CHUYÊN ĐỀ
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý ĐỐI VỚI MỘT
SỐ THÍ NGHIỆM – THỰC HÀNH VẬT LÝ
TRUNG HỌC CƠ SỞ
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý ĐỐI VỚI MỘT SỐ THÍ NGHIỆM
VẬT LÝ TRUNG HỌC CƠ SỞ
1. Những kiến thức cần lưu ý trước khi làm thí nghiệm thực hành:
Cần nghiên cứu kỹ các thí nghiệm, bài thực hành trong sách giáo khoa, sách
giáo viên, sách hướng dẫn thực hành đi kèm theo bộ.
Cần chuẩn bị trước các dụng cụ thí nghiệm cần thiết (có dự phòng).
Chú ý đặc biệt đến các thí nghiệm mà độ thành công phụ thuộc vào nhiệt độ,
độ ẩm của nơi làm việc.
Những kỹ năng cần lưu ý khi thí nghiệm thực hành:
Kỹ năng quan sát: bước đầu định hướng cho học sinh biết quan sát có mục
đích, kế hoạch. Trong một số thí nghiệm học sinh có thể tực vạch ra kế hoạch quan
sát chứ không tự tiện, ngẫu nhiên. Giáo viên có thể cho học sinh trao đổi kế hoạch
trong nhóm về mục đích và kế hoạch quan sát rồi mới tiến hành quan sát.
Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin thu được từ quan sát thí nghiệm:
Chú trọng việc ghi chép các thông tin thu được thành lập biểu bảng một các
trung thực. Việc xử lý thông tin, dữ liệu phải theo nhưng phương pháp xác định,
thực chất là phương pháp suy luận từ dữ liệu, số liệu cụ thể rút ra những kết luận
chung (quy nạp), hay từ những tính chất, quy luật chung suy ra những biểu hiện cụ
thể trong thực tiễn. Ở lớp 7 trong khi hình thành kiến thức chú trọng nhiều đến
phương pháp suy luận, quy nạp, chưa dùng đến phương pháp suy diễn dựa trên
những kiến thức toán học phức tạp. Trong giai đoạn vận dụng kiến thức có sử dụng
phương pháp suy luân logic.
Chú trọng phát triển ngôn ngữ cho học sinh. Yêu cầu học sinh sử dụng ngôn
từ, thuật ngữ khoa học để giải thích các hiện tượng, các quá trình, rèn luyện kỹ năng
diễn đạt rõ rang, chính xác bằng ngôn ngữ vật lý học thông qua việc thảo luận nhóm
và trình bày kết quả quan sát, nghiên cứu. Tạo điều kiện để học sinh được nói nhiều
hơn ở nhóm, ở lớp.
2. Các lưu ý trong quá trình tổ chức tn thực hành để hướng dẫn học
sinh tự rút ra kiến thức cần thiết:
a. Tổ chức tình huống học tập:
- Đặt câu hỏi nghiên cứu.
- Nêu dự đoán.
- Đề ra giả thuyết.
b. Thu thập thông tin:
- Quan sát lại các sự kiện, hiện tượng, thí nghiệm.
- Tìm hiểu thêm những thông tin từ sách báo.
- Lập kế hoạch thí nghiệm (thiết kế thí nghiệm, lựa chọn dụng cụ, chỉ ra đại
lượng cần đo,...).
- Tiến hành thí nghiệm (bố trí, lắp đặt, ... theo hướng dẫn, thay đổi phương
án thí nghiệm nếu kết quả không phù hợp với vấn đề đặt ra).
- Ghi các kết quả thí nghiệm (đọc giá trị đo được, lập bảng kết quả, biểu diễn
bằng sơ đồ,...).
c. Xử lý thông tin:
- Phân tích những số liệu, dữ liệu thu được, ý nghĩa của chúng.
- Phận loại dấu hiệu giống nhau, khác nhau, nhận biết dấu hiệu bản chất của
nhóm đối tượng đã quan sát.
- So sánh, phân tích, tổng hợp dữ liệu rút ra kết luận.
d. Thông báo kết quả làm việc:
- Mô tả lại thí nghiệm đã làm.
- Trình bày, giải thích các việc đã làm.
- Nêu kết luận rút ra từ thí nghiệm.
e. Vận dụng ghi nhớ kiến thức:
- Giải các bài tập (định tính, định lượng, thí nghiệm).
- Làm đồ chơi, dụng cụ học tập có sử dụng kiến thức vừa học.
- Kết luận.
- Phải thực hiện đầy đủ các bài thực hành quy định trong chương trình.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện đúng nội quy thực hành, an toàn phòng thí
nghiệm.
- Cấn đánh gia cho điểm kết quả thực hành, kỹ năng làm thí nghiệm của mội
học sinh.
