Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khảo sát một số đặc điểm của nam giới liên quan với nhu cầu tình dục trên người cao tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.15 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NAM GIỚI LIÊN QUAN
VỚI NHU CẦU TÌNH DỤC TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI
Võ Trung Dũng*, Nguyễn Văn Trí*, Lê Thị Kim Nhung*

TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát một số đặc điểm của nam giới liên quan với nhu cầu tình dục trên người cao tuổi.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả,cắt ngang.
Kết quả: Có 390 nam giới trên 60 tuổi, thấp nhất là 60, cao nhất là 101 tuổi. Tuổi trung bình là 71,2 ± 7,9.
Tỷ lệ có quan hệ tình dục (QHTD)trong 4 tuần ở người cao tuổi là 45.6% và giảm dần theo tuổi. Người có bệnh
mạn tính có tỷ lệ quan hệ tình dục thấp hơn so với những người khác. Rượu bia làm tăng khả năng hoạt động
tình dục ở người cao tuổi. Người có tập TDTT thì có tỷ lệ QHTD cao hơn người không tập TDTT. Người có thu
nhập cao thì tỷ lệ QHTD cao hơn người có thu nhập thấp. Người có trình độ học vấn càng cao thì có tỷ lệ QHTD
càng cao. Người có quan hệ ngoài hôn nhân thì có nhu cầu QHTD cao hơn những người không có quan hệ ngoài
hôn nhân.
Kết luận: Bệnh mạn tính làm giảm tỉ lệ QHTD, có uống rượu bia, có tập TDTT, có thu nhập cao và có quan
hệ ngoài hôn nhân làm tăng tỉ lệ QHTD ở người cao tuổi.
Từ khóa: Tình dục, người cao tuổi

ABSTRACT
SURVEY OF SOME CHARACTERISTICS OF MEN RELATED SEXUAL NEEDS
WITHIN THE ELDERLY
Vo Trung Dung, Nguyen Van Tri, Le Thi Kim Nhung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3- 2014: 198-202
Objective: Survey some of thecharacteristics associated with male sexual neatherly
Methods: retrospective, described
Results: There are 390 men over 60 years old, the lowest is 60, highest is 101 years old. Mean age was
71.2±7.9. The incidence of sexual intercourse (sex) for 4 weeks in the elderly is 45.6% decreases with age. People


with chronic illnesses sex ratio is lower than the other, alcohol increases the likelihood of sexual activity in the
elderly. The person do exercise is sex ratio higher than the other, The high-income earners, there is sex ratio higher
than low-income earners. Educated people have rate of sexual intercourse higher than the other. The relations
outside of marriage,the sexualneedsthan those whodo nothaverelationshipsoutside marriage
Conclusion: Chronic disease reduce the incidence of sex. Drinking alcoholic, doing exercise, having high
incomes and relationships outside marriage increased sex ratio in the elderly.
Keywords: Sexuality, elderly

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mở đầu
Tuổi thọ ngày càng tăng, sức khỏe tâm sinh
lý người cao tuổi được cải thiện, những người
đàn ông và cả phụ nữ cũng mong muốn có một

cuộc sống hoạt động tình dục được thỏa mãn.
Mặc dù 1/3 người cao tuổi báo cáo ít nhất có một
vấn đề về tình dục, nhưng gần 60% trong số đó
muốn duy trì hoạt động tình dục với sự suy
giảm không đáng kể(5). Hội Đồng Quốc Gia về
Người cao tuổi Hoa Kỳ (NCOA) năm 2005 khảo

* Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Võ Trung Dũng
ĐT: 0903.864557

198

Email:

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014
sát cho kết quả 71% nam giới ở trong nhóm tuổi
60-69 và 57% nam giới ở độ tuổi 70-79 có quan
hệ tình dục ít nhất một lần mỗi tháng, cũng theo
nghiên cứu này cho thấy 27% nam giới ở độ tuổi
80-89 có hoạt động tình dục ít nhất một lần mỗi
tháng(2).
Tại khoa nam học Bệnh viện Bình Dân
TPHCM, số lượt người cao tuổi đến khám ngày
một đông, chủ yếu bệnh nam khoa và các vấn đề
liên quan tình dục tuổi già. Tuy nhiên, cho đến
nay chưa có nghiên cứu nào khảo sát về nhu cầu
QHTD ở người cao tuổi.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này
nhằm khảo sát một số yếu tố liên quan với nhu
cầu quan hệ tình dục ở người cao tuổi góp phần
đề ra những định hướng chăm sóc sức khỏe toàn
diện nói chung và đặc biệt là sức khỏe tình dục
cho người cao tuổi.

