Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Nghiên cứu đặc điểm tư duy của trẻ em từ 3 đến 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.31 KB, 21 trang )

Nghiên cứu đặc điểm tư duy của trẻ em
từ 3 đến 6 tuổi

Trần Hà Thu

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Tâm lý học
Chuyên ngành: Tâm lý học ; Mã số: 60 31 80
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trương Thị Khánh Hà
Năm bảo vệ: 2012

Abstract. Xây dựng các khái niệm cơ bản liên quan như: tư duy, đặc điểm tư duy, đặc
điểm tư duy của trẻ em từ 3 đến 6 tuổi. Tìm hiểu thực trạng đặc điểm tư duy của trẻ em từ
3 đến 6 tuổi và các yếu tố ảnh hưởng. Đề xuất những kiến nghị giúp cha mẹ và các cô
dạy trẻ có phương pháp phát triển tư duy cho trẻ tốt hơn.

Keywords. Tâm lý học; Tư duy; Tâm lý học trẻ em

Content.
MỞ ĐẦU


Trong quá trình phát triển của trẻ em, giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi đóng một vai trò quan
trọng. Đối với trẻ em ở giai đoạn đầu tiên của cuộc đời (0 đến 6 tuổi), các hiện tượng tâm
lý luôn cần được quan tâm phát triển vì nó là cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát
triển các hiện tượng tâm lý ở những giai đoạn lứa tuổi tiếp theo. Điều gì là khởi đầu thì sẽ
là nền tảng hết sức quan trọng cho tương lai. Khoa học cũng đã khẳng định rằng: những
cơ cấu và cơ chế quan trọng nhất của tâm trí con người được hình thành trong 5, 6 năm
đầu của cuộc đời. Với ý nghĩa quan trọng như vậy của giai đoạn lứa tuổi 0 đến 6 tuổi,
chúng ta cần quan tâm thích đáng hơn nữa tới trẻ em lứa tuổi này. Tạo điều kiện cho trẻ
mầm non phát triển chính là góp phần đặt nền móng vững chắc cho công cuộc “trồng
người” của toàn xã hội.


Trong thực tế, ở độ tuổi này, các em vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc và
giáo dục của bố mẹ, anh chị trong gia đình và các cô dạy trẻ. Nếu sự quan tâm, chăm sóc
đó đúng đắn thì trẻ sẽ có sự phát triển trí tuệ tốt, làm tiền đề cho sự phát triển những hiện
tượng tâm lý khác cũng như cho sự phát triển trí tuệ ở những giai đoạn lứa tuổi tiếp theo.
Ngược lại, nếu sự chăm sóc không đúng thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Trong
giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi thì vấn đề đặc điểm tư duy của trẻ từ 3 đến 6 tuổi và phương
pháp phát triển nó là rất cần thiết đối với các bậc phụ huynh và các cô dạy trẻ.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đặc điểm tư
duy của trẻ em từ 3 đến 6 tuổi" nhằm tìm hiểu đặc điểm tư duy của trẻ em và các yếu tố
ảnh hưởng; từ đó đề xuất những kiến nghị giúp cha mẹ và các cô dạy trẻ có phương
pháp phát triển tư duy của trẻ tốt hơn.
1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu đặc điểm tư duy của trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 6 tuổi và các yếu tố ảnh
hưởng nhằm đưa ra những kiến nghị giúp cha mẹ và các cô dạy trẻ có phương pháp phát
triển tư duy của trẻ tốt hơn.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Lý luận
- Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề.
- Xây dựng các khái niệm cơ bản của đề tài: tư duy, đặc điểm tư duy, đặc điểm tư
duy của trẻ em từ 3 đến 6 tuổi.
2.2. Thực tiễn
- Tìm hiểu thực trạng đặc điểm tư duy của trẻ em từ 3 đến 6 tuổi và các yếu tố ảnh
hưởng.
- Đề xuất những kiến nghị giúp cha mẹ và các cô dạy trẻ có phương pháp phát triển
tư duy cho trẻ tốt hơn.
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm một số loại hình tư duy của trẻ mẫu giáo từ 3 đến 6 tuổi (tư duy trực
quan - hành động, tư duy trực quan - hình tượng).
3.2. Khách thể nghiên cứu

90 trẻ em từ 3 đến 6 tuổi trong đó: 30 em 3 - 4 tuổi; 30 em 4 - 5 tuổi; 30 em 5 - 6 tuổi;
90 cha mẹ của những trẻ tham gia nghiên cứu; 6 cô giáo mầm non của các em.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Mức độ phát triển các loại tư duy (tư duy trực quan - hành động, tư duy
trực quan - hình tượng) của trẻ mẫu giáo từ 3 đến 6 tuổi và một số yếu tố ảnh
hưởng.
- Địa điểm: trường mầm non công lập Hoa Sữa, quận Đống Đa và trường mẫu giáo
tư thục Khánh Ly, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Thời gian: từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011.

