Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài 1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.81 KB, 2 trang )

Tuần I PHẦN I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
Tiết 1 Bài 1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Ngàydạy:20/8/08 CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm được một số ý cơ bản sau:
- Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu, cơ cấu xã hội(gồm 2 giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và
nông nô)
- Hiểu khái niệm lãnh địa phong kiến, đặt trưng của nền kinh tế lãnh địa.
- Hiểu thành thị Trung đại xuất hiện như thế nào? Sự khác nhau giữa kinh tế lãnh địa và kinh
tế thành thị .
2. Kĩ năng:
- Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang
xã hội phong kiến.
3. Tư tưởng: Bồi dưỡng nhận thức cho HS về sự phát triển hợp qui luật của loài người từ xã hội chiếm hữu
nô lệ sang xã hội phong kiến.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: Phân tích, đàm thoại, thảo luận, trắc nghiệm ...
2. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh mô tả hoạt động trong thành thị trung đại.
- Tư liệu đề cập tới chế độ chính trị, kinh tế xã hội trong các lãnh địa phong kiến
- Phiếu thảo luận, bài tập trắc nghiệm...
III/ Lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: BCS báo cáo sơ lược tình hình lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng dụng cụ học tập, sách vở...
3. Bài mới
a. Hoạt động giới thiệu bài: Lịch sử xã hội loài người phát triển liên tục qua nhiều giai đoạn. Học lịch sử
lớp 6, chúng ta đã biết nguồn gốc và sự phát triển của loài người nói chung, dân tộc Việt Nam nói riêng
trong thời kì cổ đại. Hôm nay ở chương trình lớp 7 chúng ta sẽ tìm hiểu một thời kì nối tiếp - Thời trung
đại ...
b. Các hoạt động dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò


* Hoạt động 1: Cá nhân
MT: HS hiểu được xã hội phong kiến châu Âu hình thành như
thế nào
- GV: Giới thiệu sơ lược sự phát triển của các quốc gia cổ đại
phương Tây, tồn tại đến TK V, sự xâm nhập của bộ tộc Giéc-
man làm sụp đổ các quốc gia này và cho ra đời nhiều vương
quốc mới (nhấn mạnh: Đây là yếu tố bên ngoài. Đó là hoàn
cảnh dẫn đến sự ra đời của các quốc gia cổ đại châu Âu).
? Khi tràn vào lãnh thổ Rô-ma, người Giec-man đã làm gì?
(chiếm ruộng...)
? Những việc làm đó, làm cho xã hội phong kiến biến đổi như
thế nào?( HS dựa vào SGK để trả lời)
? Lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những
tầng lớp nào của xã hội cổ đại?
- GV: Chuẩn xác kiến thức và chốt ý bằng sơ đồ
? Em hãy cho biết mối quan hệ giữa nông nô và lãnh chúa?
(phụ thuộc)
- GV: kết luận: Quan hệ sản xuất mới ra đời thay thế cho quan
hệ sản xuất cũ( quan hệ sản xuất giữa chủ nô và nô lệ) đó là
quan hệ sản xuất phong kiến và xã hội phong kiến hình thành.
* Hoạt động 2 Hiểu được các khái niệm: Lãnh địa, Lãnh chúa
phong kiến. Đặc điểm của nền kinh tế lãnh địa
Nội dung ghi bảng
I/ Sự hình thành xã hội phong kiến
ở châu Âu
1. Hoàn cảnh:
- Cuối TK V người Giéc-man tiêu diệt
các quốc gia cổ đại.
2. Biến đổi trong xã hội
Các giai cấp mới được hình thành

* Quan hệ sản xuất phong kiến ra đời → 
xã hội phong kiến hình thành.
II/ Lãnh địa phong kiến:
1. Khái niệm: Lãnh địa là một vùng đất
rộng lớn mà quí tộc chiếm đoạt được đã
Tướng
lĩnh
quí tộc
Nô lệ
Nông dân
Nông