Nghiên cứu Y học
Bảng 1: Phân bố theo nhóm tuổi
QHTD / 4 tuần
Không

60-69 tuổi 73
(38,0%)
119

(62,0%)
70-79 tuổi 86
(62,8%)
51
(37,2%)
> 80 tuổi 53
(86,9%)
8
(13,1%)
Tổng
212
178

Nhóm tuổi

QHTD/ 4 tuần
Tổng
p
Không

Có bệnh 115 (61,5%) 72 (38,5%) 178
0,007
Không bệnh 97 (47,8%) 106 (52,2%) 203
Bệnh mãn
tính

Nhận xét: Người có bệnh mạn tính thì tỉ lệ có
QHTD trong 4 tuần thấp hơn người không có
bệnh mạn tính (P<0,01).
Bảng 3: Mối liên quan giữa QHTD với lối sống: hút

thuốc, uống rượu bia, tập thể dục
QHTD/ 4 tuần
Không

Dân số nghiên cứu

Tiêu chuẩn lựa chọn đưa vào nghiên cứu
Nam giới, từ 60 tuổi trở lên, nghe, nói, hiểu
tiếng Việt
Đồng ý tham gia nghiên cứu.

Đối tượng loại trừ
Tâm thần, tinh thần không minh mẫn.

Phương pháp nghiên cứu
Tiến cứu, mô tả, cắt ngang.
Theo Bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp.

Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 16,0.

KẾT QUẢ
Có 390 người nam giới trên 60 tuổi được
phỏng vấn.
Nhận xét: Tỉ lệ người có QHTD trong 4 tuần
ở người trên 60 tuổi là 45,6%.
Nhóm tuổi càng cao thì tỉ lệ có QHTD trong
4 tuần càng giảm (P<0,001).

0,000


Bảng 2: Mối liên quan giữa QHTD với bệnh mạn
tính

ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Nam giới từ 60 tuổi trở lên sinh sống tại Tp.
Hồ Chí Minh.

p



p

Hút thuốc lá
Không hút
Có hút

106 (55,2%)
106 (53,5%)

86
92

(44,8%)
(46,5%)

0,740

Uống rượu bia

Không uống 100 (69,9%)
43
Có uống 112 (45,3%)
135
TDTT
Có tập
63 (39,6%)
96
Không tập 149 (64,5%)
82

(30,1%)
(54,7%)
(60,4%)
(35,5%)

0,000

0,000

Nhận xét: Người có uống rượu bia thì tỉ lệ có
QHTD trong 4 tuần cao hơn người không uống
rượu bia; người có tập thể dục bia thì tỉ lệ có
QHTD trong 4 tuần cao hơn người không tập thể
dục thể thao(P<0,001). Riêng hút thuốc lá không
thấy sự khác biệt giữa 2 nhóm có và không hút
thuốc.
Bảng 4: Mối liên quan học vấn với QHTD
QHTD/ 4 tuần
Không



Trình độ
học vấn
Không biết
đọc viết

10

(83,3%)

2

(16,7%)

Cấp 1

101

(66,4%)

51

(33,6%)

Cấp 2

55

(51,4%)


52

(48,6%)

Cấp 3

23

(39,7%)

35

(60,3%)

ĐH/SĐH

23

(37,7%)

38

(62,3%)

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014

p

0,000


199


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014

Nghiên cứu Y học
Nhận xét: Người có trình độ học vấn càng
cao thì tỉ lệ có QHTD trong 4 tuần cao hơn người
có học vấn thấp (P<0,001)
Bảng 5: Mối liên quan thu nhập với QHTD
Thu nhập
Không thu nhập
Có thu nhập