4. Giả thuyết nghiên cứu
Nhìn chung, tư duy của trẻ em các trường mầm non phát triển phù hợp với lứa tuổi.
Tuy nhiên, mức độ phát triển các loại tư duy ở một số trẻ còn thấp. Một trong những
nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do người lớn chưa biết cách và chưa quan tâm
phát triển tư duy của trẻ một cách khoa học.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu
sau:
5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
5.2. Phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động
5.3. Phương pháp quan sát
5.4. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi
5.5. Phương pháp phỏng vấn sâu
5.6. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Một số hƣớng tiếp cận vấn đề tƣ duy trong tâm lý học
1.1.1.1. Tiếp cận hành vi

1.1.1.2. Tiếp cận hình thái (Gestalt)
1.1.1.3. Tiếp cận phát sinh nhận thức
1.1.1.4. Tiếp cận hoạt động
1.1.2. Những nghiên cứu về đặc điểm tƣ duy của trẻ em ở nƣớc ngoài
Trong tâm lý học, trẻ em luôn là đối tượng trung tâm để nghiên cứu các vấn đề đặc
trưng về tâm lý học. Hoạt động tư duy là một trong những vấn đề đó. Vậy tư duy của
trẻ em nảy sinh, hình thành và phát triển ra sao? Các công trình nghiên cứu về tư duy
trẻ em của các nhà khoa học trên thế giới đã có nhiều câu trả lời khác nhau. Tiêu biểu
trong đó phải kể đến những công trình nghiên cứu của nhà tâm lý học Vưgotxki và
Jean Piaget.


1.1.3. Những nghiên cứu về đặc điểm tƣ duy của trẻ em ở Việt Nam
Có thể nói, ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu riêng về tư duy trẻ
em mẫu giáo. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về trí tuệ trẻ em của Hồ Ngọc
Đại, Phạm Hoàng Gia, Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Khắc Viện…đã đạt được nhiều
kết quả đáng trân trọng.
1.2. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Khái niệm tƣ duy
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn định nghĩa tư duy của Nguyễn Quang
Uẩn:“Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những
mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện
thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.” [39].
1.2.2. Tƣ duy của trẻ mẫu giáo
Từ những tìm hiểu về cơ sở lí luận của đề tài, chúng tôi hiểu rằng : tư duy của trẻ
mẫu giáo là quá trình khám phá những thuộc tính mới, những mối quan hệ mới giữa
các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan mà trước đó trẻ chưa biết.
1.2.3. Đặc điểm tƣ duy của trẻ mẫu giáo
Theo Nguyễn Ánh Tuyết, đến tuổi mẫu giáo, tư duy của trẻ có một bước ngoặt rất
cơ bản. Đó là sự chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong mà

thực chất đó là việc chuyển những hành động định hướng bên ngoài thành những
hành động định hướng bên trong theo cơ chế nhập tâm. Mặc dù tư duy của trẻ mẫu
giáo bước sang một giai đoạn phát triển mới, nhưng đó mới chỉ là một bước nhảy từ
bờ bên này (là tư duy ở bình diện bên ngoài, tư duy trực quan - hành động) sang bờ
bên kia (là tư duy trực quan – hình tượng). Đây mới chỉ là điểm khởi đầu của loại
hình tư duy mới. Loại hình tư duy này còn được hoàn thiện và phát triển suốt giai
đoạn tuổi mẫu giáo và là tiền đề quan trọng cho tư duy ngôn ngữ phát triển [35].
1.2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển tƣ duy của trẻ em từ 3 đến 6 tuổi
1.2.4.1. Di truyền
1.2.4.2. Giáo dục
1.2.4.3. Tính tích cực hoạt động của trẻ




Chƣơng 2
TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vài nét về quá trình tổ chức thực hiện và khách thể nghiên cứu:
2.1.1. Tiến trình thực hiện
Đề tài nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 12
năm 2011
2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi điều tra trên khách thể chính là trẻ em từ 3
đến 6 tuổi bao gồm:
- 45 em ở trường mẫu giáo tư thục Khánh Ly, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội bao
gồm 03 lớp: mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn. Mỗi lớp 15 em.
- 45 em ở trường mẫu giáo công lập Hoa Sữa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội bao
gồm 03 lớp: mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn. Mỗi lớp 15 em.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

