Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

So sánh hiệu quả giảm đau đường ngoài màng cứng do bệnh nhân tự điều khiển với truyền liên tục bằng hỗn hợp levobupivacain - fentanyl sau cắt tử cung do ung thư cổ tử cung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 9 trang )

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016

SO SÁNH HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU ĐƯỜNG NGOÀI MÀNG CỨNG
DO BỆNH NHÂN TỰ ĐIỀU KHIỂN VỚI TRUYỀN LIÊN TỤC BẰNG
HỖN HỢP LEVOBUPIVACAIN - FENTANYL
SAU CẮT TỬ CUNG DO UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
TÓM TẮT

Nguyễn Trung Kiên*; Bùi Thái Thành**

Mục tiêu: so sánh hiệu quả giảm đau và tác dụng không mong muốn của giảm đau đường
ngoài màng cứng (NMC) do bệnh nhân (BN) tự điều khiển với truyền liên tục bằng hỗn hợp
levobupivacain - fentanyl sau mổ cắt tử cung do ung thư cổ tử cung (UTCTC). Phương pháp:
70 BN cắt tử cung đường bụng do UTCTC dưới gây mê nội khí quản. Giảm đau sau mổ đường
NMC bằng hỗn hợp levobupivacain 0,1% + fentanyl 2 µg/ml được chia thành 2 nhóm: nhóm 1
do BN tự điều khiển và nhóm 2 truyền liên tục. Đánh giá đau theo thang điểm VAS khi nghỉ và
khi ho. Theo dõi mạch, huyết áp, tần số thở, SpO2, độ an thần, ức chế vận động chi dưới, mức
độ hài lòng của BN và tác dụng không mong muốn. Kết quả: điểm VAS trung bình khi nghỉ và
khi ho ở nhóm 1 thấp hơn so với nhóm 2; số lần tiêm bổ sung fentanyl tĩnh mạch ở nhóm 1 (1,4
± 0,8) thấp hơn so với nhóm 2 (2,56 ± 0,7); 82,8% BN rất hài lòng ở nhóm 1 so với 62,8% ở
nhóm 2, p < 0,05; tỷ lệ ức chế vận động chi dưới nhóm 1 (2,8%) thấp hơn có ý nghĩa thống kê
so với nhóm 2 (17,1%), không BN nào bị ức chế hô hấp. Kết luận: giảm đau do BN tự điều
khiển đường NMC có hiệu quả giảm đau tốt hơn, tỷ lệ ức chế vận động chi dưới thấp hơn so
với truyền liên tục khoang NMC bằng hỗn hợp levobupivacain 0,1% + fentanyl 2 µg/ml sau
phẫu thuật cắt tử cung do UTCTC. Tác dụng không mong muốn nhẹ, thoáng qua.
* Từ khóa: Giảm đau; Giảm đau đường ngoài màng cứng do bệnh nhân tự điều khiển;
Truyền liên tục ngoài màng cứng; Levobupivacain; Cắt tử cung; Ung thư cổ tử cung.

Compare the Analgesic Efficacy of Patient-Controlled Epidural
Analgesia with Continuous Epidural Infusion Using A Mixture of
Levobupivacaine and Fentanyl after Abdominal Hysterectomy for


Cervical Cancer
Summary
Objectives: To compare the analgesic afficacy and side effects of patient controlled epidural
analgesia (PCEA) with continuous epidural infusion (CEI) using a mixture of levobupivacaine
and fentanyl after abdominal hysterectomy for cervical cancer. Subjects and methods: Seventy
patients were performed abdominal hysterectomy for cervical cancer under general anesthesia.
Postoperative pain relief through epidural route, with the mixture of levobupivacaine 0.1% and
fentanyl 2 µg/ml, the patients were divided into two groups: PCEA (group 1) and CEI (group 2).
* Bệnh viện Quân y 103
** Bệnh viện K
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Trung Kiên ()
Ngày nhận bài: 20/03/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 15/05/2016
Ngày bài báo được đăng: 25/05/2016

