Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm sọ - mặt trên phim sọ - mặt nghiêng ở người trưởng thành có sai khớp cắn loại II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.74 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017

ĐẶC ĐIỂM SỌ - MẶT TRÊN PHIM SỌ - MẶT NGHIÊNG Ở
NGƢỜI TRƢỞNG THÀNH CÓ SAI KHỚP CẮN LOẠI II
Nguyễn Anh Tuấn*; Tống Minh Sơn**; Lê Hưng***
TÓM TẮT
Mục tiêu: nhận xét một số đặc điểm sọ mặt trên phim sọ - mặt nghiêng ở người trưởng thành
có sai lệch khớp cắn (SKC) loại II. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên
172 người trưởng thành (75 nam, 97 nữ) tuổi từ 18 - 25, có SKC loại II theo Angle, chụp phim
sọ - mặt nghiêng tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội. Kết quả: có 10 chỉ
số xương - răng được xác định trong nghiên cứu, chỉ số I/Pal và I/NA có sự khác biệt về giới
0
0
0
(p < 0,05). Nữ: I/Pal: 113,3 ± 7,47 ; I/NA: 19,96 ± 7,56 và nam: I/Pal: 115,59 ± 7,16 ; I/NA:
0
22,52 ± 7,47 . Nhóm SKC II1 có các chỉ số răng lớn hơn nhóm SKC II2, trừ chỉ số I/i ngược lại.
0
0
I/i của nhóm SKC II1 nhỏ hơn SKC II 2 (SKC II1: 117,57 ± 7,83 và SKC II 2: 128,65 ± 10,49 ).
Kết luận: đa số các chỉ số xương - răng ở nhóm SKC II không khác biệt về giới. Vị trí răng cửa
của nhóm SKC II1 nhô ra trước hơn nhóm SKC II2, ở người Việt Nam nhô ra trước nhiều hơn
so với người Trung Quốc.
* Từ khóa: Sai khớp cắn loại II; Phim sọ - mặt nghiêng; Đặc điểm sọ - mặt; Người trưởng thành.

Crainiofacial Features on the Cephalometric Films in Adults with
Class II Malocclusion
Summary
Objectives: To find out some features of crainiofacial on the cephalometric films in adults
with class II malocclusion. Subjects and methods: A cross-sectional study included 172 Vietnamese
adults (75 males and 97 females) aged 18 - 25 years with Angle II malocclusion, taken lateral


cephalograms at Institute of Odonto-Stomatology, Hanoi Medical University. Results: 10 dentoskeletal
indices used in the study, but only 2 indices I/Pal and I/NA have difference in gender (p < 0.05).
0
0
0
0
Females: 113.3 ± 7.47 ; I/NA: 19.96 ± 7.56 and males: I/Pal: 115.59 ± 7.16 ; I/NA: 22.52 ± 7.47 .
The dental indices of class II div 1 are bigger than class II div 2, but only I/i of class II div 1 is
0
0
smaller than class II div 2 (class II div 1: 117.57 ± 7.83 and class II div 2: 128.65 ± 10.49 ).
Conclusions: Almost dentoskeletal indices of class II malocclusion have no gender difference.
Incisor position of class II div 1 is more anteroprotruding than class II div 2, incisor position of
Vietnamese is more anteroprotruding than that of Chinese.
* Keywords: Class II malocclusion; Lateral cephalometric; Crainiofacial features; Adults.
* Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện C Thái Nguyên
** Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội
*** Bệnh viện Đống Đa Hà Nội
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Anh Tuấn ()
Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 03/09/2017
Ngày bài báo được đăng: 08/09/2017

590


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hơn 100 năm qua, các nhà nhân
trắc học đã tiến hành đo đạc trên người
sống và trên sọ khô để đưa ra một số

chỉ số nhân trắc sọ - mặt. Tới năm 1931,
Broadbent giới thiệu phim sọ - mặt để tìm
ra mối liên quan giữa chỉ số trên sọ khô và
trên phim X quang [6]. Từ phim sọ - mặt
nghiêng, bác sỹ phân tích và đưa ra các
chỉ số liên quan giữa xương sọ - mặt với
răng và mô mềm để đưa ra chẩn đoán và
lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân (BN)
nắn chỉnh răng. Quá trình điều trị này giúp
thay đổi kiểu mặt cũng như tình trạng
khớp cắn của BN.
SKC loại II thường gặp ở BN nắn chỉnh
răng với kiểu xương và răng rất đặc trưng.
SKC loại II do xương bao gồm hàm
trên nhô ra trước và hàm dưới lùi sau,
làm thay đổi cấu trúc răng mặt ở đa số
BN. SKC loại II do răng biểu hiện ở tương
quan theo chiều gần xa giữa răng hàm
dưới và răng hàm trên, cụ thể chia thành
2 tiểu loại 1 và tiểu loại 2 [1]. Tuy nhiên,
các nghiên cứu trong nước trước đây
không đưa ra được kết quả đại diện cho
người Việt Nam, do cỡ mẫu chưa đủ lớn
hay đối tượng được lựa chọn chưa điển
hình. Mặt khác, các chỉ số sọ - mặt trên
phim sọ - mặt nghiêng của người Caucasian
rất nhiều [3, 4, 5], tuy được nghiên cứu
nhiều nhưng không thể ứng dụng lâm
sàng tại Việt Nam. Do vậy, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu này nhằm: Nhận xét một