2.2.2.Phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động
2.2.2.1. Phân tích kết quả thực hiện các bài tập tư duy của Jean Piaget.
Chúng tôi đã sử dụng 6 bài tập sau của Jean Piaget để nghiên cứu tư duy của trẻ mẫu
giáo nhỡ và mẫu giáo lớn (dựa trên tài liệu của Robert S. Siegler, Children’s thinking).
Bài 1: Vật liệu bao gồm một xô nước chứa đầy nước, một chiếc cốc dùng để múc
nước, 1 cái cốc thấp miệng rộng và 2 cái cốc cao miệng hẹp. Nhà nghiên cứu múc nước
từ xô bằng cùng một cốc lần lượt đổ vào 2 chiếc cốc cao miệng hẹp để sẵn trước mặt trẻ.
Hỏi trẻ: “Em cho cô biết nước ở cốc nào nhiều hơn?”. Trẻ trả lời: “Nước ở hai cốc như
nhau ạ”. Sau đó đổ nước từ 1 chiếc cốc cao miệng hẹp sang chiếc cốc thấp miệng rộng.
Hỏi trẻ: “Bây giờ em cho cô biết cốc nào có nhiều nước hơn?” ….Tại sao?


Bài 2: Vật liệu gồm hai khối cấu bằng đất sét hoàn toàn bằng nhau. Đặt trước mặt trẻ
và hỏi “Em cho cô biết đất sét ở đâu nhiều hơn?”. Trẻ trả lời: “Bằng nhau ạ”. Sau đó ấn
bẹt một quả cầu trước mắt trẻ và hỏi: “Bây giờ em cho cô biết đất sét ở đâu nhiều hơn?”
Tại sao?


Bài 3: Vật liệu gồm 12 hình tròn màu đỏ như nhau. Xếp chúng thành hai dãy, mỗi dãy
gồm 6 hình tròn cách đều nhau. Hỏi trẻ: “Em cho cô biết dãy nào có nhiều hình tròn
hơn”. Trẻ trả lời: “Bằng nhau ạ”. Sau đó để những hình tròn ở dãy bên trên cách xa nhau
ra. Bây giờ hỏi trẻ “ Em cho cô biết dãy nào nhiều hình tròn hơn? Tại sao?

Bài 4: Vật liệu gồm 7 cái que có độ dài khác nhau. Yêu cầu trẻ: “Các em hãy xếp 7 cái
que này theo thứ tự từ que ngắn nhất đến que dài nhất.”

Bài 5: Vật liệu gồm 1 chiếc hộp có chứa 10 hạt cườm bằng nhựa, trong đó có 7 hạt
màu xanh và 3 hạt màu đỏ. Hỏi trẻ: “Em cho cô biết trong hộp này có nhiều hạt cườm
bằng nhựa hơn hay nhiều hạt cườm màu xanh hơn?” Tại sao?
Bài 6: Vật liệu gồm 02 cái que dài bằng nhau được xếp song song theo chiều dọc. Hỏi

trẻ: “Cái que nào dài hơn?”. Trẻ trả lời: “Hai que bằng nhau ạ”. Sau đó di chuyển một cái
que lên phía trên rồi hỏi trẻ: “Bây giờ thì que nào dài hơn?”





2.2.2.2. Phân tích kết quả thực hiện các bài tập tư duy trực quan – hành động
Chúng tôi đã sử dụng 03 bài tập tư duy trực quan – hành động sau để tìm hiểu về mức
độ phát triển loại tư duy này ở trẻ mẫu giáo (Dẫn theo tài liệu của Marsinkovxkaia T.Đ.,
Chẩn đoán sự phát triển tâm lý trẻ em, NXB Linka – Press, Matxcơva, 1998).
- Bài 1: Cho các em xem 2 hình vẽ sau. Một hình có các đoạn thẳng nối các hình tam
giác với nhau. Một hình không có các đoạn thẳng đó. Các em hãy quan sát hình vẽ
bên tay trái – hình có các đoạn thẳng và sau đó vẽ lại y hệt các đoạn thẳng đó sang
hình bên tay phải. Thời gian làm bài là 2 phút.


















=> Cách tính kết quả:
+ 3 điểm khi: 1 – 3 đoạn vẽ không thẳng
1 – 3 đoạn không bắt đầu từ đỉnh của hình
1 – 3 đoạn dài quá đỉnh
+ 2 điểm khi: 4 – 8 đoạn vẽ không thẳng
4 – 8 đoạn không bắt đầu từ đỉnh của hình
4 – 8 đoạn dài quá đỉnh
+ 1 điểm khi: 9 – 12 đoạn vẽ không thẳng
9 – 12 đoạn không bắt đầu từ đỉnh của hình
9 – 12 đoạn dài quá đỉnh

- Bài 2: Cho các em xem 2 hình vẽ sau. Một hình có các đoạn thẳng được tô đậm.
Một hình không có các đoạn thẳng đó. Các em hãy quan sát hình vẽ bên tay trái –
hình có các đoạn thẳng được tô đậm và sau đó vẽ lại y hệt các đoạn thẳng đó sang
hình bên tay phải. Thời gian làm bài là 2 phút.