Lãnh
chúa
- HS làm việc với SGK
? Em hiểu thế nào là lãnh địa phong kiến?(khái niệm
- HS: Quan sát tranh H1 SGK và đoạn thông tin chữ nhỏ SGK.
Cho biết ? Lãnh địa được tổ chức như thế nào?( bao gồm nhà
của, đất đai,...)
- GV: Liên hệ với điền trang, thái ấp ở Việt Nam.
? Đời sống trong lãnh địa như thế nào? (lãnh chúa, nông nô )
? Đặt điểm chính của nền kinh tế lãnh địa(đóng kín)
- GV: Lưu ý thêm cho HS đặt trưng của xã hội phong kiến
phương Tây là hình thành nền kinh tế lãnh địa →sự hình thành
chế độ phong kiến phân quyền(đây là điểm khác biệt so với
cac quốc gia phong kiến phương Đông)
* Hoạt đông 3: Cá nhân, nhóm
+ Nắm được nguyên nhân, sự ra đời của các thành thị trung
đại, đồng thời thấy được sự khác nhau giữa thành thị và lãnh
địa

- HS Nhắc lại đặt điểm kinh tế của lãnh địa.
- HS làm việc với SGK
? Đặc điểm của thành thị(trong thực tế các em nhìn thấy) là
gì? (đông dân,buôn bán tấp nập ...)
? Thành thị trung đại xuất hiện như thế nào?
- HS Dựa vào SGK trả lời GV: Chốt ý và ghi bảng.
- Quan sát H2 SGK và cho biết ? Cư dân trong thành thị gồm
những ai, họ làm nghề gì?
+ N thảo luận và hoàn thành bài tập: Lập bảng so sánh những
điểm khác nhau cơ bản giữa lãnh địa phong kiến và thành thị
trung đại vào phiếu bài tập in sẵn theo mẫu sau:
Lãnh địa Phong kiến Thành thị Trung đại
Kinh tế
Hình thức
sản xuất
Xã hội
? Thành thị trung đại ra đời có vai trò như thế nào?
nhanh chóng biến thành khu đất riêng
của mình
2. Tổ chức của Lãnh địa: đất đai, nhà
cửa...
3. Đời sống trong lãnh địa:
- Lãnh chúa: sung sướng đầy đủ...
- Nông nô: phụ thuộc, khổ cực và đói
nghèo.
2. Đặc điểm nền kinh tế lãnh địa: - Tự
sản, tự tiêu
III/ Sự xuất hiện các thành thị trung đại:
1. Nguyên nhân: cuối TKXI sản xuất
phát triển → hàng thủ công sản xuất

ngày càng nhiều.
2. Tổ chức:
- Bộ mặt thành thị: phố xá, cửa hàng...
- Các tầng lớp sống trong thành thi:
Thợ thủ công, thương nhân.
3. Vai trò: Thành thị trung đại ra đời
thúc đẩy xã hội phong kiến châu Âu
phát triển.
4. Kiểm tra hệ thống lại kiến thức
GV: Sơ kết nhanh các ý sau:
- Sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu là hợp qui luật.
- Đặc trưng cơ bản của lãnh địa: là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập → biểu hiện của sự
phân quyền của xã hội phong kiến châu Âu
- Sự xuất hiện của thành thị trung đại là yếu tố cơ bản thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá châu Âu phát triển.
* Bài tập: ( GV:ghi sẵn ở bảng phụ) những đặc điểm cơ bản của lãnh địa:
  Đất đai, nhà cửa, ao hồ.
  Phố xá, cửa hàng.
  Kinh tế tự sản, tự tiêu.
  Kinh tế hàng hoá trao đổi.
 Tổ chức xã hội gồm hai tầng lớp cơ bản: thợ thủ công và thương nhân.
5. Yêu cầu làm việc ở nhà: Học bài cũ, làm bài tập( bài thảo luận ở lớp)
- Chuẩn bị bài sau bài 2 Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu
Âu (soạn bài dựa theo các câu hỏi SGK)

×