Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tổn thương chuỗi xương con trên CT scan xương thái dương trong viêm tai giữa mạn cholesteatoma

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.61 KB, 4 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

TỔN THƯƠNG CHUỖI XƯƠNG CON TRÊN CT SCAN
XƯƠNG THÁI DƯƠNG TRONG VIÊM TAI GIỮA MẠN
CHOLESTEATOMA
Huỳnh Thanh Nhân*, Phạm Ngọc Chất**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát chuỗi xương con trên CT Scan xương thái dương bình thường và viêm tai giữa mạn
cholesteatoma.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu mô tả 32 CT xương thái dương bình thường và 50 CT
xương thái dương VTG mạn cholesteatoma của bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên tại BVTMH TPHCM từ tháng
10/2009 đến 6/2010.
Kết quả: CT XTD bình thường với hình ảnh “cây càrem”, “2 đường song song”, “2 điểm trắng liên tục”,
“góc vuông”, “một điểm trắng”, “một vệt trắng”. CT XTD bệnh lý với hình ảnh ăn mòn tường thường nhĩ.
VTG mạn cholesteatoma màng chùng gây tổn thương đầu búa 95%, thân đe 92,5%. VTG mạn cholesteatoma
màng căng gây tổn thương mấu dài xương đe 70%, khớp đe đạp 60%, chỏm bàn đạp 50%.
Kết luận: kết quả đọc CT luôn phù hợp với phẫu thuật từ mức độ khá trở lên.
Từ khoá: chuỗi xương con, cholesteatoma, tổn thương.

ABSTRACT
INJURIED OSSICULAR CHAIN ON COMPUTED TOMOGRAPHY OF THE TEMPORAL BONE IN
CHRONIC OTITIS MEDIA WITH CHOLESTEATOMA
Huynh Thanh Nhan, Pham Ngoc Chat
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 132 - 135
Objectives: Study of ossicular chain on computed tomography of the normal temporal bone and of otitis
media with cholesteatoma.
Subjects and methods: Descriptive and prospective study was performed on 32 CT of the normal temporal
bone and 50 CT of the temporal bone in otitis media with cholesteatoma, aged more than 16 years old, at ENT


Hospital HCM City, from October 2009 to June 2010.
Results: CT of the normal temporal bone with images: “ice cream cone”, “2 parallel lines”, 2 white dots”,
“right angle”, “a white dot”, “a white spot”. CT of the diseased temporal bone with an image “eroded scutum”.
Attic cholesteatoma causes injury of malleus head 95%, incus body 92,5%. Pars tensa cholesteatoma causes
injury of long incus 70%, incudostapedial articulation 60%, stapes head 50%.
Conlusion: the strong agreement of CT and sugery is moderate and more.
Keywords: ossicular chain, cholesteatoma, injuried.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bệnh lý viêm tai giữa mạn
cholesteatoma, việc phát hiện bệnh sớm và đánh
giá chính xác tổn thương hòm nhĩ đặc biệt là

chuỗi xương con là rất quan trọng. Mức độ tổn
thương hòm nhĩ của viêm tai giữa mạn
cholesteatoma sẽ quyết định phương pháp mổ
để cố gắng bảo tồn sức nghe của bệnh nhân.
Các phương tiện chẩn đoán qui ước như X-

* BVĐK Bình An – Kiên Giang
** Bộ Môn Tai Mũi Họng Đại Học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Huỳnh Thanh Nhân
ĐT: 0985682602
Email:

132

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Quang (tư thế Schuller, Stenver, Transorbital)
khó phát hiện bệnh giai đoạn sớm cũng như khó
đánh giá được các cấu trúc quá nhỏ của tai giữa.
CT scan là một phương tiện chẩn đoán hữu hiệu
và ngày càng trở nên thông dụng.
Ở Việt Nam, các nhà lâm sàng vẫn chưa tận
dụng hiệu quả của những thông tin do CT cung
cấp cũng như ít ứng dụng nó trong thực tiễn
điều trị. Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu đề
tài này với các mục tiêu khảo sát cấu trúc giải
phẫu chuỗi xương con trên CT Scan xương thái
dương bình thường và từ đó khảo sát CT Scan
xương thái dương viêm tai giữa mạn
cholesteatoma có kiểm chứng của phẫu thuật.

