Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu xây dựng quy trình làm tiêu bản ăn mòn bằng nhựa acrylic

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 8 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH LÀM TIÊU BẢN ĂN MÒN
BẰNG NHỰA ACRYLIC
Nguyễn Văn Điều*; Đỗ Khánh*; Trần Ngọc Anh*
Đặng Tiến Trường*; Trần Sỹ Tiến*
TÓM TẮT
Mục tiêu: xây dựng quy trình chuẩn làm tiêu bản ăn mòn sử dụng nhựa acrylic; thực hành
làm các tiêu bản ăn mòn phổi, gan, tim, thận, phục vụ giảng dạy và trưng bày, nghiên cứu giải
phẫu. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu thực nghiệm khoa học trên các tiêu bản mô tạng
lợn: tim, phổi, gan, thận đạt yêu cầu nghiên cứu và một tiêu bản phổi người mắc bệnh lý xơ
phổi. Kết quả: đã xây dựng thành công quy trình làm tiêu bản ăn mòn bằng nhựa acrylic; làm
được các tiêu bản ăn mòn của phổi, gan, tim, thận. Tiêu bản đều giữ cơ bản nguyên vẹn cấu
trúc giải phẫu các ống làm tiêu bản. Kích thước ống làm tiêu bản ăn mòn có đường kính lớn
nhất 13 mm, nhỏ nhất 0,2 mm. Kết luận: quy trình làm tiêu bản ăn mòn bằng nhựa acrylic đã
được chuẩn hóa, các bước thực hiện được mô tả chi tiết, có tính ứng dụng cao. Đây là kỹ thuật
phù hợp để làm các tiêu bản ăn mòn phục vụ giảng dạy và nghiên cứu giải phẫu.
* Từ khóa: Tiêu bản giải phẫu; Tiêu bản ăn mòn; Nhựa acrylic; Quy trình.

Casting Process using Acrylic Plastic
Summary
Objective: To develop a standard procedure for casting process using acrylic plastic;
Practice to make lung, liver, heart and kidney cast specimens for teaching, displaying and
researching anatomy. Material and method: Pig organs: heart, lung, liver, kidney are conformed
research requirements and a human pulmonary fibrosis lungs. Research was conducted by
experimental method; combined data analysis, summarized experience. Results: Successful
construction of casting process using acrylic plastic; applied to specimens: lung, liver, heart,
kidney. The specimens kept almost intact the anatomical structure of the hollow tubes. The size
of the tube made as the largest cast specimen was 13 mm, the smallest was 0.2 mm.
Conclusion: Casting process using acrylic plastic has been standardized throughout the
process, the steps are described in detail, the process is highly applicable, this technique is


suitable for make cast specimen for teaching and research anatomy.
* Keywords: Anatomy specimen; Cast specimen; Acrylic plastic; Process.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêu bản ăn mòn là các tiêu bản đúc
khuôn lòng ống của cơ thể như mạch
máu, khí phế quản… bằng những vật liệu
khác nhau, loại bỏ tổ chức xung quanh

bằng hóa chất có tính ăn mòn, chỉ giữ lại
các ống được đúc khuôn. Trong các loại
tiêu bản giải phẫu, các ống (mạch máu,
khí phế quản, đường dẫn mật…) có giá
trị nhất trong giảng dạy và nghiên cứu,

* Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Văn Điều ()
Ngày nhận bài: 09/06/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 21/08/2017
Ngày bài báo được đăng: 28/09/2017

51


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
đặc biệt với các mạch nhỏ, ở những vùng
khó phẫu tích như mạch máu gan tay,
gan chân, mạch máu lưỡi là tiêu bản ăn
mòn. Tiêu bản là mô hình trực quan, chi
tiết về các đường ống: kích thước, sự
phân chia các nhánh, mối liên quan của

