Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Khảo sát tương quan giữa chiều dày võng mạc và độ nhạy thị trường trung tâm trên bệnh lý hắc võng mạc trung tâm thanh dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.95 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT TƯƠNG QUAN GIỮA CHIỀU DÀY VÕNG MẠC
VÀ ĐỘ NHẠY THỊ TRƯỜNG TRUNG TÂM TRÊN BỆNH LÝ
HẮC VÕNG MẠC TRUNG TÂM THANH DỊCH
Lê Thiếu Du*, Võ Quang Minh*

TÓMTẮT
Mục đích: Khảo sát mối tương quan giữa bề dày võng mạc và độ nhạy thị trường trung tâm trên bệnh
hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (HVMTTTD).
Phương pháp: 33 mắt bị bệnh HVMTTTD được nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích bằng chụp
cắt lớp quang học (OCT) ở chế độ quét hoàng điểm, quét 5 đường đứng và ngang qua hoàng điểm và đo thị
trường trung tâm trên chu vi kế tự động bằng chương trình 10-2.
Kết quả: Tổng độ dày võng mạc, bao gồm võng mạc thần kinh và lớp dịch bong, tương quan đáng kể
với sự giảm độ nhạy thị trường trung tâm trong một vòng tròn đường kính 6mm xung quanh hoàng điểm.
Khi tách tổng độ dày võng mạc ra thành lớp võng mạc thần kinh và lớp dịch bong để phân tích, thì chỉ có độ
dày lớp dịch bong tương quan với độ nhạy thị trường trung tâm tại 1°, 3°, 5°, 7°, và 9° từ hố trung tâm
cùng các vị trí trên đường cắt ngang và dọc qua hố trung tâm.
Kết luận: Độ nhạy thị trường đo bằng chu vi kế tự động càng suy giảm khi bề dày lớp dịch, giữa lớp
thần kinh cảm giác và lớp biểu mô sắc tố, càng tăng ở vùng tụ dịch trên mắt bệnh hắc võng mạc trung tâm
thanh dịch.
Từ khoá: bệnh lý hắc võng mạc trung tâm thanh dịch, độ dày võng mạc, độ nhạy thị trường trung tâm,
OCT

ABSTRACT
INVESTIGATINH THE RELATIONSHIP BETWEEN THE RETINAL THICKNESS
AND VISUAL SENSITIVITY IN CENTRAL SEROUS CHORIORETINOPATHY
Le Thieu Du, Vo Quang Minh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 29 - 36
Purpose: To investigate the relationship between retinal thickness and visual sensitivity in eyes with central


serous chorioretinopathy (CSC).
Methods: Thirty-three eyes with CSC were cross-sectional studied using optical coherence tomography
(OCT) with macular cube, HD 5 line raster scan mode, and the Humphrey perimetry central 10-2 program.
Results: Total retinal thickness (TRT), including the neurosensory retina and sub retinal fluid, correlated
significantly with the sensitivity loss in the corresponding visual field in the central macula within a circle 6mm
in diameter. Differential analysis of the TRT, separating it into neurosensory retinal thickness (NRT) and sub
retinal thickness (SRT), revealed that only SRT correlated well with parametric sensitivity at 1°, 3°, 5°, 7°, and 9°
from the fovea along horizontal and vertical lines crossing at the fovea.
Conclusions: Visual sensitivity measured with automated static perimetry is further attenuated by
increasing the height of subretinal thickness in eyes with CSC.
Keywords: central serous chorioretinopathy, retinal thickness, visual sensitivity, OCT.
* Bộ môn Mắt, ĐHYD TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS Lê Thiếu Du

Mắt

ĐT: 0908510186

Email:

29


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

ĐẶT VẤN ĐỀ

10% bệnh nhân(8).


Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch
(HVMTTTD) là một trong những bệnh thường
gặp hàng đầu của những tổn thương nguyên
phát ở võng mạc cực sau. Bệnh gây tổn
thương chức năng thị giác từ nhẹ đến nặng,
thường hay tái phát và không dự đoán trước
được, đôi khi dẫn đến giảm thị lực trung tâm
không thể hồi phục(2,3,6).

Những nghiên cứu trước đây không chứng
tỏ được sự liên hệ giữa rối loạn sắc giác và sự
thay đổi cấu trúc giải phẫu võng mạc trên bệnh
nhân bị bệnh HVMTTTD(1), nhưng một nghiên
cứu gần đây dùng máy chụp cắt lớp quang học
và chu vi kế cho thấy có sự tương quan chặt giữa
chiều dày lớn nhất của võng mạc và giá trị
ngưỡng kích thích trên thị trường ở bệnh nhân bị
HVMTTTD(3,17).