số đặc điểm sọ - mặt trên phim sọ - mặt
nghiêng kỹ thuật số ở người trưởng thành
có SKC loại II theo phân loại của Angle.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
172 đối tượng (75 nam và 97 nữ) từ 18 25 tuổi, có SKC loại II theo phân loại của
Angle, chụp phim tại Viện Đào tạo Răng
Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội từ
tháng 03 - 2017 đến 06 - 2017.
* Tiêu chuẩn lựa chọn: người Kinh trưởng
thành ở độ tuổi 18 - 25, có hàm răng vĩnh
viễn đầy đủ, tự nguyện tham gia nghiên
cứu, có SKC loại II theo phân loại của
Angle, không mắc các bệnh bẩm sinh,
chấn thương hàm mặt, chưa từng phẫu
thuật hàm mặt, chưa điều trị nắn chỉnh
răng, không có biến dạng xương hàm.
* Tiêu chuẩn loại trừ: đối tượng không
đồng ý tham gia nghiên cứu, bị thiếu răng
vĩnh viễn (trừ răng số 8), không có khớp
cắn loại II, mắc dị tật bẩm sinh hoặc bị
chấn thương hàm mặt, biến dạng xương
hàm, đã từng điều trị nắn chỉnh răng hay
có phục hình trong miệng.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
- Chụp phim X quang: tất cả đối tượng
nghiên cứu được chụp phim sọ - mặt nghiêng

bằng máy X quang kỹ thuật số Orthophos
XG5. BN đầu để tư thế tự nhiên, môi ở tư
thế nghỉ, răng ở tư thế lồng múi tối đa.
- Phân tích phim: sử dụng phần mềm
VNCeph để đánh dấu điểm mốc giải phẫu,
đo các góc và kích thước trên phim.
- Số liệu được nhập và phân tích bằng
phần mềm SPSS 16.0.
591


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
- Các chỉ số xác định trên phim sọ - mặt
nghiêng [1]: góc SNA: góc xương hàm
trên với nền sọ. Góc SNB: góc xương
hàm dưới với nền sọ. Góc ANB: góc
xương hàm trên với xương hàm dưới.
Góc I/Pal: góc răng cửa trên với mặt
phẳng vòm miệng. Góc I/NA và khoảng
cách I-NA: vị trí răng cửa trên và xương
hàm trên. Góc i/MP: góc răng cửa dưới
với mặt phẳng hàm dưới. Góc i/NB và
khoảng cách i-NB: vị trí răng cửa dưới và
xương hàm dưới. Góc I/i: góc răng cửa
trên và răng cửa dưới.

* Đạo đức nghiên cứu:
Tất cả đối tượng nghiên cứu của chúng
tôi trong đề tài này đều nằm trong đối
tượng nghiên cứu của Đề tài Nhà nước

“Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc người
Việt Nam để ứng dụng trong y học” đã
thông qua Hội đồng Đạo đức trong ngiên
cứu y sinh học, Trường Đại học Y Hà Nội
chấp thuận về các khía cạnh đạo đức
nghiên cứu theo quyết định của HĐĐĐ số
202 ký ngày 20 - 10 - 2016.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu trên 172 đối tượng trưởng thành, trong đó 75 nam (43,6%) và 97 nữ
(56,4%), không có sự khác biệt giữa nam và nữ.
Bảng 1: Phân bố tiểu loại SKC loại II theo giới tính.
SKC II1

SKC II2

Tổng

Nam

50 (66,7%)

25 (33,3%)

75 (100,0%)

Nữ

61 (62,9%)


36 (37,1%)

97 (100,0%)

111 (64,5%)

61 (35,5%)

172 (100,0%)