ống… mà ở những tiêu bản khác rất khó
quan sát. Cách đây 500 năm, Leonardo
Da Vinci sử dụng sáp nóng chảy đúc
khuôn lòng các buồng tim làm tiêu bản ăn
mòn phục vụ cho nghiên cứu giải phẫu.
Qua nhiều thế kỷ, những chất liệu khác
nhau đã được sử dụng để sản xuất tiêu
bản mạch máu và các lỗ, khoang khác:
hợp kim kim loại nóng chảy thấp,
celloidin, celluloid, cao su và nhựa vinyl
(McLaughlin và CS (1961) [8]); Horsfield
và Cumming (1976) sử dụng nhựa tổng
hợp [6]. Gần đây, Gordon và CS (2007)
sử dụng các sản phẩm đặc biệt đắt tiền
như polyme nha khoa [5], hoặc Debbaut và
CS (2011) sử dụng methylmethacrylate
[3]), để sản xuất tiêu bản ăn mòn.
Mỗi chất liệu có những đặc trưng kỹ
thuật đặc thù và cho thấy ưu nhược điểm
của từng phương pháp. Tại Việt Nam, kỹ
thuật làm tiêu bản ăn mòn đã được phát
triển từ khá lâu. Tại Bộ môn Giải phẫu,
Học viện Quân y cũng như các trường đại
học khác đều có tiêu bản ăn mòn. Tuy
nhiên, việc thực hiện các tiêu bản ăn mòn
vẫn chưa được chuẩn hóa thành quy
trình để phổ biến và áp dụng rộng rãi, chủ
yếu dựa vào kinh nghiệm của kỹ thuật
viên trực tiếp thực hiện, vật liệu sử dụng
chủ yếu là nhựa lấy từ quả bóng bàn nên

chất lượng thấp. Xuất phát từ cơ sở lý
luận và thực tiễn, chúng tôi thực hiện
nghiên cứu nhằm: Xây dựng quy trình
chuẩn làm tiêu bản ăn mòn; thực hành
làm các tiêu bản ăn mòn phổi, gan, tim,
thận phục vụ giảng dạy và trưng bày,
nghiên cứu giải phẫu.
52

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
Các tiêu bản mô tạng lợn: 02 tim,
10 phổi, 02 gan, 04 thận đạt yêu cầu
nghiên cứu, lợn có trọng lượng từ 70 - 80
kg. Không có bệnh lý gây biến dạng lòng
ống. Không nhiễm các bệnh truyền nhiễm
có khả năng lây nhiễm sang người và một
tiêu bản phổi người mắc bệnh lý xơ phổi.
* Dụng cụ và hóa chất: bộ dụng cụ
phẫu tích, pha, ngâm tiêu bản, đo kích
thước. Hóa chất, nguyên liệu: nhựa
acrylic (Công ty Chimei, Đài loan), aceton
nguyên chất, axít H2SO4 98% (Công ty
Xilong Scientific Co., Ltd. Guangdong,
Trung Quốc), cồn 700, màu nước, nước
cất.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu thực hiện theo phương
pháp thực nghiệm khoa học kết hợp phân

tích số liệu, tổng kết kinh nghiệm, gồm
4 bước:
- Bước 1: rửa và cố định tiêu bản: tìm
dịch rửa, phương pháp rửa tối tưu cho
các tiêu bản bằng cách sử dụng dung
dịch NaCl 0,9% và cồn 70o. Lựa chọn ống
thông phù hợp cho từng loại tiêu bản, cố
định vững chắc vào tiêu bản, kiểm tra ống
thông đạt yêu cầu bơm dịch.
- Bước 2: bơm vật liệu: xác định nồng
độ, quy trình pha nhựa acrylic với aceton
để có kết quả tối ưu sau ăn mòn. Xây
dựng quy trình bơm dịch keo cho các loại
ống làm tiêu bản.
- Bước 3: ăn mòn tiêu bản: xác định
thời điểm dịch keo đông khô để tiến hành
ăn mòn, pha dung dịch H2SO4 với nồng
độ thích hợp để ăn mòn tiêu bản.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
- Bước 4: làm khô, bảo quản tiêu bản:
xác định các điều kiện để bảo quản lâu
dài, bền vững tiêu bản ăn mòn.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Xây dựng quy trình làm tiêu bản
ăn mòn.
* Bước 1: rửa và cố định tiêu bản.
Sử dụng dung dịch NaCl 0,9%, kết
hợp cồn 70o, pha với tỷ lệ 100 ml cồn

