Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá một số yếu tố liên quan đến nôn và buồn nôn sau mổ ở các bệnh nhân sau gây mê nội khí quản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.78 KB, 7 trang )

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NÔN VÀ BUỒN NÔN SAU MỔ Ở CÁC
BỆNH NHÂN SAU GÂY MÊ NỘI KHÍ QUẢN
Hồ Văn Huấn * , Trần Xuân Thịnh * , Hồ Khả Cảnh *
TÓM TẮT
Đặt vấn ñề: Nôn và buồn nôn là biến chứng thường gặp ở các bệnh nhân sau phẫu thuật, có
thể gây ra tâm lý không tốt cho bệnh nhân, ảnh hưởng xấu ñến kết quả phẫu thuật. Mục tiêu
ñề tài nhằm xác ñịnh tỷ lệ nôn và buồn nôn sau mổ ở các bệnh nhân sau gây mê nội khí quản
và ñánh giá các yếu tố nguy cơ liên quan ñến biến chứng này.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 150 bệnh nhân ñược phẫu thuật
dưới gây mê nội khí quản. Ghi nhận biến chứng nôn và buồn nôn sau mổ trong vòng 24 giờ
ñầu; các yếu tố liên quan như giới, tiền sử say tàu xe, tiền sử hút thuốc lá, dị ứng, thời gian
gây mê, phẫu thuật và có sử dụng morphine ñể giảm ñau sau mổ
Kết quả nghiên cứu: Có 59 bệnh nhân nôn, buồn nôn trong 24 giờ sau mổ, chiếm tỷ lệ
39,33%. Các yếu tố nguy cơ gây nôn và buồn nôn sau mổ gồm: Nữ giới (OR=7,22;
95%CI=3,35-15,53;p<0,01), tiền sử say tàu xe (OR=5,76; 95%CI=2,81-11,8; p<0,01); tiền sử
dị ứng (OR=2,8; 95%CI=1,3-6,04; p<0,05), sử dụng morphin sau mổ (OR=3,62;
95%CI=1,28-10,20; p<0,05); hút thuốc lá làm giảm nguy cơ nôn, buồn nôn sau mổ
(OR=0,138, 95%CI =0,05-0,35, p<0,01);). Không có liên quan giữa thời gian phẫu thuật và
thời gian gây mê kéo dài ≥ 120 phút với nguy cơ nôn, buồn nôn sau mổ (OR=1,73,
95%CI=0,77-3,87; p>0,05) và (OR=1,81; 95%CI=0,94-3,62; p>0,05).
Kết luận: Tỷ lệ nôn, buồn nôn ở các bệnh nhân phẫu thuật dưới gây mê nội khí quản là:
39,33%. Các yếu tố liên quan có nguy cơ gây ra nôn và buồn nôn sau phẫu thuật dưới gây mê
nội khí quản bao gồm nữ giới, tiền sử say tàu xe, tiền sử dị ứng và sử dụng morphin ñể giảm
ñau sau mổ. Tiền sử hút thuốc lá làm giảm nôn và buồn nôn sau mổ.
Từ khoá: Nôn/buồn nôn sau mổ
SUMARY
EVALUATION OF RISK FACTORS RELATIVE TO POSTOPERATIVE
NAUSEA AND VOMTTING IN PATIENTS AFTER ENDOTRACHEAL
ANESTHESIA
Background: To evaluate the incidence of posoperative nausea and vomiting (PONV) and the
risk factors relative to PONV.


Methods: We investigated 21 patients scheduled for operation with genaral anesthesia. PONV
was defined as nausea or vomiting within 24h of surgery. The evaluated factors were gender,
history of motion sickness, history of allergy, smoking, postoperative opioids, duration of
surgery and anesthesia.
Results: 59 patients had at least one episode of PNOV within 24h postoperative, 39.33%. The
risk factors of PNOV, with odds ratios (OR (95%CI)), were found for female (7.22 (3.3515.53) p<0.01), history of motion sickness (5.76 (2.81-11.8); p<0.01), history of allergy (2.8;
(1.3-6.04); p<0.05), use of morphine postoperative (3.62;(1.28-10.20); p<0.05). In contrast,
smoking reduce the risk of PONV (0.138, (0.05-0.35), p<0.01) and there are no relation
between the duration of surgery and anesthesia with PONV (1.73, (0.77-3.87); p>0.05) and
(1.81; (0.94-3.62); p>0.05).
Conclusions: The incidence of PNOV within 24h postoperative was 39.33%. The risk factors
of PNOV were female, history of motion sickness, history of allergy, use of morphine
postoperative. Smoking reduce the risk of PONV, there are no relation between the duration
of surgery and anesthesia with PONV.
Key words: Postoperative nausea and vomiting
*