204


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016
Pain was assessed by Visual Analogue Scale (VAS) at rest and during coughing. Pulse rate,
blood pressure, respiratory rate, SpO2, sedation, satisfaction, motor blockade of lower
extremities and side effects were monitored. Results: The median of VAS score in the group 1
was significantly lower than group 2 both at rest and during coughing. The times of rescue
analgesia administrations with fentanyl in two groups were 1.4 ± 0.8 and 2.56 ± 0.7,
respectively, p < 0.05; the rate of very satisfaction in group 1 (82.8%) was higher than group 2
(62.8%); the motor blockade of lower extrimeties was 2.8% in group 1 and 17.1% in group 2, p
< 0.05; none of respiratory depression occured. Conclusions: PCEA provided better effective
analgesia both at rest and during coughing, less motor blockade in the lower extremities than
CEI with the mixture of levobupivacaine 0.1% and fentanyl 2 µg/ml after abdominal
hysterectomy for cervical cancers. Side effects were mild and transient.


*

Key words: Analgesic; Patient controlled epidural analgesia; Continuous epidural infusion;

Levobupivacaine; Abdominal hysterectomy; Cervical cancer.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật cắt tử cung do UTCTC là
phẫu thuật lớn, gây đau nhiều sau mổ.
Giảm đau đường NMC được cho là có
hiệu quả giảm đau cao sau phẫu thuật ổ
bụng và lồng ngực [3]. Nhờ tích hợp phần
mềm tự điều khiển vào máy bơm tiêm
điện cho phép BN nhận được thuốc giảm
đau theo giới hạn cài đặt của bác sỹ (liều
bolus, thời gian khoá, liều cơ sở, liều giới
hạn) thông qua việc bấm nút điều khiển
cầm tay khi đau [2, 5]. Nghiên cứu nhằm:
So sánh hiệu quả giảm đau và tác dụng
không mong muốn của phương pháp
giảm đau do BN tự điều khiển và truyền
liên tục khoang NMC bằng hỗn hợp
levobupivacain 0,1% - fentanyl 2 µg/ml
sau cắt tử cung đường bụng do UTCTC.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng và phương pháp
nghiên cứu.
- Đối tượng: 70 BN UTCTC giai đoạn I
và II A được chỉ định cắt tử cung theo


phương pháp Wertheim-Meigs tại Khoa
ngoại Phụ khoa, Bệnh viện K từ tháng
10 - 2014 đến 4 - 2015. Giảm đau sau mổ
được chia thành hai nhóm ngẫu nhiên:
nhóm 1 (n = 35) giảm đau tự điều khiển
đường NMC; nhóm 2 (n = 35) giảm
đau bằng truyền liên tục đường NMC.
Lựa chọn BN đồng ý thực hiện kỹ thuật
giảm đau sau mổ, không có chống chỉ
định gây tê NMC. Loại trừ BN từ chối
phương pháp, không đặt được catheter
NMC, dị ứng với levobupivacain, fentanyl,
không thu thập đủ dữ liệu. Nghiên cứu
thử nghiệm lâm sàng.
- Thuốc, phương tiện: levobupivacain
0,5% 10 ml (Hãng Abbot), fentanyl 500
µg/10 ml (Ba Lan), catheter perifix, bơm
tự điều khiển Perfusor space, bơm tiêm
điện (Hãng B Braun).
2. Phương pháp tiến hành.
- Hôm trước phẫu thuật: khám tiền mê,
giải thích, hướng dẫn BN cách sử dụng
máy PCA (Patient Controlled Analgesia)
và thước VAS (Visual Analogue Scale) để
đánh giá mức độ đau.