70o/500 ml NaCl 0,9% trong dịch rửa, tiến
hành bơm, hút mạnh, nhiều lần để đảm
bảo ống không bị bít tắc (các cục máu
đông, đờm, sỏi…). Trong quá trình bơm
thấy dịch rửa thoát ra ngoài qua vị trí ống
bị mất liên tục, tiến hành khâu nối tận-tận
nếu quan sát được vị trí khuyết thiếu của
ống, nếu lỗ thủng nhỏ, khâu buộc túm.
Lựa chọn loại ống thông bằng nhựa có

kích thước lớn nhất chui vừa lòng ống
định làm tiêu bản, cố định bằng cách
khâu cố định, buộc thắt. Dùng kim tiêm
đâm thủng một số vị trí mô ở rìa tiêu bản.
Kiểm tra ống thông cố định vững chắc
vào tiêu bản khi bơm khí, nước vào ống
thông chỉ thoát ra ở những lỗ chọc kim.
Khi thấy khí, nước thoát ra ở vị trí khác
tiến hành bộc lộ, thắt cố định lại.
* Bước 2: bơm vật liệu.
Thử nghiệm pha nhựa acrylic với
acetone nguyên chất trên 06 tiêu bản phổi
lợn (mỗi loại 2 tiêu bản) theo tỷ lệ 10 g,
15 g, 20 g acrylic/100 ml aceton cho kết
quả nồng độ 15 g acrylic/100 ml aceton là
tối ưu để làm tiêu bản ăn mòn, quấy liên
tục trong 1 - 1,5 giờ, pha xong dịch trước
khi bơm 1 - 1,5 giờ để các bọt khí lớn tự
động nổi lên trên, thêm màu theo yêu cầu.


Bảng 1: So sánh kết quả tiêu bản ăn mòn pha theo nồng độ dịch acrylic khác nhau.
Kết quả tiêu bản

Lượng acrylic
(g/100 ml aceton)

Tính chất

Đúc khuôn được các ống ở vị trí sâu

10 (n = 2)

Quá mềm, dễ bị mủn nát

(-)

20 (n = 2)

Cứng, dễ gãy vụn trong quá trình rửa,
khó hòa tan

(+)

15 (n = 2)

Chắc chắn, dễ hòa tan

(+)

Bơm dịch keo cách hồi, luân phiên giữa các ống: bơm động, tĩnh mạch trước, khí,

phế quản, đường niệu bơm sau. Giữa mỗi lần bơm phải dùng kìm kẹp ống thông lại.
Mỗi lần bơm cách nhau 5 phút. Bơm các ống 1 lần rồi xoay vòng giữa các ống cho đến
khi đầy. Đối với từng loại ống, thực hiện bơm với tốc độ, thể tích, số lần bơm như sau:
Bảng 2: So sánh kỹ thuật bơm dịch giữa ống lớn và ống nhỏ.
Ống

Tốc độ
bơm

Thể tích bơm
mỗi lần

Số lần bơm mỗi
ống

Ống lớn (mạch gan, phổi; khí phế quản) (n = 6)

2 ml/giây

20 ml

3 - 5 lần

Ống nhỏ (mạch vành, mạch thận) (n = 6)

1 ml/giây

10 ml

3 - 4 lần


Bơm đến khi dịch keo rỉ ra ở những lỗ chọc kim của rìa tạng. Tiếp tục bơm với tốc
độ giảm dần xuống 1/4 tốc độ ban đầu, nếu dịch keo vẫn tiếp tục rò ra các lỗ chọc kim
53


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
là đạt yêu cầu. Bảo quản tiêu bản sau khi bơm dịch ở nhiệt độ 16oC, có quạt thông gió
thông khí liên tục trong 24 giờ giúp tiêu bản nhanh khô, không bị phân hủy mô, tránh
gây ô nhiễm môi trường.

Hình 1: Dịch thoát ra ở lỗ châm kim.
* Bước 3: ăn mòn tiêu bản.
Kiểm tra tình trạng khô của dịch vào các thời gian 6, 12, 18, 24, 30 giờ sau khi bảo
quản. Thông thường, sau 12 giờ dịch trong các ống nhỏ khô và 24 giờ với các ống lớn.
Thử nghiệm pha dịch ăn mòn H2SO4 các nồng độ 20%; 25% và 30% cho kết quả
nồng độ H2SO4 25% là phù hợp nhất để ăn mòn tiêu bản. Tùy kích thước tiêu bản,
dụng cụ ngâm, khối lượng dịch pha phải đủ để ngâm ngập tiêu bản.
Bảng 3: So sánh kết quả ăn mòn tiêu bản giữa các nồng độ axít H2SO4.
Thời gian để ăn mòn
hết tiêu bản

Nhận xét

20 (n = 2)

5 - 7 ngày

Tốc độ các mô thừa bị ăn mòn chậm. Một số mô như
thành động mạch, cơ rất lâu mới bị ăn mòn


25 (n = 2)

2 - 3 ngày

Tốc độ các mô thừa bị ăn mòn trung bình

30 (n = 8)