Kho a G â y mê Hồ i sức Cấp cứ u - B ệ n h v iệ n T r ườ n g Đại họ c Y D ượ c H uế
Địa c hỉ li ê n l ạc : T h S.T r ần X uâ n T hị n h ĐT : 0 9 7 5 3 2 3 1 5 4 E mai l: t h i n h_ d h yk @ ya ho o . co m

98


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nôn và buồn nôn là biến chứng thường gặp ở các bệnh nhân sau phẫu thuật. Theo thống kê
của Hội Gây mê và Hồi sức Hoa Kỳ(0), có ñến 20-30% bệnh nhân có nôn và buồn nôn trong
vòng 24 giờ sau mổ. Nôn và buồn nôn sau mổ là một vấn ñề rất ñáng quan tâm trong việc
nâng cao chất lượng chăm sóc và ñiều trị bệnh nhân sau mổ. Nôn và buồn nôn có thể gây ra
tâm lý không tốt cho bệnh nhân, ảnh hưởng xấu ñến kết quả phẫu thuật cũng như kéo dài thời
gian hậu phẫu và thời gian nằm viện, ñồng thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm

ñến tính mạng của bệnh nhân như: bục vết mổ, mất nước và ñiện giải, hay viêm phổi do hít
phải chất nôn từ dạ dày (hội chứng Mendelson)(0,0,0,0,0)… Các yếu tố liên quan ñến nôn và
buồn nôn sau mổ ñã và ñang ñược nhiều nghiên cứu trên thế giới ñề cập ñến. Xác ñịnh tỷ lệ
và ñánh giá các yếu tố liên quan ñến nôn và buồn nôn sau mổ sẽ giúp áp dụng các biện pháp
dự phòng và ñiều trị hợp lý, nhằm hạn chế các biến chứng xảy ra, giúp ñảm bảo chất lượng
của quá trình gây mê và hồi sức cho bệnh nhân phẫu thuật(0,0,0,0,0). Vì vậy chúng tôi thực hiện
ñề tài “Đánh giá một số yếu tố liên quan ñến nôn và buồn nôn sau mổ ở các bệnh nhân sau gây
mê nội khí quản” nhằm các mục tiêu: Xác ñịnh tỷ lệ nôn và buồn nôn sau mổ ở các bệnh nhân
sau gây mê nội khí quản và ñánh giá một số yếu tố nguy cơ liên quan ñến biến chứng này.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Gồm 150 bệnh nhân ñược phẫu thuật dưới gây mê nội khí quản thỏa mãn các tiêu chuẩn như
sau:
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
Không sử dụng thuốc chống nôn trước phẫu thuật. Có chỉ ñịnh gây mê nội khí quản. Đồng ý
tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có tuổi nhỏ hơn 15 tuổi. Bệnh nhân phẫu thuật các bệnh lý sọ não hoặc có tiền sử
bệnh lý nội sọ. Bệnh nhân có xảy ra biến chứng trong mổ như: Dị ứng thuốc, co thắt phế
quản, thiếu oxy, tụt huyết áp.
2.2. Địa ñiểm và thời gian nghiên cứu
Đề tài ñược thực hiện tại khoa Gây mê Hồi sức và Cấp cứu Bệnh viện Trường Đại học Y
Dược Huế trong thời gian từ tháng 03/2008 ñến tháng 05/2009.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu ñược tiến hành theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.4. Chuẩn bị bệnh nhân
Các bệnh nhân có chỉ ñịnh phẫu thuật dưới gây mê nội khí quản, ñủ tiêu chuẩn chọn bệnh, sau
khi ñược giải thích rõ mục ñích nghiên cứu và ñồng ý tham gia, ñược chọn vào nghiên cứu
2.5. Các bước tiến hành
Sau khi chọn ñược bệnh nhân phù hợp với tiêu chuẩn chọn bệnh thì tiến hành thu thập số liệu