Nghiên cứu Y học

Tiêu chuẩn bình thường của chuỗi xương con
trên CT Scan XTD
Tư thế axial
Ở thượng nhĩ: Đầu búa – thân đe có hình ảnh
“cây cà rem”.
Ở trung nhĩ: Mấu dài xương đe và cán búa là
“2 đường thẳng song song”. Khớp mỏm đậu chỏm bàn đạp là” 2 điểm trắng” liên tục.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Hình 1. Đầu búa-Thân đe, Cán búa-Mấu dài xương
đe, Khớp mỏm đậu-chỏm bàn đạp


Thiết kế nghiên cứu

Tư thế coronal

Tiến cứu, mô tả hàng loạt ca.

Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân Việt Nam trưởng thành nhập
khoa Tai Đầu Mặt Cổ – BV Tai Mũi Họng
TPHCM được chẩn đoán viêm tai giữa mạn
cholesteatoma có chụp CT Scan xương thái
dương và được phẫu thuật từ tháng 10/2009 đến
tháng 6/2010.

Phương tiện nghiên cứu
Máy MSCT 4 Toshiba Aquillion, phần mềm
eFilm Workstation 2.1.

Ở trung nhĩ: Cán búa là một “vệt trắng”.
Mấu dài xương đe-mỏm đậu tạo thành “góc
vuông”. Xương bàn đạp thường chỉ đọc được
chỏm là “ một điểm trắng”.

Hình 2. Cán búa, Góc mấu dài xương đe-mỏm đậu,
Chỏm bàn đạp.

Xương thái dương được chụp với cường độ
150 mAs, điện thế 120mV. Tư thế axial cắt song
song với đường ống tai ngoài và ổ mắt với độ

dày lát cắt 1mm, chồng 0.4mm. Tư thế coronal
vuông góc với đường này, độ dày lát cắt 1mm.

Tiến hành đọc CT xương thái dương bình
thường-Tiến hành đọc CT Scan xương thái
dương bệnh lý
Nhóm viêm tai giữa mạn cholesteatoma
màng chùng. Tiêu chuẩn chính: ăn mòn tường
thượng nhĩ. Tiêu chuẩn phụ: đầu búa-thân đe
trên lớp cắt axial bị đẩy vào trong và bị ăn mòn.

Chọn CT xương thái dương bình thường và
bệnh lý.

Nhóm viêm tai giữa mạn cholesteatoma
màng căng.

Tiến hành nghiên cứu

Tiến hành đọc CT Scan xương thái dương
Đọc CT Scan xương thái dương, xác định
chuỗi xương con bình thường cũng như bệnh
lý sẽ đọc ở thượng nhĩ và trung nhĩ chia theo
hình ảnh học(4) với WW=4000HU và WC= 4000700HU.

Tai Mũi Họng

Tiêu chuẩn chính: không ăn mòn tường
thượng nhĩ.
Tiêu chuẩn phụ: Gián đoạn mấu dài

xương đe hoặc mất xương bàn đạp hoặc khớp
búa đe trên lớp cắt axial bị đẩy ra ngoài.

133


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

Nghiên cứu Y học

Tiến hành kiểm chứng trên phẫu thuật
Số liệu đươc thu thập vào bảng thu thập số
liệu và sau đó nhập vào phần mềm SPSS 11.5,
Microsoft Exel 2003 để xử lý. Kiểm định sự phù
hợp CT Scan và phẫu thuật bằng phép kiểm
Kappa(κ).

KẾT QUẢ

CT xương thái dương bình thường
Bảng 1: Tỷ lệ hình ảnh chuỗi xương con trên CT
xương thái dương bình thường.
Tỷ lệ
(%)
Ðầu búa-thân đe
Cây cà rem
100
Mấu dài xương đe – cán búa 2 đường song song 84,4
Khớp mỏm đậu - chỏm bàn đạp 2 điểm trắng liên tục 100
Góc mỏm đậu – mấu dài x. đe

Góc vuông
75
Cán búa
Vệt trắng
100
Chỏm bàn đạp
Ðiểm trắng
96,1
Cấu trúc

Hình ảnh

CT xương thái dương bệnh lý
Viêm tai giữa mạn cholesteatoma màng chùng
Bảng 2: Tổn thương đầu búa và thân đe trên CT và
PT

