Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đặc điểm carabelli trên răng cối lớn thứ nhất và thứ hai hàm trên ở bộ răng người Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.73 KB, 5 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015

ĐẶC ĐIỂM CARABELLI TRÊN RĂNG CỐI LỚN THỨ NHẤT
VÀ THỨ HAI HÀM TRÊN Ở BỘ RĂNG NGƯỜI VIỆT
Vũ Thị Ly*, Huỳnh Kim Khang**

TÓM TẮT
Mục tiêu: (1) Xác định tỷ lệ xuất hiện đặc điểm Carabelli ở các mức độ trên RCL I và RCL II, (2) xác định
sự khác biệt giới tính, tính đối xứng hai bên trên RCL I, trên RCL II, (3) xác định sự khác biệt của biểu hiện
Carabelli giữa RCL I và RCL II.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, mẫu nghiên cứu gồm 363 mẫu hàm hàm trên (202 nam, 161
nữ) lấy ở độ tuổi 15 đến 18. Đánh giá và phân loại các đặc điểm Carabelli theo Dahlberg (1956).
Kết quả: Ở RCL I, tỉ lệ Carabelli dạng hố, rãnh cao nhất (50,14%). Ở RCL II, tỉ lệ không có biểu hiện đặc
điểm Carabelli cao nhất (65,28%). Ở cả hai răng tỉ lệ Carabelli dạng núm thấp nhất (lần lượt là 22,59%, 4,68%).
Không có sự khác biệt có ý nghĩa về biểu hiện đặc điểm Carabelli giữa nam và nữ, giữa bên phải và bên trái trên
cả RCL I và RCL II (p > 0,05). RCL I có biểu hiện đặc điểm Carabelli nhiều hơn có ý nghĩa với RCL II (p < 0,05).
Kết luận: Ở cả RCL I và RCL II, đều có thể hiện các mức độ của Carabelli, trong đó ở RCL I tỉ lệ Carabelli
dạng hố, rãnh cao nhất; ở RCL II tỉ lệ không có biểu hiện đặc điểm Carabelli cao nhất. Không có sự khác biệt có ý
nghĩa về biểu hiện đặc điểm Carabelli giữa nam và nữ, giữa bên phải và bên trái trên cả RCL I và RCL II (p >
0,05). RCL I có biểu hiện đặc điểm Carabelli nhiều hơn có ý nghĩa với RCL II (p < 0,05).
Từ khóa: Đặc điểm Carabelli.
Ký hiệu: Răng cối lớn thứ nhất: RCL I, răng cối lớn thứ hai: RCL II.

ABSTRACT
CARABELLI’S TRAIT ON THE MAXILLARY FIRST AND SECOND MOLARS IN VIETNAMESE
DENTITION
Vu Thi Ly, Huynh Kim Khang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 12 - 16
Objective: The aim of this study was to determine: (1) the frequency of Carabelli trait, (2) the difference


between genders, between the left and the right side on maxillary first and second molars, (3) the difference of
Carabelli trait between the maxillary first and second molars.
Method: With a cross-sectional study design, the sample consisted 363 dental casts (202 boys, 161 girls)
from 15-18 years-old. Carabelli trait was evaluated, classified according to Dahlberg method (1956).
Result: On maxillary first molars, the frequency of pit, groove form was high (50.14%). On maxillary
second molars, the frequency of no trait was high (65.28%). The frequency of pronounced tubercular form was low
(first molars: 22.59%, second molars: 4.68%). There was no significant difference in frequency and degree of
expression between two sexes, the left and theright side on maxillary first and second molars (p >0.05). The rate of
occurrence of Carabelli’s trait on first molars was significantly higher than on second molars (p<0.05).
Conclusion: On maxillary first molars, the frequency of pit and groove form was high. On maxillary second
molars, the frequency of no trait was high. There were no significant difference in frequency and degrees of
* BS RHM khóa 2008-2014- Khoa RHM, Đại Học Y Dược TPHCM
** Bộ môn NKCS- Khoa RHM, Đại Học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Vũ Thị Ly
ĐT: 01689997951 Email:

12

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015

Nghiên cứu Y học

expression between genders, the left and right side on the maxillary first and second molars (p >0.05). The rate of
occurence of Carabelli’s traiton first molars was statistically higher than on second molars (p<0.05).
Key word: Carabelli’s trait.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đặc điểm mô tả trên bộ răng có giá trị cao
trong việc đánh giá mối quan hệ giữa các cộng
đồng người(10). Các đặc điểm mô tả đã chiếm
được vị trí hàng đầu trong nhân học răng vì giá
trị phân loại chủng tộc cao của nó(9). Carabelli là
một trong những đặc điểm có giá trị phân loại
chủng tộc cao (sau RCHX), với tần suất xuất hiện
cao nhất ở người Caucasoid, trung bình ở người
Negroid, thấp nhất ở người Mongoloid(4). Đặc
điểm Carabelli thường được nghiên cứu trên
RCL I, số lượng các nghiên cứu đặc điểm
Carabelli trên RCL II còn ít hoặc chỉ như một
phần phụ của nghiên cứu. Trong nghiên cứu
này, chúng tôi tiến hành khảo sát đặc điểm
Carabelli trên RCL I và RCL II ở bộ răng vĩnh
viễn người Việt.

răng cối lớn hàm trên (trừ răng khôn), có ít nhất
một răng cối lớn trên mòn nhiều, bị sâu, vỡ ở
mặt trong không đủ yếu tố giải phẫu để xác định
đặc điểm Carabelli; có phục hình hoặc miếng
trám lớn liên quan đến mặt trong gần các RCL
hàm trên.

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.

Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp quan sát bằng mắt
thường kết hợp với kính lúp phóng đại gấp 2,5

lần.
Đánh giá và phân loại đặc điểm Carabelli trên
mẫu hàm theo Dahlberg (1956)(7) (Hình 1).

Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ xuất hiện đặc điểm Carabelli ở
các mức độ trên RCL I và RCL II.
Xác định sự khác biệt giới tính, tính đối xứng
hai bên trên RCL I, trên RCL II.
Xác định sự khác biệt của biểu hiện Carabelli
giữa RCL I và RCL II.

ĐỐI TƯỢNG–PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm 363
mẫu hàm hàm trên (202 nam, 161 nữ) lấy ở độ
tuổi 15 đến 18. Các mẫu này được chọn trong các
mẫu hàm của trẻ em hiện được lưu giữ tại labo
Hình Thái, Khoa Răng Hàm Mặt - ĐH Y Dược
Tp Hồ Chí Minh(*).
Tiêu chuẩn chọn mẫu: Mỗi trẻ chọn một mẫu
hàm trong độ tuổi từ 15-18 khi răng vĩnh viễn đã
mọc đầy đủ, không có bất thường hình dạng
thân răng.
Loại khỏi nghiên cứu những mẫu hàm có sai
sót do bị vỡ, bọt nhiều; mẫu hàm mất ít nhất một

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

Hình 1: Các mức độ biểu hiện đặc điểm Carabelli(7)


Xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0,
kiểm định bằng test Chi bình phương để xác
định sự khác biệt (nếu có) của các mức độ biểu
hiện đặc điểm Carabelli.

13


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015

Nghiên cứu Y học

Đặc điểm Carabelli của 363 mẫu hàm được
đánh giá và phân loại hai lần, cách nhau hai
tuần. Chỉ số Kappa được sử dụng để đánh giá
mức độ thống nhất giữa hai lần quan sát của
nghiên cứu viên (ở RCL I, RCL II bên phải và
trái có chỉ số Kappa lần lượt là 0,88; 0,84 và
0,83; 0,82).

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tỷ lệ các mức độ Carabelli trên RCL I và
RCL II
Để dễ so sánh với các tác giả khác, chúng tôi
gom thành ba dạng:
- Không có biểu hiện Carabelli: mức độ 0
- Carabelli dạng hố và rãnh: mức độ 1, 2, 3


- Carabelli dạng múi: mức độ 4, 5, 6, 7.
Mẫu nghiên cứu cho thấy:
Răng cối lớn I: tỉ lệ Carabelli dạng núm là
thấp nhất 22,59%, tỉ lệ Carabelli dạng hố, rãnh là
cao nhất: 50,14%. Răng cối lớn II: tỉ lệ Carabelli
dạng núm là thấp nhất: 4,68%, tỉ lệ không có biểu
hiện đặc điểm Carabelli là cao nhất : 65,29%
(Bảng 1), (Hình 2).
Không có sự khác biệt có ý nghĩa về biểu
hiện đặc điểm Carabelli giữa nam và nữ, giữa
bên phải và bên trái trên cả răng cối lớn I và răng
cối lớn II (p > 0,05) (Bảng 1 và Bảng 2).
Răng cối lớn I có biểu hiện đặc điểm
Carabelli nhiều hơn có ý nghĩa với răng cối lớn II
(p < 0,05) (Bảng 1).