QHTD/ 4 tuần
p
Không

120 (80,5%) 29 (19,5%)
0,000
92
(38,2%) 149 (61,8%)

Nhận xét: Người có thu nhập cao thì tỉ lệ có
QHTD trong 4 tuần cao hơn người cóthu
nhậpthấp(P<0,001)
Bảng 6: Mối liên quan giữa quan hệ ngoài hôn nhân
với QHTD
QHNHN

Có QHNHN
Không
QHNHN

QHTD/ 4 tuần
Không

6
(11,8%)
45
(88,2%)
206 (60,8%) 133
(39,2%)

p

0,000

Nhận xét: Người có quan hệ ngoài hôn nhân
thì tỉ lệ có QHTD trong 4 tuần cao hơn người
không cóquan hệ ngoài hôn nhân(P<0,001)

BÀN LUẬN
Ở bảng 1 cho thấy tỷ lệ người cao tuổi còn
quan hệ tình dục (QHTD) chiếm tỷ lệ không
nhỏ, tuy nhiên hoạt động tình dục có tỷ lệ giảm
dần khi tuổi tác tăng lên, mặc dù tuổi tác không
tác động trực tiếp lên hoạt động tình dục, nhưng
những yếu tố liên quan đến lão hóa ảnh hưởng
lên hoạt động tình dục người cao tuổi. Nhiều

nghiên cứu chỉ ra rằng tầng số của sự thân mật
và sự giao hợp giảm dần theo tuổi(4). Tuy nhiên,
người cao tuổi họ muốn có những trãi nghiệm
nhiều hơn những gì họ đang làm nhưng họ
không tránh khỏi các tác nhân làm ảnh hưởng
đến hoạt động tình dục của họ như: việc sử
dụng thuốc men, tình trạng bệnh tật, thay đổi
hình ảnh cơ thể, rối loạn tâm thần... và một rào
cản quan trọng nhất trong hoạt động tình dục
của người cao tuổi là thiếu một đối tác sẵn sàng
60%, do tuổi tác 32%, do giảm ham muốn 24%.
Mặc dù họ có thời gian hoàn toàn tự do đề khám
phá chức năng tình dục của mình, mà trước đây
chưa khám phá(3).

200

Dựa trên kết quả nghiên cứu (bảng 2) ta có tỷ
lệ người cao tuổi mắc bệnh mạn tính là 187
(47,9%) là người có ít nhất một trong các nhóm
bệnh sau: bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh
viêm khớp, đột quỵ, phẫu thuật tiền liệt tuyến,
trầm cảm.Tỷ lệ có QHTD trên nhóm người có
bệnh mạn tính là 38,5%, còn nhóm người không
có bệnh mạn tính là 52,2%. Điều này cho thấy
bệnh tật có làm ảnh hưởng đến nhu cầu QHTD
của người cao tuổi.
Dựa trên kết quả nghiên cứu (bảng 3) ta thấy
tỷ lệ có QHTD ở nhóm người không uống rượu
bia 30,1% thấp hơn so với nhóm người có uống