Nguyên vẹn
Ăn mòn
Mất

Nguyên Ãn Mấ
vẹn
mòn t κ
p
Ðầu búa / PT
1
1
0
<

1
18 1 0,72
0,001
0
3 15
Thân đe / PT

Thân
đe/CT

Nguyên vẹn
Ãn mòn

0
3

2
8

Mất

0

3

0
1 0,56 <
0,001
23


Viêm tai giữa mạn cholesteatoma màng căng
Bảng 3: Tổn thương mấu dài xương đe, khớp đe đạp
và chỏm bàn đạp trên CT và PT.
Nguyên vẹn Mất
p
Mấu dài xương đe / κ
PT
Nguyên vẹn
2
0
0,74< 0,001
MDXÐ /CT
Mất
1
7

134

p

Khớp đe đạp / PT
KÐÐ/ CT

Nguyên vẹn

3

0

Mất


1

6

0,78< 0,001

Chỏm bàn đạp / PT
CBÐ /CT

Tổng số có 32 trường hợp bình thường (nam
43,7%, nữ 56,4%) và 50 trường hợp bệnh lý (40
trường hợp cholesteatoma màng chùng và 10
trường hợp cholesteatoma màng căng, nữ chiếm
58% và nam chiếm 42%).

Ðầu búa /
CT

Nguyên vẹn Mất
Mấu dài xương đe / κ
PT

Nguyên vẹn

4

0

Mất


1

5

0,80< 0,001

BÀN LUẬN
CT xương thái dương bình thường
Góc mỏm đậu-chỏm bàn đạp chỉ thấy 75%
trường hợp có thể do trong lúc chụp tư thế
coronal bệnh nhân không ngửa tối đa và nhà
hình ảnh đặt khung cắt chuẩn. Mấu dài xương
đe – cán búa chỉ thấy 84,4% trường hợp, những
trường hợp còn lại chỉ thấy dưới dạng 2 điểm.
Tỷ lệ đầu búa-thân đe, cán búa, khớp đe đạp
đều chiếm 100% trường hợp tương tự như
L.Jager, còn tỉ lệ chỏm bàn đạp chỉ chiếm 96,1%
thấp hơn L.Jager (100%).

CT xương thái dương bệnh lý
Do đặc điểm phát triển của cholesteatoma
màng chùng sẽ lan vào túi Prussak rồi có thể
lan ra nhiều hướng khác nhau. Tất cả xuất
phát từ màng chùng đều ăn mòn tường
thượng nhĩ nhiều hay ít nên trên lâm sàng
khuyết tường thượng nhĩ đồng nghĩa với
cholesteatoma xuất phát từ màng chùng.
Trong khi cholesteatoma màng căng không có
đặc điểm này. Cholesteatoma màng căng

thường xuất phát từ ½ sau của màng nhĩ lan
vào phía trong chủ yếu là các ngách đi dưới
mấu dài xương đe, lên thượng nhĩ sau vào sào
đạo sào bào. Do đặc điểm phát triển khác nhau
nên tổn thương của chuỗi xương con của 2
nhóm này cũng khác nhau. Cholesteatoma
màng chùng tổn thương chủ yếu sẽ là đầu búa,
thân đe, khớp búa đe trong khi cholesteatoma
màng căng tổn thương chủ yếu là mấu dài
xương đe, khớp đe đạp, xương bàn đạp và
thân. Viêm tai giữa mạn cholesteatoma màng
chùng chiếm 80% (40 ca) và viêm tai giữa
mạn cholesteatoma màng căng chiếm 20% (10

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
ca). Theo Zilong Yu và cs(4) thì VTG mạn
cholesteatoma màng chùng chiếm 71,4% (180
ca), VTG mạn cholesteatoam màng căng
chiếm 28,6% (72 ca). Sự khác biệt này có thể
do mẫu của chúng tôi nhỏ hơn so với Zilong
Yu nhưng về tỷ lệ ưu thế cholesteatoma màng
chùng so với màng căng thì không khác biệt
lắm.