1 - 2 ngày

Tốc độ các mô thừa bị ăn mòn nhanh. Một số tiêu
bản xuất hiện các mảng đen, vàng do mô thừa bị
cháy ám khói vào tiêu bản

Nồng độ H2SO4

Ngâm tiêu bản trong 24 giờ trước khi rửa. Có 2 giai đoạn rửa tiêu bản: giai đoạn 1:
rửa dưới vòi nước chảy trực tiếp tạo ra xung động mạnh, áp dụng với ống lớn, loại bỏ
các mô bên ngoài tiêu bản. Giai đoạn 2: ngâm tiêu bản trong nước, xối nước tạo xung
động nhẹ hơn để loại bỏ các mô còn dính vào ống, nhất là các ống nhỏ như mạch
vành, mạch thận. Chú ý quá trình rửa phải nhẹ nhàng, tránh đứt gãy tiêu bản. Nếu tiêu
bản còn nhiều, mô chưa bị ăn mòn, tiến hành ngâm tiêu bản vào dung dịch H2SO4
25% và rửa lại.
* Bước 4: làm khô, bảo quản tiêu bản.
Tiêu bản được làm khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng, bảo quản ở nhiệt độ phòng,
tránh ánh nắng chiếu trực tiếp, nhiệt độ cao.
54



T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
2. Áp dụng quy trình vào làm một số tiêu bản ăn mòn.
* Tiêu bản động mạch vành của tim, gan, thận, phổi lợn: tiêu bản thể hiện rõ đường
đi, phân nhánh của động mạch, tĩnh mạch, hình ảnh đài, bể thận, niệu quản, cây phế
quản... Hình ảnh đài lớn, đài bé, bể thận, niệu quản được thể hiện rõ. Đặc trưng giải
phẫu của tim, gan, thận, phổi lợn như: phân chia sớm của động mạch ngành trước bể,
muộn của động mạch ngành sau bể, sự không nối tiếp các động tĩnh mạch trong thận,
đường vô mạch; thùy tim ở phổi, sự phân chia sớm của thùy trên phổi phải... đều thể
hiện trên tiêu bản. Kích thước ống lớn nhất là phế quản gốc có đường kính 13 mm,
nhỏ nhất là động mạch thận có đường kính 0,2 mm.
A

B

C

D

Hình 2: Một số tiêu bản ăn mòn các tạng của lợn.
A. Động mạch vành

B. Động tĩnh mạch, đài bể thận

C. Động tĩnh mạch, khí phế quản

D. Tĩnh mạch cửa

55



T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
* Tiêu bản phổi của bệnh nhân xơ
phổi: tiêu bản thể hiện rõ đường đi, phân
nhánh của cây phế quản. Trên phổi trái
có thêm động mạch phổi… Hình dạng,
kích thước, vị trí không gian, các phần
phế quản được giữ nguyên vẹn. Kích
thước ống lớn nhất 5 mm, nhỏ nhất
0,5 mm. Quan sát tiêu bản thấy trên vùng
xơ phổi là hình ảnh tổn thương phế quản:
các phế quản thùy, phân thùy bị co nhỏ,
xù xì, tiểu phế quản tận phình to xù xì, ít
phế nang.

chúng tôi thấy sau cố định ống thông sẽ
làm hẹp miệng ống, nhất là mạch nhỏ
như mạch vành gây khó khăn cho rửa
sạch các ống. Do các tạng mua từ ngoài
hay lấy từ bệnh nhân sau ghép phổi nên
đầu ống thường ngắn, khó cố định ống
thông, cần khâu nối tận-tận trước khi cố
định ngoài. Trong cố định ống thông,
quan trọng nhất là kiểm tra ống thông
được cố định đạt yêu cầu, điều này có vai
trò quyết định đến kết quả bơm dịch. Nên
áp dụng cả hai phương pháp bơm dịch và
bơm khí vào lòng ống để kiểm tra, việc
làm này còn có tác dụng làm giãn nở các
mô tiêu bản, giúp việc bơm dịch dễ dàng
hơn.