Bệnh là sự rối loạn ở hoàng điểm, có đặc
điểm là bong thanh dịch lớp võng mạc thần
kinh, có hoặc không có bong biểu mô sắc tố kèm
theo, những thay đổi này thường giới hạn ở
hoàng điểm(2,12). Sự gia tăng tính thấm của mạch
máu hắc mạc được xem như là yếu tố gây bệnh
chính(5), hậu quả là làm tích tụ dịch thứ phát
dưới võng mạc xuyên qua hàng rào biểu mô sắc
tố, làm thay đổi cấu trúc và hình thái của võng
mạc trung tâm(12,19). Điều này gây ra ám điểm

tương đối ở thị trường trung tâm, hay thị lực
trung tâm bị mờ, giảm thị lực, nhìn hình biến
dạng, nhìn hình nhỏ và bị rối loạn sắc giác(10).
Bệnh có khả năng tự khỏi khi dịch trong khoang
dưới võng mạc thoái lui, tuy nhiên vẫn có
trường hợp tái phát, diễn tiến dai dẳng, trở
thành mạn tính(16,19). Khi đó, sẽ gây teo biểu mô
sắc tố võng mạc trung tâm, phù hoàng điểm mạn
tính, teo hoàng điểm dẫn đến mất thị lực không
hồi phục(16).
Những hiểu biết về nguyên nhân, yếu tố
nguy cơ, cơ chế bệnh sinh và các phương pháp
điều trị như điều trị nội khoa, laser quang đông
hay tiêm thuốc ức chế tăng sinh mạch máu vẫn
đang còn là vấn đề tranh cãi trong các nhà nhãn
khoa Việt Nam cũng như Thế Giới(10,12,19).
Iijima và cộng sự đã nghiên cứu ám điểm
trung tâm trên những mắt bị bệnh HVMTTTD
bằng chu vi kế Humphrey khảo sát 10o xung
quanh trung tâm hoàng điểm cho biết: Mắt bị
biến đổi độ nhạy thị trường trung tâm thay đổi
rất lớn từ nhẹ (độ lệch trung bình MD ≥ -5 dB) ở
75% bệnh nhân, trung bình (-5 dB < MD > -10 dB)
ở 15% bệnh nhân, cho tới nặng (MD ≤ -10 dB) ở

30

Iida và cộng sự(7) cho biết phù võng mạc thần
kinh là đặc điểm chung ở mắt bị bệnh
HVMTTTD cấp. Tác giả cho rằng bệnh nhân

nhìn hình nhỏ đi và rối loạn chức năng ở lớp
võng mạc bên trong (đo bằng điện võng mạc) có
thể là do lớp thần kinh cảm giác bị phù (khảo sát
trên máy chụp cắt lớp quang học kết hợp). Chính
vì vậy, câu hỏi được đặt ra là phải chăng sự tích
tụ dịch dưới võng mạc hay sự phù của lớp võng
mạc thần kinh là nguyên nhân gây ra giảm độ
nhạy thị trường trung tâm đo bằng chu vi kế tự
động Humphrey trên bệnh nhân bị bệnh
HVMTTTD. Sự hiểu biết về mối tương quan
giữa sự thay đổi cấu trúc võng mạc (khảo sát
bằng máy chụp cắt lớp quang học) và sự suy
giảm chức năng thị giác (đo độ nhạy thị trường
trung tâm bằng chu vi kế tự động Humphrey)
trên bệnh nhân bị HVMTTTD nhằm góp phần
trả lời câu hỏi đặt ra ở trên.
Khảo sát mối tương quan này sẽ giúp hiểu
rõ hơn về cơ chế sinh bệnh học, cũng như sẽ
đưa ra thêm những phương hướng mới trong
việc điều trị và tiên lượng bệnh HVMTTTD.
Bên cạnh đó, việc trang bị máy chụp cắt lớp
quang học để chẩn đoán bệnh HVMTTTD,
một phương pháp không xâm nhập, an toàn
với độ phân giải và độ nhạy cao(1), là điều
không phải cơ sở y tế nào cũng có thể làm
được do giá thành máy cao. Vì những lý do
trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu xem có
thể dùng chu vi kế để tính toán được chiều
dày của võng mạc trong bệnh HVMTTTD hay
không. Điều này có giá trị thực tiễn do có thể

