Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá sự hài lòng của người bệnh ung thư và gia đình người bệnh khi tham gia dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ của bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.27 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014

ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƢỜI BỆNH UNG THƢ
VÀ GIA ĐÌNH NGƢỜI BỆNH KHI THAM GIA DỊCH VỤ
CHĂM SÓC GIẢM NHẸ CỦA BỆNH VIỆN
Nguyễn Minh Hùng*
TÓM TẮT
Khảo sát (phỏng vấn) trực tiếp 390 người bệnh (NB) ung thư và người nhà NB sử dụng dịch
vụ chăm sóc giảm nhẹ (CSGN) của bệnh viện cho thấy: CSGN là một công việc không thể thiếu
trong việc phòng chống và điều trị ung thư, 50,8% bệnh nhân được tư vấn thường xuyên và
77,9% hài lòng cho thấy: tư vấn là cần thiết và có lợi cho người bệnh (80,0%), đôi khi hỗ trợ
tâm lý; NB muốn biết về nguyên nhân mắc bệnh (76,4%); sự hài lòng của NB/gia đình NB đối
với đội CSGN chiếm tỷ lệ rất cao (85,0 - 100%).
* Từ khoá: Chăm sóc giảm nhẹ; Tư vấn; Hỗ trợ tâm lý; Sự hài lòng.

Evaluation of Satisfaction of Cancer Patients and
Their Family in Hospital Palliative Care Services
SUMMARY
Survey (interview) directly 390 cancer patients and their family who used hospital palliative
care services, the results showed that:
Palliative care is an indispensable work in the prevention and treatment of cancer, regular
counseling patients (50.8%) and satisfaction with up to 77.9%, showed the consultation is
necessary and beneficial for patient, (80.0%), sometimes just psychological support, patients
wanted to know the cause of diseases accounted for 76.4%, satisfaction of patient/patient
family for palliative care team was so high (> 90%).
* Key words: Palliative care; Consultation; Psychological support; Satisfaction.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc giảm nhẹ là phương pháp
tiếp cận nhằm cải thiện chất lượng cuộc
sống cho NB và thân nhân NB, đối mặt


với những vấn đề đi kèm đe dọa đến tính
mạng của NB thông qua các phương tiện
để phòng ngừa, giảm đau đớn một cách
nhanh chóng nhất, đánh giá điều trị đau

và các vấn đề khác như thể xác, tinh thần
và tâm linh. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh
giá nhu cầu, cách tiếp nhận chương trình
CSGN nói chung cho NB ung thư và sự
hài lòng của NB, thân nhân NB, người
nuôi bệnh đối với nhân viên thăm gia
công tác CSGN tại nhà của Bệnh viện
Ung bướu, Thành phố Hồ Chí Minh.

* Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Minh Hùng ()
Ngày nhận bài: 24/01/ 2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 13/02/2014
Ngày bài báo được đăng: 27/02/2014

41


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

- Nội dung nghiên cứu: nhu cầu về
CSGN gồm: tư vấn, hỗ trợ về tâm lý, tiếp
nhận thông tin và thái độ hài lòng của

NB/thân nhân NB/người chăm sóc chính
đối với đội CSGN tại nhà của Bệnh viện
Ung bướu, TP. HCM.

1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Nhóm 1: 390 NB, thân nhân hay người
chăm sóc chính NB. Đây là nhóm đối
tượng được phỏng vấn nhằm xác định
nhu cầu của NB về CSGN.

- Cỡ mẫu nghiên cứu: áp dụng công
thức ước lượng một tỷ lệ trong điều tra
cắt ngang:
p.q
n = z2( 1- /2 )
d2
Trong đó:

Nhóm 2: tất cả NB được xác định ung
thư giai đoạn cuối, có 120 người nằm
điều trị tại Khoa CSGN (phiếu tham gia
khảo sát sau mỗi lần thăm khám ít nhất
1 lần và nhiều nhất 5 lần, tổng cộng 320
phiếu) của Bệnh viện Ung bướu, TP. HCM
từ 9 - 2011 đến 5 - 2013 với điều kiện NB
xin nhận được cung cấp dịch vụ CSGN
tại nhà, địa chỉ tại TP. HCM trong vòng bán
kính 10 km tính từ Bệnh viện Ung bướu.