Tổn thương chuỗi xương con trongVTG mạn
cholesteatoma màng chùng
Trong VTG mạn cholesteatoma màng chùng:

tổn thương chiếm ưu thế đầu búa 95% trường
hợp, thân đe 92,5% trường hợp. Kết quả này rất
phù hợp với sinh bệnh học cholesteatoma màng
chùng. Tỷ lệ đọc phù hợp CT và PT đối với đầu
búa 85% (p< 0,001), thân đe 77,5% (p< 0,001).
Còn những trường hợp chúng tôi đọc sai là do
mô xơ và khối cholesteatoma bao quanh nhiều
làm giảm đậm độ xương. Ngoài ra, các thành
phần còn lại của chuỗi xương con như mấu dài
xương đe (82,5%), khớp đe đạp (70%), chỏm bàn
đạp (50%), cán búa (42,5%) cũng bị tổn thương
khi cholesteatoma lan tới nhưng không cao so
như đầu búa và thân đe.
Tổn thương chuỗi xương con trongVTG mạn
cholesteatoma màng căng
Trong VTG mạn cholesteatoma màng căng:
tổn thương chiếm ưu thế mấu dài xương đe
chiếm 70% trường hợp, khớp đe đạp chiếm 60%
trường hợp, chỏm bàn đạp chiếm 50% trường
hợp. Kết quả cũng phù hợp với sinh bệnh học
cholesteatoma màng căng. Tỷ lệ đọc phù hợp CT
và PT đối với mấu dài xương đe là 90%, khớp đe
đạp 90%, chỏm bàn đạp 90%. Những trường
hợp đọc sai cũng giống như cholesteatoma
màng chùng là do mô xơ bao quanh nhiều và
cấu trúc quá nhỏ. Cũng tương tự giống như
cholesteatoma màng chùng các thành phần còn
lại khác của chuỗi xương con cũng có tổn
thương không cao so với mấu dài xương đe,
khớp đe đạp.


Tai Mũi Họng

Nghiên cứu Y học

Khi so với các tác giả khác(1,2), chúng tôi nhận
thấy nghiên cứu của chúng tôi tổn thương
xương búa (94%) và xương đe (94%) chiếm ưu
thế, kết quả này phù hợp với vị trí khởi phát
cholesteatoma của chúng tôi là từ màng chùng
chiếm đa số. Còn theo tác giả N.Q.Tú thì tổn
thương xương đe (89,4%) và xương bàn đạp
(77,3%) chiếm ưu thế, có thể do mẫu nghiên cứu
của tác giả NQT cholesteatoma màng căng
chiếm ưu thế. Còn theo tác giả N.W.C.Chee và
T.Y.Tan thì tổn thương xương đe (86,1%) lại ưu
thế, có thể mẫu nghiên cứu của tác giả Chee và
Tan cholesteatoma màng căng cũng chiếm ưu
thế nhưng bệnh nhân có thể đến sớm hơn nên
chỉ tổn thương xương đe mà chưa tổn thương
xương bàn đạp nhiều. Còn theo tác giả J.
L.Gaurano và I.A. Joharjy, xương đe (70,31%) và
xương bàn đạp (57,81%) chiếm ưu thế nhưng lại
ít hơn so với tác giả N.Q.T, có thể trường hợp
này bệnh nhân được điều trị sớm hơn so với
mẫu nghiên cứu của tác giả N.Q.T.

KẾT LUẬN
Tổn thương chuỗi xương con rất thường gặp
trong giai đoạn sớm của VTG mạn

cholesteatoma. Phẫu thuật tai ngày càng có xu
hướng nghiêng về bảo tồn. Nên việc đọc CT
trước mổ là rất cần thiết đối với nhà PTV. Qua
nghiên cứu đã giúp đánh giá chuỗi xương con
trong VTG mạn cholesteatoma với mức độ từ
khá tới tốt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.
5.

Chee NW, Tan TY (2001). The value of pre-operative high
resolution CT scans in cholesteatoma surgery. Singapore Med
J 42 (4):155-9.
Gaurano JL Joharjy IA (2004). Middle ear cholesteatoma:
characteristic CT findings in 64 patients. Ann Saudi Med 24
(6): 442-7.
Nguyễn Quang Tú (2008). "Khảo sát tương quan hình ảnh
Schuller, CT Scan với bệnh tích cholesteatoma trong phẫu
thuật xương chũm", Đại học Y Dược TP. HCM.
Swartz JD, Loevner LA (2009). Imaging of temporal bone,
Thieme, New York, pp.58-246.
Yu Z, Han D, Gong S, Wang Z, Zhang L (2009). The value of
scutum erosion in the diagnosis of temporal bone

cholesteatoma. Acta Otolaryngol 130 (1): 47-51.

135



×