tận dụng thêm được tính năng của chu vi kế

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
vào trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh
HVMTTTD.
Ở Việt Nam đã có những công trình nghiên
cứu khảo sát về bệnh lý hắc võng mạc trung tâm
thanh dịch, tuy nhiên vẫn chưa có một báo cáo
nào xem xét mối liên quan giữa bề dày võng mạc
và độ nhạy thị trường trung tâm trên bệnh
HVMTTTD. Từ những lý do đó, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát tương quan
giữa chiều dày võng mạc và độ nhạy thị trường
trung tâm trên bệnh lý hắc võng mạc trung tâm
thanh dịch”.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là một công trình nghiên cứu cắt ngang,
theo đó, các đối tượng nghiên cứu cứu được
khám sàng lọc, đo đạc các thông số cận lâm sàng
tại một thời điểm. Thời điểm nghiên cứu từ
tháng 1 đến tháng 8 năm 2013.
Công trình nghiên cứu được sự phê chuẩn
của bộ môn Mắt Đại Học Y Dược TP.HCM. Tất
cả các đối tượng tình nguyện tham gia vào
chương trình nghiên cứu đều được giải thích
mục tiêu và phương pháp nghiên cứu, theo

đúng quy định của Tổ Chức Y Tế Thế Giới.

Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân đến khám tại Bệnh Viện
Mắt TP.HCM và được chẩn đoán là bệnh
HVMTTTD với kết quả OCT. Tiêu chuẩn loại trừ
bao gồm những bệnh nhân có các bệnh lý võng
mạc khác kèm theo. Những biểu hiện khác của
bệnh lý hắc võng mạc có thể gây ra xuất tiết
hoàng điểm xác định bằng Drusen, bệnh lý cận
thị, bệnh lý mạch máu võng mạc, chấn thương,
bệnh di truyền. Những bệnh nhân có bệnh lý
phối hợp của các môi trường trong suốt không
soi được đáy mắt. Những bệnh nhân có kết quả
chẩn đoán hình ảnh với chất lượng hình ảnh
không rõ ràng, tín hiệu không tốt.
Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu
tương quan giữa 2 kỹ thuật đo lường. Dựa vào y
văn(16), cho thấy mức độ tương quan giữa độ dày
võng mạc trung tâm với độ nhạy thị trường là ρ

Mắt

Nghiên cứu Y học

= - 0,68, chúng tôi ước tính số đối tượng cần thiết
cho nghiên cứu là 32 mắt, trong thực tế chúng tôi
tiến hành nghiên cứu trên 33 mắt.

Dữ liệu thu thập

Một bảng các thông số thu được bằng 2 kĩ
thuật đo lường được thiết kế để thu thập các dữ
liệu liên quan đến các yếu tố cận lâm sàng như:
độ dày võng mạc, độ nhạy thị trường, thể tích
hoàng điểm, thị lực logMAR, độ lệch trung bình
của thị trường, tuổi, thời gian mắc bệnh. Độ dày
võng mạc được đo từ màng giới hạn trong đến
biểu mô sắc tố là võng mạc tổng, võng mạc thần
kinh được đo từ màng giới hạn trong đến phần
ngoài cùng của lớp võng mạc cảm thụ tiếp giáp
với dịch bong, dịch dưới võng mạc được đo từ
phần ngoài cùng của võng mạc cảm thụ đến lớp
biểu mô sắc tố. Độ nhạy thị trường được lấy từ
biểu đồ độ lệch toàn bộ, sau đó đem phân vùng
và tính trung bình cộng của từng vùng sao cho
tương ứng với sự phân vùng trên OCT.
Chụp OCT được thực hiện ở 3 chế độ quét.
Quét hoàng điểm bằng chế độ Macular Cube
512 x 128 để đo bề dày võng mạc ở chín vùng
trên hoàng điểm, thể tích hoàng điểm, bề dày
trung bình của hoàng điểm. Quét hoàng điểm
bằng chế độ HD 5 line raster ở 0ođể đo chiều
dày 3 lớp võng mạc theo đường nằm ngang
qua hoàng điểm ở 10 vị trí (5 điểm phía mũi
cách hố trung tâm 0,3 mm; 0,8 mm; 1,3 mm;
1,9 mm; và 2,4 mm và 5 phía thái dương cách
hố trung tâm 0,3 mm; 0,8 mm; 1,3 mm; 1,9
mm; và 2,4 mm). Quét hoàng điểm bằng chế
độ HD 5 line raster ở 90o để đo chiều dày 3 lớp
võng mạc theo đường thẳng đứng qua hoàng