Z: trị số từ phân phối chuẩn (với độ tin

cậy 95%, ta có z = 1,96).
: xác suất sai lầm loại I (0,05).
d: sai số cho phép (0,05).
p: trị số mong muốn của tỷ lệ. Do chưa
có nghiên cứu nào thực hiện khảo sát
nhu cầu về CSGN NB ung thư, do đó chọn
p = 0,5.  n = (1,962 x 0,52)/0,052 = 384.

2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang thông
qua phỏng vấn trực tiếp các đối tượng
nghiên cứu bằng bộ câu hỏi được thiết
kế sẵn.

Kết quả nghiên cứu xử lý bằng phần
mềm SPSS 20.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Tư vấn của nhân viên y tế trong quá trình điều trị (n = 390).
Mức độ thường xuyên (%)
1: thường xuyên;
2: thỉnh thoảng;
3: hiếm khi;
4: không bao giờ.

Néi dung
t- vÊn

Mức độ hài lòng (%)
1: rất hài lòng;

2: hài lòng;
3: bình thường;
4: không hài lòng;
5: rất không hài lòng

1

2

3

4

1

2

3

4

5

Về bệnh tật

50,8

49,2

0


0

0

77,9

22,1

0

0

Chế độ điều trị

51,5

48,5

0

0

0

78,5

21,5

0


0

Triệu chứng có thể
gặp và cách giả quyết

23,1

61,5

15,4

0

0

66,4

33,3

0

0

9

43,8

47,2


0

0

19,2

80,8

0

0

2,3

47,2

50,5

0

0

57,2

42,8

0

0


Dinh dưỡng
Chăm sóc

43


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014

- Tư vấn về bệnh tật và chế độ điều trị: ở mức độ thường xuyên (50,8% và 51,5%),
thỉnh thoảng (49,2% và 48,5%), hài lòng (77,0% và 78,5%).
- Tư vấn về triệu chứng bệnh: chủ yếu ở mức thỉnh thoảng (61,5%) và hài lòng
(66,4%).
- Tư vấn về dinh dưỡng và chăm sóc: mức độ thường xuyên rất thấp (9,0% và
2,3%), thỉnh thoảng (43,8% và 47,2%); bình thường (80,8% và 42,8%).

Biểu 1: Tỷ lệ NB được hỗ trợ tâm lý (n = 390).
Phần lớn (86%) NB thỉnh thoảng mới được hỗ trợ tâm lý.
Bảng 2: Thông tin NB cần được cung cấp (n = 390).

Những thông tin
mà NB và người
nhà NB cần biết

Cung cÊp th«ng tin

n

TỶ LỆ %

Thông tin về bệnh đang mắc


0

0

Nguyên nhân mắc bệnh

76,4

298

Biểu hiện, triệu chứng ở các giai đoạn

83,8

327

Cách chăm sóc NB

0

0

Các loại thuốc điểu trị và tác dụng phụ

0

0

Tiên lượng bệnh, khả năng chữa khỏi, kéo dài

cuộc sống

0

0

Khác

0

0

Thông tin về nguyên nhân mắc bệnh
và biểu hiện triệu chứng các giai đoạn
được người bệnh và người nhà NB cần
biết và quan tâm (76,4% và 83,8%). Các
thông tin khác họ đều không quan tâm.

* Mức độ hài lòng về thông tin, giáo
dục - truyền thông phòng chống ung thư
hiện nay (n = 390):
Rất hài lòng: 19 NB (4,9%); bình thường:
243 BN (62,3%); không hài lòng: 109 NB
(27,9%); rất không hài lòng: 0 NB. 62,3%
người được phòng vấn không hài lòng về

44


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014


thông tin, giáo dục truyền thông phòng rất hài lòng chiếm tỷ lệ ngang nhau và
chống ung thư hiện nay. Tỷ lệ hài lòng và rất thấp (4,9%).
Bảng 3: Sự hài lòng của người bệnh về dịch vụ CSGN tại nhà (n = 320).
NỘI DUNG

RẤT TỐT
(%)

TỐT
(%)

CHƯA
TỐT

Nhân viên khoa CSGN phổ biến cặn kẽ cho NB và gia đình những
thông tin cần thiết khi tham gia dịch vụ CSGN tại nhà

92,8

7,2

0

Bác sỹ và điều dưỡng giải thích thấu đáo những vần đề liên quan
đến NB: tình trạng bệnh lý, điều trị, chăm sóc và những vần đề liên
quan về mặt xã hội

