Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Khảo sát nồng độ Neutrophil gelatinaseassociated lipocalin huyết tương và giá trị tiên lượng tử vong ở bệnh nhân suy thận cấp tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.02 KB, 8 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018

KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ NEUTROPHIL GELATINASEASSOCIATED LIPOCALIN HUYẾT TƯƠNG VÀ GIÁ TRỊ TIÊN
LƯỢNG TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN CẤP TÍNH
Phạm Ngọc Huy Tuấn*; Lê Việt Thắng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát nồng độ neutrophil gelatinase-associated lipocalin (NGAL) huyết tương,
mối liên quan của NGAL với mức độ suy thận cấp và giá trị tiên lượng tử vong ở bệnh nhân (BN)
suy thận cấp (STC) điều trị tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Cấp cứu Trưng vương, Thành phố Hồ
Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả, cắt ngang 101 BN được chẩn đoán
STC và 51 người khoẻ mạnh được định lượng NGAL huyết tương bằng phương pháp ELISA.
Kết quả: nồng độ NGAL huyết (78,64 ± 18,01 ng/ml) có ý nghĩa, p < 0,001. Tỷ lệ BN tăng nồng
độ NGAL so với nhóm chứng là 100%. Nồng độ NGAL tăng theo mức độ nặng của suy thận
cấp, p < 0,001. Có mối tương quan thuận mức độ vừa giữa nồng độ NGAL với nồng độ ure,
creatinin máu và hệ số tương quan lần lượt là: 0,564 và 0,873, p < 0,001. Tại điểm cắt 491,025
ng/ml, NGAL có giá trị tiên lượng tử vong với độ nhạy 75,0% và độ đặc hiệu 72,8%, p < 0,001.
Kết luận: NGAL huyết tương tăng ở tất cả BN và có giá trị tiên lượng tử vong ở BN STC.
* Từ khoá: Suy thận cấp; Neutrophil gelatinase-associated lipocalin huyết tương; Tiên lượng
tử vong.

Survey on Serum Neutrophil Gelatinase-Associated Lipocalin and
Mortality Prognosis Value in Patients with Acute Kidney Failure
Summary
Objectives: To evaluate serum neutrophil gelatinase-sssociated lipocalin (NGAL) concentration
and its relation with stage of acute renal failure (ARF) and mortality prognosis value in ARF
patients treated at Trungvuong Emergency Hospital, Hochiminh City. Subjects and methods: A
prospective, cross-sectional study in 101 patients with ARF and a control group of 51 healthy
people. Serum NGAL level by ELISA method have done in all patients and health people.
Results: Average serum NGAL level of ARF group (458.16 ± 220.98 ng/mL) was significantly
higher than control group (78.64 ± 18.01 ng/mL), p < 0.001. All of ARF patients (100%) in our
study increased serum NGAL concentration. The concentration of serum NGAL increased


significantly along with stage of ARF with p < 0.001. There was a moderate positive relationship
between serum NGAL and serum urea concentration (r = 0.564, p < 0.001) and a strong
positive linear relationship between serum NGAL concentration and serum creatinine (r = 0.873,
p < 0.001). Serum NGAL had mortality prognosis value of ARF patients with level cut off
491.025 ng/mL, sensitivity 75.0% and specificity 72.8%, p < 0.001. Conclusion: Increase in serum
NGAL was common in ARF patients. Serum NGAL has mortality prognosis value in ARF patients.
* Keywords: Acute renal failure; Serum NGAL; Mortality prognosis value.
* Bệnh viện Cấp cứu Trung ương, Hồ Chí Minh
** Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Phạm Ngọc Huy Tuấn ()
Ngày nhận bài: 28/09/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 09/12/2017
Ngày bài báo được đăng: 19/12/2017