theo bảng Protocol ñã xây dựng sẵn.
2.5.1. Các thông số thu thập trước khi phẫu thuật: Giới, tuổi, chiều cao, cân nặng, tiền sử say
tàu xe, hút thuốc lá, tiền sử dị ứng, tiền sử nôn và buồn nôn sau phẫu thuật ở những lần phẫu
thuật trước ñó.
2.5.2. Trong khi phẫu thuật: Liều lượng thuốc họ morphin (fentanyl), thuốc mê tĩnh mạch
(Propofol), nồng ñộ thuốc mê hô hấp Isoflurane ñã dùng trong gây mê, thuốc giãn cơ
(Esmeron, Suxa) ñã dùng trong gây mê, có dùng thuốc giảm ñau trước khi rút nội khí quản
hay không, thời gian phẫu thuật, thời gian gây mê.
2.5.3. Sau khi phẫu thuật: Xác ñịnh bệnh nhân có nôn, buồn nôn hay không, ñánh giá mức ñộ
nôn, buồn nôn sau phẫu thuật dựa vào thang ñiểm Klockgether-Radke, loại thuốc và liều
lượng thuốc giảm ñau ñã dùng sau phẫu thuật.
2.6. Đánh giá mức ñộ nôn sau phẫu thuật
99


Tiêu chuẩn ñánh giá mức ñộ nôn và buồn nôn sau phẫu thuật dựa theo thang ñiểm
Klockgether-Radke, ñược Hội nghiên cứu gây mê Thế giới chấp nhận(0,0).
- Mức ñộ 0: Không nôn và không buồn nôn
- Mức ñộ 1: Buồn nôn nhẹ (Cảm giác lợm giọng)
- Mức ñộ 2: Buồn nôn nặng (Cảm giác muốn nôn nhưng không nôn ñược)
- Mức ñộ 3: Nôn khan hoặc nôn thực sự dưới 2 lần/ giai ñoạn
- Mức ñộ 4: Nôn thực sự ≥ 2 lần/ giai ñoạn
2.4.5. Đánh giá mức ñộ ñau sau phẫu thuật VAS (Visual Analogue Score)(0) Dùng thước dài
100mm. Mức 0 tương ứng với bệnh nhân hoàn toàn không ñau. Mức 100 tương ứng với khi
bệnh nhân ñau không chịu nổi.
Hướng dẫn bệnh nhân cách dùng thước sau ñó cho bệnh nhân tự ñánh giá mức ñộ ñau
của mình và ghi nhận lại

Hình 2.1. Thước ñánh giá mức ñộ ñau VAS.
2.5. Xử lý số liệu

Các kết quả nghiên cứu ñược xử lý theo phương pháp thống kê y học bằng phần mềm SPSS
15.0 for windows.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc ñiểm chung
Bảng 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo giới
Giới
Số lượng
Tỷ lệ (%)
(người)
Nam
71
47,3
Nữ
79
52,7
Tổng
150
100
Nhận xét: Tỷ lệ nam/nữ là 71/79, tỷ lệ 1/1,11
Bảng 3.2. Tuổi, chiều cao, cân nặng trung bình
Thông số ( X ± SD) Min
Max
Tuổi
38,97±17,4015
85
Chiều cao 158,53±5,95145
177
(cm)
Cân nặng 49,80±6,09 35
71

(kg)
Nhận xét: Tuổi trung bình là: 38,97±17,40 tuổi, chiều cao trung bình là: 158,53±5,95 cm, cân
nặng trung bình là: 49,80±6,09 kg.
Bảng 3.3. Thời gian phẫu thuật và gây mê
Thông số
( X ± SD) Min Max
Thời gian phẫu thuật 87,40±48,57 30 300
(phút)
Thời gian gây mê
108,83±51,3540 340
(phút)
100


Nhận xét: Thời gian phẫu thuật trung bình: 87,40±48,57 phút, thời gian gây mê trung bình:
108,83±51,35 phút,
3.2. Tỷ lệ bệnh nhân nôn và buồn nôn
Bảng 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân nôn, buồn nôn.
Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Nôn, buồn nôn
59
39,33
Không nôn, không
91
60,67
buồn nôn
Tổng
150
100
Nhận xét: Số bệnh nhân nôn, buồn nôn sau mổ là 59 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 39,33%.

