Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm sọ - mặt của trẻ em 12 tuổi người Kinh theo phân tích down trên phim sọ nghiêng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.86 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017

ĐẶC ĐIỂM SỌ - MẶT CỦA TRẺ EM 12 TUỔI NGƢỜI KINH
THEO PHÂN TÍCH DOWN TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG
Vũ Thị Xuân*; Nguyễn Thị Thu Phương*; Đỗ Hải Vân*
TÓM TẮT
Mục tiêu: nhận xét chỉ số sọ - mặt trên phim sọ nghiêng từ xa ở trẻ 12 tuổi người Kinh theo
phương pháp Down. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 267 trẻ
12 tuổi gồm 144 nam và 123 nữ. Tiêu chí lựa chọn là khớp cắn loại I xương, không có bất
thường xương, không điều trị chỉnh nha trước đó. Xác định và phân tích tất cả điểm mốc theo
phương pháp Down. Kết quả: FH/N-Pg: 86,99 ± 3,30, Y- Angle: 61,28 ± 3,49, FH/Go-Me: 27,17
± 3,79, i-MP: 5,47 ± 5,79, I/i: 119,72 ± 8,24. Có sự khác biệt giữa hai giới (p < 0,05). Kết luận:
có sự khác biệt về một số đặc điểm hình thái sọ - mặt giữa trẻ nam với nữ cùng lứa tuổi. Ở trẻ
nam, góc mặt, góc mặt phẳng hàm dưới nhỏ hơn trẻ nữ, góc trục Y lớn hơn trẻ nữ. Góc răng
cửa hàm dưới với mặt phẳng hàm dưới nhỏ hơn nữ, góc răng cửa lớn hơn nữ.
* Từ khóa: Đặc điểm sọ - mặt; Phim sọ nghiêng; Trẻ em 12 tuổi.

Cephalomatric Evaluation of 12-Year-Old Kinh’s Children by
Down’s Analysis
Summary
Objectives: To establish the cephalomatric indexes at 12 year-old Kinh’s ethnic children group
using Down’s analysis. Subjects and methods: A descriptive cross-sectional study on 267
standardized lateral cephalomatric radiographs including 144 males and 123 females. The criteria
of selection were class I incisor relationship no skeletal abnormality, and no previous orthodontic
treatment. All cephalomatric landmarks were located and determined and subsequently tracing
had been done according to Down’s analysis. Results: FH/N-Pg: 86.99 ± 3.30, Y-Angle: 61.28 ±
3.49, FH/Go-Me: 27.17 ± 3.79, i-MP: 5.47 ± 5.79, I/i: 119.72 ± 8.24. There are differences
between 2 genders (p < 0.05). Conclusion: There are differences between 2 genders. In male:
facial angle and mandibular plane angle were smaller and Y-angle was large than in female; cant
of occlusal plane was smaller, and L1 to mandibular plane was larger than in female.
* Keywords: Cephalomatric features; Cephalomatric film; 12-year-old children.



ĐẶT VẤN ĐỀ
Lứa tuổi 12 có nhiều thay đổi về mặt
hình thái. Đây là lứa tuổi trẻ bắt đầu dậy
thì và cơ thể có nhiều thay đổi. Trong sự
phát triển chung của cơ thể, hệ thống sọ mặt có tăng tốc độ tăng trưởng. Mức độ

này khác nhau giữa các chủng tộc, dân
tộc, giữa nam và nữ. Lứa tuổi 12 có ý
nghĩa quan trọng trong chỉnh hình hàm
mặt vì thay đổi từ hệ răng hỗn hợp sang
hệ răng vĩnh viễn, mặt phát triển nhanh,
tốc độ tăng trưởng khác nhau của xương
hàm trên và hàm dưới.

* Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Thị Xuân ()
Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 04/09/2017
Ngày bài báo được đăng: 08/09/2017

393


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
Phim sọ nghiêng từ xa là công cụ không
thể thiếu trong chỉnh hình hàm mặt, giúp
các nhà lâm sàng, nghiên cứu có thể tính
toán chính xác và thiết lập kế hoạch điều
trị thích hợp. Hiện nay, nhiều phương pháp
phân tích sọ mặt được áp dụng, trong đó

phân tích Down là một trong những phương
pháp hữu hiệu giúp các nhà lâm sàng mô
phỏng nhanh dữ liệu thu thập được. Trên
thế giới, nhiều tác giả sử dụng phân tích
Down trong nghiên cứu và thực hành để
mô tả, đánh giá đặc điểm của răng, xương,
đồng thời tiên đoán sự phát triển của
chúng trong tương lai gần và xa: Nasser
M Al Jesser (2005) [1], Mohammad
Khursheed Alam (2012) [12]….
Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam chưa
có tác giả nào sử dụng phân tích Down
trong nghiên cứu sọ - mặt trên phim
nghiêng ở trẻ em 12 tuổi. Do đó, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm: Đánh
giá một số chỉ số sọ - mặt trên phim
nghiêng ở trẻ em 12 tuổi người Kinh.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
267 trẻ 12 tuổi đến khám tại Viện Đào
tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y

Hà Nội, có ông bà nội ngoại là người Việt
Nam, dân tộc Kinh.
* Tiêu chuẩn lựa chọn: trẻ có khớp cắn
loại I xương, không có bất thường vùng
hàm mặt và không điều trị chỉnh nha
trước đó. Tất cả trẻ có chụp phim sọ
nghiêng đảm bảo chất lượng tốt, thấy rõ

hình ảnh của mô cứng, có đầy đủ răng và
mầm răng trên phim, răng ở tư thế lồng
múi tối đa và môi ở vị trí thư giãn tự
nhiên.
- Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
tiến hành nghiên cứu tại Hà Nội từ tháng
10 - 2016 đến 4 - 2017.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
* Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:
Lựa chọn ngẫu nhiên 267 trẻ trong
danh sách bệnh nhân 12 tuổi đủ tiêu
chuẩn lựa chọn và đã chụp phim sọ
nghiêng kỹ thuật số. Lập danh sách
phim bệnh nhân đã lựa chọn. Sau đó,
vẽ và phân tích phim theo phương pháp
phân tích phim sọ nghiêng bằng phần
mềm, sử dụng phân tích phim theo
Down với 10 biến số (hình 1). Ghi kết
quả vào phiếu khám có sẵn, sau đó xử
lý số liệu.

Hình 1: Các biến số trong phân tích Down [4].
(1. Góc mặt; 2. Góc lồi mặt; 3. Góc mặt phẳng A-B; 4. Góc mặt phẳng hàm dưới;
5. Góc trục mặt Y; 6. Góc FH/Occ; 7. Góc U1/L1; 8. Góc L1/Occ;
9. Góc L1/ MP; 10. Độ lồi mặt)
394


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017

* Các điểm mốc trên phim:
- Điểm khớp mũi - trán (Nasion - Na):
điểm trước nhất trên đường khớp trán mũi theo mặt phẳng dọc giữa.
- Điểm S (Sella turciaca): điểm trung
tâm của hố yên xương bướm.
- Điểm Or (Orbital): điểm thấp nhất bờ
dưới hốc mắt.
- Điểm Po (Porion): điểm cao nhất bờ
trên ống tai ngoài.
- Điểm A: điểm sau nhất của xương ổ

- Mặt phẳng Frankfort: đi qua Po và
Or.
- Mặt phẳng hàm dưới: đi qua Go và
Gn.
- Mặt phẳng khớp cắn: nối răng cối lớn
thứ nhất và rìa cắn răng cửa.
* Xử lý số liệu: tính toán, xử lý số liệu
và dữ kiện bằng phần mềm thống kê
SPSS 16.0.
* Đạo đức nghiên cứu:
Tất cả đối tượng nghiên cứu trong đề

răng hàm trên theo đường dọc giữa.

tài này thuộc đối tượng nghiên cứu của

- Điểm B: điểm thấp nhất của xương ổ
răng hàm dưới theo đường dọc giữa.