205



TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016

- Tại phòng mổ: gây tê NMC ở khe liên
đốt L2-L3 tư thế nằm nghiêng. Luồn
catheter lên phía đầu 5 cm (không thực
hiện giảm đau trong mổ qua catheter).
Cho BN nằm ngửa trở lại, gây mê nội khí
quản để mổ (tiền mê hypnovel 0,04
mg/kg, khởi mê với fentanyl 4 µg/kg,
propofol 2 mg/kg, esmeron 1 mg/kg. Duy
trì mê sevofluran 2,5%, truyền liên tục
esmeron 4 µg/kg/phút, liều fentanyl cuối
cùng 2 µg/kg 30 phút trước khi kết thúc
phẫu thuật).
- Giảm đau sau mổ: đánh giá đau theo
thang điểm VAS: nếu VAS < 4 theo dõi và
đánh giá lại 15 phút/lần; nếu VAS ≥ 4 tiến
hành giảm đau hỗn hợp levobupivacain
0,1% + fentanyl 2 µg/ml đường NMC. Thể
tích tiêm liều khởi đầu (ml) được tính
bằng [chiều cao (cm) - 100]: 10; sau đó ở
nhóm 1 BN tự điều khiển (đặt thông số
máy: liều bolus 2 ml; thời gian khoá
10 phút; liều duy trì 4 ml/giờ; giới hạn
trong 1 giờ 16 ml). Nhóm 2 truyền liên tục
5 ml/giờ. Trong quá trình nghiên cứu, nếu
BN vẫn đau, điểm VAS ≥ 4, tiêm thêm
5 ml hỗn hợp thuốc tê trên vào khoang
NMC.
Nếu BN vẫn đau sau 3 lần bấm có đáp

ứng (với nhóm 1) hoặc sau tiêm thêm 5
ml dung dịch levobupivacain - fentanyl
trên (với nhóm 2) thấy điểm VAS vẫn ≥ 4
thì bổ sung fentanyl 0,5 mcg/kg tĩnh mạch
để đạt mục tiêu điểm VAS < 4 mà không
thay đổi thông số cài đặt ở cả hai nhóm.
- Theo dõi các chỉ tiêu chung: tuổi,
chiều cao, cân nặng, thời gian phẫu thuật,
thời gian trung tiện, thời gian nằm viện,
lượng thuốc levobupivacain, fentanyl tiêu
thụ, số lần tiêm và lượng fentanyl bổ
206

sung. Đánh giá đau khi nghỉ và ho theo
thang điểm VAS chia vạch từ 0 - 10 (từ 0
đến 1: không đau; 1 - 3: đau nhẹ; 4 - 6:
đau vừa; 7 - 8: rất đau; 9 - 10: đau dữ
dội). Đánh giá ức chế vận động chi dưới
theo Bromage (M0: không liệt; M1: chân
duỗi thẳng không nhấc lên được khỏi mặt
bàn, co được khớp gối; M2: không co
được khớp gối, vẫn cử động được bàn
chân; M3: không cử động được chi dưới).
Đánh giá độ an thần theo thang điểm
Ramsay sửa đổi: 1 điểm (BN lo lắng, kích
động hoặc bồn chồn); 2 điểm (hợp tác,
định hướng và nằm yên tĩnh); 3 điểm
(đáp ứng nhanh khi gọi to); 4 điểm (đáp
ứng chậm chạp khi gọi to); 5 điểm (không
đáp ứng khi gọi to nhưng đáp ứng với

kích thích đau); 6 điểm (không đáp ứng
với kích thích đau).
- Theo dõi tần số thở, độ bão hòa oxy
máu mao mạch (SpO2), ức chế hô hấp
được xác định khi tần số thở < 10
lần/phút hoặc hoặc SpO2 < 95%. Theo dõi
tần số tim, huyết áp tâm thu (HATT),
huyết áp tâm trương (HATTr). Xác định
tụt huyết áp khi HATT < 20% so với giá trị
ban đầu hoặc < 90 mmHg tại thời điểm
nghiên cứu; nhịp chậm tim khi tần số tim
< 60 nhịp/phút.
- Đánh giá mức độ hài lòng của BN về
giảm đau sau mổ theo 3 mức: rất hài
lòng, hài lòng và không hài lòng; tác dụng
không mong muốn và biến chứng.
- Số liệu ghi chép tại các thời điểm: H0
(ngay trước khi tiêm thuốc giảm đau),
H0,25 (sau tiêm 15 phút), H0,5 (sau tiêm 30
phút), các giờ H1, H4 ,H8, H16, H24, H36, H48.
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Các chỉ tiêu chung.
Kết quả

