Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tổng quan hệ thống về các nghiên cứu thử nghiệm tăng cường bổ sung kẽm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 13 trang )

Tái bản với sự đồng ý của
Ann Nutr Metab 2013;62(suppl 1):44-56
DOI: 10,1159/000348263

Tổng Quan Hệ Thống Về Các Nghiên Cứu
Thử Nghiệm Tăng Cường Bổ Sung Kẽm
Jai K. Das Rohail Kumar Rehana A. Salam Zul qar A. Bhutta
Phân khoa Sức Khỏe Bà Mẹ và Trẻ Em, Đại học Aga Khan, Karachi, Pakistan

Những thông tin chính

Một phần ba dân số thế giới sống ở các nước có tỷ lệ
thiếu hụt kẽm cao.
Những nhóm dễ bị ảnh hưởng nhất bao gồm trẻ nhũ
nhi, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và đang cho con bú do có
nhu cầu kẽm cao hơn, vì các đối tượng này đang trong
giai đoạn phát triển then chốt và có nhu cầu sinh lý về
kẽm quan trọng.
Một lượng lớn kẽm tập trung trong cơ và xương,
nhưng không đủ tạo vai trò đệm cho chuyển hóa, do
vậy nồng độ kẽm huyết tương hoàn toàn phụ thuộc
vào chế độ ăn.
Tăng cường bổ sung kẽm qua thức ăn liên quan đến sự
tăng đáng kể nồng độ kẽm huyết thanh. Phân tích gộp
cho thấy có tác động đáng kể trên tốc độ tăng trưởng
chiều cao ở trẻ sơ sinh rất nhẹ cân, trong khi hiệu quả
này không rõ ràng ở những trẻ sơ sinh cân nặng bình
thường.
Tăng cường bổ sung kẽm không gây tác dụng phụ trên
nồng độ hemoglobin và đồng trong huyết thanh.
Chiến lược tăng cường bổ sung kẽm có tiềm năng làm


cải thiện thiếu hụt kẽm, đặc biệt ở trẻ em.

Từ khóa
Tốc độ cao · Tăng cân · Phosphatase kiềm · Hàm lượng
đồng huyết thanh · Sự làm mạnh thêm-Forti cation ·
Bổ sung · Kẽm · Trẻ em · Tăng trưởng

Tóm tắt
Kẽm là một trong các vi chất thiết yếu cho cơ thể người, do
chúng hiện diện trong hơn 100 loại men (enzyme) riêng biệt và
đóng vai trò như một ion cấu trúc quan trọng trong các yếu tố
phiên mã. Khoảng một phần ba dân số thế giới sống ở các
nước có tỷ lệ thiếu kẽm cao. Tăng cường kẽm qua thức ăn có vẻ
là một chiến lược sức khỏe công cộng hấp dẫn, và một số
chương trình đã được triển khai, đặc biệt ở các nước đang phát
triển. Chúng tôi thực hiện một nghiên cứu tổng quan có hệ
thống nhằm lượng giá hiệu quả của việc tăng cường bổ sung
kẽm. Tổng cộng có 11 nghiên cứu với 771 người tham gia được
đưa vào phân tích. Tăng cường kẽm có liên quan đến tăng
nồng độ kẽm trong huyết thanh [độ lệch chuẩn trung bình
(SMD) là 1.28, từ 0.56 đến 2.01, khoảng tin cậy (CI) 95%], vốn là
chỉ số chức năng về tình trạng kẽm trong cơ thể. Tốc độ phát
triển chiều cao được ghi nhận có cải thiện đáng kể (SMD 0.52,
95% CI, từ 0.01, 1.04); tuy nhiên phát hiện này yếu và dựa trên
một phân tích hạn chế. Phân tích sâu hơn ở nhóm phụ cho thấy
cải thiện tốc độ tăng trưởng chiều cao ở các trẻ nhũ nhi sinh rất
nhẹ cân (SMD 0.70, 95% CI 0.02, 1.37), còn ở các trẻ sơ sinh
khỏe mạnh tác động này không đáng kể. Tăng cường bổ sung
kẽm gây ảnh hưởng không đáng kể lên độ kiềm toan, nồng độ
đồng huyết thanh, hemoglobin và sự tăng cân. Dù các phát

hiện nêu bật rằng tăng cường bổ sung kẽm có liên quan đến
tăng nồng độ vi chất huyết thanh, bằng chứng tổng thể về
hiệu quả của cách tiếp cận này là rất hạn chế. Dữ liệu trên phụ
nữ mang thai và cho con bú nghèo nàn. Nên bắt đầu những
chương trình tăng cường bổ sung kẽm quy mô lớn với đánh giá
tác động một cách thẳng thắn, để bao gồm được dân số lớn
hơn với tất cả các nhóm tuổi. Tăng cường bổ sung kẽm lượng
lớn có thể là chiến lược có hiệu quả kinh tế nhằm khắc phục
tình trạng thiếu hụt kẽm.