Bảng 3.5. Tỷ lệ các thuốc giảm ñau ñược dùng sau mổ
Thuốc
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
Morphin
16
10,67
Perfagan
79
52,67
Kerola
57
38,00
Nhận xét: Số bệnh nhân dùng Perfalgan ñể giảm ñau sau mổ chiếm tỷ lệ cao nhất 52,67%, số
bệnh nhân dùng morphin ñể giảm ñau chỉ chiếm tỷ lệ 10,67%.
39.33%

60.67%
Nôn, buồn nôn
Không nôn, không
buồn nôn

Biểu ñồ 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân nôn và buồn nôn
3.3. Các yếu tố liên quan
Yếu tố liên quan n
%
OR
CI
Tổng cộng
150 100

Giới nữ
79 52,7 7,22** 3,3515,53
Tiền sử say tàu 62 41,3 5,76** 2,81xe
11,8
Tiền sử dị ứng 36 24
2,8*
1,3-6,04
Hút thuốc lá
47 31,3 0,14** 0,050,35
Sử dụng
16 10,7 3,62* 1,28morphin sau mổ
10,20
Thời gian phẫu 30 20
1,79
0,77thuật>2h
3,87
Thời gian gây 49 32,67 1,81
0,94 –
mê>2h
3,62
*p<0,05; ** p<0,01
Nhận xét: Nữ giới có nguy cơ nôn và buồn nôn sau mổ gấp 7,22 lần so với nam giới.
(p<0,01); Bệnh nhân có tiền sử say tàu xe có nguy cơ nôn, buồn nôn sau mổ cao gấp 5,76 lần
(p<0,01); tiền sử dị ứng có nguy cơ nôn, buồn nôn sau mổ gấp 2,8 lần (p<0,05); hút thuốc lá
101


làm giảm nguy cơ nôn, buồn nôn sau mổ (OR=0,138, CI =0,05-0,35, p<0,01); Sử dụng
morphin sau mổ có nguy cơ nôn, buồn nôn sau mổ cao gấp 3,62 lần so với bệnh nhân không
sử dụng morphin (p<0,05). Không có liên quan giữa thời gian phẫu thuật ≥ 120 phút với nguy

cơ nôn, buồn nôn sau mổ (OR=1,73, CI=0,77-3,87; p>0,05) và cũng không có liên quan giữa
thời gian gây mê kéo dài>120 phút với nguy cơ nôn, buồn nôn sau mổ (OR=1,81; CI=0,943,62; p>0,05).
BÀN LUẬN
4.2. Tỷ lệ nôn và buồn nôn
Ngày nay, nhờ các tiến bộ về kỹ thuật gây mê cũng như sử dụng các thuốc gây mê mới ñã làm
giảm ñáng kể tỷ lệ cũng như mức ñộ nặng của buồn nôn và nôn sau phẫu thuật. Tuy nhiên,
nôn và buồn nôn sau phẫu thuật vẫn còn là một sự ám ảnh ñối với bệnh nhân cũng như là một
thách thức ñối với thầy thuốc.
Qua ñánh giá 150 bệnh nhân ñược phẫu thuật dưới gây mê nội khí quản tại khoa Gây mê Hồi
sức Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 03/2008 ñến tháng 05/2009, chúng tôi
thu ñược kết quả tỷ lệ nôn, buồn nôn trong nhóm bệnh nhân ñược nghiên cứu là 39,33%,
trong ñó tỷ lệ bệnh nhân có cảm giác buồn nôn là 14% và tỷ lệ bệnh nhân có nôn thực sự là
25,33%. Tỷ lệ này cũng tương ñương với kết quả của một số nghiên cứu khác như nghiên cứu
của Apfel C.C và cộng sự(0) trên 1566 bệnh nhân ñược phẫu thuật dưới gây mê và không dùng
thuốc chống nôn sau mổ thì nhận thấy tỷ lệ nôn và buồn nôn trong vòng 24 giờ sau mổ là
38,1%. Tỷ lệ nôn và buồn nôn sau mổ có thể cao hơn nếu thực hiện trên một nhóm bệnh nhân
có nguy cơ cao(0). Như nghiên cứu của Sébastien P. và cộng sự(0) nghiên cứu trên 428 bệnh
nhân phẫu thuật họng, tuyến giáp, ngực và phẫu thuật phụ khoa dưới gây mê toàn thân ñã ghi
nhận ñược tỷ lệ biến chứng này là 49,5% trong vòng 24 giờ sau mổ. Các phẫu thuật họng,
ngực, tuyến giáp, là những phẫu thuật có nguy cơ cao gây nôn, buồn nôn sau mổ ñã ñược
nhiều nghiên cứu kháo sát và ghi nhận.
4.2. Các yếu tố liên quan
Nôn và buồn nôn sau mổ có nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan ñến nhiều yếu tố. Trong
phạm vi nghiên cứu này chúng tôi chỉ kháo sát một số các yếu tố sau:
- Giới tính: Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận nữ giới có liên quan ñến tình trạng nôn,
buồn nôn sau mổ và có mối liên quan với nhau, nữ giới có tỷ lệ nôn và buồn nôn sau mổ cao
hơn nam giới (OR= 7,22; CI=3,35-15,53, p<0,01). Kết quả tương tự cũng ñã ñược một số tác
giả khác ghi nhận. Theo nghiên cứu của Marsha MC và cộng sự(0) cũng ñã tìm thấy mối tương
quan này với nguy cơ tương ñối (OR=3,1, p<0,05). Apfel C và cộng sự(0) khi nghiên cứu trên
1566 bệnh nhân cũng ñã tìm thấy mối tương quan này với OR=2,91 p<0,001. Palazzo M và