Chỉ tiêu


Nhóm 1
(n = 35)

Nhóm 2
(n = 35)

Tuổi (năm)

50,5 ± 7,8

51,4 ± 9,1

Chỉ số BMI

21,1 ± 2,9

20,8 ± 2,8

Khoảng cách da - NMC (cm)

3,93 ± 0,31

3,94 ± 0,34

Thời gian phẫu thuật (phút)

87,9 ± 10,3

86,9 ± 7,1


Liều khởi đầu levobupivacain (ml)

5,7 ± 1,1

5,6 ± 1,3

Thời gian chờ tác dụng giảm đau (phút)

6,4 ± 0,8

6,2 ± 0,8

Lượng levobupivacain tiêu thụ/48 giờ (mg)

188,3 ± 8,7*

256,6 ± 9,3

Lượng fentanyl tiêu thụ/48 giờ (µg)

410,0 ± 4,6*

503,5 ± 10,8

1,4 ± 0,8 (0 - 3)*

2,56 ± 0,7 (0 - 4)

53,5 ± 1,04*


59,3 ± 6,3

Rất hài lòng

82,8*

62,8

Hài lòng

17,2*

37,2

Buồn nôn, nôn

5/35 (14,3%)

4/35 (11,4%)

Run

2/35 (5,7%)

3/35 (8,5%)

Ức chế vận động chi dưới

1/35 (2,8%)*


6/35 (17,1%)

Số lần tiêm bổ sung fentanyl tĩnh mạch
Thời gian trung tiện (giờ)
Mức độ hài lòng

Tác dụng không mong muốn

(*p < 0,05)
Bảng 2: Điểm VAS khi nghỉ.
Thời điểm

Nhóm 1 (n = 35)

Nhóm 2 (n = 35)

p1,2

H0

4,43 ± 0,17

4,51 ± 0,51

> 0,05

H0,25

2,94 ± 0,14*


2,82 ± 0,76

H0,5

1,19 ± 0,28*

1,46 ± 0,74

H1

1,17 ± 0,57*

1,89 ± 0,46

H2

1,09 ± 0,68*

1,74 ± 0,44

H4

1,05 ± 0,37*

1,84 ± 0,57

H6

1,11 ± 0,32*


1,76 ± 0,60

H8

0,91 ± 0,45*

1,37 ± 0,58

H16

0,88 ± 0,39*

1,24 ± 0,53

H24

0,71 ± 0,41*

1,06 ± 0,44

H36

0,84 ± 0,38*

1,07 ± 0,42

> 0,05

H48


0,76 ± 0,35*

0,88 ± 0,47

> 0,05

< 0,05

(* p < 0,05 so với thời điểm H0)
207


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016

Bảng 3: Điểm VAS lúc ho.
Nhóm 1 (n = 35)

Nhóm 2 (n = 35)

H0

6,12 ± 1,14

5,96 ± 1,52

H0,25

3,66 ± 0,53*


3,41 ± 0,67

H0,5

3,04 ± 0,62*

3,40 ± 0,74

H1

2,73 ± 0,43*

2,91 ± 0,56

H2

2,67 ± 0,64*

2,94 ± 0,51

H4

2,46 ± 0,24*

2,87 ± 0,55

H6

2,47 ± 0,38*


2,68 ± 0,69

H8

2,66 ± 0,34*

3,06 ± 0,42

H16

2,47 ± 0,35*

2,89 ± 0,51

H24

2,34 ± 0,45*

2,88 ± 0,65

H36

2,23 ± 0,48*

2,42 ± 0,37

H48

2,45 ± 0,55*


2,58 ± 0,38

p1,2

> 0,05

< 0,05

> 0,05

(* p < 0,05 so với thời điểm H0)
Bảng 4: HATT, HATTr.
Thời điểm

Nhóm 1 (n = 35)

