Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

mô tả đặc điểm lâm sàng của rối loạn trầm cảm và loạn thần sau sinh ở các bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện tâm thần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.63 KB, 76 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thời kỳ sinh đẻ xảy ra nhiều thay đổi về giải phẫu, sinh lý và tâm lý
trong đời sống của người phụ nữ. Giai đoạn này đòi hỏi người phụ nữ phải
thích nghi cả về mặt cơ thể và tâm thần. Ở đa số phụ nữ các diễn biến trên là
một quá trình liên tục, thích ứng dần nên không có những phản ứng nặng nề
về cơ thể và tâm lý. Ở một số phụ nữ khác những thay đổi này có thể làm xuất
hiện một số bệnh lý ở các mức độ khác nhau trong đó có rối loạn tâm thần sau
sinh [1].
Theo Victoria Hendrick, phụ nữ có nguy cơ lớn nhất xuất hiện một rối
loạn tâm thần trong độ tuổi từ 18- 45. Nhiều phụ nữ có thể biểu hiện một bệnh
lý tâm thần trong lúc họ đang mang thai hoặc cho con bú. Thường gặp là các
rối loạn trầm cảm và lo âu [2].
Trầm cảm sau sinh gặp tương đối phổ biến trong thời kỳ sau sinh, là
một rối loạn cảm xúc nghiêm trọng ảnh hưởng đến phụ nữ ở mọi nền văn hóa.
Trầm cảm sau sinh có thể gây ra những tác động xấu đến sức khỏe của người
mẹ, cũng như mối quan hệ của người mẹ với các thành viên trong gia đình.
Mặt khác còn làm giảm sự gắn kết giữa người mẹ và đứa trẻ, ảnh hưởng xấu
đến sự phát triển thể chất, cảm xúc, tâm lý, cũng như trí tuệ của trẻ sau này.
Nặng hơn nữa người mẹ có thể có hành vi hủy hoại bản thân và trẻ sơ sinh.
Các nghiên cứu có đối chứng cho thấy từ 10- 28% phụ nữ có một giai đoạn
trầm cảm điển hình sau sinh, với đa số nghiên cứu cho tỷ lệ 10%[ 3].
Còn loạn thần sau sinh thì ít gặp hơn, chỉ chiếm 1-2/1000 trường hợp
sinh đẻ trên toàn thế giới, nhưng là một rối loạn nặng nề nhất. Loạn thần sau
sinh ảnh hưởng đến các bà mẹ trong mọi xã hội, văn hóa, tôn giáo, dân tộc, và
các tầng lớp kinh tế xã hội. Triệu chứng khởi phát thường đột ngột, nặng,
không có dấu hiệu báo trước và gần như tất cả các trường hợp đều cần thiết
phải nhập viện. Loạn thần sau sinh là một bệnh lý gây hậu quả nghiêm trọng
cho người phụ nữ và gia đình của họ; 4% những người phụ nữ đã trải qua
2
loạn thần sau sinh từng liên quan đến việc tự tử và tăng nguy cơ giết trẻ sơ


sinh (Spinelli, 2004). Có nguy cơ cao xuất hiện các bệnh tâm thần về sau (có
hoặc không liên quan đến việc sinh đẻ ) (Robertson và cs, 2005) [3] [4].
Hiện nay, y học vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác của rối loạn rối
loạn trầm cảm cũng như loạn thần sau sinh. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng đó
là hậu quả của sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố (đặc biệt là nội tiết tố sinh
dục) ngay sau sinh, do khó khăn trong việc sinh đẻ, có thai ngoài ý muốn [5],
[6]. Cho đến nay kiến thức hỗ trợ tốt nhất cho quần thể dễ bị tổn thương này
còn rất hạn chế kể cả ở những nước đã phát triển.
Ở Việt Nam hiện chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Với mong muốn
góp phần nâng cao hiểu biết về rối loạn tâm thần sau sinh, phát hiện sớm điều
trị kịp thời cho người bệnh và giảm rủi ro cho gia đình họ. Chúng tôi tiến
hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm và loạn
thần sau sinh” với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của rối loạn trầm cảm và loạn thần sau sinh
ở các bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện tâm thần.
2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm và loạn thần
sau sinh ở các bệnh nhân trên.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những thay đổi sinh lý ở phụ nữ trong quá trình mang thai và sau
sinh [7], [ 8], [9].
1.1.1. Những thay đổi về sinh lý ở phụ nữ trong quá trình thai nghén
1.1.1.1.Thay đổi về nội tiết
* Các hormon Steroid
Khi mang thai các hormon Steroid được tăng tiết rất nhiều, trong đó
quan trọng nhất là Progesteron và Estrogen.
+ Progesteron: Progesteron được sản xuất bởi 2 nguồn chính, đó là
hoàng thể (đến tuần thứ 7, tuần thứ 8), sau đó tiếp tục được sản xuất bởi nhau
thai cho đến tận lúc đẻ. Progesterone có tác dụng chuẩn bị nội mạc tử cung để

trứng làm tổ, duy trì nội mạc tử cung, làm giãn cơ tử cung nên có tác dụng
phòng tránh cơn co tử cung.
+ Estrogen:
Có 3 loại Estrogen đó là Estrone, Estradiol và Estriol. Trong khi có thai
nồng độ Estrone và Estradiol tăng khoảng 100 lần so với mức bình thường,
còn Estriol tăng khoảng 1000 lần. Estriol có vai trò quan trọng trong bảo vệ
và phát triển của thai. Nồng độ Estrogen và Progesterone tăng dần lên trong
quá trình thai nghén, đạt mức cao nhất vào tháng cuối thời kỳ thai nghén.
Trước khi chuyển dạ khoảng 2 tuần nồng độ Progesteron giảm xuống và
Estrogen có tác dụng làm cổ tử cung mềm và mở ra.
* HCG ( Human chorionic gonadotropin) Hormon hướng sinh dục rau thai.
HCG được nguyên bào nuôi của tổ chức rau thai tiết ra rất sớm, 6- 8
ngày sau khi thụ thai lượng HCG trong cơ thể đã có thể phát hiện được. HCG
có tác dụng giống LH của tuyến yên.
4
* HPL( Human placental lactogen) – Kích nhũ tố rau thai
HPL được sản xuất bởi rau thai từ rất sớm ( khoảng 3 tuần sau khi thụ
thai đã có trong huyết thanh của mẹ). Trong cơ thể mẹ nó có tác dụng kích
thích tiết insulin và có vai trò như hormon tăng trưởng của thai nhi.
* Prolactin
Prolactin được sản xuất bởi tuyến yên của thai nhi, tuyến yên của người
mẹ và tổ chức màng rụng của tử cung. Prolactin có tác dụng phát triển tuyến
vú và chuẩn bị cho tiết sữa sau sinh.
* Các tuyến nội tiết khác
+ Tuyến yên: Trong khi có thai tuyến yên to lên khoảng 35% so với khi
không có thai. Nồng độ hormone phát triển (GH) tăng nhẹ mặc dù HPL có rất
nhiều trong máu. Nồng độ Prolactin cũng tăng đáng kể, gấp 10 lần so với
người không có thai.
+ Tuyến thượng thận: Nồng độ Corticoid trong huyết tương tăng đáng
kể nhưng phần lớn nó kết hợp với Globulin dưới dạng Transcortin. Khi mới

