Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu đánh giá sơ bộ kết quả điều trị dự phòng tiên phát xuất huyết tiêu hóa do vỡ tĩnh mạch thực quản giãn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.66 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG
TIÊN PHÁT XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO VỠ TĨNH MẠCH THỰC QUẢN GIÃN
Trần Nhựt Thị Ánh Phượng*, Trương Tâm Thư*, Lê Thành Lý*

TÓM TẮT
Mục tiêu: So sánh điều trị dự phòng tiên phát xuất huyết tiêu hóa (XHTH) do vỡ tĩnh mạch thực quản giãn
(TMTQG) trên bệnh nhân xơ gan bằng 3 phương pháp: thắt TMTQG, propranolol, thắt TMTQG kết hợp
propranolol.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 90 bệnh nhân xơ gan có TMTQG và có nguy cơ xuất huyết, được
chia thành 3 nhóm: nhóm 1(n=30): điều trị bằng thắt TMTQG; nhóm 2 (n=30): điều trị bằng propranolol; nhóm 3
(n=30) điều trị bằng thắt TMTQG kết hợp propranolol.
Kết quả: 3 nhóm bệnh nhân tương ứng có những đặc điểm: thời gian trung bình theo dõi (13,96 2,98;
14,17 2,80 và 15,072,21 tháng); xơ gan do siêu vi viêm gan B (30%; 33,3% và 40%); xơ gan do viêm gan siêu
vi C (53,3%; 40% và 43,3%); xơ gan do nguyên nhân khác (16,7%; 26,7% và 16,7%); xơ gan Child- Pugh A
(20%; 20% và 23,3%); xơ gan Child- Pugh B (50%; 40% và 53,3%); xơ gan Child- Pugh C (30%; 40% và
23,3%); thời gian trung bình tái phát sau thắt TMTQG nhóm 1 và nhóm 3 (7,233,19 và 11,4 2,02 tháng với
p=0,001); thời gian trung bình xuất hiện xuất huyết tiên phát do vỡ TMTQG ở 3 nhóm tương ứng (10,23,03;
92,956 và 142,828 tháng với p=0,025); tỉ lệ xuất huyết tiên phát do vỡ TMTQG ở 3 nhóm tương ứng (16,7%;
30% và 6,67%).
Kết luận: Thắt TMTQG kết hợp propranolol tỏ ra có hiệu quả hơn chỉ điều trị bằng thắt TMTQG hay chỉ
bằng propranolol. Tuy nhiên, cần nghiên cứu với mẫu lớn hơn và theo dõi bệnh nhân thời gian lâu hơn, mới có
thể đưa ra kết luận chính xác hơn.
Từ khoá: xuất huyết tiêu hóa; vỡ tĩnh mạch thực quản giãn; dự phòng tiên phát

ABSTRACT
PRELIMINARY ASSESSMENT OF THE EFFECTIVENESS OF PRIMARY PROPHYLAXIS AGAINST
OESOPHAGEAL VARICEAL BLEEDING


Tran Nhut Thi Anh Phuong, Truong Tam Thu, Le Thanh Ly
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 136 -1 41
Objectives: To compare the effects of propranolol, endoscopic banding, and propranolol plus banding in
preventing first variceal haemorrhage.
Patients and Methods: A prospective study was carried out in 90 cirrhotic patients with high-risk
esophageal varices and no history of variceal bleeding. The patients were randomized into 3 groups: 30 patients
underwent variceal banding (group 1), 30 patients received propranolol (group 2), and 30 patients received
propranolol combined banding (group 3).
Results: The three groups of patients had comparable baseline characteristics: follow-up mean time (13.96 
2.98; 14.17 2.80 và 15.072.21 months); Cirrhosis with hepatitis B virus (30%; 33.3% and 40%); cirrhosis with
hepatitis C virus (53.3%; 40% and 43.3%); cirrhosis with other cause (16.7%; 26.7% and 16.7%); cirrhosis with
Child- Pugh A (20%; 20% and 23.3%); cirrhosis with Child- Pugh B (50%; 40% and 53.3%); cirrhosis with
* Khoa Nội Tiêu hóa - BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: Ths.BS. Trần Nhựt Thị Ánh Phượng ĐT: 091.3814214 email:

136

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

Nghiên cứu Y học

Child- Pugh C (30%; 40% and 23.3%); recurrence of variceal mean time after variceal ligation of group 1 and
group 3 (7.233.19 and 11.4 2.02 months với p=0.001); the frist bleeding mean time of variceal bleeding of
respectively three groups (10.23.03; 92.956 and 142.828 months with p=0.025); ratio of the frist bleeding of
variceal bleeding of respectively three groups (16.7%; 30% and 6.67%).
Conclusion: It seems that in patients with high-risk esophageal varices and no history of variceal
hemorrhage, propranolol combined endoscopic ligation of the varices is the most effective for the primary

prevention of variceal bleeding. However, further patients followed up for a longer duration are necessary for a
better comparison of these therapies.
Keywords: varicael bleeding, primary prophylaxis

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) do tĩnh mạch
thực quản giãn (TMTQG) là biến chứng thường
gặp của hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở
bệnh nhân xơ gan và có tỉ lệ tử vong cao 30 70%(7). Bệnh nhân xơ gan có TMTQG không có
XHTH do vỡ TMTQG trước đó , theo dõi trong 2
năm và không có điều trị dự phòng hiệu quả thì
khả năng XHTH do vỡ TMTQG 25- 40%(4). Khi
bệnh nhân XHTH do vỡ TMTQG xuất hiện thì tỉ
lệ XHTH tái phát và tỉ lệ tử vong sẽ tăng, mỗi lần
xuất huyết có tỉ lệ tử vong cao 30 – 50%(8). Vì vậy,
điều trị dự phòng tiên phát XHTH do vỡ
TMTQG rất quan trọng, điều này có thể làm
giảm nguy cơ, biến chứng, chi phí điều trị, tỉ lệ
tử vong do XHTH do vỡ TMTQG.
Thuốc ức chế  không chọn lọc
(Propranolol), có thể làm giảm áp lực tĩnh mạch
cửa, lưu lượng máu ở TMTQG và nguy cơ xuất
huyết tiên phát(5). Tuy nhiên, thuốc ức chế  có
một số chống chỉ định bệnh nhân không điều trị
được hay tác dụng phụ của thuốc khiến bệnh
nhân phải ngưng thuốc.
Thắt TMTQG là phương pháp điều trị qua
nội soi, chỉ định trong điều trị XHTH do vỡ
TMTQG đang tiến triển và điều trị dự phòng
XHTH tái phát do vỡ TMTQG. Một số báo cáo

cho thấy, thắt TMTQG có tỉ lệ cầm máu cao hơn,
tỉ lệ XHTH tái phát và biến chứng thấp hơn, số
đợt điều trị cần thiết để triệt tiêu TMTQG ít hơn
so với chích xơ TMTQG. Vì những ưu điểm đó,
thắt TMTQG được xem là phương pháp điều trị
dự phòng hứa hẹn cho dự phòng tiên phát
XHTH do vỡ TMTQG.

Qua những lý do nêu trên, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu với mục tiêu: So sánh hiệu quả
điều trị dự phòng tiên phát XHTH do vỡ
TMTQG bằng 3 phương pháp: thắt TMTQG,
thuốc ức chế  không chọn lọc (Propranolol) và
thắt TMTQG kết hợp Propranolol.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tuổi <75 và >15.
Có bằng chứng xơ gan trên lâm sàng và cận
lâm sàng.
Được phân loại theo chỉ số Child – Pugh.
Có nguy cơ xuất huyết cao(3) dựa trên phân
độ TMTQG theo Hội nghiên cứu tăng áp tĩnh
mạch cửa Nhật Bản (Japanese Research Society
for Portal Hypertension): TMTQG độ III hoặc độ
II có dấu đỏ.