87,8


12,2

0

Đội nhóm CSGN giúp đỡ NB và gia đình trong việc đánh giá bệnh,
cách chăm sóc, tư vấn chia sẻ với gia đình những vần đề về xã
hội, tâm linh

89,7

10,3

0

Đội nhóm CSGN giải thích và động viên NB, gia đình trước, trong
và sau khi làm các thủ thuật cho NB

85

15

0

Đội nhóm CSGN công khai thuốc và hướng dẫn cách sử dụng
thuốc cho gia đình và NB

87,8

12,2


0

Đội nhóm CSGN có lời nói, cử chỉ thái độ thân thiện với NB và gia
đình.

98,1

1,9

0

Đội nhóm CSGN biết lắng nghe, chia sẻ tâm tư tình cảm với NB và
gia đình

97,8

2,2

0

Các thủ tục hành chính của khoa và bệnh viện thuận tiện không
gây phiền hà và không làm mất nhiều thời gian chờ đợi của gia
đình

93,4

6,6

0


Các nhân viên y tế hợp tác tốt với nhau trong suốt quá trình điều
trị, chăm sóc NB

100

0

0

NB và gia đình hài lòng với công tác CSGN tại nhà của nhân viên y
tế trong thời gian tham gia dịch vụ chăm sóc tại nhà

98,4

1,6

0

NB và người nhà NB hài lòng với những nội dung của dịch vụ CSGN tại nhà (85%
đến 100%). Không có tỷ lệ nào cho là chưa tốt.
BÀN LUẬN
1. Nhu cầu tƣ vấn của nhân viên y tế
trong quá trình điều trị.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra: công tác
tư vấn cho NB ung thư trong quá trình
điều trị rất cần thiết [1]. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi cho thấy: tư vấn bệnh

thường xuyên 50,8%, thỉnh thoảng 49,2%
và độ hài lòng lên đến 77,9%. Tương tự,

các yếu tư vấn khác như: chế độ điều trị,
triệu chứng nặng có thể gặp và cách giải
quyết, cách chăm sóc NB, số lần từ thỉnh
thoảng đến thường xuyên chiếm 51,5%
và độ hài lòng của NB tỷ lệ thuận với số
lần tư vấn. Đây cũng là nhu cầu thiết yếu

8


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014

của NB [2]. Riêng về dinh dưỡng, mức độ
tư vấn chủ yếu thỉnh thoảng và ít (91,0%),
đây là vấn đề cần xem xét một cách
nghiêm túc, vì chế độ dinh dưỡng cho
bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối cần
phải quan tâm đặc biệt [2, 4].
2. Nhu cầu hỗ trợ về tâm lý.
Chăm sóc giảm nhẹ không chỉ kiểm
soát đau cho NB, mà còn nâng đỡ về tinh
thần, do đó hỗ trợ về tâm lý là yếu tố
không thể thiếu trong quá trình chăm sóc
NB ung thư [1]. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy sự hỗ trợ về tâm lý
cho NB không được nhiều (80%), thỉnh
thoảng được hỗ trợ tâm lý, do vậy độ hài
lòng của NB không cao. Tỷ lệ NB không
quan tâm lên đến 90%, điều này có thể lý
giải, một là: công tác tư vấn tâm lý chưa

được chú trọng, chưa có cách nhìn toàn
diện về CSGN; hai là: lực lượng tham gia
công tác hỗ trợ về tâm lý còn quá “mỏng”.
Do vậy, nhiều nghiên cứu chỉ ra: khi thực
hành CSGN cho NB, người tham gia công
tác này cần được tập huấn về tâm lý để
hỗ trợ cho NB [1, 3].
3. Nhu cầu tiếp nhận thông tin.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, rất nhiều
NB muốn biết nguyên nhân bệnh (76,4%),
biểu hiện lâm sàng và triệu chứng bệnh
các giai đoạn (83,8%). Những nhu cầu
này cho thấy, đa số NB quan tâm đến
bệnh tật. Kết quả của chúng tôi tương tự
nghiên cứu của Vũ Thị Phương [3]. Về
cách thức tiếp nhận thông tin: 62,3% NB
hài lòng ở mức độ bình thường về thông
tin liên quan đến sức khỏe - y tế qua hình
thức phim phóng sự hay các buổi tọa
đàm với chuyên gia. Thực tế, việc bùng
nổ thông tin như hiện nay để gửi đi thông