có thai nồng độ ACTH giảm, sau đó khi thai phát triển thì nồng độ ACTH và
Cortisol tự do lại tăng lên, nồng độ Aldosteron cũng tăng lên khi có thai.
+ Tuyến giáp trạng: Tuyến giáp to lên trong khi có thai do tăng sinh
mạch máu và do tăng sản tuyến. Chuyển hóa cơ bản tăng.
1.1.1.2 Thay đổi giải phẫu ở bộ phận sinh dục
- Thay đổi ở thân tử cung: Tại đây hình thành bánh rau, màng rau, buồng
ối để chứa thai nhi. Để đáp ứng các yêu cầu đó, thân tử cung thay đổi rõ rệt về
kích thước, mật độ, hình thể, vị trí và tính chất.
- Thay đổi ở âm hộ, âm đạo
- Thay đổi ở buồng trứng: Trong 3 tháng đầu hoàng thể tiếp tục phát
triển, hoàng thể thai nghén to hơn hoàng thể kinh nguyệt. Các bọc noãn không
5
chín, người phụ nữ không hành kinh. Các bọc noãn phát triển đến một mức độ
nhất định rồi teo đi. Khi có thai trên 3 tháng hoàng thể dần dần thoái triển.
1.1.1.3 Thay đổi giải phẫu và sinh lý ở cơ quan khác
+ Thay đổi ở da, cân và cơ
- Nhiều phụ nữ ở da xuất hiện các vết sắc tố (vết rám) ở mặt, các vết rám
xuất hiện ở gò má, mặt và cổ, tạo cho người phụ nữ có gương mặt đặc biệt gọi
là “gương mặt thai nghén”.
- Ở thành bụng các sắc tố tập trung ở đường trắng giữa, có màu nâu đen
gọi là đường nâu. Sau đẻ các vết rám da này mất đi hoặc nhạt màu dần dần.
- Các cơ thành bụng (cơ thẳng to, các cơ chéo…) cũng bị giãn rộng ra.
Cân cơ thẳng to cũng giãn rộng tới 2cm trong khi có thai.
- Thay đổi ở vú : Quầng vú sẫm màu và rộng ra, các hạt Montegomery
nổi lên ( đó là các tuyến bã phì đại lên).
Người phụ nữ khi mang thai còn có nhiều biến đổi khác về hô hấp, tim
mạch, tiết niệu, thân nhiệt….
1.1.2 Thay đổi về sinh lý ở phụ nữ sau sinh
Sau khi sinh con các thay đổi về mặt giải phẫu, nội tiết và sinh lý của
người phụ nữ dần trở lại bình thường.

1.2. Những thay đổi về tâm lý ở phụ nữ có thai và sau sinh
1.2.1. Thay đổi về tâm lý ở phụ nữ khi có thai [10], [11], [12],[13].
Ngoài việc thay đổi về hình thể và sinh lý, mang thai còn là một hiện
tượng phức tạp bao gồm các thay đổi về tâm lý, xã hội. Mang thai, đặc biệt
lần đầu tiên là một biến đổi tâm lý mạnh mẽ [9]. Theo Finket( 1996), chính do
nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ thay đổi đột ngột đặc biệt là Estrogen đã làm cho
cảm xúc của người phụ nữ thay đổi thất thường, nhanh chóng. Nhiều khi họ trở
nên khó tính, cố chấp, hay phản ứng thái quá với những vấn đề nhỏ nhoi… Họ
cũng trở nên nhạy cảm hơn, dễ khóc hơn, tâm trạng buồn vui lẫn lộn.
6
- Ở quý I: Mang thai thường đi kèm với nhiều lo lắng, căng thẳng đặc
biệt là mang thai lần đầu. Nhiều phụ nữ lo lắng khi thai nhi cử động trong tử
cung vì họ không biết rằng đấy là dấu hiệu của thai hoàn toàn khỏe mạnh. Lo
lắng ăn uống thế nào để tốt cho thai nhi, khi trẻ ra đời có làm thay đổi cuộc
sống, mối quan hệ xung quanh mình hay không, hoặc lo sợ sảy thai, thai chết
lưu Ngoài ra người phụ nữ mang thai còn có thể có biểu hiện mệt mỏi,
buồn nôn, đau đầu, đau lưng, tiểu tiện rắt, táo bón, hay sợ một số mùi hoặc
thức ăn nhất định…
- Ở quý II: Những mệt mỏi, căng thẳng lo âu đã giảm đi nhưng họ lại
phải lo lắng cho việc chuẩn bị cho sự ra đời của đứa trẻ, liệu đứa trẻ có phát
triển bình thường, liệu mình có sinh đúng kỳ hạn
- Trong quý III: Một số phụ nữ lại thấy chán nản về hình ảnh của cơ thể
mình. Họ thấy mình không còn hấp dẫn nữa, thấy mình đang xấu đi, hay lo
sợ cho sự xuất hiện của trẻ, lo sợ cho cuộc chuyển dạ của bản thân…
1.2.2. Thay đổi về tâm lý ở phụ nữ sau sinh [ 14],[ 15].
Sau sinh đời sống tinh thần của người phụ nữ có nhiều thay đổi. Biểu
hiện rõ nhất của sự biến đổi tâm lý của người phụ nữ sau sinh là dễ xúc động,
dễ khóc, dễ tủi thân…Đặc biệt, người mẹ phải làm quen với trách nhiệm và
nghĩa vụ mới với trẻ cũng như những xáo trộn trong các mối quan hệ, trong
sinh hoạt hàng ngày…

- Lo sợ là cảm giác gặp ở hầu hết các bà mẹ như lo sợ trẻ ăn chưa no, sợ
trẻ bị ốm, có khi lại lo lắng không có cơ sở như tại sao trẻ lại chậm biết lẫy,
chậm mọc răng…
- Cáu gắt là một triệu chứng thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Do họ bị hạn
chế các giao tiếp trong xã hội, bận rộn trong việc chăm sóc trẻ … nên họ
thường có cảm giác khó chịu, bức bối và dễ cáu gắt.
7
1.3. Bệnh nguyên và bệnh sinh của rối loạn trầm cảm và loạn thần sau sinh
1.3.1. Lịch sử nghiên cứu[ 1],[ 10],[ 16],[17].
- Hippocrates là người đầu tiên nhận biết các rối loạn tâm thần sau sinh.
Đến những năm 1800 mới bắt đầu xuất hiện các thông báo lâm sàng về “ bệnh
điên thai sản”
( puerperal insanity) trên các tài liệu y khoa của Đức và Pháp nhưng
quan trọng hơn một số phụ nữ được mô tả với bệnh cảnh tái phát nhiều lần
đều trong thời gian sau sinh. Điều này cho thấy tồn tại một căn bệnh hậu sản
cụ thể đòi hỏi phải can thiệp. Năm 1818, Jean Esquirol lần đầu tiên đưa ra các
số liệu có tính thuyết phục qua 92 trường hợp loạn thần sau sinh được nghiên
cứu tại Salpetriere (trong thời chiến tranh Napoleon). Tuy nhiên, người có
công nhiều nhất trong lĩnh vực này là Victor Louis Marce (1856), một bác sĩ
người Pháp. Ông đã mô tả nhiều trường hợp rối loạn tâm thần sau sinh, bước
đầu xây dựng được những khái niệm phù hợp với hiện đại và đưa ra nhận
định những thay đổi sinh lý trong thời kỳ sinh đẻ có liên quan đến cảm xúc
của người mẹ. Những rối loạn tâm thần sau sinh đã được các bác sĩ lâm sàng
nhận biết vào cuối thế kỷ 19, nhưng họ ít quan tâm đến những dạng nhẹ của
bệnh. Đến những năm 1960, B Pitt đã mô tả đầu tiên những ca trầm cảm
“không điển hình” (về sau gọi là buồn sau sinh). Khái niệm trầm cảm không
loạn thần xuất hiện vào năm 1970. Từ đó đến nay trầm cảm cũng như loạn
thần liên quan tới thai sản được nghiên cứu ngày càng có hệ thống đặc biệt là
ở các nước phát triển.
Năm 1986, M.W.O’Hara và A.M.Swan đã tiến hành một nghiên cứu