50


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy thận cấp là một bệnh lý nặng với
tỷ lệ tử vong cao, tỷ lệ tử vong chung của
suy thận cấp là 50% và lên đến 75 - 80%
ở nhóm BN STC do nhiễm khuẩn huyết
hoặc BN lớn tuổi. Tỷ lệ tử vong do STC ở
Mỹ là 44,2%, Trung Quốc 48,5%,
Indonesia 41,4%, Singapore 59,3% [3, 4,
5]. Theo y văn, chẩn đoán STC dựa vào
tăng nồng độ creatinin máu. Tuy nhiên,
trước khi xuất hiện tăng nồng độ creatinin
máu, tổn thương nhu mô thận đã có. Hơn
nữa, nồng độ creatinin máu không thực

sự phản ánh chức năng thận ở nhiều
bệnh lý khác nhau như: ở BN dập cơ,
creatinin máu vẫn tăng, mặc dù chức
năng thận bình thường. Các nhà khoa
học trên thế giới đã và đang tìm ra dấu ấn
sinh học có thể đánh giá sớm tổn thương
thận khi creatinin máu chưa tăng. Nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra có nhiều chất tăng
trong máu hoặc nước tiểu sẽ chỉ điểm
sớm có hay không có tổn thương các
thành phần nhu mô thận, trong đó có
NGAL. NGAL là một glycoprotein, được
xem như một chất chỉ điểm tổn thương
thận cấp sớm ngay cả khi nồng độ
creatinin bình thường và có giá trị tiên
lượng bệnh. Với những lý do trên, nhóm
nghiên cứu thực hiện đề tài với mục tiêu:
Khảo sát nồng độ NGAL huyết tương và
giá trị tiên lượng tử vong ở BN STC.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu 152 đối tượng chia
2 nhóm: nhóm bệnh: 101 BN được chẩn

đoán STC theo tiêu chuẩn của KDIGO
(2012) [6]; nhóm chứng: 51 người khoẻ
mạnh.
* Tiêu chuẩn chọn nhóm bệnh:
BN có nồng độ creatinin máu tăng

≥ 0,3 mg/dl (≥ 26,4 µmol/l) so với creatinin
cơ sở trong 48 giờ và/hoặc lượng nước
tiểu < 0,5 ml/kg/giờ trong ít nhất 6 giờ liên
tục. Đồng ý tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ nhóm bệnh: đợt
cấp của suy thận mạn, hoặc suy thận
mạn tính; đã có tổn thương thận trước
đó; tử vong trong vòng 24 giờ nhập viện.
2. Phương pháp nghiên cứu.
- Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt
ngang, có so sánh nhóm chứng.
- Nhóm bệnh được khai thác bệnh sử,
tiền sử, khám lâm sàng tỷ mỷ.
- Tất cả 152 đối tượng được lấy máu
tĩnh mạch, có chống đông, định lượng
nồng độ NGAL bằng phương pháp
ELISA.
- BN được xét nghiệm công thức máu,
sinh hoá máu, theo dõi nước tiểu 24 giờ,
xác định thể STC.
- Phân chia mức độ STC theo KDIGO
(2012), chia 3 mức độ [6]: độ 1, 2 và 3.
Thể STC được chia thể vô, thiểu niệu và
thể bảo tồn nước tiểu (thể tích nước tiểu
24 giờ > 400 ml).
- Đánh giá tăng nồng độ NGAL: giá trị
giới hạn NGAL theo nhóm chứng X ±
2SD. Những BN có nồng độ NGAL huyết
tương > X + 2SD được gọi là tăng.
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS

22.0.
51


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
* Một số đặc điểm chung nhóm BN nghiên cứu (n = 101):
Tuổi trung bình của BN 64,41. Trong nghiên cứu tỷ lệ BN nam chiếm chủ yếu (nam
60 BN = 59,4%; nữ 41 BN = 40,6%). BN STC do nhiễm khuẩn huyết chiếm tỷ lệ cao
(60 BN = 59,4%). Bệnh nhân vào cấp cứu trong tình trạng nặng, có tới 18,8% (19 BN)
suy đa tạng và 19,8% (20 BN) tử vong.
Bảng 1: Thể lâm sàng và mức độ STC (n = 101).
Chỉ tiêu
Thể lâm sàng

Mức độ suy thận
cấp

Đặc điểm nồng độ
ure, creatinin máu

Số BN

Tỷ lệ %

Vô thiểu niệu

36

35,6


Bảo tồn nước tiểu

65

64,4

Độ 1

70

69,3

Độ 2

23

22,8

Độ 3

8

7,9

Ure (mmol/l)

14,36 ± 9,85

Creatinin (µmol/l)