điểm ở 10 vị trí (5 điểm phía trên cách hố
trung tâm 0,3 mm; 0,8 mm; 1,3 mm; 1,9 mm; và
2,4 mm và 5 phía dưới cách hố trung tâm 0,3
mm; 0,8 mm; 1,3 mm; 1,9 mm; và 2,4 mm).
Nếu xem khoảng cách từ hố trung tâm đến
điểm giữa gai thị là 4 mm, tương ứng với 15o
trên thị trường thì 1o trên kết quả chu vi kế
tương đương 0,27 mm trên OCT. Khi đó

31


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

những điểm trên kết quả chu vi kế sẽ tương
ứng với các vùng trên OCT như hình 1-1.
Tất cả các bệnh nhân được hướng dẫn cụ
thể trước khi đo thị trường với chu vi kế
Humphrey bằng chương trình trung tâm 10-2.
Các kết quả phải đáp ứng các tiêu chuẩn
thông thường để cho kết quả đáng tin cậy là tỉ
lệ dương tính giả và âm tính giả phải nhỏ hơn
33%, tỉ lệ mất định thị nhỏ hơn 20%(16).

Hình 1. Kết quả đo từ chu vi kế theo 9 vùng

Hình 2. Kết quả đo từ chu vi kế theo trục ngang và đứng.
Tiến hành đo thị trường cho bệnh nhân, in

kết quả ra. Chọn các thông số từ mục Total
Deviation (phân vùng và tính bằng tay), MD để
phân tích kết quả. Giá trị từ 9 vùng trên sẽ được
so sánh với giá trị độ dày võng mạc trên 9 vùng
từ kết quả OCT. Vùng 1 gồm các giá trị độ nhạy
thị trường vùng trung tâm trong một vòng tròn
có đường kính 1 mm.Vùng số 3 và 7 gồm những
giá trị đo được tương ứng với võng mạc phía
mũi và những vùng số 5 và 9 tương ứng với
võng mạc phía thái dương. Vùng 2 đến vùng 5
chứa các giá trị tương ứng với hoàng điểm bên
trong một vòng tròn có đường kính 3 mm không
bao gồm vùng 1. Vùng 6 đến vùng 9 chứa các giá
trị tương ứng với hoàng điểm bên ngoài trong
một vòng tròn đường kính 6 mm. Các điểm đo
độ nhạy thị trường được đảo ngược theo chiều
trên dưới để tương ứng với bản đồ võng mạc từ

32

kết quả OCT. Mỗi vùng võng mạc phía trong
(vùng 2-5) và vùng trung tâm (vùng 1) có bốn
giá trị độ nhạy thị trường. Mỗi vùng bên ngoài
(vùng 6-9) có mười giá trị độ nhạy thị trường
(hình 2-6). Số đo từ tám điểm nằm trên các
đường ranh giới giữa các vùng không được đưa
vào nghiên cứu. Tính trung bình cộng tất cả các
giá trị chứa trong mỗi vùng sẽ được giá trị độ
nhạy thị trường của từng vùng. Các giá trị này sẽ
được phân tích với với trị độ dày võng mạc từ

kết quả OCT.
Phân kết quả đo được dọc theo 2 bên
đường đứng và ngang qua hoàng điểm như
hình 1-2. Trên trục ngang, có 5 điểm cách hố
trung tâm 1o, 3o, 5o, 7o, và 9o về phía mũi, 5
điểm cách hố trung tâm 1o, 3o, 5o, 7o, và 9o về
phía thái dương. Trên trục đứng, có 5 điểm
cách hố trung tâm 1o, 3o, 5o, 7o, và 9o về phía

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
trên, 5 điểm cách hố trung tâm 1o, 3o, 5o, 7o, và
9o về phía dưới. Tại mỗi điểm, chúng tôi tính
trung bình cộng giá trị độ nhạy thị trường ở 2
bên trục ngang và trục đứng. Các giá trị này sẽ
được phân tích tương ứng với giá các giá trị
độ dày võng mạc thu được từ đo ở chế độ 5
line raster trên OCT cắt ngang và cắt đứng dọc
qua hoàng điểm.
Lưu ý là các giá trị bên dưới hoàng điểm
trên kết quả đo thị trường sẽ được phân tích

Nghiên cứu Y học

với độ dày võng mạc ở phía trên hoàng điểm
và ngược lại.