=> Cách tính kết quả:
+ 3 điểm khi: 1- 6 đoạn vẽ không thẳng
1- 6 đoạn không vẽ đúng vị trí
1- 6 đoạn ngắn hoặc dài quá đường kẻ mẫu
+ 2 điểm khi: : 7 - 12 đoạn vẽ không thẳng
7 – 12 đoạn không vẽ đúng vị trí
7 – 12 đoạn ngắn hoặc dài quá đường kẻ mẫu:
+ 1 điểm khi: 13 - 20 đoạn vẽ không thẳng
13 - 20 đoạn không vẽ đúng vị trí

13 - 20 đoạn ngắn hoặc dài quá đường kẻ mẫu:
- Bài 3: Trong bức hình này, ở phía dưới có các hình vuông đã được kẻ và tô mầu rất
đẹp còn những hình ở phía trên thì không có gì. Các em hãy quan sát các hình đã
được tô mầu sau đó vẽ và tô màu cho các hình ở trên giống y hệt những hình ở phía
dưới. Thời gian làm bài là 5 phút.

=> Cách tính kết quả:
+ 3 điểm khi: vẽ và tô màu hoàn chỉnh 5 – 6 hình, không tô chờm ra ngoài quá
1mm.
+ 2 điểm khi: vẽ được 2 – 4 hình, có thể tô không kín hết hình, nhiều khoảng
trắng, không tô chờm ra ngoài quá 2mm.
+ 1 điểm khi: không vẽ và tô được 1 hình, tô chờm ra ngoài 3mm
2.2.2.3. Phân tích kết quả thực hiện các bài tập tư duy trực quan – hình tượng
Chúng tôi sử dụng 4 nhóm bài tư duy trực quan – hình tượng sau: phân loại, tương tự,
sắp xếp và khái quát hóa. Mỗi nhóm bài gồm 3 bài. Thời gian làm mỗi bài là 1 phút.
Cách đánh giá kết quả các bài tập tư duy trực quan – hình tượng được chia làm 3 mức
sau:
+ Trả lời đúng và giải thích đúng: 3 điểm
+ Trả lời đúng nhưng giải thích sai hoặc không giải thích được: 2 điểm
+ Trả lời sai: 1 điểm
a. Nhóm bài tập phân loại: Có 6 bức hình, trong đó có 1 bức tranh có đặc
điểm/chủ đề khác với những bức tranh còn lại. Các em hãy chỉ ra bức tranh
đó và giải thích bức tranh đó khác ở điểm nào.
- Bài tập phân loại 1:


- Bài tập phân loại 2:


- Bài tập phân loại 3


b. Nhóm bài tập tương tự: bên trên cho một cặp hai hình có liên hệ với nhau
theo một tương quan nhất định. Ở dưới cho trước 1 hình, cần phải tìm một
hình nữa từ 8 hình cho sẵn ở ngoài để tạo với hình đã cho một cặp có mối
liên hệ tương tự như cặp đã cho ở trên.
- Hình 1














- Hình 2














- Hình 3













8 hình cho sẵn:






c. Nhóm bài sắp xếp theo trình tự đúng: mỗi bài gồm có 3 hoặc 4 bức tranh
miêu tả các hành động của một sự kiện nào đó. Các em hãy sắp xếp lại các
bức tranh theo trình tự đúng.




- Bài 1:

- Bài 2:

- Bài 3:


d. Nhóm bài tập khái quát hóa: mỗi bài gồm 6 bức tranh vẽ các đồ vật, thực
vật, các hiện tượng tự nhiên 2 trong số 6 bức tranh có những đặc điểm
chung. Các em hãy tìm ra chúng và chỉ ra đặc điểm chung đó.