Evans R(0) nghiên cứu trên 147 bệnh nhân cũng ñã tìm thấy mối tương quan này (với
OR=11,02 và p<0.005). Nguyên nhân nữ giới có nguy cơ nôn, buồn nôn sau mổ hơn nam giới
vẫn còn chưa biết rõ nhưng có thể ñược giải thích là do ảnh hưởng của hocmon sinh dục nữ
mà nhất là Estrogen(0).
- Tiền sử say tàu xe: Chứng say tàu xe thường xảy ra ở những người có cơ quan tiền ñình quá
mẫn cảm, kém thích ứng với sự thay ñổi vị trí của cơ thể. Chính sự mẫn cảm, kém thích ứng
này là giả thuyết ñược chấp nhận nhất ñể giải thích về mối quan hệ giữa tiền sử say tàu xe với
triệu chứng nôn, buồn nôn sau mổ(0). Trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy những bệnh
nhân có tiền sử say tàu xe có nguy cơ nôn, buồn nôn sau mổ cao gấp 5,76 lần so với bệnh
nhân không có tiền sử này với p<0,01. Mối liên quan giữa tiền sử say tàu xe với nôn và buồn
nôn sau mổ cũng ñược ghi nhận trong nghiên cứu của Apfel C. và cộng sự(0) thấy có mối
tương quan chặt chẽ giữa hai biến này với OR=1,91 và p<0,0003. Eberhart J và cộng sự(0)
cũng ñã tìm thấy mối tương quan giữa hai yếu tố này với nguy cơ tương ñối (OR=2,6 và
p<0,05).

102


- Tiền sử dị ứng: Về yếu tố tiền sử dị ứng ñã từng ñược Tong J.G và cộng sự(0) ñề cập vào
năm 2006. Trong nghiên cứu của chúng tôi ñã tiến hành khảo sát yếu tố này và kết quả cho
thấy giữa tiền sử dị ứng và tình trạng nôn, buồn nôn sau mổ có mối liên quan chặt (OR=2,8,
CI=1,3-6,04; p<0,05). Điều ñó có nghĩa là những bệnh nhân có tiền sử dị ứng có nguy cơ nôn,
buồn nôn sau mổ cao gấp 2,8 lần những bệnh nhân không có tiền sử này.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá vốn dĩ rất có hại cho sức khoẻ của con người do trong khói thuốc
lá có rất nhiều chất ñộc hại. Tuy nhiên khi khảo sát mối tương quan giữa hút thuốc lá với tình
trạng nôn, buồn nôn sau phẫu thuật nhiều tác giả ñã kết luận hút thuốc lá làm giảm nguy cơ
nôn, buồn nôn(0,0). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những bệnh nhân có hút thuốc
lá thì nguy cơ nôn và buồn nôn sau mổ chỉ bằng 0,138 lần so với những bệnh nhân không hút
thuốc với mức ý nghĩa thống kê p <0,01. Theo nghiên cứu của Apfel C.C. và cộng sự(0) thực
hiện trên 2202 bệnh nhân tại 2 trung tâm Olulu và Wuerzburg ñã rút ra kết luận những bệnh