phân tích tổng hợp 59 nghiên cứu trên 12.810 bệnh nhân trầm cảm sau sinh
tại một sơ quốc gia khu vực Bắc mỹ, Châu âu, Australia và Nhật bản cho thấy
tỷ lệ hiện mắc chung của trầm cảm sau sinh là 13%. [17].
8
Còn theo tác giả Benjamin J. Sadock ( 2000) [10], Shelley Doucet (2012)
[3 ] cũng như nhiều tác giả khác cho thấy rằng loạn thần sau sinh hiếm gặp hơn
so với trầm cảm sau sinh, chỉ chiếm tỷ lệ 1- 2/1000 trường hợp sinh đẻ.
Ở Việt nam chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Hiện có một số
nghiên cứu về TCSS, chủ yếu được tiến hành tại một số bệnh viện phụ sản
của TP Hồ Chí Minh như nghiên cứu của Lê Quốc Nam năm 2002 trên 321
sản phụ đã sinh tại Bệnh viện Từ Dũ đến tái khám vào tuần thứ 4 sau sinh cho
thấy tỷ lệ TCSS là 12,5% [26]. Nghiên cứu của Lương Bạch Lan năm 2008
tại bệnh viện Hùng Vương trên 290 sản phụ (có con gửi vào dưỡng nhi tuần
thứ 4 đến tuần thứ 6 sau sinh) cho thấy tỷ lệ TCSS là 11,6% [27].
1.3.2. Bệnh nguyên
Hypocrate cho rằng nguyên nhân là do“ lưu lượng máu lên não quá
mức”. Theo quan niệm hiện nay, bản chất những bệnh tâm thần sau sinh là đa
nhân tố, là sự kết hợp phức tạp giữa nhiều mặt : di truyền, sinh học, hormon,
tâm lý, xã hội…Các tác giả đều thống nhất do các nguyên nhân chính sau
đây:
 Nguyên nhân sinh học
Rối loạn tâm thần sau sinh (RLTTSS) có liên quan đến việc thay đổi
hormon đặc biệt là hormon sinh dục trong quá trình mang thai và đặc biệt là
sau sinh. Ngay sau khi đẻ nồng độ Estrogen ( Estriol và Estradiol) trong huyết
thanh giảm xuống bằng 1/20 lúc mang thai và nồng độ Progesteron xuống
dưới ngưỡng mang thai trong vòng 48 giờ. Các hormon khác như Prolactin và
Cortisol cũng thay đổi trong quá trình mang thai và sau khi sinh. Giả thuyết
thuyết phục nhất là do người phụ nữ quá nhạy cảm với sự thay đổi của
Estrogen ( Bloch và cs 2000) [10], [17].
Di truyền cũng được xem như là một yếu tố liên quan với RLTTSS.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tâm thần Mỹ 2009 [ 18] cho thấy biến thể gen
9
liên quan đến nhiễm sắc thể 1q21.3- q32.1 và 9p24.3-p22.3 có thể làm tăng
tính nhạy cảm với các triệu chứng cảm xúc sau sinh.
 Nguyên nhân tâm lý [ 10], [11], [12].
Mang thai và quá trình chuyển sang làm mẹ không chỉ mang lại niềm
mong ước, sự thỏa mãn, hạnh phúc cho người mẹ mà còn khơi dậy nhiều căng
thẳng về tâm lý. Người mẹ phải đối diện với những thay đổi về hình dáng của
cơ thể, lo lắng cho sự phát triển của thai nhi trong bụng, lo sợ trẻ bị dị tật
cũng như cuộc chuyển dạ của mình sắp tới Khi trẻ ra đời cũng làm thay đổi
nhiều trong cuộc sống của người mẹ. Sự kiệt sức sau khi sinh, thiếu ngủ vì
chăm sóc con ban đêm, sự thay đổi thói quen sinh hoạt… là những thách thức
không nhỏ đối với người phụ nữ đặc biệt là phụ nữ sinh con lần đầu.
 Các stress gia đình và xã hội [6], [10], [17], [18].
Trong quá trình mang thai và sau sinh người phụ nữ rất cần sự quan tâm,
chăm sóc, hỗ trợ của bạn bè và người thân đặc biệt là người chồng. Vì vậy
những bất ổn trong hôn nhân, các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống (đặc
biệt là các stress đột ngột gần sinh hoặc sau sinh), thiếu sự hỗ trợ của xã hội,
tình trạng kinh tế khó khăn cũng góp phần vào nguy cơ của trầm cảm sau sinh
( Beck, 1996, Robertson và cộng sự 2004).
Có thai ngoài ý muốn, chuyển dạ kéo dài, sảy thai, thai chết lưu hay phá
thai…có thể làm tăng khả năng trầm cảm cũng như loạn thần sau sinh [10].
 Nguyên nhân do tổn thương não [7], [9],[19].
Trong quá trình thai sản nhất là khi sinh người mẹ có nguy cơ rất cao bị
tổn thương não: tắc mạch ối, viêm tắc tĩnh mạch, nhồi máu não (do cục máu
đông), do nhiễm trùng, nhiễm độc trong khi sinh…
10
 Một số yếu tố nguy cơ [ 10], [ 20].
Mặc dù không có bằng chứng rõ ràng về sinh học, tâm lý, xã hội học
nhưng các yếu tố sau đây có nguy cơ tăng rõ rệt bệnh:

- Đẻ con lần đầu tiên, hoặc tuổi của mẹ còn quá trẻ.
- Sau sảy thai hoặc thai chết lưu.
- Phụ nữ có tiền sử LTSS khả năng tái phát trong những lần đẻ sau lên
đến 70%, hoặc gia đình có người bị loạn thần sau sinh thì cũng là một yếu tố
nguy cơ cao với họ.
- Phụ nữ có tiền sử trầm cảm sau sinh khả năng tái phát lên đến 50%.
Việc xác định các yếu tố nguy cơ đối với RLTTSS giúp cho việc chẩn
đoán và điều trị sớm, hạn chế tỷ lệ mắc bệnh ở bà mẹ và trẻ sơ sinh.
1.3.3. Bệnh sinh
1.3.3.1 Giả thuyết về sự sụt giảm steroid sinh dục [ 10],[ 21 ],[ 22].
Trong vài thập kỷ gần đây, các nghiên cứu sinh học thần kinh của các rối
loạn cảm xúc sau sinh đã tập trung vào đường dẫn truyền thần kinh steroid
(neurosteroid pathways) vì những thay đổi rõ rệt hormon sau khi sinh. Ngay
sau đẻ nồng độ HCG, Estrogen và Progesteron giảm xuống một cách đột ngột
trong vòng 2 tuần và đó cũng là giai đoạn điển hình cho sự khởi phát của loạn
thần sau sinh( LTSS). Nhiều tác giả cũng cho rằng sự tụt giảm nhanh chóng
của Estrogen giai đoạn sau sinh có thể là một yếu tố gây nên trầm cảm sau sinh
(Bloch et al, 2003; Sichel & Driscoll, 2000). Fink và cộng sự ( 1996) cho rằng
Estrogen có ảnh hưởng sâu sắc đến cảm xúc, trạng thái tâm thần và trí nhớ
bằng cách tác động lên monoamin và các peptid thần kinh trong não. Nhiều
nghiên cứu cũng ghi nhận rằng Estradial tự nhiên có tác dụng đáng kể trong
việc điều trị trầm cảm sau sinh (Ahokas và cộng sự, 2001).
11
Sự sụt giảm nhanh chóng của Progesteron cũng được giả định như một
nguyên nhân của rối loạn cảm xúc sau sinh. Người ta thấy rằng Progesteron
và một số chất chuyển hóa của nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến một số triệu
chứng như thay đổi giấc ngủ, sự tập trung chú ý, sự tỉnh táo hay lo âu. Sự tăng
độ nhạy cảm của các thụ thể Dopamin D2 ở vùng dưới đồi trong thời kỳ sau
sinh dường như dự báo sự khởi đầu của một rối loạn loạn thần. Thêm nữa nền
tảng sinh lý bệnh rất phức tạp, trong đó những phụ nữ có nguy cơ có thể có độ

nhạy cảm khác nhau với sự tăng lên hay tụt giảm của những hormon này hơn
là sự thay đổi rõ rệt nồng độ của các hormon (Blochet & cs 2003).
1.3.3.2. Các rối loạn điều hòa nội tiết khác
 Trục dưới đồi - tuyến yên- tuyến vỏ thượng thận ( Hypothalamic-
Pituitary-Adrenal axis ) ( HPA)
Trục dưới đồi- tuyến yên- thượng thận (HPA) là hệ thống quan trọng
tham gia vào các phản ứng với stress của con người. Đây là một phần quan
trọng của hệ thống thần kinh nội tiết chịu trách nhiệm việc điều hòa miễn dịch
và hệ thống tiêu hóa nhưng chủ yếu là kiểm soát phản ứng với stress. Ngoài ra
trục HPA cũng tham gia vào điều chỉnh cảm xúc và tình dục. Trục HPA bị chi
phối bởi sự tiết CRH từ vùng dưới đồi. CRH kích hoạt nội tiết tố vỏ thượng
thận (ACTH) từ tuyến yên. ACTH sau đó kích thích tiết cortisol từ tuyến
thượng thận. Cortisol tương tác với các thụ thể Corticosteroide trong não ức
chế sự tiết thêm CRH từ vùng dưới đồi và ACTH từ tuyến yên (Pariante và
cộng sự, 2004). Một vài monoamin thần kinh trung gian tham gia điều hòa
trục HPA bao gồm Dopamine, Serotonine, và Noradrenaline. Sự vận hành
trục HPA thay đổi đáng kể trong quá trình mang thai và sau sinh (Wadha và
cộng sự, 1996). Rối loạn điều hòa trục HPA là một trong những phát hiện
nhất quán trong các rối loạn khí sắc. Người ta thấy rằng trục HPA thay đổi
mạnh mẽ nhất ở tuần đầu tiên sau sinh [40].
12
Trục dưới đồi- tuyến yên- tuyến giáp (Hypothalamic- Pituitary-
Thyroid axis) ( HPT)
Những thay đổi đáng kể của trục HPT cũng được thấy ở những phụ nữ
sau sinh bình thường, nhất là những phụ nữ có rối loạn chức năng tuyến giáp (
phần lớn là viêm tuyến giáp sau sinh ) trong một vài tháng đầu sau sinh.
 Các Hormon liên quan đến sự bài tiết sữa Prolactin và Oxytoxin
Một số nghiên cứu cho thấy rối loạn lo âu và trầm cảm trong giai đoạn
sau sinh có mối liên hệ với nồng độ prolactin thấp mặc dù các nghiên cứu
khác không phát hiện một sự liên quan như vậy. Việc giải phóng oxytoxin

trong khi cho con bú giúp họ ít nhạy cảm hơn với các tác nhân gây stress, bảo
vệ cơ thể khỏi sự xuất hiện của rối loạn khí sắc.
1.4. Đặc điểm lâm sàng rối loạn Trầm cảm, Loạn thần sau sinh
Thời kỳ sau sinh là một trong những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời
của người phụ nữ. Quá trình chuyển sang làm mẹ có liên quan đến các rối
loạn cảm xúc ở 30% phụ nữ [28]. Tác động của các yếu tố gây sang chấn tâm
lý( SCTL) trong cuộc sống và các vấn đề về sức khỏe tâm thần của bà mẹ đã
được nhận thấy trong nhiều nghiên cứu [ 2],[ 10].
DSM hiện nay đã chấp nhận một chẩn đoán hậu sản được sử dụng như
một sự khởi phát cụ thể của các rối loạn cảm xúc nếu người bệnh có đầy đủ
các triệu chứng cảm xúc thỏa mãn các tiêu chuẩn trầm cảm, hưng cảm hoặc
hỗn hợp… thì sẽ chẩn đoán vào mục F30 đến F39. Nếu thỏa mãn các tiêu
chuẩn của loạn thần cấp thì sẽ được chẩn đoán sang mục F23. Nhưng cả 2
chẩn đoán trên phải đảm bảo điều kiện là các triệu chứng xảy ra trong vòng 4
tuần sau sinh. [ 29].
Rối loạn tâm thần sau sinh được xếp vào mục F53 trong Bảng Phân loại
bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm tâm thần và hành vi kết hợp với
13
thời kỳ sinh đẻ (ICD-10) [30]. Tuy nhiên mục này chỉ dùng cho các rối loạn
tâm thần liên quan đến thời kỳ sinh đẻ ( bắt đầu trong vòng 6 tuần sau sinh).
Gồm các mã:
- F53.0:Các rối loạn tâm thần và hành vi nhẹ, kết hợp với thời kỳ sinh
đẻ, không phân loại ở nơi khác.
- F53.1: Các rối loạn tâm thần và hành vi nặng, kết hợp với thời kỳ sinh
đẻ, không phân loại ở nơi khác.
- F53.8: Các rối loạn tâm thần và hành vi khác, kết hợp với thời kỳ sinh
đẻ, không phân loại ở nơi khác.
- F53.9: Rối loạn tâm thần thời kỳ sinh đẻ, không biệt định.
1.4.1. Dịch tễ học
Một nghiên cứu cắt ngang tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu

ở Quatar từ tháng 1/2010 đến tháng 5/2011 trên 1.659 phụ nữ đang ở giai
đoạn sau sinh cho thấy tỷ lệ trầm cảm, lo âu lần lượt là 18,6%, 13,1%. Trong
đó, tỷ lệ trầm cảm ở các bà mẹ trẻ là 35,7% , bà mẹ trẻ có trình độ học vấn
cao hơn ( trung học cơ sở trở lên) là 67,5%. Tương tự, tỷ lệ lo âu là 34,9%,
có học vấn cao hơn 63,8%. Gần một nửa bà mẹ bị trầm cảm báo cáo đã trải
nghiệm hơn một sự kiện sang chấn trong cuộc sống ở giai đoạn sau sinh như
thu nhập thấp( 41,9%, p=0,005) hay có thai ngoài ý muốn ( 60,4%, p< 0,001).
Có thai ngoài ý muốn là mối liên quan có ý nghĩa với với TCSS ( OR= 1,9,
p< 0,001) [ 23].
- Tần suất bị loạn thần sau sinh ở những phụ nữ sinh con lần đầu khoảng
1/500, và nguy cơ tái phát ở lần sinh sau 50- 70%. [10]. Theo H.I Kaplan và
nhiều tác giả khác đều cho rằng LTSS chỉ chiếm khoảng 1- 2/ 1000 trường
hợp sinh đẻ. Tỷ lệ LTSS giảm ở các nước công nghiệp phát triển do cải thiện
14
được điều kiện vệ sinh nên tránh được các yếu tố nhiễm trùng nhiễm độc liên
quan đến cuộc đẻ [ 24],[25].
- Tỷ lệ mắc của TCSS phổ biến hơn so với LTSS, chiếm từ 10- 15%
trong hầu hết các nghiên cứu [10], [33]. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của
Lê Quốc Nam năm( 2002) tỷ lệ TCSS là 12,5% [26], nghiên cứu của Lương
Bạch Lan (2008) cho thấy tỷ lệ TCSS là 11,6% [27].
1.4.2. Trầm cảm sau sinh
1.4.2.1. Khái niệm về trầm cảm
Trầm cảm là một hội chứng bệnh lý của rối loạn cảm xúc( RLCX).
Được đặc trưng bởi khí sắc trầm, mất quan tâm hay thích thú, giảm năng
lượng dẫn đến mệt mỏi, giảm hoạt động. Phổ biến là mệt mỏi rõ rệt chỉ sau
một gắng sức nhỏ, tồn tại trong khoảng thời gian kéo dài ít nhất 2 tuần.
Những triệu chứng phổ biến khác là giảm sút sự tập trung chú ý, giảm sút tính
tự trọng và lòng tự tin, ý tưởng bị tội và không xứng đáng, nhìn vào tương lai
bi quan chán nản, ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát, rối loạn giấc
ngủ, ăn ít ngon miệng. Ngoài ra còn có thể có các triệu chứng loạn thần [30].

Khi phân tích đánh giá các triệu chứng trầm cảm Pichot.P, 1993 [38]
phân loại theo thể điển hình và không điển hình:
+ Trầm cảm điển hình: Biểu hiện khí sắc giảm, trạng thái ức chế tâm lý
vận động, kèm theo các triệu chứng cơ thể và nhân cách biến đổi.
+ Trầm cảm không điển hình: biểu hiện mờ nhạt che đậy bởi các rối loạn
cơ thể thần kinh thực vật – nội tạng.
+ Trầm cảm sau sinh ( TCSS): TCSS là một tình trạng rối loạn khí sắc nặng
nề, được đặc trưng bởi các triệu chứng của trầm cảm nhưng chỉ xảy ra sau khi
sinh con. Theo DSM IV- TR thì TCSS diễn ra trong vòng 4 tuần đầu sau sinh.
Tuy nhiên nhiều các nghiên cứu khác cho rằng TCSS có thể xuất hiện trong bất
15
cứ thời điểm nào trong suốt năm đầu sau sinh nhưng với tỷ lệ cao nhất trong 4 -
6 tháng đầu sau sinh vẫn được chấp nhận như TCSS [10],[39],[40].
1.4.2.2. Lâm sàng và chẩn đoán rối loạn trầm cảm
Theo ICD 10 rối loạn trầm cảm là một giai đoạn rối loạn khí sắc kéo dài
ít nhất 2 tuần và chia giai đoạn trầm cảm thành các mức độ khác nhau như
trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng, thêm vào đó là các triệu
chứng loạn thần hay các triệu chứng cơ thể. Tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn
TC dựa vào 3 triệu chứng chủ yếu và 7 triệu chứng phổ biến khác [31].
* Triệu chứng chủ yếu:
- Khí sắc trầm
- Mất quan tâm thích thú
- Giảm năng lượng và giảm hoạt động.
* Triệu chứng phổ biến:
- Giảm sự tập trung và sự chú ý
- Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin
- Có ý tưởng bị tội và không xứng đáng
- Nhìn vào tương lai bi quan ảm đạm
- Có ý tưởng hoặc hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát
- Rối loạn giấc ngủ

- Ăn ít ngon miệng
Chẩn đoán theo ICD- 10( 1992)
Chẩn đoán TC nhẹ
- Có 2 trong 3 triệu chứng chủ yếu và 2 trong 7 triệu chứng phổ biến.
16
Chẩn đoán TC vừa:
- Có 2 trong 3 triệu chứng chủ yếu và ít nhất 3 trong 7 triệu chứng phổ
biến.
Chẩn đoán TC nặng :
- Khi có 3 triệu chứng chủ yếu và có ít nhất 4 trong 7 triệu chứng phổ biến.
- Ngoài ra còn dựa vào có hay không có triệu chứng loạn thần mà chia
trầm cảm nặng thành 2 loại:
Trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần
Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần
1.4.2.3. Lâm sàng của trầm cảm sau sinh [10],[19],[22],[40].
TCSS tương đối phổ biến trong thời kỳ sau sinh. Tỷ lệ TCSS được đánh
giá một cách có hệ thống, các nghiên cứu có đối chứng cho thấy từ 10- 28%
phụ nữ có một giai đoạn trầm cảm điển hình sau sinh, với đa số nghiên cứu
cho tỷ lệ 10%- 15%[ 10],[19]. Với một số phụ nữ, triệu chứng trầm cảm xuất
hiện ngay sau khi sinh con một vài ngày. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho
rằng triệu chứng trầm cảm có thể xuất hiện trong năm đầu sau sinh nhưng
thường gặp là trong 6 tháng đầu [33]. TCSS làm tăng nguy cơ cho một giai
đoạn trầm cảm nặng tiếp theo kể cả sau sinh hoặc không [22].
TCSS thường xuất hiện với đặc điểm như một rối loạn trầm cảm điển
hình không có triệu chứng loạn thần xảy ra ở các thời kỳ khác. Thường gặp
các triệu chứng của “ Buồn sau sinh” không mờ dần sau 1 tuần mà có cảm
giác nặng hơn. Biểu hiện khí sắc giảm, hay khóc lóc, luôn than phiền mệt
mỏi, chán nản, cảm giác kiệt sức, khó thích ứng với hoàn cảnh mới. Người
bệnh gặp khó khăn trong việc chăm sóc con và tạo mối liên kết mẹ- con. Tính
tình trở nên khó chịu, cảm giác buồn bã nghi ngờ, mặc cảm tội lỗi, hoặc bất