- Bài 1:


- Bài 2:





- Bài 3:


2.2.3. Phương pháp quan sát
2.2.4. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi

Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thực, sự quan
tâm và phương pháp phát triển tư duy cho trẻ em của các bậc phụ huynh. (phụ lục đính
kèm).
Chúng tôi đưa ra câu hỏi 3 mức độ và cách mã hóa chúng như sau:
- Thường xuyên: 3 điểm
Thỉnh thoảng: 2 điểm
Không bao giờ: 1 điểm
- Cần thiết: 3 điểm
Khá cần thiết: 2 điểm
Không cần thiết: 1 điểm
- Không đúng: 3 điểm
Đúng một phần: 2 điểm
Đúng: 1 điểm
Thứ tự ưu tiên cao nhất là 3, sau đó là 2 và 1. Trên cơ sở đó, chúng tôi chia ra các
mức độ sau :
- Mức 1: ĐTB từ 1 đến 1,66: nhận thức và vận dụng ở mức thấp
- Mức 2: ĐTB từ 1,67 đến 2,33: nhận thức và vận dụng ở mức khá
- Mức 3: ĐTB từ 2,34 đến 3: nhận thức và vận dụng ở mức cao
2.2.5. Phương pháp phỏng vấn sâu
2.2.6. Phương pháp thống kê toán học
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khả năng bảo toàn và xếp hạng của trẻ mẫu giáo
Từ kết quả giải các bài tập của Piaget, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- 100% trẻ em tham gia làm bài tập chưa nắm được nguyên tắc bảo toàn khối lượng, số
lượng, độ dài. Các em trả lời một cách cảm tính, dựa vào các đặc điểm bên ngoài của sự
vật hiện tượng: chiều cao của mực nước, bề rộng của khối đất sét, độ dài của dãy hạt…
Trong tư duy của các em chưa hình thành rõ thao tác đảo ngược (đảo ngược hành động
đã diễn ra trong đầu óc để sự vật, hiện tượng trở lại vị trí ban đầu).
- 13,3% trẻ mẫu giáo nhỡ và 26,7% trẻ mẫu giáo lớn có khả năng xếp đúng thứ tự các

que theo độ dài. Tuy nhiên, một số em còn thực hiện các thao tác một cách chưa
logic.Còn lại phần lớn các em chưa có khả năng xếp hạng.
Các kết quả này phù hợp với đặc điểm tư duy của trẻ theo lý thuyết phát triển trí
tuệ của Piaget, theo đó trẻ em trước 7 tuổi chưa có khả năng hiểu bản chất của sự bảo
toàn, khả năng xếp hạng 7 que tính theo độ dài còn hạn chế. Kết quả thực nghiệm của
chúng tôi trên trẻ em Việt Nam cũng phù hợp với nhận định này.
3.2. Trình độ tƣ duy của trẻ mẫu giáo
3.2.1. Trình độ tư duy trực quan - hành động
Theo lý thuyết, kiểu tư duy trực quan hành động là kiểu tư duy chủ đạo của tuổi ấu
nhi (15 tháng đến – 2, 3 tuổi). Ở giai đoạn này, các em giải quyết vấn đề chủ yếu bằng
kiểu tư duy này và có thể nói đến tuổi mẫu giáo thì các em đã trở nên thành thạo khi sử
dụng lối tư duy đó.
Tuy nhiên, từ kết quả bài làm của các em có thể nhận thấy khả năng tư duy trực
quan – hành động của trẻ mẫu giáo bé và phần lớn trẻ mẫu giáo nhỡ còn kém. Chỉ có đa
số trẻ mẫu giáo lớn đạt đúng trình độ phát triển tư duy của lứa tuổi. Tuy nhiên, vẫn còn
một số trẻ mẫu giáo lớn thể hiện không tốt khả năng tư duy này.
3.2.1. Trình độ tƣ duy trực quan - hình tƣợng
Nhìn chung, tư duy trực quan – hình tượng đã hình thành và phát triển ở trẻ mẫu
giáo. Tuy nhiên, khả năng tư duy này ở phần lớn trẻ mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ còn
thấp. Trong đó, đa số trẻ mẫu giáo lớn có khả năng thực hiện tốt các thao tác tư duy cơ
bản trên.
Trình độ tư duy trực quan – hình tượng của phần lớn trẻ mẫu giáo bé còn kém là
điều phù hợp với quy luật phát triển của lứa tuổi. Các em mới chuyển từ tuổi vườn trẻ lên
nên đây mới chỉ là giai đoạn bắt đầu hình thành kiểu tư duy trực quan – hình tượng. Mẫu
giáo nhỡ là thời điểm trẻ đã hình thành kiểu tư duy này nhưng kết quả bài tập cho thấy
nhóm trẻ này hoàn thành chưa tốt. Chỉ có nhóm trẻ mẫu giáo lớn phát triển tốt kiểu tư
duy này.
3.3. Ảnh hƣởng của hành vi giáo dục trong gia đình đến trình độ tƣ duy của trẻ mẫu
giáo
3.3.1. Các hành vi giáo dục trong gia đình