Đề tài Nhà nước “Nghiên cứu đặc điểm

- Điểm Go (Gonion): điểm dưới nhất và
sau nhất của góc hàm dưới.

ứng dụng trong y học”. Đề tài được Hội

- Điểm Gn (Gnathion): điểm trước nhất
và dưới nhất của cằm.

thông qua ngày 20 tháng 10 năm 2016.

- Điểm Pg (Pogonion): điểm trước nhất
của cằm.

nhân trắc đầu mặt của người Việt Nam để
đồng Đạo đức số 202/HĐĐĐĐHYHN

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu thu thập được

- Điểm I: điểm trước nhất của thân
răng cửa hàm trên.

267 trẻ 12 tuổi tại Viện Đào tạo Răng

- Điểm i: điểm trước nhất của than
răng cửa hàm dưới.

144 trẻ nam và 123 trẻ nữ. Các chỉ số


- Điểm Is: điểm rìa cắn răng cửa hàm
trên.

và độ lệch chuẩn. So sánh chỉ số trung

- Điểm is: điểm rìa cắn răng cửa hàm
dưới.
- Điểm Isa: điểm chóp chân răng cửa
hàm trên.
- Điểm isa: điểm chóp chân răng cửa
hàm dưới.
* Mặt phẳng tham chiếu:

Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội, gồm
được tính toán giá trị trung bình, độ rộng
bình giữa nam và nữ bằng test thống kê
(t-test) với khoảng tin cậy 95% và
ngưỡng giá trị ý nghĩa 0,05.
* Phân bố đối tượng nghiên cứu theo
giới (n = 267):
Nam: 144 trẻ (54%); nữ: 123 trẻ (46%).
Trong các đối tượng nghiên cứu có
khớp cắn loại I, nam nhiều hơn nữ.
395


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
Bảng 1: Một số chỉ số trên xương và răng theo giới tính.
Nữ


Nam
Giá trị

Xương

Răng

p
Mean

SD

Mean

SD

Góc mặt

86,16

3,62

86,72

3,18

0,067*

Góc mặt phẳng hàm dưới


27,14

3,57

27,56

3,03

0,227**

Góc trục mặt Y

62,16

3,72

61,38

3,29

0,017**

Góc trục răng cửa hàm dưới

7,24

5,98

5,87


5,71

0,008*

118,54

8,02

120,28

7,94

0,014*

Góc liên răng cửa

(*: t-test, **: Mann - Whiney test)
Chỉ số trên xương và răng ở nam và nữ khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Góc mặt và mặt góc mặt phẳng hàm dưới không khác biệt giữa nam và nữ (p > 0,05).
Bảng 2: So sánh đặc điểm trên xương và răng với nghiên cứu của Choenami
(Hàn Quốc) [8].
Giá trị

Việt Nam

SD

Hàn Quốc


SD

p

Góc mặt

86,41

3,43

86,3

2,3

0,4470

Góc mặt phẳng hàm dưới

27,33

3,34

27,4

3,8

0,6414

Góc trục mặt Y


61,81

3,55

62,2

2,5

0,0119

Góc trục răng cửa hàm dưới

6,62

5,9

8,3

4,8

0,000

119,33

8,02

119

7,8


0,3546

Góc liên răng cửa

(*t-test)
So sánh chỉ số về xương và răng trong nghiên cứu của Choenami (Hàn Quốc) trên
đối tượng cùng lứa tuổi thấy góc mặt, góc mặt phẳng hàm dưới, góc liên răng cửa
không khác biệt với trẻ Hàn Quốc, chỉ số góc trục Y và góc trục răng cửa hàm dưới với
mặt phẳng hàm dưới khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
BÀN LUẬN
Ở thời điểm 12 tuổi, trẻ chuẩn bị bước
vào tuổi dậy thì với nhiều thay đổi về hình
thái sọ - mặt. Nghiên cứu đặc điểm chỉ số
xương và răng trên phim sọ nghiêng ở
tuổi 12 giúp chúng ta nhận xét được xu
hướng tăng trưởng ở giai đoạn quan
trọng này.
396