KẾT QUẢ

Tương quan giữa độ dày võng mạc và độ
nhạy thị trường ở 11 vùng của hoàng điểm.
Bảng 1 là kết quả phân tích tương quan, hồi
qui của 9 vùng trên võng mạc hoàng điểm,
vùng hoàng điểm trong và vùng hoàng điểm
ngoài.

Bảng 1. Kết quả tương quan hồi quy của 9 vùng trên võng mạc.
Vùng
1: Fovea
2:trên trong
3:mũi trong
4: dưới trong
5: thái dương trong
6: trên ngoài
7: mũi ngoài
8: dưới ngoài
9:thái dương ngoài
2-5: vùng hoàng điểm trong
6-9: vùng hoàng điểm ngoài

n
33
33
33
33
33
33
33
33

33
132
132

TRT (µm) TB ± ÐLC
467,20 ± 146,94
414,88 ± 122,82
428,55 ± 123,76
438,12 ± 109,67
436,85 ± 120,16
312,70 ± 72,9
320,42 ± 71
297,79 ± 43,05
317,85 ± 64,91
429,60 ± 118,23
312,19 ± 63,94

a

b

Ðộ nhạy (dB) TB ± ÐLC Hồi qui tuyến tính
-7,48 ± 4,70
y = 341 – 16x
-5,88 ± 4,70
y = 293 – 21x
-5,97 ± 4,6
y = 315 – 19x
-6,39 ± 4,23
y = 338 – 16x

-6,06 ± 4,04
y = 312 – 21x
-5,12 ± 4,79
y = 245 – 13x
-5,33 ± 4,5
y = 257 – 12x
-6,00 ± 4,63
y = 273 – 4x
-5,79 ± 5,15
y = 266 – 9x
-6,08 ± 4,35
y = 313 – 19x
-5,56 ± 4,73
y = 260 – 9x

r
-0,53
-0,79
-0,70
-0,60
-0,69
-0,87
-0,75
-0,44
-0,72
-0,70
-0,70

p
0,001

<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
0,01
<0,001
<0,001
<0,001

TRT: bề dày tổng của võng mạc bao gồm cả lớp dịch bong và lớp võng mạc thần kinh.
a: các giá trị đo từ chu vi kế theo từng vùng tương ứng với chụp OCT.
b: y, x là bề dày võng mạc và độ nhạy thị trường.

Biểu Đồ 1. Tương quan giữa độ dày võng mạc vùng
hoàng điểm trong và độ nhạy thị trường

Mắt

Biểu Đồ 2. Tương quan giữa độ dày võng mạc vùng
hoàng điểm ngoài và độ nhạy thị trường

33


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014


Bảng 2. Tương quan giữa 3 lớp võng mạc với độ nhạy thị trường trung tâm.
Vị trí
o

1
o
3
o
5
o
7
o
9

n

Ðộ nhạy (dB)

132
132
132
132
132

-7,89 ± 4,73
-6,73 ± 4,55
-5,55 ± 4,38
-5,36 ± 4,91
-6,17 ± 5,82


r
-0,53
-0,69
-0,72
-0,68
-0,5

TRT(µm)
p
<0,0001
<0,0001
<0,0001
<0,0001
<0,0001

r
0,14
0,14
0,16
0,068
-0,04

NRT(µm)
p
0,09
0,09
0,073
0,43
0,62


SRT(µm)
r
-0,57
-0,70
-0,74
-0,72
-0,52

p
<0,0001
<0,0001
<0,0001
<0,0001
<0,0001

TRT: võng mạc tổng gồm NRT (võng mạc thần kinh) và SRT (dịch dưới võng mạc)

Biểu Đồ 3. Tương quan giữa 3 lớp võng mạc với
độ nhạy thị trường tương ứng tại vị trí cách hố
trung tâm 1o
Biểu đồ 3 biểu diễn sự tương quan giữa 3 lớp
võng mạc với độ nhạy thị trường trung tâm ở vị
trí cách hố trung tâm 1o. Lớp TRT và SRT tương
quan chặt với độ nhạy thị trường.
Bảng 2 là kết quả của phân tích tương
quan, hồi qui của 3 lớp võng mạc với độ nhạy
thị trường tại các vị trí 1o, 3o, 5o, 7o, và 9o so với
hố trung tâm. Lớp võng mạc TRT, SRT tương
quan đáng kể với độ nhạy thị trường, còn
NRT không tương quan với độ nhạy ở tất cả

các điểm khảo sát.

