Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

So sánh hiệu quả của hỗ trợ thoát màng bằng dung dịch Tyrode và laser trong chuyển phôi trữ lạnh pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.88 KB, 6 trang )

So sánh hiệu quả của hỗ trợ thoát màng bằng dung dịch
Tyrode và laser trong chuyển phôi trữ lạnh




TỔNG QUAN
Kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng lần đầu tiên được thực hiện bởi Cohen và cs. từ
những năm cuối thập niên 80. Các nghiên cứu khác nhau trên thế giới nhằm đánh
giá hiệu quả của hỗ trợ thoát màng trong các chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh và đưa
ra kết quả khác nhau. Hỗ trợ thoát màng có thể làm giảm tỉ lệ thai (Primi và cs.,
2004) hoặc không có hiệu quả (Ng và cs., 2005, Petersen và cs., 2006, Sifer và cs.,
2006). Trong các nghiên cứu khác trên thế giới cho thấy rằng hỗ trợ thoát màng
thật sự có hiệu quả đối với các chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh, tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ
lệ làm tổ của phôi đều tăng so với các chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh không sử dụng
hỗ trợ thoát màng (Balaban và cs., 2006, Gabrielsen và cs., 2004, Ge và cs., 2008,
Ng và cs., 2008). Tuy nhiên, theo nghiên cứu phân tích gộp (meta – analysis)
những năm gần đây cho thấy rằng hỗ trợ thoát màng thật sự có hiệu quả ở các chu
kỳ chuyển phôi tươi lẫn các chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh (Das và cs., 2009, Seif và
cs., 2007).
Từ những nghiên cứu trên thế giới so sánh hiệu quả của hỗ trợ thoát màng bằng
các phương pháp khác nhau, và nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam so sánh hiệu quả
của hỗ trợ thoát màng bằng dung dịch Tyrode và laser trên bệnh nhân chuyển phôi
tươi (Đặng Quang Vinh và cs., 2009), chúng tôi đã tiến hành thực hiện nghiên cứu
so sánh hiệu quả giữa dung dịch Tyrode và laser trong thụ tinh trong ống nghiệm
tại Việt Nam ở những bệnh nhân chuyển phôi trữ lạnh.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân được điều trị TTTON – chuyển phôi trữ tại IVF Vạn Hạnh từ tháng
7.2008 đến tháng 6.2009, phân bố ngẫu nhiên thành 2 nhóm khi thỏa các tiêu
chuẩn nhận. Phôi sau khi được rã đông sẽ được thực hiện hỗ trợ thoát màng.


KẾT QUẢ
Có tổng cộng 370 chu kỳ thỏa điều kiện nhận, trong đó loại 40 chu kỳ do bệnh
nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. Kết quả chúng tôi thu nhận được không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các đặc điểm bệnh nhân cũng như đặc
điểm chu kỳ điều trị.
Kết quả
Dung dịch Tyrode
n = 165
Laser
n = 165
Tỉ lệ thai lâm sàng 19,4% (32/165)
24,2% (40/165)
Tỉ lệ thai sinh hóa 12,7% (21/165)
9,7% (16/165)
Tỉ lệ làm tổ của phôi 9,4% (51/541)
11,5% (61/531)
Tỉ lệ sẩy thai 3,1% (1/32) 7,
5% (3/40)
Tỉ lệ đa thai
2 thai
43,8% (14/32)
09
37,5% (15/40)
09
3 thai 05 06
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ làm tổ của
phôi cũng như tỉ lệ đa thai giữa hai nhóm.
KẾT LUẬN
Đây là nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên, mù đôi có nhóm chứng được
thực hiện đầu tiên tại Việt Nam nhằm so sánh hiệu quả của hỗ trợ thoát màng bằng

dung dịch Tyrode và laser trên phôi trữ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy cả hai phương pháp đều có hiệu quả như nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Seif MM, Edi-Osagie EC, Farquhar C et al (2007), “Assisted hatching on
assisted conception (IVF&ICSI)”. Cochrane Database Syst Rev, 4:CD001894.
2. Sifer C, Sellami A, Poncelet C et al (2006), “A prospective randomized study to
access the benefit of partial zona pellucida digestion before frozen-thawed embryo
transfer”, Hum Reprod 21, 2384-9.
3. Ng E, Lau E, Yeung W et al (2008), “Randomized double-blind comparison of
laser zona pellucida thinning and breaching in frozen-thawed embryo transfer at
the cleavage stage”, Fertil Steril, 9:1147-53.
4. Ng E, Naveed F, Lau EYL, Yeung WSB, Chan CCW, Tang OS, Ho PC (2005),
“A randomized double – blind controlled study of efficacy of laser – assisted
hatching on implantation and pregnancy rates of frozen – thawed embryo transfer
at the cleavage stage, Hum Reprod Vol.20, No.4 pp.979 – 985.
5. Petersen CG., Mauri AL., Baruffi RLR., Oliveira JPA., Felipe V, Massaro FC,
Franco JG, (2006), “Laser – assisted hatching of cryopreservaed – thawed
embryos by thinning one quarter of the zona”, Reproductive BioMedicine Online,
Vol 13. No 5., 668–675.
6. Primi MP, Senn A, Montag M, Van der Ven H, Mandelbaum J, Veiga A (2004),
“ A European multicentre prospective randomized study to assess the use of
assisted hatching with a diode laser and the benefit of an
immunosuppressive/antibiotic treatment in different patient populations”, Hum
Reprod 19:2325–33.
7. Gabrielsen A., Agerholm I., Toft B., Hald F., Petersen K., Aagaard J., Feldinger
B., Lindenberg S.,and Fedder J. (2004), “Assisted hatching improves implantation
rates on cryopreserved–thawed embryos. A randomized prospective study”, Hum
Reprod Vol.19, No.10 pp. 2258–2262.
8. Ge HS, Zhou W, Zhang W, Lin JJ (2008), “Impact of assisted hatching on fresh
and frozen–thawed embryo transfer cycles: a prospective, randomized study”,

Reproductive BioMedicine Online, Vol 16 No 4. 589-596.
9. Das S, Blake D, Farquhar C, Seif MMW (2009), Assisted hatching on assisted
conception (IVF and ICSI)” (review), The Cochrane collaboration.
10. Balaban S, Urman B, Yakin K, Isiklar A (2006), “Laser-assisted hatching
increase pregnancy and implantation rates in cryopreserved embryos that were
allowed to cleave in vitro after thawing: a prospective randomized study”, Hum
Reprod, Vol. 21, No.8 pp.2136-2140.

×