Tổng

Khác biệt giữa SKC loại II tiểu loại I và II có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Tuy nhiên,
trong từng nhóm tiểu loại SKC, không có sự khác biệt giữa hai giới nam và nữ (p > 0,05).
Bảng 2: Giá trị trung bình các chỉ số xương - răng theo giới tính.
Nam

Nữ
SD

p
SD

0

83,57

3,28

83,11


3,13

-

0

78,12

3,46

-

SNA ( )
SNB ( )

78,34

3,51

0

5,24

1,88

4,98

1,86


-

0

115,59

7,16

113,30

7,47

0,044

I/NA ( )

0

22,52

7,47

19,96

7,56

0,028

I-NA mm


ANB ( )
I/Pal ( )

5,29

2,25

5,28

1,98

-

0

99,69

6,84

98,26

7,93

-

i/NB ( )

0

31,41


6,32

32,00

7,28

-

i-NB mm

7,42

2,34

7,02

2,28

-

120,85

9,76

121,99

10,74

-


i/MP ( )

0

I/i ( )

Theo giới tính, đa số chỉ số xương - răng không khác biệt giữa hai giới, chỉ có 2 chỉ
số I/Pal và I/NA khác biệt giữa hai giới với p < 0,05. Giá trị các chỉ số I/Pal và I/NA ở
nam lớn hơn so với nữ.
592


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
Bảng 3: Giá trị trung bình các chỉ số xương - răng theo tiểu loại SKC.
SKC II1

SKC II2
SD

p
SD

0

83,53

3,04

82,91


3,45

-

0

78,40

3,36

77,87

3,69

-

0

5,13

1,94

5,03

1,75

-

0


116,81

6,19

109,73

7,30

0,000

0

I/NA ( )

23,67

6,24

16,37

7,65

0,000

I-NA mm

SNA ( )
SNB ( )
ANB ( )

I/Pal ( )

5,86

1,86

4,24

2,11

0,000

0

100,28

6,31

96,33

8,75

0,002

0

i/NB ( )

33,63


5,72

28,32

7,47

0,000

i-NB mm

7,88

2,07

5,95

2,20

0,000

117,57

7,83

128,65

10,49

0,000


i/Mp ( )

0

I/i ( )

Theo tiểu loại SKC, các chỉ số xương nền sọ và xương hàm SNA, SNB và ANB
không khác biệt giữa hai nhóm SKC II 1 và SKC II2, còn lại đều liên quan đến răng,
khác biệt giữa nhóm SKC II1 và SKC II2 (p < 0,05).
BÀN LUẬN
Sự phân bố của SKC II1 và SKC II2 trong nghiên cứu của chúng tôi khác biệt với
nghiên cứu của Hoàng Tiến Công [2]: tỷ lệ SKC II1 và SKC II2 lần lượt là 33 đối tượng
(68,7%) và 15 đối tượng (31,3%).
Theo tiểu loại SKC II, giá trị trung bình của một số chỉ số liên quan đến vị trí răng
cửa trên và răng cửa dưới khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Gần như tất cả
chỉ số của nhóm SKC II1 đều lớn hơn nhóm SKC II2, trừ chỉ số I/i ngược lại. Tuy nhiên,
các chỉ số này đều phù hợp với thực tế lâm sàng, nhóm SKC II1 có răng cửa chìa hơn
và nhô hơn nhóm SKC II2.
Bảng 4: So sánh chỉ số xương - răng giữa các nhóm SKC II1 của một số tác giả.
Nguyễn Anh Tuấn
(Việt Nam, n = 111)

C. Qamar và CS [4]
(Pakistan, n = 50)

Jyoti Dhakal [5]
(Trung Quốc, n = 60)

0


83,53 ± 3,04

81,1 ± 2,3

82,16 ± 3,51

0

78,40 ± 3,36

74,3 ± 1,9

77,7 ± 3,94

0

ANB ( )

5,13 ± 1,94

6,8 ± 1,2

4,28 ± 2,6

I-NA mm

5,86 ± 1,86

-


8,69 ± 3,53

100,28 ± 6,31

-

98,64 ± 7,96

7,88 ± 2,07

-

7,31 ± 3,34

117,57 ± 7,83

-

111,6 ± 9,42

SNA ( )
SNB ( )

0

i/Mp ( )
i-NB mm
0

I/i ( )