rượu bia là 54,7%. Điều này nói lên rằng rượu
bia làm tăng khả năng hoạt động tình dục, làm
cho nhu cầu QHTD tăng lên. Một số ý kiến cho
rằng việc sử dụng rượu một lượng vừa phải có
khả năng kích thích ham muốn tình dục nhưng
không cải thiện hiệu suất của QHTD, tuy nhiên
nghiện rượu hay ngộ độc rượu có thể dẩn đến
rối loạn cương dương hay liệt dương hoàn toàn.
Theo kết quả nghiên cứu của Arackal năm
2009(2), việc lạm dụng rượu liên tục sẽ gây ra rối
loạn chức năng cương dương, 72% đối tượng
báo cáo có một hoặc nhiều rối loạn chức năng
tình dục, 37,5% đối tượng xuất tinh sớm, 36%
giảm ham muốn tình dục, 19,79 % khó khăn
trong đạt được sự cương cứng và 13,54% khó
khăn trong việc duy trì được sự cương cứng.
Một nghiên cứu khác cho thấy việc sử dụng
rượu ở người già có liên quan đến những thay
đổi sinh học của lão hóa, người cao tuổi nhạy
cảm với tác hại của rượu hơn là người trẻ tuổi,
nghĩa là tác hại của rượu nhiều hơn với số lượng
tương đương mức tiêu thụ so với người trẻ(4).
Những người có tập luyện thể dục thể
thao(TDTT) thì tỷ lệ QHTD cao hơn, lý do là
người tập luyện thường khỏe mạnh hơn, trẻ hơn
và hấp dẫn hơn so với người không tập thể dục.
Người trên 60 tuổi tập TDTT thường xuyên báo
cáo có số lượng QHTD và khoái cảm tình dục
như những người trẻ hơn nhiều thập kỷ. Một
nghiên cứu đã kiểm tra tần số tình dục và xếp

hạng sự hài lòng của những người bơi lội 60 tuổi

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014

Nghiên cứu Y học

trở lên và thấy rằng họ giống như người trẻ hơn
họ 20 tuổi. Nếu người cao tuổi tập TDTT đều
đặn thì ”tuổi tình dục ”của họ sẽ trẻ hơn tuổi đời
của họ(7).

hợp với những báo cáo trước đây là những
người có trình độ học vấn cao sẽ có thái độ về
tình dục thoáng hơn và nhu cầu hoạt động tình
dục cũng cao hơn(6).

Theo kết quả nghiên cứu của Vitor. H năm
2009(1) . Cho thấy người tập thể dục thể thao đều
đặn vừa phải như một thói quen lối sống dẫn
đến chức năng tình dục tốt hơn, tăng nồng độ
của các hóc môn sinh dục, giảm thiểu nguy cơ
rối loạn chức năng tình dục, tần suất giao hợp
cao hơn những người không tập. Những người
đàn ông này có lượng hocmôn sinh dục bằng
hoặc cao hơn những người luyện tập tích cực
mạnh mẽ.Qua đó ta thấy việc tập TDTT mang lại
nhiều lợi ích cho sức khỏe và cải thiện chức năng

tình dục trên người cao tuổi, người cao tuổi có
tập luyện TDTT có tỷ lệ quan hệ tình dục cao
hơn những người không tập.

Ta thấy người có thu nhập thấp có tỷ lệ
QHTD thấp là 19,5%, trong khi đó tỷ lệ này cao
hơn nhiều ở nhóm người có thu nhập cao là
61,8% gấp 3 lần nhóm người không có thu nhập.
Điều này phù hợp với một số nghiên cứu cho
rằng vấn đề tài chính có liên quan đến thay đổi
ham muốn và hoạt động tình dục(6).

Theo bảng 4 cho thấy người cao tuổi không
biết đọc biết viết có tỷ lệ QHTD thấp nhất là
16,7%, tỷ lệ này tăng lên gấp đôi ở người học cấp
1(33,6%), tăng lên gần gấp 3 lẩn ở nhóm người
học cấp 2 (48,6%), tăng lên tương đương 4 lần ở
nhóm người học cấp 3 (60,3%) và ĐH/ SĐH
(62,3%). Điều này cho thấy tỷ lệ QHTD tăng theo
trình độ học vấn, học vấn càng cao thì tỷ lệ
QHTD càng cao.
Người có học vấn càng cao đa số họ có nhận
thức về tình dục đúng đắn, họ có một hoạt động
tình dục ổn định trong suốt thời trai trẻ và duy
trì được khả năng tình dục dài hơn khi về già.
Hơn nữa ở nhóm người này họ có công việc và
cuộc sống ổn định hơn, chất lượng cuộc sống
của họ cũng cao hơn vì thế họ duy trì được sức
khỏe tinh thần, thể lực cũng như sức khỏe tình
dục lâu bền.

