ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CÔNG NGHIỆP BÊ TÔNG VÀ VẬT LIỆU XÂY
DỰNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Công ty công nghiệp bê tông và vật liệu xây dựng là một doanh nghiệp
nhà nước thành viên, hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng công ty xây dựng Sông
Hồng - Bộ xây dựng.
Trụ sở chính của công ty đóng tại: phường Tiên cát - TP Việt Trì - Tỉnh
Phú Thọ.
Tên giao dịch quốc tế: Constructional Material and Concrete Industrial
company.
Viết tắt là: CMC
Công ty là đơn vị có nhiều lợi thế, nằm ngay sát đường quốc lộ thuộc
trung tâm thành phố, do vậy rất thuận lợi cho việc giao dịch, tiêu thụ, vận
chuyển, song bên cạnh đó vẫn còn có những khó khăn là phải chịu nhiều tác
động cạnh tranh trong SXKD và tiêu thụ. Đây là yếu tố tạo nên sự năng động
cho công ty trong hoạt động.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CNBT và VLXD
Tiền thân của công ty là xí nghiệp bê tông Việt Trì, trực thuộc công ty
xây dựng Việt Trì được thành lập tại quyết định số 3321/BXD - TC ngày 24-3-
1979. Được thành lập và hoạt động trong cơ chế cũ, xí nghiệp chỉ sản xuất các
loại cấu kiện bê tông đúc sẵn như: cột điện đèn đường và điện hạ thế, ống cống
thoát nước, pa nen và các cấu kiện bê tông đúc sẵn phục vụ cho xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Phú thọ và các khu vực lân cận. Mọi hoạt
động SXKD đều do nhà nước chịu như: khối lượng sản phẩm sản xuất do nhà
nước giao, nhà nước đảm nhận khâu phân phối...Thời kỳ này hoạt động SXKD
của công ty gặp rất nhiều khó khăn như: sự ràng buộc của cơ chế quản lý hành
chính quan liêu bao cấp, sản phẩm đơn điệu, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, đời
sống của cán bộ công nhân viên gặp rất nhiều khó khăn ...
Tuy nhiên xí nghiệp vẫn luôn tìm mọi biện pháp để duy trì sản xuất hàng
năm và hoàn thành mọi nhiệm vụ kế hoạch của nhà nước giao.
Dưới ánh sáng của đại hội VI, đất nước ta chuyển từ cơ chế quản lý hành
chính quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ hội và thách thức mở ra cho các doanh
nghiệp, để phù hợp với tình hình mới, xí nghiệp được tổ chức lại. Ngày
26/3/1993 Bộ trưởng Bộ xây dựng đã quyết định thành lập lại xí nghiệp theo
quyết định số 126A/BXD-TCLĐ và đổi tên xí nghiệp thành Công ty công
nghiệp bê tông và vật liệu xây dựng tại quyết định số 2727/BXD-TCLĐ ngày
18/11/1994. Từ năm 1993 công ty trực thuộc Tổng công ty xây dựng Sông
Hồng - Bộ xây dựng, do nhà nước đầu tư và quản lý với tư cách là chủ sở hữu,
hoạt động theo nguyên tắc hạch toán độc lập.
Suốt từ ngày thành lập đến nay, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn và thử
thách về mọi mặt song cán bộ công nhân viên của công ty đã không ngừng học
hỏi, nâng cao trình độ tay nghề cho phù hợp với tình hình mới để đi lên, công ty
đã không ngừng đầu tư, mua sắm trang thiết bị hiện đại để mở rộng sản xuất
kinh doanh, sử dụng công nghệ tự động của Italya và Tây Ban Nha vào sản
xuất. Do vậy quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng, sản phẩm dần có uy tín
và chiếm lĩnh nhanh chóng thị phần.
Cùng với sự quyết tâm cao phấn đấu vươn lên của toàn công ty( ban lãnh
đạo, tập thể cán bộ công nhân viên...), công ty đã đạt được nhiều thành tích
đáng kể, năm 1994 được chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng ba,
năm 1997 được tặng huân chương lao động hạng hai, năm 2001 được chính phủ
tặng bằng khen và tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng cờ" công đoàn cơ sở
vững mạnh có phong trào thi đua xuất sắc nhất năm 2001" và rất nhiều thành
tích khác.
Áp dụng hai dây truyền sản xuất của Italya và Tây Ban Nha với sản phẩm chủ
yếu là gạch ceramic và gạch ốp lát cao cấp, bằng chất lượng và mẫu mã mới
phù hợp nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, hàng năm công ty tiêu thụ với
khối lượng lớn (hai chi nhánh chính ở TPHCM và ở Đà Nẵng). Đây là điều
thuận lợi giúp công ty khẳng định mình và đứng vững, mở rộng trong tương lai,
hàng năm có mức doanh thu tăng cao và đạt lợi nhuận trước thuế khả quan.
