có 3 loại hình
dạng tương ứng với cung răng hình ovan,

hình vuông và hình thuôn dài. Xác định
kích thước cung răng bằng thước trượt
2 đầu nhọn có phân độ nhỏ nhất tới
0,01 mm.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
với phần mềm SPSS 20.0. Để hạn chế
sai số, chỉ sử dụng một loại thước đo đạt
tiêu chuẩn. Mỗi mẫu hàm đo 3 lần, mỗi
lần cách nhau 10 phút, lấy giá trị trung
bình của 3 lần đo.

- Đo các kích thước cung răng sau: (1)
Chiều dài trước (chiều dài vùng răng
nanh): khoảng cách từ điểm giữa hai răng
cửa tới đường nối đỉnh của hai răng
nanh. (2) Chiều dài sau (chiều dài vùng
răng hàm): khoảng cách từ điểm giữa hai
răng cửa tới đường nối đỉnh của hai núm
ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất. (3)
Chiều rộng trước: khoảng cách giữa hai
đỉnh của hai răng nanh. (4) Chiều rộng
sau: khoảng cách giữa hai đỉnh của hai
múi ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất.

* Vấn đề đạo đức nghiên cứu: tất cả
đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong
đề tài này đều nằm trong đối tượng
nghiên cứu của đề tài nhà nước đã thông

qua Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu
y sinh học, Trường Đại học Y Hà Nội
chấp thuận về các khía cạnh đạo đức
nghiên cứu theo quyết định số 202
HĐĐĐĐHYHN, ký ngày 20 - 10 - 2016.

* Xử lý số liệu: xử lý các số liệu thu
thập theo phương pháp thống kê y học

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tỷ lệ khớp cắn.
Bảng 1:
C0

Tổng số

CI

CII

CIII

n

%

n

%


n

%

n

%

61

12,2

350

70

46

9,2

43

8,6

Đa số các trường hợp nghiên cứu có tương quan răng 6 loại I (gồm cả khớp cắn
loại I và sai khớp cắn loại I). Tương quan răng 6 loại II và loại III chiếm tỷ lệ nhỏ.
2. Tỷ lệ các dạng cung răng.
Bảng 2:
Dạng cung
răng


Hình ovan

Hình vuông

Hình thuôn dài

Tổng số

n

%

n

%

n

%

n

%

Nam

153

65,9


46

19,8

33

14,3

231

100

Nữ

181

67,5

47

17,5

40

14,9

268

100


334

66,8

93

18,6

73

14,6

500

100

Tổng

p

0,803

Đa số các trường hợp nghiên cứu có cung răng dạng hình ovan, rồi đến dạng hình
vuông. Dạng cung răng hình thuôn dài chiếm tỷ lệ nhỏ nhất.
3. Kích thƣớc cung răng.
467


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017

Bảng 3: Kích thước cung răng hàm trên.
Nữ

Nam

Chung

M

SD

M

SD

M

SD

R33

35,60

2,26

35,06

2,18

35,31


2,23

R66

53,77

2,39

51,99

2,67

52,82

2,70

D13

9,09

3,42

8,56

1,76

8,81

2,67


D16

29,41

2,19

29,10

2,19

29,24

2,19

Bảng 4: Kích thước cung răng hàm dưới.
Nữ

Nam

Chung

M

SD

M

SD


M

SD

R33

27,19

2,13

26,61

1,98

26,88

2,07

R66

45,58

2,79

43,86

2,62

44,66


2,83

D13

5,74

1,47

5,36

1,90

5,54

1,72

D16

23,86

2,20

23,85

2,20

23,85

2,20


Đa số kích thước ở nam đều lớn hơn ở nữ và có ý nghĩa thống kê.
Bảng 5: Kích thước cung răng hàm trên ở các dạng cung răng.
Hình ovan