Tiêu chuẩn loại trừ
Lâm sàng

- Bệnh nhân không hợp tác hoặc không trở
lại tái khám, theo dõi định kỳ.
- Bệnh lý nặng phối hợp (suy hô hấp, suy
tim, suy thận nặng, viêm phúc mạc, nhiễm
trùng).
- Đã có XHTH do vỡ TMTQG, bệnh dạ dày
tăng áp cửa, loét dạ dày, u mạch máu.
- Đã được điều trị TMTQG hay báng bụng
trước đó qua nội soi (chích xơ hay thắt TMTQG),
TIPS (Transjugular Intrahepatic Portalsystemic
Shunt), phẫu thuật.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012

137


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

Nghiên cứu Y học

- Điều trị thuốc ức chế  hay Nitrates trong
vòng 30 ngày trước đó.

Nhóm điều trị bằng thắt TMTQG kết hợp
với Propanolol

- Chống chỉ định thuốc ức chế  (suy tim ứ
huyết, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế
quản, tiểu đường phụ thuộc insuline, nhịp tim

chậm <64lần/phút, huyết áp tâm thu <100
mmHg).

Bệnh nhân được thắt TMTQG cho đến khi
TMTQG bị triệt tiêu hoàn toàn hoặc kích thước
TMTQG giảm đến mức không thể thắt được.

Xét nghiệm máu:
- Rối loạn đông máu không đáp ứng với
truyền các chế phẩm máu (Prothrombin time
kéo dài >3 giây, INR >1.6).
- Giảm tiều cầu <40.000 mm3.
- Tăng AFP.

Bệnh nhân được dùng thuốc ức chế bơm
proton, 1 lần/ ngày trong thời gian được điều
trị bằng thắt TMTQG cho đến khi TMTQG bị
triệt tiêu.

Phân nhóm điều trị và lịch theo dõi
Bệnh nhân được thăm khám tại bệnh viện
Chợ Rẫy.
Bệnh nhân đạt tiêu chuẩn nghiên cứu, được
phân chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm:

Hình ảnh:
- Có bằng chứng ung thư gan (CT Scan và
tăng AFP, mô học hoặc cả hai).

- Nhóm 1: Điều trị dự phòng tiên phát bằng

thắt TMTQG.

- Huyết khối tĩnh mạch gan hoặc tĩnh mạch
cửa.

- Nhóm 2: Điều trị dự phòng tiên phát bằng
thuốc ức chế  (propranolol).
- Nhóm 3: Điều trị dự phòng tiên phát bằng
thắt TMTQG kết hợp propranolol.

Nội soi:
- Chống chỉ định nội soi.
- Viêm trợt thực quản nặng, hẹp thực quản
cần phải nong thực quản, loét hoạt động ở dạ
dày hay tá tràng, u ống tiêu hóa trên.
- U mạch máu ống tiêu hóa trên hay bệnh dạ
dày có tăng áp cửa nặng có xuất huyết tự phát
hay do tiếp xúc.

Nhóm điều trị bằng thắt TMTQG qua nội soi
Bệnh nhân được thắt TMTQG cho đến khi
TMTQG bị triệt tiêu hoàn toàn hoặc kích thước
TMTQG giảm đến mức không thể thắt được
TMTQG tái phát được phát hiện qua theo
dõi nội soi và có chỉ định thắt lại.

Nhóm điều trị bằng thuốc ức chế  không chọn
lọc (Propranolol)
Bệnh nhân được tái khám hàng tuần để điều
chỉnh liều propranolol để làm giảm nhịp tim cơ

bản 25%, duy trì nhịp tim tối thiểu >50 lần/ phút,
huyết áp tâm thu > 90 mmHg(4). Tái khám theo
dõi nhịp tim và huyết áp mỗi 3 tháng.