2.1.2.2. Tình hình lao động của công ty
Lao động là yếu tố không thể thiếu được của bất cứ quá trình sản xuất
nào, là nguồn nhân lực quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm, do vậy việc
các doanh nghiệp sử dụng hợp lý lao động cũng có tác động lớn đến giá thành
sản phẩm và thu nhập của doanh nghiệp. Để nâng cao chất lượng lao động công
ty đã mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho công nhân, tuỳ theo tính chất công việc
mà thời gian đào tạo khác nhau. Công nhân được học ngay tại công ty trước khi
vào làm việc và học tại trường đào tạo công nhân kỹ thuật thuộc Tổng công ty
xây dựng Sông Hồng - Bộ xây dựng, nên hầu hết công nhân trong công ty đều
có trình độ chuyên môn, thích ứng nhanh với công nghệ sản xuất. Đây là một
nhân tố thuận lợi của công ty trong quá trình phát triển sản xuất. Tình hình lao
động của công ty trong 3 năm đựợc mô tả qua biểu sau:
Biểu 08: Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm:
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
Chỉ tiêu S.lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
S.lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
S.lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
1. Tổng số lao động 625 100 600 100 681 100
- Lao động gián tiếp 65 10,4 68 11,33 72 10,57
- Lao động trực tiếp 560 89,6 532 88,67 609 89,43
2. Trình độ lao động
- Đại học 56 8,96 70 11,67 76 11,16
- Cao đẳng 48 7,68 71 11,83 79 11,60
- Trung cấp 43 6,88 59 9,83 61 8,96
- Công nhân qua đào
tạo
478 76,48 400 66,67 465 68,28
Từ biểu 08, qua phân tích ta có thể đánh giá được tình hình lao động của
công ty biến đổi trong 3 năm như sau: tổng số lao động qua 3 năm tăng, nguyên
nhân là do công ty mở rộng sản xuất, có sự thay đổi trong công nghệ sản xuất
nên nhu cầu về lao động là điều tất yếu.
Để đánh giá trình độ trong công ty, Ban giám đốc đã rất chú trọng đến
công tác đào tạo và lựa chọn nhân công. Số lao động có trình độ đại học tăng
qua 3 năm, cụ thể năm 2000 là 56 người chiếm 8,96 % trong tổng số lao động
nhưng đến năm 2002 số người có trình độ đại học tăng lên là 76 người chiếm
11,16% trong tổng số lao động. Về cơ cấu cũng có thay đổi rõ rệt, số người có
trình độ đã chiếm tỷ lệ % tăng hơn trong tổng số lao động.
Trong những năm gần đây công ty thực hiện tuyển dụng nhân công theo
các hướng trực tiếp tuyển dụng và tổ chức đào tạo tay nghề ngay tại công ty,
hướng thứ hai là tuyển chọn lao động đã có tay nghề và đưa vào thực tế sản
xuất luôn, hướng thứ ba là tuyển chọn lao động đựơc đào tạo trong các trường
trên cả nước theo yêu cầu công việc của công ty. Do làm tốt công tác tuyển
chọn và đào tạo lao động nên khi thực hiện tái sản xuất mở rộng công ty không
phải tổ chức đào tạo lại tay nghề cho lao động, nhờ đó mà giảm được đáng kể
các khoản chi phí quản lý mà công ty dành cho đào tạo. Đây là điều mà bất cứ
doanh nghiệp nào khi hạch toán độc lập cũng đều phải quan tâm.
2.1.2.3. Tình hình cơ sở vật chất của công ty
Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố quyết định đến hiệu quả của quá trình
sản xuất, nó quyết định đến chất lượng sản phẩm, đến công suất hoạt động, ảnh
hưởng tới giá thành sản phẩm sản xuất ra. Công nghệ sản xuất là vấn đề quan
tâm của mọi doanh nghiệp. Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của công
ty được thể hiện qua biểu sau:
Biểu 09: Tình hình trang bị cơ sở vật chất ở công ty
Đ.vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
- Tổng giá trị TSCĐ 102.744.984.035 102.199.111.433 196.949.532.406
- Nhà xưởng 13.830.937.135 14.205.782.355 25.196.652.447
- Máy móc thiết bị 85.859.708.138 84.995.001.464 167.979.161.329
- Phương tiện vận chuyển 2.107.412.369 2.207.576.324 3.282.387.429
- TSCĐ khác 946.926.393 790.151.290 491.331.201
Qua biểu 09 ta thấy tổng giá trị TSCĐ ở năm 2001 giảm đi so với năm
2000, nguyên nhân là do có sự điều động vốn trong tổng công ty. Nhưng đến
năm 2002 lại có sự tăng vọt rõ rệt, đó là do có sự ưu đãi đầu tư và công ty đã
dùng số vốn đó để đầu tư vào TSCĐ, công ty đã lắp đặt thêm mới một dây
truyền sản xuất của Italya để sản xuất sản phẩm gạch. Tính đến nay công ty đã
có 3 dây truyền sản xuất đi vào hoạt động.
2.1.3. Tình hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Tổ chức bộ máy quản lý hợp lý, có hiệu quả là vấn đề cần quan tâm đối
với các nhà lãnh đạo. Do nền kinh tế thị trường, mọi chi phí phải được tiết kiệm
nhằm giảm thiểu đầu vào cho sản xuất, là đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ trong
sản xuất và kinh doanh, để có cơ cấu bộ máy quản lý phù hợp với yêu cầu chức
năng sản xuất của công ty, lãnh đạo công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo cơ
cấu trực tuyến chức năng gồm: 1 giám đốc, 2 phó giám đốc, và các phòng ban
trực thuộc.