BÀNLUẬN
Các kết quả nghiên cứu trong bảng 1 cho
thấy mối tương quan giữa giữa bề dày võng
mạc TRT và độ nhạy thị trường trung tâm trên
mắt bị HVMTTTD. Hệ số tương quan có giá trị
trung bình là r = -0,68, lớn nhất là r = -0,87 tại

34

vùng 6 (trên-ngoài), nhỏ nhất là r = -0,44 tại
vùng 8 (dưới ngoài), và chỉ duy nhất vùng 8 là
có giá trị |r| < 5. Như vậy, bề dày võng mạc
của hoàng điểm tương quan nghịch và chặt
với độ nhạy thị trường tâm trên mắt bị bệnh
HVMTTTD. Tuy nhiên, TRT đại diện cho độ
dày kết hợp của cả hai lớp võng mạc thần kinh
(NRT) và lớp dịch bong bên dưới nó (SRT). Từ
bảng 1-1, chúng tôi nhận xét thấy rằng khi độ
nhạy thị trường giảm thì chiều dày của lớp
võng mạc tại khu vực khảo sát tăng lên. Mối
tương quan nghịch này còn được thể hiện
bằng các phương trình hồi qui,trong đó biến x
(độ nhạy) là biến độc lập, biến y (bề dày võng
mạc) là biến phụ thuộc.Vùng có độ tương
quan cao nhất của 2 biến là vùng 6 (trên ngoài,
r = -0.87), vùng có tương quan thấp nhất là
vùng 8 (dưới ngoài), vùng này sự tương quan
chỉ ở mức trung bình.

Biểu đồ 1-1 biểu diễn sự tương quan giữa
độ dày võng mạc của các vùng hoàng điểm
trong (vùng 2-5) với độ nhạy thị trường. Biểu
đồ cho thấy có sự tương quan tuyến tính giữa
2 biến mà chúng tôi khảo sát (đường hồi qui
tuyến tính là đường thẳng không liền nét trên
biểu đồ). Các giá trị độ dày võng mạc từ 300
µm - 500 µm nằm gần đường thẳng hồi qui,
còn các giá trị bề dày từ 500 µm - 700 µm nằm
rãi rác xa đường hồi qui. Chúng tôi có nhận
xét rằng hai biến khảo sát có sự tương quan
nghịch, chặt và độ dày võng mạc càng cao thì
tương quan với độ nhạy thị trường giảm đi.
Biểu đồ 1-2 biểu diễn sự tương quan giữa
độ dày võng mạc của các vùng hoàng điểm
ngoài (vùng 6-9) với độ nhạy thị trường. So
với biểu đồ 1-1 thì độ dày vùng hoàng điểm

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
ngoài giảm đi, đều này có thể giải thích là
võng mạc trong bệnh HVMTTTD bị bong lên
có dạng hình vòm, cao nhất ở gần hố trung
tâm, giảm dần khi ra xa hố trung tâm. Hai
biến độ dày và độ nhạy trên biểu đồ tương
quan tuyến tính với nhau, mối tương quan là
chặt nhất khi độ dày võng mạc trong khoảng
giá trị 250 µm - 350 µm.

Nghiên cứu của tác giả Furuta và cộng sự(5)
cho biết độ dày của võng mạc là một yếu tố để
dự đoán thị lực hồi phục sau khi lành bệnh ở
những bệnh nhân bị bệnh HVMTTTD. Thị lực
sau khi lành bệnh tương quan chặt và nghịch
với bề dày hoàng điểm ban đầu (r = -0,73).
Như vậy, những bệnh nhân có bề dày võng
mạc hoàng điểm lớn thì thị lực phục hồi sẽ
kém hơn những bệnh nhân có độ dày võng
mạc hoàng điểm nhỏ và ngược lại.
Các phương trình hồi qui trong bảng 1-1
dùng để tính toán bề dày võng mạc theo giá trị
độ nhạy đo được từ chu vi kế Humphrey. Việc
tính toán này nhằm tiên lượng thị lực hồi phục
sau khi lành bệnh của bệnh nhân HVMTTTD.
Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi không có máy
OCT tại cơ sở khám và chữa bệnh, nên có thể
tận dụng khả năng của chu vi kế Humphrey
vào việc tính toán giá trị độ dày võng mạc của
bệnh nhân.
Do không có sự khác biệt đáng kể về cấu trúc
giải phẫu trên võng mạc ở bất kỳ hướng nào từ
hố trung tâm mắt, để phân tích hồi quy tuyến
tính, chúng tôi kết hợp bốn điểm cách đều từ hố
trung tâm gồm trên, dưới, thái dương và mũi ở
1o, 3o, 5o, 7o, 9o. Kết quả từ bảng 1-2 cho thấyđộ
dày của lớp võng mạc tổng tương quan chặt với
độ nhạy thị trường, ở vùng 1o và vùng 9o hệ số
tương quan có mức độ khá chặt. Tuy nhiên phân
tích sâu cho thấy, lớp võng mạc thần kinh (NRT)