Chúng tôi đã đưa ra câu hỏi tìm hiểu phần nào về cách dạy dỗ con của các bậc
phụ huynh. Nhìn chung, các bậc cha mẹ có hiểu biết về cách ứng xử, dạy bảo con cái,
trong đó hành động được cha mẹ thực hiện thường xuyên nhất là cho trẻ ăn uống đủ chất;
tiếp đó là giải đáp các câu hỏi của trẻ. Những hành vi sau được cha mẹ thực hiện ở mức
độ ngang nhau, đó là: cho trẻ chơi các trò chơi xếp hình, lắp ghép, hướng dẫn trẻ đạp xe
đạp, chơi đá bóng, khen ngợi khi trẻ làm đúng, hướng dẫn khi trẻ làm sai.
Hành vi ít được cha me thực hiện thường xuyên nhất là tạo không gian an toàn cho
trẻ thỏa thích chạy nhảy, nô đùa. Tiếp đó là hướng dẫn trẻ làm những công việc nhà vừa
sức và cho trẻ ra ngoài đi chơi ở nhiều nơi.
3.3.2. Mối quan hệ giữa hành vi giáo dục của cha mẹ và kết quả thực hiện các bài
tập tƣ duy của trẻ
Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tương quan giữa kết quả bài tập và cách dạy
dỗ của cha mẹ. Những trẻ điểm cao đa phần đều được cha mẹ thường xuyên quan tâm,
hướng dẫn các cách thức để phát triển năng lực vận động, tư duy và ngôn ngữ. Ngược lại,
ở nhóm trẻ kém, đa số phụ huynh thỉnh thoảng mới trao đổi, trò chuyện với trẻ, tổ chức
các hoạt động vận động cho trẻ, thậm chí là chưa bao giờ tổ chức.
Tóm lại, một lần nữa khẳng định rằng con đường chủ đạo để trẻ em có thể phát
triển nhận thức nói chung và tư duy nói riêng chính là con đường giáo dục. Cách thức,
mức độ thực hiện các hành vi giáo dục của cha mẹ chắc chắn có ảnh hưởng không nhỏ
đến đặc điểm tư duy của trẻ. Cụ thể trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy cha mẹ chưa
chú ý phát triển khả năng vận động và thao tác với đồ vật ở trẻ, chưa hiểu rõ đây là cơ sở
cho sự phát triển tư duy của trẻ.
3.4. Phân tích một số chân dung tâm lý
 Nguyễn Khánh L. – sinh ngày 02/09/2005, là trẻ mẫu giáo lớn có kết quả làm bài
xếp loại cao (ĐTB = 3).
 Nguyễn Lê Việt A – sinh ngày 12/09/2005, là trẻ mẫu giáo lớn có kết quả làm bài
xếp loại thấp (ĐTB = 1).
 Trần Ngọc D – sinh ngày 02/05/2006, là trẻ mẫu giáo nhỡ có kết quả làm bài xếp
loại cao (ĐTB = 3).
 Tống Thành C– sinh ngày 18/07/2006, là trẻ mẫu giáo nhỡ có kết quả làm bài xếp

loại thấp (ĐTB = 1)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Về lí luận
Qua nghiên cứu các tài liệu, chúng tôi nhận thấy trẻ mẫu giáo có hai hình thức tư duy
phát triển mạnh, đó là tư duy trực quan – hành động và tư duy trực quan – hình tượng:
- Tư duy trực quan – hành động: là loại tư duy bằng các thao tác tay chân cụ thể
hướng vào việc giải quyết một số tình huống cụ thể, trực quan.
- Tư duy trực quan - hình tượng: là loại tư duy phát triển ở mức cao hơn, ra đời
muộn hơn so với loại tư duy trực quan hành động. Đó là loại tư duy mà việc giải
quyết vấn đề dựa vào các hình ảnh của sự vật, hiện tượng. Đây là loại tư duy đặc
trưng và phát triển mạnh mẽ nhất ở lứa tuổi này.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy của trẻ bao gồm: yếu tố di truyền,
yếu tố môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, sự giáo dục và tính tích cực chủ động
hoạt động của trẻ. Trong đó, giáo dục là con đường chủ đạo để hình thành và phát triển tư
duy trẻ em.
1.2. Về thực tiễn
Thông qua quá trình nghiên cứu 90 trẻ em từ 3 đến 6 tuổi, chúng tôi rút ra
những kết luận sau đây:
- Trình độ tư duy trực quan - hành động của của phần lớn trẻ ở mức thấp. Đặc biệt,
vẫn có một số trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) có trình độ tư duy trực quan - hành
động ở mức thấp.
- Khả năng tư duy trực quan – hình tượng của trẻ mẫu giáo từ 3 đến 6 tuổi ở mức
trung bình. Trong đó, đa số trình độ tư duy này của trẻ mẫu giáo bé ở mức thấp.
Một số trẻ mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn cũng chỉ đạt mức thấp.
- Một số yếu tố giáo dục của cha mẹ có ảnh hưởng đến đặc điểm tư duy của trẻ mẫu
giáo từ 3 – 6 tuổi như: khuyến khích và hướng dẫn trẻ tích cực vận động (chơi trò
chơi vận động, chạy nhảy, leo trèo, làm việc nhà….) và hành động, thao tác trực
tiếp với đồ vật (chơi đồ chơi, sử dụng các đồ dùng trong nhà….); đọc sách, kể