điệp có liên quan đến vấn đề sức khỏe và
chọn lựa phương pháp truyền thông thích
hợp đến cộng đồng là vấn đề cần cân nhắc.
4. Độ hài lòng của NB/gia đình NB
đối với đội CSGN tại nhà.
Nhân viên khoa CSGN phổ biến cặn
kẽ cho NB và gia đình NB những thông
tin cần thiết khi tham gia dịch vụ CSGN

tại nhà rất tốt (92,8%), những vấn đề liên
quan về mặt xã hội, tâm lý của NB trong
giai đoạn cuối với tỷ lệ hài lòng rất tốt
87,8%, đây là công việc giúp cho NB dÔ
dàng hợp tác trong công tác. Chăm sóc
tại nhà giai đoạn cuối với diễn tiến bệnh
tật hàng ngày, thay đổi tâm lý phức tạp,
do đó, cần có sự hợp tác tích cực giữa
NB, người nhà NB với đội CSGN [4]. Đội
nhóm CSGN tại nhà giúp đỡ NB và gia
đình trong việc đánh giá bệnh, hướng dẫn
cách chăm sóc tư vấn, chia sẽ với gia
đình những vấn đề xã hội tâm lý và tâm
linh (tỷ lệ rất hài lòng 89,7%). Mức độ hài
lòng của NB đối với đội nhóm CSGN qua
các công việc: có giải thích động viên NB,
gia đình NB trước, trong và sau khi làm
các kỹ thuật, thủ thuật 85%, công khai
thuốc và hướng dẫn cách sử dụng thuốc
rất rõ ràng 87,0%, có lời nói, cử chỉ, thái
độ tốt, tạo mối thân thiện với NB/gia đình
NB 97,8%. Hài lòng với các thủ tục hành
chính của khoa và bệnh viện 98,1%, nhân
viên y tế hợp tác tốt với nhau trong suốt
quá trình điều trị, chăm sóc NB 98,8%,
đây là việc làm không thể thiếu của các
chuyên gia trong dịch vụ CSGN, cần phải
có sự trao đổi, bàn bạc với chuyên gia

46



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014

thuộc nhiều lĩnh vực khác để tăng hiệu
quả điều trị, chăm sóc [5].
KẾT LUẬN
Chăm sóc giảm nhẹ là công tác không
thể thiếu được trong phòng ngừa và điều
trị ung thư. 50,8% có tư vấn về bệnh tật
và chế độ điều trị và tỷ lệ hài lòng khoảng
80%. Có hỗ trợ về tâm lý 80%, thông tin
NB và gia đình NB cần biết nguyên nhân
mắc bệnh 76,4%, biểu hiện bệnh ở các
giai đoạn 83,8%. 27,9% NB và gia đình
NB không hài lòng với thông tin giáo dục,
truyền thông về phòng chống ung thư
hiện nay. Hoạt động CSGN tại nhà đạt
tỷ lệ hài lòng của NB và gia đình NB cao
(85 - 100%).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế. Hướng dẫn CSGN đối với
NB ung thư và AIDS. Nhà xuất bản Y học.
Hà Nội. 2006.
2. Trịnh Thị Ngọc, Phạm Thanh Thủy và
Đỗ Duy Cường. CSGN nhu cầu cần thiết đối
với NB ung thư & AIDS. http://bachmai.
gov.vn/, ngày truy cập 15/08/2011.
3. Vũ Thị Phương và CS. Khảo sát nhu

cầu tư vấn của NB ung thư tại Bệnh viện K.
Hội thảo Quốc gia Phòng chống ung thư lần
thứ XV, 7-8/10/2010. Tạp chí Ung thư học
Việt Nam. 2010, số 01.
4. Vũ Văn Vũ và CS. Khảo sát tình trạng
đau và chất lượng sống bệnh nhân ung thư
giai đoạn tiến xa tại Bệnh viện Ung bướu TP.
Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh.
2010, tập 14, phụ bản số 4, tr.811-814.
5. Alexie Cintron, Diane E Meier. The
palliative care consult team. Textbook of
st
Palliative Medicine. 1 Edition. 2006, p.259.

47


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014

48



×