138

Bệnh nhân trong mỗi nhóm được phân loại
theo bệnh căn của xơ gan (do viêm gan siêu vi B,
viêm gan siêu vi C, khác), phân loại theo Child –
Pugh (A, B, C).
Sau khi điều chỉnh được liều propranolol
thích hợp và/ hoặc đã điều trị thành công thắt
TMTQG qua nội soi. Bệnh nhân cả 3 nhóm được
theo dõi lâm sàng và cận lâm sàng mỗi 3 tháng.
Mỗi bệnh nhân được theo dõi cho đến khi
xuất hiện xuất huyết tiên phát do vỡ TMTQG
hoặc bệnh nhân tử vong, hoặc ít nhất 2 năm,
trong nghiên cứu này chúng tôi theo dõi bệnh
nhân tối đa 18 tháng.

Ngưng điều trị và thất bại điều trị
XHTH do vỡ TMTQG được xác định qua nội
soi.
Xuất huyết nặng do tăng áp cửa không do vỡ
TMTQG (giãn tĩnh mạch dạ dày, tá tràng, hoặc
bệnh dạ dày tăng áp cửa).
Biến chứng nặng của điều trị nội soi (thủng,
xuất huyết nặng từ chỗ loét sau thắt TMTQG,

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
hẹp thực quản phải nong thực quản).
Tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc ức
chế  (nhịp chậm, block tim, hạ huyết áp với
triệu chứng nặng, ngất).
Tử vong.

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang.
Nghiên cứu thực hiên tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Thời gian: Mỗi bệnh nhân được theo dõi cho
đến khi xuất hiện xuất huyết tiên phát do vỡ
TMTQG hoặc bệnh nhân tử vong, hoặc ít nhất 2
năm, trong nghiên cứu này chúng tôi theo dõi
bệnh nhân tối đa 18 tháng (từ 01/08/2009 đến
01/02/2011).
Cỡ mẫu: mỗi nhóm 30 bệnh nhân, 3 nhóm.

Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS
16.0
Các biến định tính được trình bày dưới dạng
tỉ lệ phần trăm.

Nghiên cứu Y học

được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch
chuẩn; các biến định lượng không có phân phối

chuẩn được trình bày dưới dạng trung vị
(khoảng vị).
Kiểm định mối tương quan giữa các biến
định tính bằng phép kiểm Chi bình phương (có
hiệu chỉnh theo Exact’s Fisher trong trường hợp
bảng 2x2 có ít nhất 1 ô có vọng trị < 5).
Kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm, ba
nhóm là biến định lượng có phân phối chuẩn
bằng phép kiểm T test, Anova.
Mọi sự khác biệt được xem là có ý nghĩa
thống kê khi p < 0,05; với khoảng tin cậy 95%.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Nhóm 1: Điều trị dự phòng tiên phát bằng
thắt TMTQG.
Nhóm 2: Điều trị dự phòng tiên phát bằng
thuốc ức chế  (propranolol).
Nhóm 3: Điều trị dự phòng tiên phát bằng
thắt TMTQG kết hợp propranolol.

Các biến số định lượng có phân phối chuẩn

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
Đặc điểm
Tuổi
Giới

Nam
Nữ
Nguyên nhân xơ

HBV
gan
HCV
Khác
Child – Pugh
A
B
C
Độ TMTQG
II, RC(+)
III,RC(+)
Thời gian trung bình theo dõi (tháng)

Tổng n=90
45,5313,54
59 (65,6)
31 (34,4)
31 (34,4)
41 (45,6)
18 (20)
19 (21,1)
43 (47,8)
28 (31,1)
36 (40)
54 (60)
13,96 2,98

Không có sự khác biệt giữa 3 nhóm về: tuổi,
giới tính, nguyên nhân xơ gan, chỉ số Child –
Pugh và độ TMTQG.

Tỉ lệ nam/nữ: 1.9/1. Một số nghiên cứu của
Jutabha, Schepke M(4) cũng có tỉ lệ nam/nữ: 2/1
Nguyên nhân phần lớn là do viêm gan siêu
vi B (34,4%) và viêm gan siêu vi C (45,6%), 20%
là do nguyên nhân khác, chủ yếu là do rượu.