* Tương quan răng:
Tương quan giữa răng với xương hàm
hay tương quan giữa răng với răng khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ
(p < 0,05). Cụ thể, góc trục răng cửa hàm
dưới với mặt phẳng hàm dưới ở nam lớn
hơn nữ, răng cửa hàm dưới ở nam chìa
ra trước nhiều hơn so với nữ. Góc giữa


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017

răng cửa hàm trên và hàm là góc có giá
trị quan trọng trong hoạch định kế hoạch
chỉnh nha, sau khi kết thúc chỉnh nha, góc
trục răng cửa nên đạt góc lý tưởng.
Góc giữa trục răng hàm trên và hàm
dưới ở nữ lớn hơn nam, điều này chứng
tỏ trục răng cửa của nữ ở giai đoạn này
có xu hướng thẳng đứng hơn so với trục
răng cửa của nam.
* Tương quan xương:
Tương quan xương ở mặt của nam và
nữ (góc mặt, góc mặt phẳng hàm dưới)
không khác biệt (p > 0,05). Điều này phù
hợp với nghiên cứu của Lê Nguyên Lâm
(2014) [1] và Lê Võ Yến Nhi (2009) [2]
cho rằng ở nam và nữ khác biệt không có
ý nghĩa thống kê. Như vậy, độ nhô cằm,
cấu trúc xương mặt nhìn nghiêng tương
tự ở cả 2 giới. Tuy nhiên, góc trục Y ở
nam lớn hơn nữ, khác biệt này có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05). Xương hàm dưới mở
ra sau và xuống dưới so với tầng mặt trên
nhiều hơn ở trẻ nam.
* So sánh với số liệu theo phân tích
Down trên trẻ em Hàn Quốc:
Góc mặt, góc mặt phẳng hàm dưới
của đối tượng trong nghiên cứu này và
Hàn Quốc không khác biệt có ý nghĩa
thống kê. Nghĩa là độ nhô cằm của trẻ em
người Kinh và Hàn như nhau. Góc trục Y

của trẻ Hàn Quốc lớn hơn so với trẻ
người Kinh Việt Nam, khác biệt này có ý
nghĩa (p < 0,05). Góc trục Y cho thấy hàm
dưới trẻ Hàn có khuynh hướng tăng
trưởng về phía dưới nhiều hơn cằm trẻ
em Việt. Góc trục răng cửa của trẻ Việt và
trẻ Hàn không khác biệt. Góc trục răng

cửa hàm dưới với mặt phẳng hàm dưới
lớn hơn so với trẻ Hàn Quốc, khác biệt
này có ý nghĩa thống kê. Như vậy, răng
cửa hàm dưới của trẻ Việt nghiêng ra
trước nhiều hơn.
KẾT LUẬN
Sau khi áp dụng phương pháp phân
tích Down ở trẻ 12 tuổi người Việt, chúng
tôi rút ra một số kết luận:
- Xương hàm dưới ở trẻ nam có xu
hướng mở ra sau và xuống dưới nhiều
hơn so với trẻ nữ. Nhưng độ nghiêng của
răng hàm trên và răng hàm dưới ở trẻ nữ
nghiêng về trước nhiều hơn so với nam.
- Các giá trị trên xương và răng ở trẻ
người Kinh (Việt Nam) và trẻ Hàn hầu
như không khác biệt. Tuy nhiên, hàm
dưới của trẻ Hàn có xu hướng ra sau và
xuống dưới nhiều hơn so với trẻ Việt,
răng cửa hàm dưới của trẻ Việt nghiêng
ra trước nhiều hơn.
Phân tích Down là một phân tích đơn