nhân không hút thuốc lá có nguy cơ cao gấp 2,34 lần (trung tâm Olulu) và 2,03 lần (trung tâm
Wuerzburg) so với những bệnh nhân có hút thuốc lá với mức ý nghĩa thống kê là P <0,0001.
Theo Marsha M.C và cộng sự(0) thì trong khói thuốc lá có chứa Nicotin ñược xem là thành
phần chính có tác dụng chống nôn do chất này ức chế các thụ thể Serotonin 5-HT3, Histamin
(H1), và cholinergic… Bên cạnh ñó phải kể ñến các thành phần khác trong khói thuốc lá như
(khí carbon monoxide, antabine, anabosine, alcohol và polycyclic thơm hydrocarbons) cũng
tham gia vào cơ chế chống nôn.
- Sử dụng morphin sau mổ: Morphin là loại thuốc giảm ñau gây ngủ có tác dụng chủ yếu lên
hệ thần kinh trung ương và trên ruột thông qua thụ thể muy (µ) ở sừng sau tuỷ sống. Bên cạnh
ñó nó còn tác dụng trên các thụ thể khác. Tác dụng của morphin rất ña dạng bao gồm giảm
ñau, gây ngủ, ức chế hô hấp, giảm nhu ñộng dạ dày ruột, nôn, buồn nôn, thay ñổi về nội
tiết…Buồn nôn, nôn là tác dụng không mong muốn thường gặp sau khi dùng morphin, do các
thụ thể dopamin ở vùng sàn não thất tư của trung tâm nôn bị kích thích(0).
Chúng tôi ñã tiến hành nghiên cứu mối tương quan giữa nôn, buồn nôn với yếu tố có sử dụng
morphin sau mổ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những bệnh nhân có dùng
morphin sau mổ có nguy cơ nôn, buồn nôn gấp 2,89 lần so với những bệnh nhân không dùng
(p<0,05). Kết quả tương tự cũng ñã ñược ghi nhận trong các nghiên cứu khác. Apfel C.C. và
cộng sự(0) khi nghiên cứu ñã tìm thấy mối liên quan giữa hai yếu tố này với nguy cơ tương ñối
OR=2,32 (P<0.001). Palazzo M và Evans R.(0) cũng ñã nghiên cứu trên 147 bệnh nhân trong
năm 1992 ñã ghi nhận mối tương quan này với nguy cơ tương ñối OR= 9,39 (P<0,001).
- Thời gian phẫu thuật và thời gian gây mê: Bên cạnh loại phẫu thuật, thời gian gây mê và
phẫu thuật cũng là yếu tố góp phần gây nôn, buồn nôn sau mổ. Thời gian gây mê, phẫu thuật
càng kéo dài thì nguy cơ nôn, buồn nôn sau mổ càng tăng. Theo Hội nghiên cứu về Gây mê
thế giới (International Anesthesia Research Society) cứ 30 phút thời gian mổ kéo dài thì tăng
60% nguy cơ nôn, buồn nôn. Theo nghiên cứu của Marsha M.C và cộng sự(0) khi khảo sát yếu
tố thời gian gây mê (<120 phút, ≥ 120 phút) các tác giả thấy có mối liên quan giữa thời gian
gây mê với nôn và buồn nôn sau mổ, với nguy cơ tương ñối OR= 2,04 và p<0,005.
Trong nghiên cứu của chúng tôi phân hai nhóm bệnh nhân nghiên cứu có thời gian gây mê,
phẫu thuật>2 giờ và <2 giờ ñể tìm mối liên quan với nôn và buồn nôn sau mổ. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi cho thấy không có sự liên quan giữa thời gian mổ với nôn và buồn nôn sau

mổ (OR=1,73; CI (0,77 – 3,87), p>0,05) và cũng không thấy có sự liên quan giữa thời gian
gây mê với nôn và buồn nôn sau mổ (OR=1,81, CI (0,94 – 3,62), p>0,05). Kết quả khác biệt
này có thể do cỡ mẫu của chúng tôi còn nhỏ so với các nghiên cứu khác. Theo chúng tôi cần
có những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn ñể ñánh giá về yếu tố nguy cơ này ñối với nôn và
buồn nôn sau mổ.
KẾT LUẬN