Nhóm 1 n=30 Nhóm 2 n=30
44,5 13,56
21 (70)
9 (30)
9 (30)
16 (53,3)
5 (16,7)
6 (20)
15 (50)
9 (30)
12 (40)
18 (60)
14,17 2,80

47,43 13,45
18 (60)
12 (40)
10 (33,3)
12 (40)
8 (26,7)
6 (20)
12 (40)
12 (40)
12 (40)

18 (60)
12,63  3,38

Nhóm 3 (n=30)
44,6713,87
20 (66,7)
10 (33,3)
12 (40)
13 (43,3)
5 (16,7)
7 (23,3)
16 (53,3)
7 (23,3)
12 (40)
18 (60)
15,072,21

P
0,962
0,709
0,720

0,723

1,000

Thời gian trung bình theo dõi của bệnh nhân
13,96 ± 2,98 tháng, bệnh nhân ở nhóm 3 có thời
gian trung bình theo dõi dài hơn 2 nhóm còn lại.
Tuy nhiên, để khả thi hơn thì mỗi bệnh nhân cần

phải theo thời gian ít nhất 2 năm, hoặc bệnh
nhân phải chấm dứt nghiên cứu như: tác dụng
phụ của thuốc, XHTH do vỡ TMTQG, tử vong...
Vì thế, các bệnh nhân trong mỗi nhóm được tiếp

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012

139


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

Nghiên cứu Y học
tục theo dõi và nghiên cứu thêm.

Phương pháp điều trị dự phòng
Phương pháp
điều trị

Nhóm 1
n=30

Nhóm 2
n=30

Nhóm 3
n=30

P


42,67
10,15

42,67
10,15

1,00

Liều propranolol
trung bình/ngày
(mg)
Thắt Số lần thắt 1,9330,87
TMTQG trung bình
Số vòng 3,630,67
thắt trung
bình/lần

1,970,85 0,881
3,70,65 0,697

Liều điều trị propranolol trung bình ở 2

nhóm (nhóm 2 và nhóm 3) như nhau: 42,67 ±
10,15mg/ngày, không có khác biệt về ý nghĩa
thống kê. Trong khi đó một số nghiên cứu nước
ngoài liều dùng propranolol thường cao hơn,
như nghiên cứu của Schepke M là 77,3± 39,5
mg/ngày, có lẽ do cân nặng của người Việt Nam
thấp hơn.
Điều trị bằng thắt TMTQG (nhóm 1) và thắt

TMTQG kết hợp propranolol (nhóm 3), không có
khác biệt ý nghĩa thống kê, về số lần thắt
TMTQG cũng như số vòng thắt TMTQG/ lần.

Theo dõi điều trị
Tai biến
điều trị

Tái phát

Theo dõi điều trị
Nhịp tim chậm

Nhóm 1 n=30

Nhóm 3 n=30
2 (6,7)

P
1,0

Nuốt khó

14 (46,7)

11 (36,7)

0,6

Khó chịu ở ngực


20 (66,7)

20 (66,7)

1,0

Sốt

4 (13,3)

4 (13,3)

1,0

Loét thực quản

14 (46,7)

12 (40)

0,795

Xuất huyết do loét chỗ thắt

2 (6,7)

2 (6,7)

1,0


Xuất huyết do thắt

3 (10)

2(6,7)

1,0

Tái phát TMTQG

13 (43,3)

15 (50)