17
lực, giảm cảm giác ngon miệng, cáu kỉnh, mất ngủ và mệt mỏi và luôn than
phiền về các triệu chứng cơ thể như hay ra mồ hôi, hồi hộp đánh trống ngực,
buồn nôn Một số bệnh nhân có những ý nghĩ bất lực hoặc không xứng đáng
liên quan tới đứa trẻ. Ý tưởng tự sát thường gặp nhưng tỷ lệ tự sát lại tương
đối thấp ở phụ nữ bị TCSS. Lo âu và ám ảnh là những rối loạn thường gặp ở
những bệnh nhân này. Các triệu chứng này khác nhau về mặt cường độ, sự
phản ứng với hoàn cảnh bên ngoài, thường tiến triển ngày một nặng lên và
kéo dài ít nhất 2 tuần. Ngoài ra TCSS cũng có một số khác biệt nhất định như:
+ Mất hứng thú với vai trò làm mẹ.
+ Người bệnh dễ bị kích thích, hay cáu kỉnh.
+ Cảm giác có lỗi liên quan đến vai trò làm mẹ.
- Trầm cảm nhẹ: sau sinh khoảng 3- 4 ngày người mẹ thường thấy mệt
mỏi, chán ăn, ngủ kém, các hoạt động khó khăn và vụng về. Họ thường lo
lắng thái quá cho sức khỏe của con và của bản thân, cảm thấy mình kém cỏi
vì không có khả năng chăm sóc con được tốt, thường khóc lóc vô cớ, cho rằng
mình bị bỏ rơi…
- Trầm cảm vừa: Người mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, rối loạn
giác ngủ, dễ bi kích thích hay cáu giận vô cớ. Từ trạng thái lo lắng người mẹ trở
nên buồn rầu chán nản không muốn tiếp xúc với mọi người, lo sợ không chăm
sóc được con, hay quá lo lắng về cách cho con ăn, cách giữ vệ sinh cho con
- Trầm cảm nặng: Thường tiếp theo giai đoạn “Buồn sau sinh” với các
triệu chứng trầm cảm rõ nét. Biểu hiện như luôn cho mình và con mắc bệnh
hiểm nghèo, mình là người mẹ không có khả năng, không biết cách chăm sóc
con, kém cỏi, không xứng đáng, xấu xa Bệnh nhân thường lo âu sợ hãi,
buồn rầu, hay khóc lóc vô cớ, thậm chí có những lời nói hay hành vi thô bạo
xúc phạm tới những người xung quanh. Khả năng chăm sóc con càng ngày
18
càng kém, có khi không quan tâm đến con mình, bỏ mặc hoặc hành hạ con
thậm chí giết hại con rồi tự sát [41], [42]. Tuy nhiên tự sát và giết trẻ sơ sinh

có nhiều khả năng xảy ra với loạn thần sau sinh hơn là trầm cảm sau sinh.
Nhưng có sự gia tăng nguy cơ tự tử trong trường hợp nghiêm trọng như cái
chết của thai nhi hoặc trẻ sơ sinh [43],[44].
1.4.2.4. Nguyên nhân [10],[30],[45],[46].
Hiện chưa có nguyên nhân chính xác. Theo Wisner ( 2000) và nhiều tác
giả khác cho rằng sự giảm đột ngột của nội tiết tố sau sinh có thể là yếu tố
bệnh sinh của rối loạn cảm xúc sau sinh. Một số phụ nữ có thể có độ nhạy
cảm đặc biệt đối với sự thay đổi của các hormon này [Block và cs ( 2000)].
1.4.2.5. Chẩn đoán
+ Chẩn đoán xác đinh
Các triệu chứng của bệnh kéo dài > 2 tuần và xuất hiện trong thời gian
1- 6 tuần sau sinh.
+ Chẩn đoán phân biệt
- Tình trạng thiếu máu
- Hội chứng Sheehan ( suy thùy trước tuyến yên).
Biểu hiện lâm sàng giống như một giai đoạn trầm cảm điển hình, ngoài
ra bệnh nhân còn có biểu hiện không có sữa, teo dần bộ phận sinh dục
ngoài… Các xét nghiệm như công thức máu, hormon sinh dục, tuyến giáp…
giúp chẩn đoán phân biệt.
1.4.3. Loạn thần sau sinh
1.4.3.1. Khái niệm loạn thần.
Loạn thần là một trạng thái bất thường của não mà ở đó trạng thái tâm
thần thường được mô tả như “mất sự liên hệ với thực tại”. Loạn thần là thuật
ngữ gắn với hình thức rối loạn tâm thần nặng. Người bệnh có một số triệu
chứng đặc biệt như là các rối loạn về tri giác (các ảo giác), hoang tưởng, rối
19
loạn tác phong (kích động), người bệnh không nhận thức được tình trạng bệnh
của mình [47].
+ Loạn thần sau sinh ( LTSS): Là một rối loạn nặng nề nhất trong thời
kỳ sinh đẻ, chiếm tỷ lệ 0,1- 0,2% trường hợp sinh đẻ. Khởi phát LTSS cũng

giống như trường hợp rối loạn loạn thần cấp. Bệnh liên quan chặt chẽ với việc
sinh đẻ, thường xuất hiện trong vòng 1- 4 tuần đầu sau đẻ và nhập viện hầu
như trong tuần đầu [2 ],[33].
1.4.3.2. Đặc điểm lâm sàng
Loạn thần sau sinh được coi là tình trạng cấp cứu y tế, cấp cứu sản khoa.
Các triệu chứng sớm( thường 2-3 ngày đầu sau sinh) bao gồm mất ngủ, biến
đổi khí sắc (thường là hưng cảm nhẹ). Hầu hết các trường hợp bệnh xuất hiện
điển hình sau 2- 4 tuần đầu sau sinh.
Theo một nghiên cứu của J Heron và cộng sự năm 2007 [ 48] ở 127 phụ
nữ được chẩn đoán LTSS thấy 73% phụ nữ có một triệu chứng khởi phát vào
ngày thứ 3. Hầu hết các triệu chứng sớm đó là: cảm thấy vui sướng, phấn
khích nhiều (52%), không cần ngủ hoặc không thể ngủ (48%), cảm thấy hoạt
bát và đầy năng lượng (37%), nói nhiều hơn (31%). Tiếp theo là nhiều triệu
chứng nặng như hoang tưởng ( HT), ảo giác ( AG), các triệu chứng cảm xúc
nặng như hưng cảm hoặc trầm cảm hay một trạng thái hỗn hợp nổi bật nhất
trong thời kỳ sau sinh. Người bệnh còn xuất hiện các rối loạn về định hướng
và các rối loạn hành vi rất nặng nề.
Các hoang tưởng trong LTSS thường mang nhiều sắc thái, thường không
phù hợp với cảm xúc bao gồm, thường tập trung vào đứa trẻ: HT liên hệ, HT
bị truy hại, HT ghen tuông, HT tự cao kỳ quái … như cho rằng đứa trẻ bị dị
dạng, bị chết hay hiện thân của thánh thần, của quỷ xa tăng…
Các rối loạn tri giác như ảo thanh, ảo thị, ảo giác xúc giác hay ảo khứu
gợi đến một hội chứng thực tổn [50]. Các ảo thanh hay gặp là ảo thanh ra lệnh
cho người mẹ làm hại bản thân họ hoặc hại đứa trẻ [10],[17],[39].
20
Độ tuổi khởi phát trung bình của LTSS là 26,3 tuổi [51]. Đây là thời gian
hầu hết phụ nữ có con thứ nhất hoặc thứ 2 [52].
Trong năm đầu sau sinh, nguy cơ tự tử tăng gấp 70 lần và tự tử là
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bà mẹ [53]. Những phụ nữ này thường
dùng các cách không thể cứu chữa được (tự thiêu, nhảy lầu) so với hầu hết