103


Tỷ lệ nôn, buồn nôn ở các bệnh nhân phẫu thuật dưới gây mê nội khí quản là: 39,33%. Các
yếu tố liên quan có nguy cơ gây ra nôn và buồn nôn sau phẫu thuật dưới gây mê nội khí quản
bao gồm giới, tiền sử say tàu xe, không hút thuốc lá, tiền sử dị ứng và sử dụng morphin ñể
giảm ñau sau mổ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Apfel C.C, Kranke P (2002), “Volatile anaesthetics may be the main cause of early but not delayed postoperative
vomiting: A randomized controlled trial of factorial design” British Journal of Anaesthesia, pp.659-668
Apfel C.C, P.Kranke, Eberhart L.H.J, Roos A. and Roewer N (2002) “Comparison of predictive models for
postoperative nause and vomiting” British Journal of Anaesthesia 2002, pp. 234-240.
Apfel C.C. et al (2006), “A simplified risk sores for predicting postoperative nause and vomiting”
Anesthesiology, pp. 693-700
Bitetti J.M, Weintraube H.P (1992) “Nause and vomiting” Anesthesia and perioprative complication, Mosby
year book, pp 295-412.
Eberhart L.H.J et al (2004), “Applicability of risk scores for postoperative nause and vomiting in adults to
paediatric patients”, British Journal of Anesthesia, pp.386-392.
Fraga X.P, Malage Lada JR (2002) “Nause and Vomiting”. Current treatment options in gastroenterology, pp.
241-250
Hồ Khả Cảnh, Lê Hồng Chính (2008), “Đánh giá tác dụng giảm ñau sau mổ của Morphin kết hợp Perfalgan
dùng chủ ñộng trước lúc kết thúc cuộc mổ”, Tạp chí Y học Thực hành 596, trang 727-734.
Kapoor R, Hola E.T, Adanson R.T, Mathis A.S (2008), “Comparision of two instrument for assessing risk of

postoperative nause and vomiting ”, Am J Health-Syst Pharm, 65, pp.448-452.
Kooij F.O, Klok T, Hollmann M.W, Kal J.E (2008), “Decision support increases guideline adherence for
prescribing postoperative nause and vomiting prophylaxis” Anesth Analg, 106 (3), pp.893-898.
Lê thanh Dương (2008), “So sánh tác dụng dự phòng nôn và buồn nôn của Dexamethasone liều thấp với
Dexamethasone kết hợp Metochlopramide trong cắt túi mật nội soi”, Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Y Dược
Huế.
López-Olaondo L (1996) “Combination of ondansetron and dexamethasone in the prophylaxis of postoperative
nause and vomoting”, British journal of Anaesthesia, pp.835-840.
Maharaj C.H, et al (2005), “Preoperative intravenous fluid therapy decreases postoperative nause and pain in
high risk patients” Anesth Analg, pp.675-682.
Marsha M.C et al (1994), “The postoperative interview: Assessing risk factor for nause and vomiting” Anesth
Analg, pp.7-16.
Palazzo M and Evans R (1993) “Logistic regression analysis of fixed patient factors for postoperative sickness:
Amodel for risk assessment” British Journal of Anaesthesia, pp.135-140.
Pierre S, Benais H, Pouymayou J (2002). “Apfel’s simplified score may favourably predict the rick of
postoperative nause and vomiting”, Can J Anesth, 49, pp.237-42.
Saeeda Islam, Jain P.N (2004), “Postoperative nause and vomoting: A review article”, Indian Journal
Anaesthesia, pp.253-258
Sébastien Pierre et al (2004), “A risk score-dependent antiemetic approach effectively reduces postoperative
nause and vomiting a continuous quality improvemant initiative”, Can J Anesth, 51:4, pp.320-325.
Toner C.C, Broomhead C.J., (1996), “Prediction of postoperative nause and vomiting using a logistic regressin
model”, British Journal of Anaesthesia, 76, pp. 347-351.
Tong J.G et al (2006), “Risk factors for postoperative nause and vomiting”, Anesth Analg, pp.1884-1898
Tong J.G, Sloan F, Apfel C.C, et al (2003), “Consensus guideline for managing postoperative nause and
vomiting”, Anesth Analg, pp.62-71

104




×