0,6

Thời gian trung bình tái phát
(tháng)
Số lần thắt trung bình

7,233,19

11,4 2,02

0,001

1,12 0,33

1,070,26


0,635

Số vòng thắt trung bình/ lần

2,88 0,78

3,00 0,93

0,699

Một số tai biến điều trị như nuốt khó, khó
chịu ở ngực, sốt, thường tự khỏi sau vài ngày.
Tuy nhiên, một tai biến cũng hay gặp là loét thực
quản (46,7% nhóm 1 và 40% nhóm 3), thậm chí
xuất huyết chỗ loét thực quản (6,7% ở nhóm 1 và
nhóm 3). Vì thế, cần phải dùng thêm ức chế bơm
proton cho bệnh nhân thắt TMTQG.
Tần suất tái phát TMTQG ở nhóm 1 (43,3%)
và nhóm 3 (50%), không có khác biệt ý nghĩa
thống kê. Tuy nhiên, thời gian tái phát nhóm 3
kéo dài hơn nhóm 1 và có ý nghĩa thống kê, có
thể dùng propranolol kết hợp với thắt TMTQG
sẽ giúp cho thời gian tái phát TMTQG lâu hơn
khi chỉ điều trị bằng thắt TMTQG.
Khi tái phát TMTQG ở nhóm 1, nhóm 3, số
lần thắt TMTQG lại và số vòng thắt TMTQG lại/
lần thấp hơn khởi đầu điều trị.

140


Nhóm 2 n=30
2 (6,7)

Kết quả
Thời gian

Nhóm 1
n=30

Nhóm 2
n=30

Thời gian trung bình 10,23,03 92,956
xuất hiện xuất huyết
tiên phát (tháng)
Tần suất
Tần suất xuất hiện
xuất huyết tiên phát

Nhóm 3
n=30

P

142,828 0,025

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
n=30
n=30

n=30
5 (16,7) 9 (30) 2 (6,67)

Tổng
n=90
16
(17,78)

Tử vong

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tổng
n=30
n=30
n=30
n=90
Tử vong do XHTH do 2(6,67) 3(10) 1(3,33) 6 (6,67)
vỡ TMTQG
Tử vong không do 2 (6,67) 1 (3,33) 2 (6,67) 5(5,55)
XHTH

Vì chỉ có 16 trường hợp XHTH do vỡ
TMTQG trong cả 3 nhóm, chia ra mỗi nhóm thì
số liệu quá nhỏ, chúng tôi không thể phân tích

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
thống kê được. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy
rằng tỉ lệ xuất hiện xuất huyết tiên phát ở nhóm

chỉ dùng propranolol (nhóm 2: 30%) cao hơn 2
nhóm còn lại (nhóm 1: 16,5% và nhóm 3: 6,67%).
Hơn nữa, thời gian trung bình xuất hiện xuất
huyết tiên phát do vỡ TMTQG ở nhóm 3: 14 
2,828 tháng, lâu hơn ở 2 nhóm còn lại (nhóm 1:
10,2  3,03 tháng và nhóm 2: 9  2,956 tháng), có
ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy việc điều trị
kết hợp thắt TMTQG và propranolol để dự
phòng tiên phát XHTH do vỡ TMTQG tỏ ra có
hiệu quả hơn so với chỉ dùng thắt TMTQG hay
chỉ dùng propranolol mặc dù chưa ý nghĩa
thống kê, nhưng đây là vấn đề cần lưu ý.
Tỉ lệ tử vong do XHTH do vỡ TMTQG là 6
trường hợp (6,67%) trong đó nhóm 2: 3(10%),
nhóm 1: 2(6,67%) và nhóm 3: 1(3,33%).
Theo Schepke M., propranolol và thắt
TMTQG có hiệu quả tương đương nhau trong
điều trị dự phòng tiên phát XHTH do vỡ
TMTQG(8). Qua theo dõi, XHTH do vỡ TMTQG
xảy ra 25% bệnh nhân thắt TMTQG và 29% bệnh
nhân điều trị bằng propranolol.Trong khi đó,
Chalasani N cho rằng thắt TMTQG không hiệu
quả hơn propranolol trong điều trị dự phòng
tiên phát XHTH do vỡ TMTQG và đề nghị thắt
TMTQG nên điều trị ở bệnh nhân không thể
điều trị bằng propranolol(1). Theo Jutabha R.(4),
SarinS.K(7), thắt TMTQG có hiệu quả hơn
propranolol trong điều trị dự phòng tiên phát
XHTH do vỡ TMTQG ở bệnh nhân xơ gan có
TMTQG có nguy cơ xuất huyết cao (sau 18

tháng, khả năng xuất huyết ở nhóm propranolol
là 43% và nhóm thắt TMTQG là 15%, p=0,04).