các báo cáo cho rằng phụ nữ thường tự sát bằng cách ít bạo lực ( uống thuốc
quá liều) [31]. Hành vi giết người hiếm khi xảy ra ở LTSS [17],[32]. Trong số
28 - 35% những phụ nữ đã miêu tả có HT về đứa con nhưng chỉ có 9% là có
ý nghĩ làm hại nó [33]. Tuy nhiên phụ nữ mắc LTSS có ý tưởng giết người
nhiều hơn những phụ nữ mắc bệnh khởi phát sau sinh không có loạn thần như
trầm cảm sau sinh [17]. Điều quan trọng là hỏi các bệnh nhân LTSS về các ý
nghĩ hay kế hoạch giết người để các thầy thuốc tâm thần ngăn ngừa việc làm
hại bản thân và các thành viên khác trong gia đình [35].
1.4.3.3. Nguyên nhân
Hiện chưa có nguyên nhân rõ ràng. Bệnh thường xuất hiện trong 1- 4
tuần sau sinh. Đây là giai đoạn có sự thay đổi lớn nội tiết tố nên nhiều tác giả
cho rằng LTSS có khả năng liên quan đến sự sụt giảm nội tiết tố [38], [52].
1.4.3.4. Chẩn đoán
+ Chẩn đoán xác định
Dựa vào các triệu chứng loạn thần xuất hiện trong 1- 6 tuần đầu sau sinh.
+ Chẩn đoán phân biệt
- Viêm tuyến giáp nhiễm độc có biểu hiện như một tình trạng loạn thần
cấp trong tháng đầu sau sinh. Các xét nghiệm chức năng tuyến giáp giúp chẩn
đoán phân biệt.
21
1.5. Các yếu tố liên quan
1.5.1. Tuổi, tỷ lệ, trình độ học vấn
Tỷ lệ mắc trầm cảm sau sinh tương đối phổ biến trong thời kỳ sau sinh.
Theo nghiên cứu của M.W.O'

Hara và A.M.Swan ( 1996), trầm cảm sau sinh
chiếm 13% [30], còn Benjamin J. Sadock ( 2000) lại cho rằng trầm cảm sau
sinh chiếm khoảng 10%- 15% phụ nữ sau sinh [10]. Còn tỷ lệ mắc loạn thần
sau sinh thấp hơn, chỉ chiếm khoảng 1- 2/1000 các trường hợp sinh đẻ trong
nhiều nghiên cứu [10], [19].

Còn theo Victoria Hendrick, phụ nữ có nguy cơ lớn nhất xuất hiện một
rối loạn tâm thần ở độ tuổi từ 18- 45 [2]. Trong đó, loạn thần sau sinh hay gặp
ở lứa tuổi 26,3 ( theo nghiên cứu của Dorothy và cs, 2006) [43]. Ngoài ra một
số nghiên cứu cho thấy rằng sinh con khi tuổi người mẹ còn quá trẻ có thể
làm tăng tỷ lệ các rối loạn trầm cảm cũng như loạn thần sau sinh [2], [22].
Trình độ học vấn của người mẹ cũng được coi là một yếu tố liên quan
đến trầm cảm sau sinh. Trong một nghiên cứu trên 1.659 phụ nữ ở giai đoạn
sau sinh cho thấy bà mẹ trẻ có học vấn cao hơn ( từ trung học cơ sở trở lên)
thì tỷ lệ mắc trầm cảm sau sinh cao hơn chiếm 67,5%, trong khi trình độ thấp
hơn chiếm 37,5% [23].
1.5.2. Tiền sử bệnh lý bản thân, gia đình
Những phụ nữ có tiền sử trầm cảm hoặc loạn thần sau sinh là những
yếu tố nguy cơ cao cho một giai đoạn trầm cảm cũng như loạn thần sau sinh
tiếp theo. Theo Josefsson và cộng sự ( 2002), phụ nữ có tiền sử TCSS nguy cơ
tái phát 30- 50% trong lần mang thai sau [19]. Còn với phụ nữ có tiền sử
LTSS thì nguy cơ tái phát lên đến 70% trong lần sinh sau [10]. Lo âu và trầm
cảm trong thời kỳ mang thai cũng là yếu tố nguy cơ của TCSS [22].
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ TCSS hay LTSS tăng lên nếu gia
đình có người mắc các bệnh lý về tâm thần [54].
22
1.5.3. Yếu tố liên quan đến quá trình mang thai và chuyển dạ
Mang thai ngoài ý muốn cũng là một yếu tố liên quan với trầm cảm sau sinh.
Một nghiên cứu lớn ở Quatar trên 1.659 phụ nữ ở giai đoạn sau sinh
cho thấy mang thai ngoài ý muốn là mối liên quan có ý nghĩa với trầm cảm
sau sinh ( OR= 1,9, p< 0,001[23]. Điều này cũng cho kết quả giống như một
nghiên cứu ở Thụy điển của Rubertssonet al. (2003) [22].
Không những thế các tai biến sản khoa như sản giật, tiền sản giật, mất
máu nhiều khi sinh, nhiễm trùng hậu sản, …còn làm tăng tỷ lệ các rối loạn
tâm thần sau sinh qua nhiều nghiên cứu[10], [19].
Sau khi sinh các bà mẹ bị kiệt sức nhiều do đau, do mất máu, do can