2. Bơm vật liệu.

Hình 3: Tiêu bản cây phế quản, động
mạch phổi trên bệnh nhân xơ phổi.
BÀN LUẬN
1. Rửa và cố định tiêu bản.
Dịch rửa được sử dụng là dịch NaCl
0,9% về cơ bản giống các tác giả khác [1,
2, 3, 7], nhưng chúng tôi có kết hợp thêm
cồn 70o pha trong dịch rửa. Dung dịch này
giúp loại bỏ tốt hơn các cục máu tụ, chất
nhày nằm sâu trong lòng mạch do tiêu
bản không được rửa tạng trước khi cắt
hay sử dụng các chất chống đông nên
hình thành nhiều cục máu đông trong
lòng mạch. Thực hiện rửa lòng ống được
trước khi cố định ống thông, khác với
Nadia De Sordi [9] và một số tác giả,
56

Nhựa acrylic dạng hạt nhỏ được lựa
chọn với tỷ lệ pha dịch 15 g acrylic/100 ml
aceton, có nhiều ưu điểm so với các
nguyên liệu khác như: Theo Horsfield và
Cumming [6]; Madrahimov và CS 2006 [7]
với quy trình làm tiêu bản nhựa, phải xử
lý trước với formalin; với kỹ thuật sử
dụng silicon, khi được sử dụng trên cây
phế quản; theo Phalen và CS [11]) kỹ
thuật này không đòi hỏi phải xả nước kéo

dài (12 - 24 giờ) kết hợp với khí carbon
dioxid hoặc theo Wang và Kraman kết
hợp với không khí [10]) để sấy, làm đông
cứng tiêu bản. Với nhựa acrylic, đơn giản
hơn vì được hòa tan với aceton, không
gây co ngót do bay hơi trong quá trình
làm cứng, kết quả của chúng tôi đã
chứng minh. Chúng tôi không sử dụng
chất xúc tác như A. Noestelthaller [2]
dùng chất xúc tác (benzoyl peroxit và
dibutyl phthalat 2%) để rút ngắn thời gian
đông cứng của tiêu bản, do hai chất trên
sẽ làm cho tiêu bản cứng, giòn hơn.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
Kỹ thuật bơm dịch là kỹ thuật bơm cách
hồi, thay phiên giữa các ống giúp tối đa
hóa dịch chảy đến các đoạn ống nhỏ,
không làm xẹp ống lân cận, nhất là trong
điều kiện việc cố định ống thông không
quá chắc chắn. Tiêu bản sau khi bơm
dịch được bảo quản trong điều kiện nhiệt
độ 16oC, có quạt thông gió thông khí liên
tục trong 24 giờ giúp tiêu bản nhanh khô,
không bị phân hủy các mô, tránh gây ô
nhiễm môi trường, điều này cũng đã
được chứng minh trong nghiên cứu của
A. Noestelthaller, A. Probst, H.E. Konig
[2] trên các tiêu bản ăn mòn động mạch

vành bằng nhựa acrylic.
3. Ăn mòn tiêu bản.
Tiêu bản được ăn mòn bằng dung dịch
H2SO4 25%, đây là dung dịch lý tưởng
giúp làm mủn nát nhanh các mô thừa
trong thời gian 4 - 5 ngày. Nếu dùng dung
dịch H2SO4 có nồng độ quá thấp, việc ăn
mòn sẽ diễn ra rất chậm, khó ăn mòn
được các mô như cơ hay thành mạch,
dây chằng. Nếu dùng dung dịch có nồng
độ axít cao sẽ gây cháy mô tiêu bản hay
biến dạng tiêu bản do nhiệt sinh ra. Nếu
sử dụng dung dịch NaOH hay KOH sẽ rút
ngắn thời gian ăn mòn xuống còn từ 2 - 3
ngày [1], nhưng các dung dịch này gây
nhớt, dính bám trên tiêu bản, gây khó
khăn hơn trong quá trình rửa tiêu bản, sẽ
tốn thêm một lượng lớn nước để rửa,
nhất là những mạch máu nhỏ, tiêu bản
nhiều mạch xen kẽ. Nếu sử dụng dung
dịch HCl [5, 9], do HCl bay hơi mạnh nên
quá trình ăn mòn sẽ diễn ra lâu hơn,
thường xuyên phải thay dịch để đảm bảo
nồng độ axít cho quá trình ăn mòn. Quá
trình rửa tiêu bản ăn mòn bằng nhựa
acrylic chỉ cần rửa dưới vòi nước sạch,

xối nước nhẹ nhàng vào tiêu bản, tổ chức
mô xung quanh các ống do bị axít ăn mòn
nên sẽ nhanh chóng mủn nát, tách khỏi