chuyện, trò chuyện, vui đùa với trẻ, chỉ và giải thích cho trẻ những sự vật, hiện
tượng trong cuộc sống, cho trẻ ra ngoài đi chơi nhiều nơi để khám phá môi trường
xung quanh…
Như vậy, kết quả nghiên cứu có phần khác với giả thuyết ban đầu đưa ra.
Giả thuyết cho rằng đa số tư duy của trẻ mẫu giáo phát triển phù hợp với lứa tuổi,
chỉ có một số trẻ còn chậm phát triển. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy sự
phát triển tư duy của trẻ chưa hoàn toàn phù hợp với độ tuổi. Đáng lẽ ở lứa tuổi
này, các em phải phát triển tốt khả năng tư duy trực quan – hành động, tuy nhiên
trình độ tư duy này của các em chỉ ở mức thấp. Điều này cần được các bậc cha mẹ
và các cô giáo quan tâm. Vì tư duy trực quan hành động là cơ sở cho sự phát triển
bền vững các loại tư duy phức tạp hơn sau này.
2. Kiến nghị
 Với gia đình
- Cha mẹ cần tích cực, chủ động tìm hiểu những kiến thức, kỹ năng giáo dục nâng
cao trình độ tư duy của trẻ.
- Cha mẹ cần chủ động trong việc giáo dục rèn luyện tư duy cho trẻ, không nên chỉ
trông chờ vào sự giáo dục của nhà trường.
- Thường xuyên cho trẻ hành động trực tiếp với những đồ chơi, đồ vật an toàn khác
nhau như: đồ chơi xếp hình, lắp ghép, đồ chơi tạo hình: (vẽ, nặn, cắt, dán)…,
hướng dẫn trẻ cách sử dụng những đồ dùng đơn giản trong gia đình.
- Thường xuyên cho trẻ tham gia vận động: chơi trò chơi vận động như đá bóng, đi
xe đạp, ném bóng….khuyến khích trẻ chạy nhảy, vui đùa hợp lý, hướng dẫn trẻ
làm một số việc nhà vừa sức với mình.
- Thường xuyên hướng dẫn trẻ xem những tranh ảnh sinh động, phù hợp, tích cực
kể chuyện, đọc sách cho trẻ nghe. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để vui chơi,
trò chuyện, đưa trẻ đi chơi, giải đáp các câu hỏi, thắc mắc của trẻ.
 Với nhà trƣờng
- Xây dựng nội dung và phương pháp dạy học phù hợp.
- Giáo viên trong nhà trường đều phải là những người có kiến thức, kỹ năng trong
giáo dục mầm non.

- Nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến sự phát triển tư duy trực quan hành động
của trẻ. Cho các em tham gia nhiều trò chơi vận động.
- Gia đình và nhà trường cần thường xuyên giữ mối liên lạc với nhau để quan tâm
đến trẻ tốt hơn

References.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách Tiếng Việt
1. Trần Thị Cẩm (1989), Sổ tay chẩn đoán tâm lý trẻ em, Tập 1, 2, 3. Trung tâm nghiên
cứu tâm lý trẻ em N-T, Hà Nội.
2. Phạm Tất Dong, Nguyễn Hải Khoát, Nguyễn Quang Uẩn (1995), Tâm lý học đại
cương, Tập 1, 2, Viện Đại học Mở Hà Nội.
3. Trần Thị Dung (2009), Nghiên cứu mức độ phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi tại trường mầm non Họa Mi – Cầu Giầy và Trung Tự - Đống Đa – Hà Nội,
Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội.
4. Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm lý học, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
5. Hồ Ngọc Đại (1983), Tâm lý học dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Đồng (2004), Tâm lý học phát triển, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
8. Trương Thị Khánh Hà (2002), Nghiên cứu trình độ phát triển tư duy trực quan hình
tượng của trẻ em cuối tuổi mẫu giáo, trước khi bước vào lớp 1, Luận văn thạc sỹ
Tâm lý học, Hà Nội.
9. Trương Thị Khánh Hà (2009), Bài giảng Tâm lý học phát triển, Đại học KHXH &
NV, Hà Nội.
10. Phạm Minh Hạc (1989), Tâm lý học Vưgôtxki, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy (1988), Tâm lý học, Tập 1, 2, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
12. Phạm Minh Hạc (1996), Tuyển tập Tâm lý học Piaget, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
13. Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập Tâm lý học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