216,82 ± 104,61

Trong nghiên cứu, BN STC thể vô niệu và thiểu niệu chiếm 35,6%, còn lại là thể còn
bảo tồn nước tiểu. Nhóm BN có nồng độ creatinin máu tăng không cao so với một số
tác giả khác [1, 2]. Sự khác biệt này là do BN trong nghiên cứu mới vào viện, mức độ
STC chưa nặng.
Bảng 2: So sánh nồng độ NGAL huyết tương nhóm bệnh và chứng.
Nhóm chứng (n = 51)

Nhóm bệnh (n = 101)

p

Trung bình

78,64 ± 18,01

458,16 ± 220,98

< 0,001

Lớn nhất

106,18

1124,59

Nhỏ nhất


49,77

198,49

0%

100,0%

Đặc điểm

NGAL huyết
tương ng/ml)

Tỷ lệ BN tăng NGAL (%)

Nồng độ NGAL huyết tương trung bình
ở nhóm BN STC cao hơn nhóm chứng có
ý nghĩa thống kê, p < 0,001. Tăng nồng
độ NGAL máu và nước tiểu thường gặp ở
BN STC. Các nghiên cứu đều khẳng định
100% BN STC đều tăng nồng độ NGAL
máu và nước tiểu [7, 8]. Nghiên cứu về
NGAL, các tác giả thường đi sâu về giá trị
52

chẩn đoán, giá trị tiên lượng của BN STC.
Nồng độ NGAL máu trong nghiên cứu
này tăng rất cao, giá trị nhỏ nhất nhóm
BN STC tăng gấp 4 lần, giá trị lớn nhất
tăng gấp > 10 lần so nhóm chứng khoẻ

mạnh. Một câu hỏi được đặt ra, tại sao
nồng độ NGAL trong máu lại tăng ở BN
tổn thương thận cấp?. Bình thường, thận


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
không phải là nguồn chính tiết NGAL. Tuy
nhiên, khi thận bị tổn thương, dẫn đến
xuất hiện tăng NGAL mARN ở các cơ
quan khác trong đó có gan và phổi và
NGAL được tổng hợp và tiết vào tuần
hoàn nhiều hơn. Thêm vào đó, khi tổn
thương thận cấp, đây là pha cấp của

phản ứng cơ thể sẽ xuất hiện nhiều bạch
cầu đa nhân, đại thực bào và tế bào miễn
dịch khác, mà các tế bào này có vai trò
tiết NGAL. Hầu hết NGAL được thải tự do
qua thận, khi tổn thương thận cấp, mức
lọc cầu thận giảm sẽ giảm thải NGAL qua
nước tiểu [9].

Bảng 3: So sánh nồng độ NGAL huyết tương theo thể STC (n = 101).
Thể suy thận cấp

NGAL (X ± SD)

Vô, thiểu niệu (n = 36)

561,14 ± 247,06


Còn bảo tồn nước tiểu (n = 65)

401,12 ± 183,44

p

Nhóm BN STC thể vô niệu và thiểu
niệu có nồng độ NGAL huyết tương trung
bình cao hơn nhóm BN thể bảo tồn nước
tiểu có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
Chúng tôi cho rằng ở nhóm BN thiểu niệu
và vô niệu, mức độ tổn thương thận cấp
nặng hơn, nồng độ creatinin nhóm BN
này cũng cao hơn nhóm BN còn bảo tồn
nước tiểu. Vanmassenhove J và CS
(2013) [10] nghiên cứu nồng độ NGAL
nước tiểu ở 107 BN nhiễm khuẩn huyết.

< 0,01

Trong 107 BN, tác giả phân nhóm BN
được chẩn đoán STC dựa vào lượng
nước tiểu tiết theo giờ (BN thiểu niệu, vô
niệu) và nhóm BN được chẩn đoán STC
theo tăng creatinin máu, do nhóm này có
lượng nước tiểu bình thường. Định lượng
nồng độ NGAL nước tiểu thấy ở nhóm
BN tổn thương thận cấp thực sự, thiểu
niệu cao hơn nhóm BN STC thể bảo tồn

nước tiểu (chẩn đoán STC dựa vào tăng
creatinin máu) có ý nghĩa, p < 0,001.

Bảng 4: So sánh nồng độ NGAL huyết tương theo các mức độ STC (n = 101).
Mức độ suy thận cấp

NGAL (X ± SD)

Độ 1 (n = 70)

333,43 ± 97,39

Độ 2 (n = 23)

690,44 ± 123,25

Độ 3 (n = 8)

881,74 ± 135,87

pANOVA

Nồng độ NGAL huyết tương ở BN tăng
dần theo mức độ STC. Nhóm BN suy
thận độ 3 có nồng độ NGAL trung bình
cao nhất, nhóm độ 1 có nồng độ trung

< 0,001

bình thấp nhất có ý nghĩa (p < 0,001).