Nhóm 2 (n = 35)

H0

127,8 ± 9,2

126,1 ± 9,3

H0,25

111,0 ± 8,2*

112,8 ± 8,2


H0,5

113,7 ± 6,5*

112,1 ± 7,6

H1

117,3 ± 7,6*

113,6 ± 6,8

H2

118,9 ± 7,4*

119,3 ± 5,9

H4

118,2 ± 7,1*

122,5 ± 6,5

H6

121,7 ± 6,3*

117,2 ± 5,4


H8

110,4 ± 5,6*

114,9 ± 6,2

H16

119,2 ± 5,4*

118,3 ± 5,9

H24

116,4 ± 6,2*

120,4 ± 4,9

H36

115,1 ± 5,6*

110,8 ± 4,7

H48

112,7 ± 4,6*

116,5 ± 3,2


p

> 0,05

(*p < 0,05 so với thời điểm H0)
HATTr của 2 nhóm ở các thời điểm theo dõi khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p > 0,05).

208


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016

Bảng 5: Tần số tim.
Thời điểm

Nhóm 1 (n = 35)

Nhóm 2 (n = 35)

H0

88,9 ± 9,8

87,1 ± 8,5

H0,25

80,6 ± 8,1*


81,6 ± 7,9

H0,5

78,7 ± 7,4*

79,1 ± 7,0

H1

77,1 ± 6,8*

78,3 ± 75,7

H2

76,9 ± 6,4*

77,4 ± 6,8

H4

75,5 ± 5,9*

72,7 ± 6,1

H6

74,4 ± 6,2*


76,4 ± 5,9

H8

75,2 ± 6,7*

73,2 ± 5,6

H16

74,9 ± 6,2*

76,1 ± 5,5

H24

73,8 ± 5,8*

76,8 ± 5,4

H36

74,5 ± 8,4*

75,2 ± 5,4

H48

76,7 ± 7,6*


75,9 ± 5,4

p1,2

> 0,05

(*p < 0,05 so với H0)
Không BN nào có mạch chậm cần phải dùng atropin hoặc có SpO2 < 95% trong thời
gian theo dõi giảm đau ở cả hai nhóm. Tần số thở trung bình dao động trong phạm vi
từ 17,4 ± 0,6 đến 20,7 ± 0,7 nhịp/phút, sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa
thống kê. Độ bão hòa oxy mao mạch của hai nhóm trong khoảng trung bình (97,3 ± 0,8
đến 98,8 ± 0,2) (p > 0,5). Độ an thần trung bình theo thang điểm Ramsay dao động từ
2,5 ± 0,3 đến 3,3 ± 0,4; không BN nào có điểm an thần > 4 ở cả hai nhóm.
BÀN LUẬN
1. Hiệu quả giảm đau sau mổ đường
NMC.
Phương pháp giảm đau do BN tự điều
khiển NMC được ứng dụng để giảm đau
trong và sau mổ đối với phẫu thuật lớn ở
bụng, ngực cho hiệu quả giảm đau cao.
Giảm đau đường NMC ngăn chặn dẫn
truyền đau hướng tâm và cung phản xạ ly
tâm ở tủy sống, làm suy yếu phản ứng đả
kích với phẫu thuật, giảm thiểu ảnh
hưởng của cuộc mổ lên chức năng hệ tim
mạch, hô hấp và hệ tiêu hóa [1]. Trong
nghiên cứu, lựa chọn mức gây tê ở khe
liên đốt L2-L3, sau đó luồn catheter nằm

trong khoang NMC 5 cm. Với vị trí đặt và

độ dài catheter trong khoang NMC như
vậy phối hợp với liều tiêm khởi đầu từ 5 7 ml, liều bolus 2 ml; thời gian khoá 10
phút, liều duy trì 4 ml/giờ đã đủ phạm vi
ức chế để giảm đau sau phẫu thuật cắt
UTCTC có đường rạch da dưới rốn (dưới
mức T10) [6].
Sử dụng hỗn hợp levobupivacain 0,1%
- fentanyl 2 µg/ml trong giảm đau do BN
tự điều khiển đường NMC có hiệu quả
giảm đau tốt hơn so với truyền liên tục
khoang NMC sau mổ mở UTCTC.
Thời gian chờ tác dụng giảm đau trung
bình nhóm 1 và nhóm 2 lần lượt là