Bảng 1: Tỉ lệ các mức độ Carabelli (%) ở RCL I và RCL II hàm trên
Nam (n=202)
Nữ (n=161)
Nam (n=202)
Nữ (n=161)
Chung (n=363)
Chung (n=363)

RCL I
RCL II
RCL I
RCL II

0 (%)


1,2,3 (%)

4,5,6,7 (%)

52 (25,74%)
47 (29,19%)
127 (62,87%)
110 (68,32%)
99 (27,27%)
237 (65,29%)

105 (51,98%)
77 (47,83%)
67 (33,17%)
42 (26,09%)
182 (50,14%)
109 (30,03%)

45 (22,28%)
37 (22,98%)
8 (3,96%)
9 (5,59)
82 (22,59%)
17 (4,68%)

2

X


P
0,72

>0,05

2,41

>0,05

117,67

< 0,05

Bảng 2: Tỉ lệ các mức độ Carabelli (%) ở bên phải và trái trên RCL I, RCL II hàm trên
Phải (n=363)
Trái (n=363)
Phải (n=363)
Trái (n=363)

RCL I
RCL II

0 (%)

1,2,3 (%)

4,5,6,7 (%)

115 (32%)
108 (30%)

267 (73,55%)
259 (71,45%)

173 (47%)
188 (52%)
83 (22,87%)
91 (25,07%)

75 (21%)
67 (18%)
13 (3,58%)
13 (3,58%)

Đặc điểm Carabelli ở các dân tộc trong nước
cũng cho thấy: trên RCL I tỉ lệ phần trăm đặc
điểm Carabelli dạng núm là thấp nhất (lần lượt
là 28,47%; 21,63%; 17%) và tỉ lệ Carabelli dạng
hố, rãnh là cao nhất (lần lượt là 39,85%, 43,27%,
49%) (Bảng 3); trên RCL II tỉ lệ phần trăm đặc
điểm Carabelli dạng núm thấp nhất (1%), tỉ lệ
không có Carabelli là cao nhất (64%) (Bảng 4).
Bảng 3: Đặc điểm Carabelli trên RCL I ở các dân tộc
trong nước
*

Ê đê
*
Cơ ho
**
Katu

***
Việt

14

0 (%)
31,58
35,09
34
27,27

1,2,3 (%)
39,85
43,27
49
50,14

4,5,6,7 (%)
28,57
21,63
17
22,59

2

X

P
1,29


>0,05

0,49

>0,05

Bảng 4: Đặc điểm Carabelli trên RCL II ở các dân tộc
trong nước
**

Katu
***
Việt

0 (%)
64
65,29

1,2,3 (%)
35
30,03

4,5,6,7 (%)
1
4,68

*Dữ liệu từ Hoàng Tử Hùng (1993)(3); **Dữ liệu từ
Phan Anh Chi (2010)(6); *** Tác giả (2014)
Rất nhiều tác giả đã nghiên cứu núm
Carabelli ở những cư dân khác nhau của nhiều

vùng trên thế giới; nói chung núm Carabelli
gặp nhiều nhất ở chủng tộc Caucasoid, kế đến
là Negroid. Hanihara (1976)(1) cũng đưa ra tỉ lệ
Carabelli dạng núm trên răng cối lớn I ở các
nhóm cho thấy tần suất xuất hiện Carabelli ở
cộng đồng European cao hơn cộng đồng

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015

Nghiên cứu Y học

không European (Bảng 5)(1). Trong nghiên cứu
chúng tôi, Carabelli dạng núm thấp hơn nhóm
Caucasian, nhưng lại cao hơn nhóm Nhật, Úc
bản địa, điều đó gợi ý cho thấy bộ răng người
Việt không phải là bộ răng Mongoloid thuần
nhất.

cứu của Tsai (1996)(10) trên người Đài Loan lại cho

Bảng 5: Tỉ lệ Carabelli dạng núm (%) trên RCL I
hàm trên ở các nhóm

thay đổi giữa các nhóm dân tộc.