Sun I.O và CS (2017) [11] nghiên cứu
giá trị chẩn đoán của NGAL ở 138 BN
sốt phát ban có tổn thương thận cấp.
53


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
Tổn thương thận cấp được phân mức
theo RIFLE (dựa vào nồng độ creatinin
máu). Kết quả cho thấy nồng độ NGAL
máu ở nhóm BN có nguy cơ tổn thương
thận cấp (328 ± 270 ng/ml) thấp hơn
nhóm BN tổn thương thận cấp (530 ± 266

ng/ml) và nhóm BN STC nồng độ cao
nhất (559 ± 125 ng/ml). Mối tương quan
giữa nồng độ NGAL huyết tương với
nồng độ ure, creatinin thể hiện rõ hơn khi
STC càng nặng, nồng độ NGAL huyết
tương càng tăng.

Bảng 5: Tương quan nồng độ NGAL huyết tương với nồng độ ure, creatinin máu
(n = 101).
NGAL huyết tương
Chỉ số

Phương trình tương quan
r

p


Ure (mmol/l)

0,564

< 0,001

NGAL huyết tương = 12,642 x ure + 276,570

Creatinin (µmol/l)

0,873

< 0,001

NGAL huyết tương = 1,845 x creatinin + 58,174

Nồng độ NGAL huyết tương nhóm BN STC tương quan thuận có ý nghĩa từ mức độ
vừa đến chặt với nồng độ ure, creatinin máu, p < 0,001.
NGAL huyết tương = 12,642 x Ure + 276,570
r=0,564, p<0,001.
NGAL huyết tương (ng/ml)

1400
1200
1000
800
600
400
200

0
0

10

20

30

40

50

60

70

80

Ure (mmol/l)

Biểu đồ 1: Tương quan nồng độ NGAL huyết tương với
nồng độ ure huyết thanh nhóm bệnh (n = 101).
Có mối tương quan thuận mức độ vừa giữa nồng độ NGAL huyết tương với nồng
độ ure máu ở nhóm BN STC, r = 0,564, p < 0,001.
54


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018


NGAL huyết tương (ng/ml)

NGAL huyết tương = 1,845 x Creatinin + 58,174
r=0,873, p< 0,001.
1800
1600
1400
1200
1000
800
600
400
200
0
0

200

400

600

800

1000

Creatinin (µmol/l)

Biểu đồ 2: Tương quan nồng độ NGAL huyết tương với
nồng độ creatinin máu nhóm bệnh (n = 101).

Có mối tương quan thuận mức độ chặt chẽ giữa nồng độ NGAL huyết tương với
nồng độ creatinin máu ở nhóm BN STC, r = 0,873, p < 0,001.

Biểu đồ 3: Đường cong ROC tiên lượng tử vong ở BN STC của NGAL huyết tương.
55


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
Với điểm cắt NGAL huyết tương tại
491,025 ng/ml, giá trị tiên lượng BN STC
có khả năng tử vong với độ nhạy 75,0%
và độ đặc hiệu 72,8%; độ chính xác
0,840, p < 0,001. Matsa R và CS (2014)
[8] kết luận nồng độ NGAL máu ở nhóm
BN tử vong đều cao hơn nhóm BN STC
còn sống có ý nghĩa (p < 0,001). Ralib
A.M và CS (2017) [12] nghiên cứu giá trị
dự báo tử vong của NGAL huyết thanh
trên 151 BN có hội chứng viêm hệ thống.
Kết quả cho thấy NGAL máu có giá trị dự
báo tử vong sau xét nghiệm ngày thứ 3
của STC với OR = 3,64 (1,41 - 9,37),
p = 0,007. Wang M (2014) nghiên cứu
480 BN nhiễm khuẩn huyết điều trị tại
khoa cấp cứu, 89 BN có tổn thương thận
cấp. Giá trị NGAL máu tiên lượng tử vong
tại nồng độ 236,62 ng/ml, độ nhạy 72%
và độ đặc hiệu 77%. Như vậy, với mỗi đối
tượng BN, mức độ và tỷ lệ STC khác
nhau ở các nghiên cứu, NGAL máu và