209


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016

6,4 ± 0,8 và 6,2 ± 0,8 phút (p > 0,05).
Điểm VAS trung bình ở cả hai nhóm giảm
thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với thời
điểm H0 cả khi nghỉ (bảng 2) và khi ho
(bảng 3) trong thời gian theo dõi giảm
đau. Điểm VAS trung bình khi nghỉ ở
nhóm 1 thấp hơn có ý nghĩa thống kê so
với nhóm 2 từ thời điểm H0,5 đến H24 (p <
0,05). Hiệu quả giảm đau khi ho cũng là
một tiêu chí đánh giá hiệu quả giảm đau
cho mỗi phương pháp giảm đau, vì nó

đánh giá khả năng ho khạc của BN cũng
như khả năng hít thở sâu và vận động tại
chỗ, tạo điều kiện cho hồi phục sớm sau
mổ. Điểm VAS trung bình khi ho ở cả hai
nhóm cũng có giá trị thấp hơn so với thời
điểm H0 (p < 0,05); điểm VAS trung bình
khi ho ở nhóm 1 thấp hơn có ý nghĩa
thống kê so với nhóm 2 (bảng 3). Nghiên
cứu của chúng tôi, khi ho BN đều có điểm
VAS trung bình thấp hơn 3 từ thời điểm
H1 trở đi. Số lần tiêm bổ sung fentanyl
đường tĩnh mạch trung bình ở nhóm 1 là
1,4 ± 0,8 lần/BN, chủ yếu ở ngày đầu
tiên, thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với
nhóm 2, trung bình 2,56 ± 0,7 lần/BN.
Lượng thuốc levobupivacain và
fentanyl tiêu thụ trung bình ở nhóm 1
(188,3 ± 8,7 mg; 410,0 ± 4,6 µg) thấp hơn
có ý nghĩa thống kê so với nhóm 2 (256,6
± 9,3 mg; 503,5 ± 10,8 µg) (bảng 1). Theo
Grass, với hình thức giảm đau do BN tự
điều khiển, lượng thuốc tiêu thụ thấp hơn
nhưng hiệu quả giảm đau tốt hơn do sử
dụng một thể tích truyền liên tục thấp, BN
tự bấm bổ sung mỗi khi đau nên hạn chế
được tích lũy thuốc cũng như các tác
dụng không mong muốn [5]. Hơn nữa, BN
hoàn toàn chủ động kiểm soát cơn đau
của mình thông qua việc bấm nút kích


210

hoạt máy bổ sung một lượng thuốc theo
giới hạn cài đặt của bác sỹ. Vì vậy, BN có
cảm giác được chủ động và đạt hiệu quả
giảm đau cao với một lượng thuốc tối
thiểu so với hình thức truyền liên tục - BN
hoàn toàn thụ động trong kiểm soát đau.
Thời gian xuất hiện trung tiện trung
bình nhóm 1 (53,5 ± 1,04 giờ) ngắn hơn
nhóm 2 (59,3 ± 6,3 giờ) (bảng 1). Theo
Leon [6], đau sau mổ, hoạt hóa giao cảm
và dùng thuốc opioid toàn thân là những
yếu tố gây chướng bụng sau mổ, làm BN
buồn nôn, nôn. Kết quả là hệ tiêu hóa lâu
trở lại trạng thái bình thường và tăng thời
gian nằm viện. Nhưng gây tê NMC bằng
thuốc tê làm tăng nhu động và phục hồi
chức năng ruột do ức chế giao cảm cạnh
sống, ngay cả khi phối hợp với thuốc họ
morphin trong gây tê NMC. Điều này
được giải thích, vì gây tê NMC ngăn chặn
dẫn truyền thần kinh giao cảm ở ngực lưng; tăng trương lực phó giao cảm nên
tăng nhu động ruột. Hơn nữa, hiệu quả
giảm đau tốt làm giảm dùng các thuốc họ
morphin toàn thân để giảm đau sau mổ.
Giảm đau đường NMC ức chế giao cảm
cạnh sống được chứng minh có ích với
hệ tiêu hóa. Làm giảm thời gian liệt ruột,
tăng lưu lượng máu tới ruột và ngăn