thiệp thủ thuật…Vì vậy được chăm sóc và nghỉ ngơi sau sinh rất có ý nghĩa
đối với họ. Một nghiên cứu của J.Fisher và cộng sự (2004) cho thấy các bà
mẹ không được nghỉ ngơi sau sinh (không được nghỉ ngơi hoàn toàn trong
vòng 30 ngày đầu) có nguy cơ bị TCSS cao hơn những bà mẹ khác[ 33].
1.5.4. Các yếu tố gia đình, xã hội
- Theo Brown và Harris (1978), Beck (2001): Các sự kiện căng thẳng
trong cuộc sống ở giai đoạn trước sinh hoặc sau sinh như người thân mất đột
ngột, bị mất việc làm, ly dị… có thể làm tăng khả năng xuất hiện bệnh TCSS
[23], [45]. Mặt khác, các xung đột trong hôn nhân hay bất hòa trong các mối
quan hệ gia đình… cũng là yếu tố nguy cơ của TCSS (Theo Johansonet al.,
2000) [22].
Khó khăn về kinh tế, đặc biệt giai đoạn gần sinh hoặc sau sinh cũng là
một yếu tố nguy cơ của trầm cảm sau sinh. Theo Bener ( 2011) cho rằng
những phụ nữ sau sinh ở những gia đình có thu nhập hàng tháng thấp thì tỷ lệ
mắc TCSS cao hơn ở những gia đình có thu nhập cao ( p< 0,001) [ 45].
23
Trong giai đoạn sau sinh tâm trạng người phụ nữ dễ xúc động, dễ cáu
gắt, dễ tủi thân… Vì vậy nếu nhận được sự chăm sóc, giúp đỡ, chia sẻ… của
bạn bè, người thân đặc biệt người chồng giúp sẽ ích cho họ rất nhiều trong
việc phòng tránh các rối loạn cảm xúc sau sinh [19], [22].
1.5.5. Các yếu tố liên quan đến trẻ
Hiện nay, nguyên nhân về các bệnh lý tâm thần liên quan đến sinh đẻ
còn chưa rõ ràng. Ngoài nguyên nhân chính là sự thay đổi đột ngột nội tiết tố
sau sinh thì số lần sinh con cũng được coi là một yếu tố liên quan.
Theo Benjamin J. Sadock ( 2000), những phụ nữ sinh con lần đầu thì tỷ
lệ mắc LTSS cao hơn [10]. Kết quả này cũng giống như nghiên cứu của
Rahman A ( 2007), tuổi mắc bệnh rối loạn tâm thần khoảng 26,3 tuổi cũng
tương ứng với thời gian người phụ nữ sinh con thứ nhất hoặc thứ hai [51].
- Giới tính của trẻ cũng được là một yếu tố nguy cơ đặc biệt là TCSS.
Các nghiên cứu gần đây ở Ấn Độ( Patel và cs, 2002), Trung quốc( Lee và cs,

2000) cho thấy sự thất vọng của cặp vợ chồng sinh con gái có liên quan có ý
nghĩa đối với TCSS, điều này không thấy ở các nước phát triển. Do đó phản
ứng của cha mẹ đối với giới tính của con có thể là nguy cơ tiềm tàng đối với
TCSS ở các nhóm văn hóa cụ thể [45].
Mặt khác, vấn đề sức khỏe của trẻ cũng như khó khăn trong việc chăm
sóc trẻ cũng là một yếu tố liên quan đến TCSS. Theo nghiên cứu của Lương
Bạch Lan và cộng sự (2008) cho thấy những bà mẹ có con không được khỏa
có nguy cơ bị TCSS cao gấp 4 lần so với các bà mẹ khác [27].
Theo Jonhstone và cs ( 2001) lại thấy tăng nguy cơ TCSS và LTSS ở
phụ nữ mà gia đình có tiền sử mắc bệnh tâm thần [54].
24
1.6. Điều trị rối loạn trầm cảm và loạn thần sau sinh
1.6.1. Điều trị Trầm cảm sau sinh
1.6.1.1. Nguyên tắc điều trị
TCSS biểu hiện như một trầm cảm điển hình và đáp ứng tốt với các
thuốc chống trầm cảm ( CTC) (Payne JL, 2007) [2 ], [10]. Tuy nhiên, trước
khi bắt đầu điều trị, bệnh cơ thể gây rối loạn cảm xúc (như rối loạn chức năng
tuyến giáp, bệnh thiếu máu) cần được loại trừ. Đánh giá ban đầu bao gồm tiền
sử, khám cơ thể và các xét nghiệm thường quy [53].
1.6.1.1. Các liệu pháp điều trị

Liệu pháp hóa dược
+ Nhóm CTC:
Nhóm SSRIs là nhóm được lựa chọn hàng đầu như Fluoxetine, Sertraline
(Zoloft) Venlafaxine (Effexor) …đều có tác dụng tốt với TCSS với liều được
khuyến cáo. Nếu bệnh nhân không dung nạp có thể thay thế bằng Buspropion
(Wellbutrin). Còn với những trường hợp rối loạn giấc ngủ nổi bật nên dùng
nhóm TCAs.
+ Nhóm giải lo âu: dùng khi bệnh nhân có triệu chứng lo âu kèm theo.
Hay dùng nhóm Benzodiazepine như Clonazepam, Lorazepam…

Lưu ý: những bệnh nhân đang cho con bú, các tác giả khuyến cáo nên sử
dụng nhóm thuốc SSRIs như Setraline, Paroxetine do thuốc ít phát hiện được
trong huyết tương của trẻ sơ sinh và hầu như không có tác dụng phụ. Tuy nhiên,
ảnh hưởng lâu dài đến trẻ thì chưa được nghiên cứu. Trái lại, Fluoxerine,
Citalopram lại có nồng độ cao hơn qua sữa mẹ (Di Scale & cs, 2009) [55], [56].
Các tác dụng phụ không mong muốn gặp ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ đang
dùng thuốc CTC như rối loạn giấc ngủ, các triệu chứng về dạ dày- ruột, hô
hấp và có thể có co giật. Trong hầu hết các trường hợp, các tác dụng phụ nhẹ
25
và hết sau khi ngừng thuốc hoặc ngừng cho trẻ bú. Tác dụng này hay gặp ở
những bà mẹ dùng Citalopram, Escitalopram, Fluoxetine, Doxepin và
Bupropion (Weissman & cs, 2004). Theo Fortinguerra (2009), trong nhóm
TCAs Nortriptyline an toàn nhất cho trẻ. Trái lại Doxepin được cho là chống
chỉ định trong thời kỳ này[48].

Liệu pháp tâm lý
Các liệu pháp tâm lý đặc biệt là liệu pháp tâm lý cá nhân, liệu pháp nhận
thức hành vi, liệu pháp tâm lý động… có hiệu quả trong điều trị TCSS qua
nhiều nghiên cứu [ 10].

Điều trị bằng nội tiết tố [10],[ 57].
Do có sự sụt giảm đáng kể các nồng độ Estrogen và Progesterone tại thời
điểm sau sinh, và thay đổi này được coi là yếu tố khởi phát trầm cảm sau sinh
ở một số phụ nữ. Vì vậy đã có nhiều nghiên cứu về vai trò của Progesterone
và Estrogene trong điều trị TCSS như nghiên cứu của Gregoire và cộng sự
(1996), (Dalton, 1985; Epperson & cs, 1999… xong hiệu quả chưa rõ ràng.

Liệu pháp sốc điện ( ECT) [ 58].
ECT thường được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Các phụ nữ mắc TCSS không đáp ứng với thuốc CTC.

- Các phụ nữ có nguy cơ tự tử hoặc giết trẻ sơ sinh.
- Các phụ nữ trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần.
1.6.2. Điều trị loạn thần sau sinh
1.62.1. Nguyên tắc điều trị
LTSS là một cấp cứu tâm thần đòi hỏi người bệnh phải được chăm sóc y
tế ngay lập tức và phải điều trị nội trú tại các cơ sở chuyên khoa tâm thần [2 ].
Nguyên tắc đầu tiên trong điều trị TCSS cũng như LTSS đó là phải loại trừ

×