Nguyên nhân thiếu kẽm
Ăn không đủ
Giảm sinh khả dụng: Chế độ
ăn nhiều sơ /phytate
Giảm hấp thụ
Tăng nhu cầu
Mất kẽm quá mức: phỏng

Nguồn kẽm
Lượng lớn: hàu, bơ đậu phộng,
crunch, thịt bò.
Lượng vừa: đậu nành, bắp, thịt cừu,
thịt heo.
Lượng thấp: sữa nguyên kem, hạt dẻ
lúa mì trắng, gạo, trứng

Kết hợp ở ruột và gắn kếtvới albumin
và transferrin


Sinh sản
Tổng hợp LH và FSH
Biệt hóa sinh dục và thụ tinh
Tạo prostaglandins
Sự trưởng thành của
tinh trùng

Tăng trưởng
Tổng hợp collagen, osteocalsin
Biệt hóa tế bào sụn, nguyên cốt bào,
nguyên sợi bào.
Hệ miễn dịch
Trưởng thành và hoạt động của các
tế bào T, đại thực bào và tế báo giết
tự nhiên.

Các tác dụng khác
Giảm thời gian và mức độ nặng
của tiêu chảy, ly, viêm phổi, và
cảm lạnh thông thường ở
trẻ em

Hình 1. Nguồn kẽm và chức năng kẽm trong cơ thể người ( Xem file PP đính kèm)

Bối cảnh
Các vitamin và khoáng chất rất thiết yếu cho tăng
trưởng và chuyển hóa. Tổ chức y tế thế giới ước lượng
rằng có hơn 2 tỷ người thiếu các vitamin và khoáng chất
then chốt, đặc biệt là vitamin A, iodine, sắt và kẽm [1].
Kẽm là một trong các vi chất cần thiết cho cơ thể [2] do

kẽm hiện diện trong hơn 100 enzyme riêng biệt và đóng
vai trò ion cấu trúc quan trọng trong các yếu tố phiên mã
[3]. Kẽm được phân bố rộng khắp ở các mô các nhau bao
gồm não, cơ, xương, gan và thận, với một lượng lớn hiện
diện trong tiền liệt tuyến và các phần của mắt [4, 5]. Kẽm
có vai trò chủ đạo trong sinh lý sinh sản, điều chỉnh miễn
dịch, tăng trưởng và phát triển [6]. Trong huyết thanh,
kẽm được gắn kết và vận chuyển bởi albumin (60%, ái lực
thấp) và transferrin (10%) [7], những chất này cũng vận
chuyển sắt và đồng; do đó nồng độ sắt và đồng quá cao có
thể làm giảm hấp thụ kẽm, và ngược lại. Sinh lý chuyển
hóa kẽm, chức năng của kẽm và nguồn cung cấp kẽm qua
thức ăn được phác thảo trong hình 1.

Tình trạng thiếu hụt kẽm lần đầu tiên được công nhận
là vấn đề sức khỏe vào năm 1961 [6]. Kể từ đó kẽm trở
thành một mối quan tâm chính. Theo ước tính khoảng 1/3
dân số thế giới sống tại các quốc gia có tỷ lệ thiếu kẽm cao
[8]. Các đối tượng dễ bị ảnh hưởng bao gồm trẻ nhũ nhi,
trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và đang cho con bú vì nhu cầu kẽm
của họ cao, do các đối tượng này đang trong các giai đoạn
tăng trưởng và nhu cầu sinh lý then chốt [9,10]. Ước tính
khoảng 82% phụ nữ mang thai trên toàn thế giới không đủ
kẽm trong khẩu phần ăn so với nhu cầu thai kỳ [11]. Trẻ
nhũ nhi phụ thuộc vào nguồn kẽm trong thức ăn nhất khi
dự trữ trong gan trước sanh đã được dùng cạn, và thiếu
kẽm tạm thời có thể xảy ra sau đó do sữa mẹ có nồng độ
kẽm cực thấp [12]. Loạt bài trên báo trên tạp chí Lancet về
thiếu dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em đã ước tính rằng thiếu
hụt kẽm là nguyên nhân của khoảng 4% các ca tử vong và