- Giáo viên phải chuẩn bị trước, làm thành thạo các thí nghiệm, các bài thực
hành có trong chương trình.
II. MỘT SỐ LƯU Ý TRONG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH
A. Bài 4 (Vật lý 6): Đo thể tích vật rắn không thấm nước.
1. Mục đích:
- Biết sử dụng các dụng cụ đo để xác định thể tích của một vật rắn có hình
dạng bất kỳ không thấm nước.
- Tuân thủ các quy tắc đo và trung thực với số liệu đo được.
2. Các lưu ý:
* Thí nghiệm 1: Dùng bình chia độ để đo thể tích của hòn đá: buộc hòn đá
bằng sợi dây nhỏ, thả hòn đá từ từ để nước không bắn ra ngoài, không chạm mạnh
vào thành bình và đáy bình.
* Thí nghiệm 2: Dùng bình tràn và bình chứa để đo thể tích của hòn đá. Nếu
dùng ca, bát to để thay cho bình tràn thì cần lau khô bát trước khi thí nghiệm, khi
nhấc bát ra phải nhẹ nhàng không làm sánh hoặc đổ nước ra ngoài, khi đổ nước từ
bát vào bình chia độ phải từ từ không đổ nước ra ngoài.
B. Bài 4 (Vật lý 8): Sự cân bằng lực – Quán tính.
1. Mục đích:
Làm thí nghiệm để chứng minh vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì
vận tốc không đổi, vật sẽ chuyển động thẳng đều.
2. Các lưu ý khi sử dụng máy Atwood:
- Điều chỉnh thăng bằng bằng cách điều chỉnh các chân vít ở chân giá đỡ.
- Các lần thí nghiệm ta đưa vật lên cùng độ cao để vận tốc của vật đến cảm
biến quang học bằng nhau.
- Khi thả vật tránh làm vật bị lắc (sẽ không qua được cảm biến).
+ Cách 1: đặt nhẹ vật A lên thước nhựa, chờ cho vật B đứng yên, nhẹ nhàng
rút thước ra khỏi vật A (rút xuống dưới).
+ Cách 2: dùng tay giữ vật A sao cho hai dây giữ hai vậ A và B song song,
chờ vật A đứng yên nhẹ nhàng thả vật B ra.
- Cần chỉnh thang đo của đồng hồ thích hợp, sau mỗi lần đo cần chuyển về
chế độ ban đầu.
C. Bài 14 (Vật lý 8) Định luật về công.
1. Mục đích:
Làm thí nghiệm để chứng minh Không một máy đơn giản nào cho ta lợ về
công, nếu lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
2. Các lưu ý:
Khi làm thí nghiệm ta cần kéo sao cho trong quá trình kéo giá trị của lực kế
không thay đổi.
Khi đọc kết quả trên thước cần nhìn thẳng góc với thước để được kết quả s
1
và s
2
chính xác.
Trong thí nghiệm hình 14.2b điều chỉnh sao cho sợi dây móc vào lực kế song
song với sợi dây treo trên giá.
D. Bài 8 (Vật lý 7) Gương cầu lõm.
1. Mục đích:
Nhận biết được gương cầu lõm và đặc điểm của ảnh tạo bởi gương cầu lõm.
2. Các lưu ý:
Thí nghiệm 3: đặt nguồn sáng trùng với trục của gương cầu lõm, khi di
chuyển nguồn sáng song song với gương cầu lõm. Điểm S cũng di chuyển. Với một
vị trí thích hợp của điểm S thì chùm tia phản xạ là chùm tia song song.
E. Bài 18 (Vật lý 7) Hai loại điện tích:
1. Mục đích:
Nhận biết được hai loại điện tích, điện tích cùng tên thì đẩy nhau, khác tên
thì hút nhau.
2. Các chú ý:
Nên cọ sát các vật nhiễm điện theo một chiều nhất định và không sờ tay vào
các vật đã bị cọ sát.
Lan và lụa phải thật khô.
H. Bài 18 (Vật lý 9) Kiểm nghiệm mối quan hệ Q ~ I
2
trong định luật
Joule Lenz:
1. Mục đích:
Qua thí nghiệm thấy nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn tỷ lệ với bình phương
cường độ dòng điện.
2. Các lưu ý:
Vì không tính đến nhiệt lượng truyền cho vỏ bình nên dùng lượng nước
khoảng 170 ml.
Để đủ thời gian nên chia lớp thành 6 nhóm, giao hai nhóm làm một trường
hợp, khi có kết quả ghi tất cả lên bảng cho lớp nhận xét.
Các thực hành làm thí nghiệm với dòng điện có cường độ 0,5A; 1A; 1,5A,
nhiệt độ tăng tương ứng 1
0
C; 4
0
C; 7
0
C, nên dùng nhiệt kế có độ chia nhỏ nhất 0,5
0
C
là tốt nhất.