tiêu bản. Cần đặc biệt chú ý áp lực nước
chảy tùy thuộc tiêu bản. Với những tiêu
bản như động mạch vành do kích thước
đường ống nhỏ, thưa nên cần dùng áp
lực thấp, đặt tiêu bản trong bồn đầy nước
để rửa tránh làm gãy tiêu bản.
4. Làm khô, bảo quản tiêu bản.
Chúng tôi nhận thấy có thể làm khô và
bảo quản tiêu bản trong điều kiện phòng
thông thường. Do nguyên liệu làm từ
nhựa acrylic nên cần tránh ánh nắng
chiếu trực tiếp, nhiệt độ cao có thể làm
biến dạng, hỏng tiêu bản.
KẾT LUẬN
Kỹ thuật làm tiêu bản ăn mòn bằng
nhựa acylic được chuẩn hóa toàn bộ quy
trình, các bước thực hiện đều được mô tả
chi tiết, lưu ý các tình huống xảy ra, quy
trình có tính ứng dụng cao và đã được áp
dụng làm một số tiêu bản: 02 tiêu bản tim,
02 tiêu bản gan, 04 tiêu bản phổi, 04 tiêu
bản thận. Trong đó, đặc biệt là các tiêu
bản phổi đã được ứng dụng vào nghiên
cứu giải phẫu phổi lợn, phục vụ ghép phổi
thực nghiệm, giải phẫu phổi trên bệnh
nhân bị xơ phổi.
Ưu điểm của phương pháp làm tiêu
bản ăn mòn sử dụng nhựa acrylic: ít tốn
kém, đơn giản và không đòi hỏi đặc biệt
về thiết bị, do đó, có thể sử dụng trong

các phòng thí nghiệm nhỏ, có khả năng
chuyển giao tốt. Trong toàn bộ quá trình
làm tiêu bản không sử dụng formol. Sản
phẩm làm ra đạt yêu cầu chất lượng phục
vụ giảng dạy, trưng bày, nghiên cứu giải
phẫu.
57


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
Tuy nhiên, kỹ thuật cũng có nhược
điểm: áp lực bơm dịch keo chưa ổn định
do bơm bằng tay nên phụ thuộc trình độ
của kỹ thuật viên. Nên nếu có điều kiện,
nên sử dụng máy bơm khí nén. Nhựa
acrylic bền với điều kiện nhiệt độ Việt
Nam, nhưng rất nhanh giòn nếu để ánh
nắng trực tiếp chiếu vào, cần chú ý khi
bảo quản tiêu bản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tiến Quyết. Nghiên cứu phương
pháp mổ nhu gan lấy sỏi, dẫn lưu đường mật
trong gan và nối mật ruột kiểu Roux-en-Y tậnbên để điều trị sỏi trong gan. Luận án Tiến sỹ
Y học. Học viện Quân y. 2003.
2. A. Noestelthaller, A. Probst and H.E.
Konig. Branching patterns of the left main
coronary artery in the dog demonstrated by
the use of corrosion casting technique. Anat
Histol Embryol. 2007, 36, pp.33-37.
3. Beat M. Riederer. Plastination and its

importance in teaching anatomy. Critical
points for long-term preservation of human
tissue. Journal of Anatomy. 2014, 224,
pp.309-315.
4. Debbaut et al. From vascular corrosion
cast to electrical analog model for the study of

58

human liver hemodynamics and perfusion.
IEEE Transactions on Biomedical Engineering.
2011, 58 (1).
5. Gordon et al. Visualizing Carneades
argument graphs. Law, Probability and Risk.
2007, 6, pp.109-117
6. Horsfield, Cumming. Morphology of
distal airways in the human lung. J Appl
Physiol. 1976, 31, pp.386-391.
7. Madrahimov et al. Marginal hepatectomy
in the rat: from anatomy to surgery. Annals of
Surgery. 2006, July, 244 (1), pp.89-98.
8. McLaughlin et al. A study of the subgross
pulmonary anatomy in various mammals.
Developmental Dynamics. 1961, 108 (2),
pp.149-165.
9. Nadia De Sordial et al. A new method of
producing casts for anatomical studies.
Japanese Association of Anatomists. 2014.
Anat Sci Int DOI 10.1007/s12565-014-0240-3.
10. P.M. Wang, Steve S. Kraman.

Construction of a flexible airway model for
teaching. The Anatomical Record. 1988, July,
221 (3), pp.780-781.
11. Robert F. Phalen, Hsu-Chi Yeh, Otto
G. Raabe, David J. Velasquez. Casting the
lungs in-situ. The Anatomical Record. 1973,
October, 177 (2), pp.255-263.



×