Người có học vấn thấp thì họ có một thái độ
e ngại thiếu tự tin, họ thường có những áp lực
của cuộc sống vì thế nhu cầu QHTD của họ thấp.
Theo phân tích của một số nghiên cứu cho thấy
rằng người có trình độ tiểu học trở xuống, cũng
như những người có thu nhập thấp họ ít quan
tâm đến đời sống tình dục của họ vì vậy họ có tỷ
lệ hoạt động tình dục thấp và điều này cũng phù

Người có quan hệ ngoài hôn nhân 51 trường
hợp (13,1%) thì có tỷ lệ QHTD trong 4 tuần
chiếm 88,2%, trong khi đó người không có quan
hệ ngoài hôn nhân thì tỷ lệ có QHTD trong 4
tuần chỉ 39,2%. Tỷ lệ này cho thấy tỉ lệ không
nhỏ người đàn ông có quan hệ tình dục với bạn
tình bên cạnh vợ của mình. Tuy nhiên, một số
người trong số họ báo cáo rằng không có quan
hệ tình dục với vợ của họ, nhưng lại quan hệ với
người phụ nữ khác(8). Một số nghiên cứu cũng
cho thấy nhiều yếu tố cá nhân xuất hiện làm ảnh
hưởng quan trọng đến đời sống tình dục của
người lớn tuổi hay những cuộc hôn nhân trải
qua nhiều năm tháng, sự đơn điệu, nhàm chán,
những mâu thuẫn còn tồn tại chưa giải
quyết…là nguồn gốc của việc giảm kích thích
tình dục trên người cao tuổi đối với vợ hơn là
bạn tình(6). Từ đó ta thấy người cao tuổi có quan
hệ ngoài hôn nhân thì có nhu cầu quan hệ tình
dục cao hơn những người khôngcó quan hệ
ngoài hôn nhân.


KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 390 nam giới trên 60 tuổi
cho thấy
Tỷ lệ có quan hệ tình dục trong 4 tuần ở
người cao tuổi là 45,6% và giảm dần theo tuổi.
Người có bệnh mạn tính có tỷ lệ quan hệ
tình dục thấp hơn so với những người khác.
Rượu bia làm tăng khả năng hoạt động tình
dục ở người cao tuổi.
Người có tập TDTT thì có tỷ lệ QHTD cao
hơn người không tập TDTT.

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014

201


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014

Nghiên cứu Y học
Người có thu nhập cao thì tỷ lệ QHTD cao
hơn người có thu nhập thấp.
Người có trình độ học vấn càng cao thì có tỷ
lệ QHTD càng cao.
Người có quan hệ ngoài hôn nhân thì có nhu
cầu QHTD cao hơn những người không có quan
hệ ngoài hôn nhân.

2.


3.

202

5.
6.

7.
8.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

4.

Beth GT, Pomerantz SC, Kramer FV (2005). “Sexuality in older
adult: behaviors and preferences”. Age Ageing. 5, pp. 475-80
Bradford A, Meston CM, VandeCreek L, Peterson F, Bley J
(2007). "Senior sexual health: The effects of aging on
sexuality". Innovations in clinical practice: Focus on sexual health,
pp. 35-45.
Bretschneider JG, Mccoy NL (1988). “Sexual interest and
behavior in healthy 80- to 102-year-olds”. Arch Sex Behav. 2,
pp. 109-29.

Griggs W (1978). ”Sex and the elderly”. Am J Nurs, pp. 1352–
1354.
Meston MC (1997). “Aging and sexuality. In: Successful
Aging”. West J Med. pp. 285-290.

Nicolosi A, Moreira ED Jr, Villa M, Glasser DB.. (2004). “A
population study of the association between sexual function,
sexual satisfaction and depressive symptoms in men”. J Affect
Disord. 15,pp. 235-43.
Nusbaum MRH (2003). ”Chronic Illness and Sexual
Functioning”. Am Fam Physician., 67, pp. 347-354.
Ozzie J (2011). “Effect of exercise on sex drive”. The Archives of
Sexual Behavior

Ngày nhận bài báo:

11-04-2014

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

20-04-2014

Ngày bài báo được đăng:

20-05-2014

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014



×