không tương quan với độ nhạy thị trường lớp
dịch bong (SRT) tương quan chặt với độ nhạy thị
trường. Như vậy có thể rút ra kết luận là chiều
cao của lớp dịch bong quyết định mối tương
quan giữa độ dày võng mạc và độ nhạy thị
trường trên mắt bị HVMTTTD.

Mắt

Nghiên cứu Y học

Kết quả nghiên cứu từ các biểu đồ này cho
thấy rằng: lớp võng mạc thần kinh không tương
quan với độ nhạy thị trường, chỉ có lớp dịch
bong với lớp võng mạc tổng là tương quan với
độ nhạy, càng ra xa trung tâm hoàng điểm thì
các mối tương quan này càng giảm dần.
Độ dày của võng mạc thần kinh có thể được
định nghĩa là khoảng cách giữa màng giới hạn
trong và phần ngoài của võng mạc cảm thụ
(OS)(13,14,15). Mối liên kết giữa phần trong và phần
ngoài của võng mạc cảm thụ (IS/OS), phần ngoài
(OS), biểu mô sắc tố, có thể nhìn thấy rõ trên
máy HD-OCT. Nghiên cứu trước đây của
Matsumoto và cộng sự(11) chứng minh được sự
dài ra của OS là nguyên nhân chính gây ra phù
võng mạc thần kinh, trong khi các cấu trúc của
lớp võng mạc thần kinh trên bệnh nhân
HVMTTTD thay đổi không đáng kể so với mắt
bình thường. Có mối tương quan chặt giữa độ

dày của võng mạc thần kinh và độ nhạy thị
trường, đã được chứng minh trên mắt bị phù
hoàng điểm thứ phát do tắc nhánh tĩnh mạch
võng mạc thể không thiếu máu của tác giả
Imasawa và cộng sự(9). Mối tương quan giữa
võng mạc thần kinh và độ nhạy thị trường lại
không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê
trên mắt bị bệnh HVMTTTD trong nghiên cứu
này. Lý do này có thể giải thích do độ dày trung
bình của võng mạc ở mắt bị phù hoàng điểm thứ
phát do tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc thể
không thiếu máu lớn, khoảng 800µm, trong khi
đó trên mắt bị bệnh HVMTTTD chỉ ở khoảng
400µm. Trên mắt bị tắc nhánh tĩnh mạch võng
mạc thể không thiếu máu, những võng mạc có
độ dày 400µm do phù võng mạc tương ứng với
sự giảm độ nhạy không quá 5dB(9). Trên mắt
bệnh nhân HVMTTTD, hiện tượng phù của
võng mạc thần kinh tương đối ít cho nên ảnh
hưởng tới độ nhạy thị trường thấp hơn so với
ảnh hưởng của lớp dịch bong dưới võng mạc.
Trên nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chu
vi kế Humphrey để khảo sát sự thay đổi độ nhạy
thị trường của võng mạc, kết hợp so sánh và
phân tích tương quan với sự thay đổi hình thái

35


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

giải phẫu của võng mạc. Một nghiên cứu trước
đó của Ojimavà cộng sự(14) nhận thấy có sự giảm
độ nhạy trên mắt sau bệnh HVMTTTD bằng
cách sử dụng Microperimetry-1 và HD-OCT, tuy
nhiên sự suy giảm chức năng của mắt này
thường kèm theo sự biến đổi lớp biểu mô sắc tố
hoặc biến đổi chổ nối giữa phần trong và phần
ngoài của võng mạc thần kinh (IS/OS).
Tóm lại, quá trình nghiên cứu đã phân tích
được mối tương quan giữa sự thay đổi hình thái
võng mạc với sự thay đổi chức năng võng mạc
đo bằng OCT và chu vi kế Humphrey. Độ nhạy
võng mạc ở hoàng điểm giảm tương ứng với độ
cao võng mạc, bao gồm lớp dịch bong và võng
mạc thần kinh. Phân tích chi tiết hơn cho thấy
rằngsự giảm độ nhạy chủ yếu bị ảnh hưởng bởi
độ cao của lớp dịch bong và không phải do sự
phù nề của lớp võng mạc thần kinh.