ngừa giảm pH axit trong tế bào niêm mạc
dạ dày sau các cuộc mổ lớn ở bụng.
Do vậy, nhanh phục hồi chức năng hệ
tiêu hóa.
Hiệu quả giảm đau còn thể hiện ở mức
độ hài lòng của BN, 100% BN đạt từ mức
hài lòng trở lên ở cả hai nhóm. Tuy nhiên,
tỷ lệ BN rất hài lòng ở nhóm 1 (82,8%)
cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm
2 (62,8%) (bảng 1).


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016

2. Ảnh hưởng lên tuần hoàn, hô
hấp.
Hiệu quả giảm đau tốt còn thể hiện ở
ảnh hưởng tới huyết động: nhóm 1 tần số
tim của BN giảm rõ rệt sau 15 phút tiêm
thuốc từ 88,9 ± 9,8 xuống còn 80,6 ± 8,1
nhịp/phút (p < 0,05); ở nhóm 2 giảm từ
87,1 ± 8,5 xuống 81,6 ± 7,9 nhịp/phút
(bảng 5) tương ứng với điểm VAS hai
nhóm giảm từ 4,43 ± 0,17 xuống 2,94 ±
0,14; 4,51 ± 0,51 xuống 2,82 ± 0,76 (khi
nghỉ, bảng 2) và từ 6,12 ± 1,14 xuống
3,66 ± 0,53; 5,96 ± 1,52 xuống 3,41 ±
0,67 (khi ho, bảng 3). HATT BN trong hai
nhóm đều giảm có ý nghĩa thống kê so
với thời điểm H0. Sau 1 giờ dùng thuốc

giảm đau, HATT ở nhóm 1 giảm có ý
nghĩa thống kê từ 127,8 ± 9,2 mmHg
xuống 111,0 ± 8,2 mmHg với p < 0,05.
HATT nhóm 2 giảm từ 126,1 ± 9,3 mmHg
xuống 112,8 ± 8,2 mmHg sau 15 phút
tiêm liều khởi đầu và có xu hướng ổn
định dần. Như vậy, đau là yếu tố góp
phần làm cho nhịp tim, huyết áp tăng
phản xạ thông qua kích thích giao cảm,
nên khi hiệu quả giảm đau cao, nhịp tim
cũng giảm xuống và huyết áp ổn định
hơn. Điều này có lợi cho BN có bệnh lý
tim mạch, làm giảm nguy cơ thiếu máu cơ
tim cũng như các biến cố tim mạch khác.
Không có trường hợp nào ức chế giao
cảm gây mạch chậm hoặc huyết áp tụt
thấp < 100 mmHg cần dùng atropin hay
ephedrin.
Tần số thở trung bình của hai nhóm
dao động trong phạm vi 17,4 ± 0,6
nhịp/phút đến 20,7 ± 0,7 nhịp/phút; không
gặp BN nào bị ức chế hô hấp. Trước khi
giảm đau, BN thường thở nhanh nông,
nhịp thở không đều do đau khi vận động
cơ hô hấp. Sau khi được giảm đau, BN

hoàn toàn có thể thở sâu, tham gia ho
khạc tốt, vì vậy biên độ thở của BN tăng
lên rõ rệt, điều này làm tăng thể tích khí
lưu thông. Kết quả này phù hợp với