thấy có sự khác biệt về giới tính đối với đặc điểm
này: nam có tỉ lệ mức độ biểu hiện núm Carabelli

cao hơn so với nữ. Điều này gợi ý rằng sự khác
biệt giới tính trong biểu hiện đặc điểm Carabelli
Nghiên cứu của Scott (1983)(8) trên người Ấn

Nhóm Úc bản địa* Nhật * Caucasian * Mỹ đen * Việt **
% (n) 15,7 (159) 6,5 (444) 39 (59) 16,3 (80) 22,59
(363)

Độ cũng cho thấy răng cối lớn I có biểu hiện đặc

*Dữ liệu từ Hanihara (1976)(1); ** Tác giả (2014)

lớn II. Thường răng cối lớn II có kích thước nhỏ

điểm Carabelli nhiều hơn có ý nghĩa với răng cối
hơn và có dạng hình bình hành rõ hơn răng cối
lớn I. Sự khác biệt này có thể lý giải cho sự khác
nhau về mức độ thể hiện đặc điểm Carabelli trên
hai răng.

KẾT LUẬN
Mẫu nghiên cứu cho thấy ở cả RCL I và
RCL II đều có thể hiện các mức độ của
Carabelli, trong đó ở RCL I tỉ lệ Carabelli dạng
hố, rãnh cao nhất; ở RCL II tỉ lệ không có biểu
hiện đặc điểm Carabelli cao nhất. Không có sự
khác biệt có ý nghĩa về biểu hiện đặc điểm
Carabelli giữa nam và nữ, giữa bên phải và
bên trái trên cả RCL I và RCL II (p > 0,05). RCL
I có biểu hiện đặc điểm Carabelli nhiều hơn có

ý nghĩa với RCL II (p < 0,05).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.

Hình 2: Các mức độ đặc điểm Carabelli trên RCL
hàm trên.

4.

Towsend (1992)(9), Harris (2007)(2), Phan Anh
chi (2010)(6) nghiên cứu đặc điểm này trên người

5.

Australian, Bắc Mỹ và dân tộc Katu cũng cho thấy

6.

không có sự khác biệt có ý nghĩa về biểu hiện đặc

7.

điểm Carabelli giữa nam và nữ. Tuy nhiên nghiên

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Hanihara K (1976). “Statistical and comparative studies of the
Australian Aboriginal dentition”. Tokyo: University of Tokyo
Press.
Harris EF (2007).“Carabelli’s Trait and Tooth Size of Human
Maxillary First Molars”. Am J Phys Anthropol; 132(2):238-46.
Hoàng Tử Hùng (1993). “Đặc điểm hình thái nhân học bộ
răng người Việt”. Luận án phó tiến sĩ khoa học Y Dược, Trường
Đại học Y Dược, TP. HCM, 163tr.
Huỳnh Kim Khang (2011). “Nghiên cứu dọc mối liên hệ một
số đặc điểm hình thái giữa răng sữa và vĩnh viễn trẻ em người
Việt”. Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Dược, Tp HCM.
Joshi MR, Godiawala RN, Drutia A. (1972). “Carabelli's trait in
Hindu children from Gujarat”. J Dent Res; 51(3):706-11.
Phan Anh Chi (2010). “Đặc điểm hình thái răng người Katu”.
Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược, TP HCM, 64tr.
Scott GR (1980). “Population variation of Carabelli’ trait”.
Human Biology, vol.52(1), pp.63-78.

15


Nghiên cứu Y học
8.

9.
10.

16

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015


Scott GR, Potter RH, Noss JF, Dahlberg AA, Dahlberg T. (1983).
“The dental morphology of Pima Indians”. Am J Phys Anthropol;
61(1):13-31.
Townsend GC (1992). “Fitting genetic models to Carabelli trait
data in south Australian twins”. J. Dent. Res, 71:403–409.
Tsai PL và cộng sự (1996). “Logistic Analysis of the Effects of
Shovel Trait on Carabelli’ Trait in a Mongoloid Population”.
Am J Phys Anthropol; 100(4):523-30.

Ngày nhận bài báo:

04/02/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:
28/02/2015
Người phản biện:
PGS-TS Nguyễn Thị Kim Anh
Ngày bài báo được đăng:

10/04/2015

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt



×