593


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
So sánh giá trị trung bình các chỉ số
xương SNA, SNB và ANB trong nghiên
cứu này với nghiên cứu ở người Trung
Quốc, không thấy khác biệt nhưng có sự
khác biệt với nghiên cứu của C. Qamar
và CS [4] ở người Pakistan. Góc SNA
và SNB ở người Việt Nam lớn hơn người
Pakistan, nhưng góc ANB ngược lại.
Điều này cho thấy kiểu xương hạng II
ở người Pakistan rõ ràng hơn, có thể
kiểu mặt nhìn nghiêng của người Pakistan

răng nhô nhiều hơn so với người Việt
Nam.
Các chỉ số về răng cho thấy răng cửa
trên trong nghiên cứu của Jyoti Dhakal [5]
nhô ra trước nhiều hơn so với kết quả của
chúng tôi, còn vị trí răng cửa dưới không
có sự khác biệt. Do đó, tương quan giữa
răng cửa trên và răng cửa dưới có sự
khác biệt. Chỉ số I/i trong nghiên cứu của
chúng tôi là 117,57 ± 7,830; của Jyoti Dhakal
là 111,6 ± 9,420.

Bảng 5: So sánh chỉ số xương - răng giữa các nhóm SKC II2 của một số tác giả.

Nguyễn Anh Tuấn
(Việt Nam, n = 61)

C. Qamar và CS [4]
(Pakistan, n = 50)

Jyoti Dhakal [5]
(Trung Quốc, n = 60)

0

82,91 ± 3,45

81,5 ± 2,7

80,7 ± 3,89

0

77,87 ± 3,69

76 ± 2,3

75,22 ± 3,95

0

ANB ( )

5,03 ± 1,75


5,5 ± 1,1

5,48 ± 2,81

I-NA mm

4,24 ± 2,11

-

0,75 ± 4,62

i/Mp ( )

96,33 ± 8,75

-

89,33 ± 18,26

i-NB mm

5,95 ± 2,20

-

3,55 ± 2,51

128,65 ± 10,49


-

140,9 ± 13,43

SNA ( )
SNB ( )

0

0

I/i ( )

Tương tự, khi so sánh kết quả riêng nhóm SKC II2 với các tác giả trên, chúng tôi
nhận thấy có sự khác biệt về chỉ số răng, còn chỉ số xương không có khác biệt. Trừ chỉ
số I/i, giá trị các chỉ số răng trong nghiên cứu này đều lớn hơn kết quả của Jyoti
Dhakal [5] trên người Trung Quốc. Như vậy, SKC II2 ở người Việt Nam nhô ra trước
khá nhiều hơn so với người Trung Quốc.
KẾT LUẬN

LỜI CẢM ƠN

Các chỉ số xương - răng ở nhóm SKC
loại II trong nghiên cứu của chúng tôi
không có sự khác biệt về giới (trừ hai chỉ
số I/Pal và I/NA). So sánh giữa 2 nhóm
tiểu loại khớp cắn, có sự khác biệt giữa
các chỉ số răng giữa hai nhóm SKC II1 và
SKC II2. Vị trí răng cửa của người Việt

nhô ra trước hơn so với người Trung Quốc.

Chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến: Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt,
Trường Đại học Y Hà Nội, PGS. TS. Trương
Mạnh Dũng - Chủ nhiệm Đề tài, PGS. TS.
Võ Trương Như Ngọc, Bộ Khoa học Công
nghệ và Trung tâm Tính toán hiệu năng
cao - Đại học Khoa học tự nhiên, Văn
phòng Quản lý các chương trình quốc gia,

594


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
các cơ quan, nhóm xử lý số liệu cùng
các thầy cô bạn bè đã giúp đỡ chúng tôi
hoàn thiện bài báo này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Thu Thảo, Nguyễn Văn Lâm,
Phạm Thị Xuân Lan. Phân loại khớp cắn theo

Đại học Thái Nguyên. 2014, 119 (5), tr.123128.
3. Steiner C.C. Cephalometrics for you and
me. AJO. 1953, 39, pp.729-755.
4. C Qamar, Marryamriaz. Class II division
2 malocclusion cephalometric skeletal
evaluation. Pakistan Oral & Dental J. 2011.
31 (2), pp.367-370.


thức cơ bản và điều trị dự phòng. Nhà xuất bản
Y học. 2004, tr.76-84.

5. Jyoti Dhakal. Comparative dentoskeletal
study of class II division 1 and class II division
2 malocclusion subjects. Orthod J of Nepal. 2011,
1 (1), pp.36-41.

2. Hoàng Tiến Công. Tình trạng khớp cắn
của một nhóm sinh viên Trường Đại học Y Dược
Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học Công nghệ.

6. Broadbent B.H. A new X-ray technique
and its application to orthodontia. Angle Orthod.
1981, 51, pp.85-88, 93-114.

Edward H. Angle - chỉnh hình răng mặt: Kiến

595



×