Chen S [4] khi nghiên cứu giảm đau do
BN tự điều khiển sau phẫu thuật lấy thai.
3. Tác dụng không mong muốn.
Không có BN nào có độ an thần cao
(bảng 6) trong thời gian theo dõi giảm
đau. Tỷ lệ nôn và buồn nôn thấp, gặp với
tỷ lệ 14,3% ở nhóm 1 và 11,4% nhóm 2;
tỷ lệ run ở hai nhóm lần lượt là 5,7% và
8,5% (bảng 1). Các tác dụng này thoáng
qua, tự hồi phục và không phải dùng
thuốc chống nôn hoặc điều trị nào khác.
Tỷ lệ ức chế vận động chi dưới của
nhóm 1 (2,8%) thấp hơn có ý nghĩa thống
kê so với nhóm 2 (17,1%), có thể do
lượng thuốc levobupivacain tiêu thụ của
nhóm 1 thấp hơn nhóm 2 nên mức độ ức
chế vận động ít hơn (bảng 1).
Levobupivacain là đồng phân nhánh trái
của bupivacain có tiềm lực giảm đau
tương đương bupivacain, thuốc dễ gây
ức chế vận động và tụt huyết áp tư thế
đứng nếu sử dụng nồng độ thuốc
> 0,15%, với nồng độ thấp, levobupivacain
ưu tiên ức chế cảm giác hơn so với vận
động [7]. Nghiên cứu này sử dụng
levobupivacain nồng độ 0,1%, đây là
nồng độ thấp thường được sử dụng, vì ít
ức chế vận động chi dưới. Chúng tôi
không gặp trường hợp nào bị đau lưng tại
điểm chọc kim, hoặc đau đầu trong quá

trình theo dõi giảm đau sau mổ
KẾT LUẬN
Giảm đau do BN tự điều khiển đường
NMC có hiệu quả giảm đau tốt hơn, tỷ lệ
ức chế vận động chi dưới thấp hơn so với

211


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016

truyền liên tục khoang NMC bằng hỗn
hợp levobupivacain 0,1% + fentanyl 2
µg/ml sau phẫu thuật cắt tử cung do
UTCTC. Các tác dụng không mong muốn
nhẹ thoáng qua.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ballantyne JC, Carr DB, Chalmers TC,
Dear B, Angelillo IF, Mosteller F. Postoperative
patient-controlled analgesia: meta-analyses of
initial randomized control trials. J Clin Anesth.
1993, 5 (3), pp.182-193.
2. Brogly N, Schiraldi R, Vazquez B. A
randomized control trial of patient-controlled
epidural analgesia (PCEA) with and without a
background infusion using levobupivacaine
and fentanyl. Minerva Anestesiol. 2011, 77
(12), pp.1149-1154.
3.Campos LS, Limberger LF, Stein A.
Postoperative pain and perioperative outcomes


212

after laparoscopic radical hysterectomy and
abdominal radical hysterectomy in patients
with early cervical cancer: a randomised
controlled trial. Trials. 2013, 14, pp.293.
4. Chen SY, Liu FL, Cherng YG, Fan SZ,
Leighton BL, Chang HC, Chen LK. Patientcontrolled epidural levobupivacaine with or
without fentanyl for post-cesarean section
pain relief. Biomed Res Int. 2014, pp.965-152.
5.Grass Jeffrey A. Patient-controlled
analgesia. Anesth Analg. 2005, 101 (5 Suppl),
pp.S44-61.
6. Leon-casasola Óscar A de. Acute pain
management: assessment and management.
35 (Suplimento 1). 2012, pp.245-250.
7. Leone S, Di Cianni S, Casati A, Fanelli
G. Pharmacology, toxicology, and clinical use
of new long acting local anesthetics, ropivacaine
and levobupivacaine. Acta Biomed. 2008, 79
(2), pp.92-105.



×