Hình vuông

Hình thuôn dài

p

M

SD

M

SD

M

SD

R33

35,26

1,92

36,69


2,35

33,78

2,37

0,000

R66

52,61

2,23

54,79

3,11

51,26

2,68

0,000

D13

8,87

2,85


7,32

1,56

10,40

1,84

0,000

D16

29,28

1,74

27,45

2,01

31,37

2,31

0,000

Bảng 6: Kích thước cung răng hàm dưới ở các dạng cung răng.
Hình ovan

Hình vuông


Hình thuôn dài

p

M

SD

M

SD

M

SD

R33

26,80

1,78

28,16

2,45

25,60

1,92


0,000

R66

44,49

2,63

46,20

2,74

43,47

3,04

0,000

D13

5,60

1,80

4,84

1,33

6,15


1,54

0,000

D16

23,84

2,14

23,00

2,28

25,02

1,84

0,000

Kích thước trung bình của cung răng trên và cung răng dưới ở các dạng cung răng
khác nhau đều khác nhau. Chiều rộng cung răng lớn nhất ở dạng cung răng hình
vuông, tiếp đến dạng ovan, nhỏ nhất ở cung răng hình thuôn dài. Chiều dài cung răng
lớn nhất ở cung răng hình thuôn dài và nhỏ nhất ở cung răng hình vuông.
468


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
BÀN LUẬN

1. Tỷ lệ các loại khớp cắn.
Trong tổng số 500 đối tượng được
nghiên cứu, 268 nữ (53,6%) và 232 nam
(46,4%). Tỷ lệ nam và nữ gần như nhau.
Nghiên cứu về tỷ lệ khớp cắn chúng tôi
thấy tỷ lệ khớp cắn có tương quan răng 6
loại I chiếm đa số (82,2%), gồm cả khớp
cắn bình thường và sai khớp cắn loại I,
tương quan răng 6 loại II ít hơn (9,6%) và
tương quan răng 6 loại III ít nhất (8,2%).
Kiểm định bằng phương pháp khi bình
phương cho thấy chênh lệch về kết quả
có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Kết
quả này gần với kết quả của một số tác
giả trong và ngoài nước. Theo nghiên
cứu của Dr Saujanya Karki (2014) [3]:
khớp cắn bình thường 32,6%, sai khớp
cắn hạng I: 52,9%, sai khớp cắn hạng II:
5,1%, sai khớp cắn hạng III: 9,4%.
2. Tỷ lệ các dạng cung răng.
Trong số đối tượng nghiên cứu, chủ
yếu gặp cung răng dạng hình vuông và
hình ovan (85,4%), tỷ lệ dạng cung răng
hình thuôn dài thấp (14,6%). Theo bảng 2
và bảng 3, tỷ lệ các dạng cung răng ở cả
hai giới gần tương đương nhau. Ở nữ,
loại cung răng hình vuông đa số (67,5%),
ở nam giới là 65,9%. Sự khác biệt trên
không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Số liệu này gần giống với nghiên cứu trên

người Nhật Bản của Kunihiko Nojima
(2001) [4]. Theo tác giả, dạng cung răng
của người Nhật đa số có dạng hình
vuông và hình ovan (90%), còn lại là hình
thuôn dài (10%). Nhưng khi so sánh với
số liệu nghiên cứu của cùng tác giả trên
chủng tộc người da trắng, số liệu có sự

khác biệt. Ở người da trắng, cung răng
chủ yếu có hình thuôn dài (50%), dạng
cung răng hình vuông và ovan chiếm
50%. Như vậy, hình dạng cung răng có
liên quan đến yếu tố chủng tộc, địa lý.
3. So sánh kích thƣớc của các dạng
cung răng khác nhau.
Về kích thước cung răng, chúng tôi
thấy kích thước cung răng của nam đều
lớn hơn nữ. Điều này phù hợp với nghiên
cứu nhân trắc trên cơ thể người: các kích
thước của nam đều lớn hơn ở nữ. Ví dụ
như chiều cao, cân nặng, các chỉ số vùng
đầu mặt... So sánh với số liệu nghiên cứu
của Ahmet A. Celebi (2016) [5] trên người
Thổ Nhĩ Kỳ và người Bắc Mỹ, thấy cung
răng của người Việt nhỏ hơn cung răng
của người Thổ và người Bắc Mỹ. Khoảng
rộng liên răng nanh ở người Việt R33 là
26,88 ± 2,07, ở người Bắc Mỹ là 29,07 ±
1,39, ở người Thổ là 29,19 ± 1,67.
Khoảng rộng giữa 2 răng hàm lớn thứ