Nghiên cứu Y học

cỡ mẫu lớn hơn nữa và thời gian theo dõi bệnh
nhân lâu hơn để đánh giá thêm hiệu quả của các
phương pháp điều trị dự dòng tiên phát XHTH
do vỡ TMTQG.

KẾT LUẬN
Bước đầu phân tích kết quả nghiên cứu về
các phương pháp điều trị dự phòng tiên phát
XHTH do vỡ TMTQG ở bệnh nhân xơ gan có
TMTQG và có nguy cơ xuất huyết cao. Chúng tôi
nhận thấy rằng, thắt TMTQG kết hợp
propranolol tỏ ra có hiệu quả hơn chỉ điều trị
bằng thắt TMTQG hay chỉ bằng propranolol. So
với thắt TMTQG thì propranolol có vẻ kém hiệu
quả hơn. Tuy nhiên, cần nghiên cứu với mẫu lớn
hơn và theo dõi bệnh nhân thời gian lâu hơn,
mới có thể đưa ra kết luận chính xác hơn để
chọn lựa phương pháp điều trị dự phòng tiên
phát một cách hiệu quả, an toàn và kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.


4.

5.

6.

Sarin S.K., thắt TMTQG kết hợp với
propranolol không hiệu quả hơn trị liệu đơn
thuần bằng thắt TMTQG với tỉ lệ xuất huyết do
vỡ TMTQG sau 20 tháng theo dõi, tương đương
mỗi nhóm 7% và 11% (p=0.72)(6).

7.

Có thể mẫu chúng tôi nghiên cứu nhỏ và
thời gian theo dõi bệnh nhân chưa đủ. Vì vậy,
trong tương lai chúng tôi tiếp tục nghiên cứu với

9.

8.

Chalasani N, Boyer TD (2005): Primary prophylaxis against
variceal bleeding:  blockers, endoscopic ligation, or both? Am
J Gastroenterol., 100, pp.805-807.
Franchis R (2003): Evaluation and follow up of patients with
cirrhosis and oesophageal varices. J Hepatol., 38, pp.361-363.
Japanese Research Society For Portal Hypertension (1980): The
general rules for recording endoscopic findings on esophageal

varices. Jap J of Surg 1980, Vol.10, No.1, pp.84-87.
Jutabha R, Jensen DM et al (2005): Randomized study
comparing banding and Propranolol to prevent initial variceal
hemorrhage in cirrhosis with high-risk esophageal varices.
Gastroenterology, 128, pp.870-881.
Saab S, DeRosa V, Nieto J, Durazo F, Han S, Roth B (2003):
Costs and clinical outcomes of primary prophylaxis of variceal
bleeding in patients with hepatic cirrhosis: A decision analytic
model. Am J Gastroenterol., 98, pp.763-770.
Sarin S.K., Wadhawan M., Agarwal S.R., Tyagi P., Sharma
B.C.(2005): Endoscopic variceal ligation plus propranolol
versus Endoscopic variceal ligation alone in primary prophy
laxis of variceal bleeding. Am J Gastroenterol., 100, pp.797-804.
Sarin SK, Lamba GS, Kuma M, Misra A, Murthy NS (1999):
Comparison of endoscopic ligation and Propranolol for the
primary prevention of variceal bleeding. N Eng J Med., 340,
pp.988-993.
Schepke M, Kleber G, Nürnberg D, Willert J, Koch L et al
(2004): Ligation versus propranolol for the primary prophylaxis
of variceal bleeding in cirrhosis. Hepatology., 40, pp.65-72.
Teran JC, Imperiale TF et al (1997): Primary Prophylaxis of
variceal bleeding in cirrhosis: A cost-effectiveness analysis.
Gastroenterology, 112, pp.473-482.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012

141




×