nước tiểu đều có giá trị tiên lượng tử vong.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu nồng độ NGAL huyết
tương ở 101 BN được chẩn đoán và điều
trị STC tại Khoa Cấp cứu, so sánh với
51 người khoẻ mạnh, chúng tôi có một số
nhận xét:
- Nồng độ NGAL huyết thanh trung
bình nhóm bệnh (458,16 ± 220,98 ng/ml)
cao hơn nhóm chứng (78,64 ± 18,01 ng/ml)
có ý nghĩa (p < 0,001). 100% BN có tăng
nồng độ NGAL so nhóm chứng.
- Nồng độ NGAL trung bình ở nhóm
BN STC thể bảo tồn nước tiểu thấp hơn
nhóm không bảo tồn nước tiểu có
ý nghĩa, p < 0,01. Mức độ suy thận cấp
56

càng nặng, nồng độ NGAL càng tăng,
p < 0,001. Có mối tương quan thuận mức
độ từ vừa đến chặt giữa nồng độ NGAL
huyết tương và nồng độ ure, creatinin
máu với hệ số tương quan lần lượt là
r = 0,564 và r = 0,873, p < 0,001.
- Tại nồng độ 491,025 ng/ml, NGAL
huyết tương có giá trị tiên lượng tử vong
với độ nhạy 75,0%, độ đặc hiệu 72,8%,
diện tích dưới đường cong ROC 0,840,
p < 0,001.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Tiên Phong. Nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số chỉ số
đánh giá tổn thương thận cấp ở BN ngộ độc
cấp. Luận văn Thạc sỹ Y học. Học viện Quân y.
2014.
2. Nguyễn Bách, Bùi Văn Thủy, Vũ Đình
Hùng. Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị
BN lớn tuổi STC kết hợp với nhiễm khuẩn
huyết. Y học TP. Hồ Chí Minh. 2011,15,
tr.113-119.
3. Challiner R, Ritchie J.P, Fullwood C et al.
Incidence and consequence of acute kidney
injury in unselected emergency admissions to
a large acute UK hospital trust. BMC Nephrol.
Published online. 2014, 15, p.84.
4. Koyner J.L, Garg A.X, ThiessenPhilbrook H et al. Adjudication of etiology of
acute kidney injury: experience from the
TRIBE-AKI multi-center study. BMC Nephrol.
Published online. 2014, 15, p.105.
5. Wijewickrama E.S, Ratnayake G.M,
Wikramaratne C et al. Incidences and clinical
outcomes of acute kidney injury in ICU: a
prospective observational study in Sri Lanka.
BMC Res Notes. 2014, 7, p.305.
6. NKF-K/DIGO. KDIGO clinical practice
guideline for acute kidney injury. 2012, pp.13-34.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
7. Egal M, de Geus H.R, Groeneveld

A.B.
Neutrophil
gelatinase-associated
lipocalin as a diagnostic marker for acute
kidney injury in oliguric critically Ill patients:
A post-hoc analysis. Nephron. 2016, 134
(2), pp.81-88.
8. Matsa R, Ashley E, Sharma V et al.
Plasma and urine neutrophil gelatinaseassociated lipocalin in the diagnosis of new
onset acute kidney injury in critically ill
patients. Critical Care. 2014, 18 (4), p.R137.
9. Devarajan P. Neutrophil gelatinaseassociated lipocalin (NGAL): a new marker of
kidney disease. Scand J Clin Lab Invest
Suppl. 2008, 241, pp.89-94.

10. Vanmassenhove J, Glorieux G, Hoste
E et al. Urinary output and fractional excretion
of sodium and urea as indicators of transient
versus intrinsic acute kidney injury during
early sepsis. Crit Care. 2013, 17 (5), p.R234.
11. Sun I.O, Shin S.H, Cho A.Y et al.
Clinical significance of NGAL and KIM-1 for
acute kidney injury in patients with scrub
typhus. PLoS One. 2017, 12 (4).
12. Ralib A.M, Nanyan S, Mat Nor M.B.
Dynamic changes of plasma neutrophil
gelatinase-associated
lipocalin
predicted
mortality in critically Ill patients with systemic

inflammatory response syndrome. Indian J
Crit Care Med. 2017, 21 (1), pp.23-29.

57



×