14. Lê Thị Hân (1996), Về lý thuyết thao tác của J. Piaget, Tạp chí Tâm lý học, số
2/1996, Hà Nội
15. Lê Văn Hồng (chủ biên), Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng. Tâm lý học lứa tuổi và
tâm lý học sư phạm (2001), Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
16. Jean Piaget, Barbel Inhelder, Vĩnh Bang (2000), Tâm lý học trẻ em và ứng dụng
Tâm lý học Piaget vào trường học, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
17. Jean Piaget (1998), Tâm lý học trí khôn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
18. Jean Piaget (1990), Tâm lý học và giáo dục học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
19. Trần Trung Kiên (2005), Tìm hiểu khả năng vận dụng các thao tác tư duy trong quá
trình giải các bài tập hóa học của học sinh lớp 11 trường THPT Phạm Hồng Thái, Hà
Tây, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội.
20. Leonchiev.A.N (1989), Hoạt động, ý thức, nhân cách, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
21. Lômôv B.P (2000), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận trong tâm lý học,
Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
22. L.X.Vưgôtxki (1997), Tuyển tập tâm lý học, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
23. Trần Thành Nam (2005), Về nguyên tắc L.X.Vưgốtxki trong học thuyết các giai
đoạn phát triển trí tuệ trẻ em của Jean Piaget, Tạp chí Tâm lý học, số 9/2005, Hà
Nội.
24. Vũ Thị Nho (2003), Tâm lý học phát triển, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
25. Nhóm Văn Việt Book (2005), 101 cách bồi dưỡng trí tuệ cho trẻ, Nxb Phụ nữ, Hà
Nội.
26. Hoàng Phê (1998), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng.
27. Huỳnh Văn Sơn (2002), Bàn về việc chọn lựa trắc nghiệm trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 5
– 6 tuổi, Tạp chí Tâm lý học, số 1/2002, Hà Nội.
28. Lý Hải Tân (2009), Phát triển tư duy cho trẻ, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
29. Đào Thanh Tâm (chủ biên), Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa, Đinh Văn Vong (2004),
Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
30. Hồ Bá Thâm (1994), Bàn về năng lực tư duy, Tạp chí Triết học, số 2/1994, Hà Nội.
31. Nguyễn Bích Thủy, Nguyễn Anh Thư (2007), Giáo trình Tâm lý học trẻ em lứa tuổi
mầm non: từ lọt lòng đến 6 tuổi, Nxb Đại học Sư Phạm Hà Nội.

32. Trần Trọng Thủy (1996), Về lý thuyết phát triển nhận thức của J. Piaget, Tập chí
Tâm lý học, số 2/1996, Hà Nội.
33. Thế Trường (2008), Tâm lý và sinh lý, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
34. Thời đại truyền kỳ, Trò chơi rèn luyện khả năng tư duy (2010), Nxb Phụ nữ, Hà
Nội.
35. Nguyễn Ánh Tuyết (2002), Tâm lý học trẻ em, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
36. Nguyễn Ánh Tuyết (1994), Tìm hiểu sự phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6
tuổi trong mối liên hệ với một số điều kiện giáo dục gia đình, Khóa luận tốt nghiệp,
Hà Nội.
37. Từ điển Tiếng Việt (1998), Nhà xuất bản Văn hóa – thông tin, Hà Nội.
38. Đinh Thị Tứ, Phan Trọng Ngọ, Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non (2008), Tập
1,2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
39. Nguyễn Quang Uẩn (2008), Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
40. Nguyễn Khắc Viện (2001), Từ điển Tâm lý học, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
41. Văn Việt Book (2007), 141 trò chơi sáng tạo dành cho trẻ 2 – 3 tuổi, Nxb Văn hóa –
Thông tin, Hà Nội.
42. Phan Thị Ngọc Yến, Trần Minh Kỳ, Nguyễn Thị Dung (2009), Đặc điểm giải phẫu
sinh lý trẻ em, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Sách nƣớc ngoài
43. Marsinkovxkaia T.Đ (1980), Chẩn đoán sự phát triển tâm lý trẻ em, Nxb Linka –
Press, Matxcơva.
44. Robert S. Siegler (1998), Children’s thinking, Nxb Prentice Hall, Upper Saddle
River, New Jersey.
45. Oleg Tikhomirov (1984), The psychology of thinking, Moscow.
Website:
www.lamchame.com
www.webtretho.com
www.yeutretho.com
www.trithongminh.com/node/2465
www.tamly.com.vn

www.tamlyhoc.net
www.diendankienthuc.net
www.tailieu.vn

×