nhất ở người Việt R66 = 44,66 ± 2,83; ở
người Bắc Mỹ là 49,42 ± 2,61; ở người
Thổ là 49,77 ± 2,71. Điều này cũng phù
hợp, do cấu trúc nhân trắc của người Việt
nhỏ hơn của người châu Âu và châu Mỹ.
Khi so sánh kích thước cung răng ở
các dạng cung răng khác nhau, chúng tôi
thấy cung răng hình vuông có chiều rộng
lớn nhất, tiếp đến cung răng hình ovan,
nhỏ nhất là cung răng hình thuôn dài.
Cung răng có chiều dài lớn nhất là cung
răng hình thuôn dài, rồi đến cung răng
hình ovan, nhỏ nhất là cung răng hình
vuông. Nghiên cứu này phù hợp với
nghiên cứu trên người Bắc Mỹ và Thổ
Nhỹ Kỳ của Ahmet A. Celebi [5].
469


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
KẾT LUẬN
- Tỷ lệ các loại khớp cắn: khớp cắn
loại I theo Angle chiếm tỷ lệ cao nhất.
- Tỷ lệ loại cung răng: ở nhóm đối
tượng nghiên cứu, dạng cung răng hình
ovan chiếm tỷ lệ cao nhất. Dạng cung
răng hình thuôn dài thấp nhất.
- Kích thước của các dạng cung răng
khác nhau: kích thước cung răng ở nam
lớn hơn ở nữ, có khác biệt về kích thước

giữa các dạng cung răng. Về chiều rộng
lớn nhất là cung răng hình vuông, rồi đến
cung răng hình ovan và nhỏ nhất là cung
răng hình thuôn dài. Về chiều dài, lớn
nhất là cung răng hình thuôn dài, tiếp đến
là cung răng hình ovan và nhỏ nhất là
cung răng hình vuông.
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện bài báo này chúng tôi xin
gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc
đến: Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt,
Trường Đại học Y Hà Nội, PGS.TS
Trương Mạnh Dũng - Chủ nhiệm Đề tài,
PGS.TS Võ Trương Như Ngọc, Bộ Khoa
học Công nghệ và Trung tâm Tính toán

470

hiệu năng cao, Trường Đại học Khoa học
Tự nhiên, Văn phòng Quản lý các
Chương trình trọng điểm Quốc gia cùng
toàn thể các cơ quan, nhóm xử lý số liệu,
các thầy cô bạn bè đã giúp đỡ tận tình
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
bài báo này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Tử Hùng. Đặc điểm hình thái
nhân học bộ răng người Việt. Luận án Tiến sỹ
Y học. Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí
Minh. 1993, 150, pp.87-95.

2. Williams J.L. The esthetic and anatomical
basis of dental prostheses. Dent Dig. 1920,
26, 264.
3. Dr Saujanya Karki et al. Distribution of
malocclusion and Occlúal traits among Tibetan
Adolescents residing in Nepal. Orthodontic
Journal of Nepal. 2014, 4 (2), pp.28-31.
4. Nojima K, Mc Laughlin R.P, Isshiki Y,
Sinclair P.M. Acomperative study of Caucasian
and Japanese mandibular Clinical arch form.
Angle Orthod. 2001, 71, pp.195-200.
5. Ahmet A. Celebi et al. Comparison of
arch forms between Turkish and North American.
Dental Press Journal of Orthodontics. 2016,
Mar-Apr, 21 (2), pp.51-58.



×