giản, nhưng có giá trị để nhận xét hình
thái khuôn mặt. Chúng tôi hy vọng kết
quả nghiên cứu trên sẽ góp một phần nhỏ
cho nghiên cứu nhân chủng học ở trẻ em
Việt Nam.
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành nghiên cứu này, chúng
tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu
sắc nhất đến: PGS.TS Trương Mạnh
Dũng, PGS.TS Võ Trương Như Ngọc,
cùng toàn thể cơ quan, thầy cô bạn bè,
gia đình đã đồng hành, chỉ bảo và giúp
đỡ tận tình, tạo điều kiện thuận lợi để
hoàn thành bài báo này.
397


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Nguyên Lâm. Nghiên cứu sự tăng
trưởng cấu trúc sọ mặt theo phân tích
Ricketts ở trẻ 12 - 15 tuổi và đánh giá giá trị
tiên đoán với giá trị thực tế tại Cần Thơ. Luận
án Tiến sỹ Y học. Bệnh viện TWQĐ 108.
2014.
2. Lê Võ Yến Nhi. Sự tăng trưởng sọ mặt
ở trẻ em Việt Nam từ 10 đến 14 tuổi theo
phân tích Ricketts. Luận văn Tốt nghiệp Bác
sỹ Nội trú. Đại học Y Dược Thành phố Hồ
Chí Minh. 2009.

3. Nguyễn Thị Thu Phương. Chỉnh hình
răng mặt. Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt,
Trường Đại học Y Hà Nội, bài 3. 2013.
4. Võ Thị Thúy Hồng. Chỉnh hình răng mặt
cơ bản, chương I. Nhà xuất bản Y học. 2014.
5. Bộ môn Chỉnh hình Răng Mặt. Kiến thức
cơ bản và điều trị dự phòng. Nhà xuất bản Y
học - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. 2004.
6. Hồ Thùy Trang, Phan Xuân Lan. Phim
sọ nghiêng dùng trong chỉnh hình răng mặt.
Chỉnh hình Răng Mặt. Nhà xuất bản Y học.
2004, tr.84-105.

398

7. Mai Thu Thảo, Đoàn Quốc Huy, Phan
Thị Xuân Lan. Phân loại khớp cắn theo
Edward H.Angle. Chỉnh hình Răng Mặt. Nhà
xuất bản Y học. 2004, tr.67-75.
8. Trần Thúy Nga, Hoàng Tử Hùng. Sự
tăng trưởng phức hợp sọ mặt răng ở trẻ em
từ 3 đến 5 tuổi (Nghiên cứu dọc trên phim sọ
nghiêng). Luận án Tiến sỹ Y học. Đại học Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2000.
9. Đống Khắc Thẩm. Nghiên cứu dọc trên
phim sọ nghiêng ở trẻ từ 3 - 13 tuổi về mối
liên hệ giữa nền sọ và hệ thống sọ mặt trong
quá trình tăng trưởng. Luận án Tiến sỹ Y học.
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2010.
10. Nguyễn Thị Thu Phương, Võ Trương

Như Ngọc, Trần Thị Phương Thảo. Nhận xét
một số đặc điểm hình thái mô mềm khuôn
mặt trên phim sọ nghiêng từ xa ở một nhóm
sinh viên có khớp cắn Angle loại I. Tạp chí Y
học Thực hành. 2013, 874 (6), tr.147-150.
11. Nasser M Al Jasser. Cephalomatric
evaluation for Saudi by Down’s analysis and
Steiner’s analysis. 2005.
12. Mohammad Khursheed Alam. Cephalomatric
evaluation for Bangladeshi adult by Down’s
analysis. 2012.



×