8.

9.

10.

11.


12.

13.

14.

TÀI LIỆU THAMKHẢO
1.

2.
3.

4.

5.

6.

7.

36

Bek T, Kandi M (2000), "Quantitative anomaloscopy and
optical coherence tomography scanning in central serous
chorioretinopathy", Acta ophthalmologica Scandinavica. 78: 632637.
Bennett G (1955), "Central serous retinopathy", The British
journal of ophthalmology. 39: 605-618.
Dinc UA, Yenerel M, Tatlipinar S, Gorgun E, Alimgil L (2010),
"Correlation of retinal sensitivity and retinal thickness in
central serous chorioretinopathy", Ophthalmologica. Journal

international
d'ophtalmologie.
International
journal
of
ophthalmology. Zeitschrift fur Augenheilkunde. 224: 2-9.
Furuta M, Iida T, Kishi S (2009), "Foveal thickness can predict
visual outcome in patients with persistent central serous
chorioretinopathy", Ophthalmologica. Journal international
d'ophtalmologie. International journal of ophthalmology. Zeitschrift
fur Augenheilkunde. 223: 28-31.
Guyer DR, Yannuzzi LA, Slakter JS, et al. (1994), "Digital
indocyanine green video-angiography of central serous
chorioretinopathy", Archives of ophthalmology. 112: 1057-1062.
Haimovici R, Koh S, Gagnon DR, et al. (2004), "Risk factors for
central serous chorioretinopathy: a case-control study",
Ophthalmology. 111: 244-249.
Iida T, Hagimura N, Sato T, Kishi S (2000), "Evaluation of
central serous chorioretinopathy with optical coherence
tomography", American journal of ophthalmology. 129: 16-20.

15.

16.
17.

18.

19.


Iijima H (2000), "[Macular diseases--application of automated
static perimetry and optical coherence tomography]", Nippon
Ganka Gakkai zasshi. 104: 943-959.
Imasawa M, Iijima H, Morimoto T (2001), "Perimetric
sensitivity and retinal thickness in eyes with macular edema
resulting from branch retinal vein occlusion", American journal
of ophthalmology. 131: 55-60.
Kitzmann AS, Pulido JS, William JW (2009), Central Serous
Chorioretinopathy, In: Yanoff M. and Duker J.S. (eds)
Ophthalmology. Elsevier, 677-681.
Matsumoto H, Kishi S, Otani T, Sato T (2008), "Elongation of
photoreceptor
outer
segment
in
central
serous
chorioretinopathy", American journal of ophthalmology. 145: 162168.
Nicholson B, Noble J, Forooghian F, Meyerle C (2013),
"Central
serous
chorioretino-pathy:
update
on
pathophysiology and treatment", Survey of ophthalmology. 58:
103-126.
Ojima Y, Hangai M, Sasahara M, Gotoh N, Inoue R, Yasuno Y,
Makita S, Yatagai T, Tsujikawa A, Yoshimura N. (2007),
"Three-dimensional imaging of the foveal photoreceptor layer
in central serous chorioretinopathy using high-speed optical

coherence tomography.".
Ojima Y, Tsujikawa A, Hangai M, et al. (2008), "Retinal
sensitivity measured with the micro perimeter 1 after
resolution of central serous chorioretinopathy", American
journal of ophthalmology. 146: 77-84.
Sekine A, Imasawa M, Iijima H (2010), "Retinal thickness and
perimetric sensitivity in central serous chorioretinopathy",
Japanese journal of ophthalmology. 54: 578-583.
Spaide RF (2005), Central Serous Chorioretinopathy, Springer
Berlin Heidelberg New York.
Springer C, Volcker HE, Rohrschneider K (2006), "[Central
serous chorioretinopathy--retinal function and morphology:
microperimetry and optical coherence tomography]", Der
Ophthalmologe: Zeitschrift der Deutschen Ophthalmologischen
Gesellschaft. 103: 791-797.
Trần Văn Tây, Lê Minh Tuấn (2006), "Ứng dụng chụp OCT
trong chẩn đoán bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch.", Y
học TP. Hồ Chí Minh. 10: 199-202.
Yannuzzi LA (2010), "Central serous chorioretinopathy: a
personal perspective", American journal of ophthalmology. 149:
361-363.

Ngày nhận bài báo:

14/11/2013

Ngày phản biện, nhận xét bài báo:

15/11/2013


Ngày bài báo được đăng:

05/01/2014

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt



×