số năm cuộc đời điều chỉnh theo tàn tật ở trẻ em <5 tuổi tại
các nước thu nhập thấp hơn [10]. Một phân tích tổng hợp
gần đây ở các nghiên cứu bổ sung kẽm cho thấy bổ sung

Tổng Quan Hệ Thống Về Các Nghiên Cứu
Thử Nghiệm Tăng Cường Bổ Sung Kẽm

Tái bản với sự đồng ý của
Ann Nutr Metab 2013;62(suppl 1):44-56


2,132 trích dẫn
Tìm trong tựa đề và tóm tắt nghiên cứu
425 tài liệu có khả năng có liên quan
Tìm danh sách có tài liệu tham khảo
có liên quan đến bằng thủ công

Loại ra 1,707 báo cáo do:
Loại hình xuất bản thiết kế hay
không phù hợp
Tăng cường 1 loại (không phải kẽm)
hoặc loại vi chất
Bổ sung chất chứ không tăng cường
Thêm 18 tài liệu có liên quan

443 tài liệu có thể liên quan
Đọc toàn văn các tài liệu
có thể liên quan

11 tài liệu có liên quan

được đưa vào phân tích

432 bài báo cáo bị loại do:
Loại hình xuất bản thiết kế hay
không phù hợp
Tăng cường 1 loại (không phải kẽm)
hoặc loại vi chất
Bổ sung chất chứ không tăng cường

Hình. 2. Kết quả chiến lược tìm kiếm.

kẽm có liên quan đến giảm tử vong do tiêu chảy và viêm phổi
[13].
Việc đánh giá tác động của các thử nghiệm tăng cường bổ sung
kẽm là một thách thức, do thiếu các chỉ dấu sinh học cho tình
trạng kẽm ở mỗi cá nhân. Tuy vậy, các phân tích gần đây cho
thấy nồng độ kẽm huyết thanh trung bình của một dân số đáp
ứng hằng định với lượng kẽm bổ sung, bất kể giới hạn dưới của
giá trị trung bình nồng độ kẽm huyết thanh của dân số đó [14].
Ngoài ra, sự giảm tử vong và mức độ tăng trưởng [15] có thể
dùng làm các chỉ dấu đáng tin cậy đánh giá sự thành công của
việc tăng cường bổ sung kẽm. Dù có các bằng chứng đã ghi
nhận về lợi ích của bổ sung kẽm, chỉ một số ít chương trình tăng
cường kẽm quy mô lớn được khởi động, có thể do dữ liệu về sự
thành công của các chương trình tăng cường kẽm còn hiếm hoi.
Tăng cường kẽm lượng qui mô lớn được bắt đầu ở Trung Quốc
và Mexico, bằng cách tăng cường kẽm ở bột ngũ cốc. Các
chương trình này được khởi động với mục tiêu bổ sung đủ nhu
cầu kẽm được khuyến cáo mỗi ngày cho người dân. Một số hợp
chất kẽm có thể dùng an toàn cho con người. Oxit kẽm được

dùng rộng rãi nhất do rẻ nhất, trong khi kẽm sufate được dùng
trong các sữa công thức. Hợp chất này cũng hạn chế tối thiểu
việc mất kẽm trong quá trình vận chuyển và lưu trữ, nên được
công nhận cho dùng.
Tăng cường kẽm qua thức ăn có vẻ là một chiến lược sức khỏe
cộng đồng hấp dẫn và một số chương trình đã được khởi động,
nhất là ở các nước đang phát triển. Đáng kinh ngạc là chỉ một ít
chương trình có đánh giá chính thức mức độ tác động lên sức
khỏe cộng đồng [16]. Hầu hết các lợi ích trên giả thuyết của tăng
cường kẽm có nguồn gốc từ các nghiên cứu thử nghiệm bổ sung
kẽm,nên rất khó để ngoại suy ra lợi ích của các chiến lược tăng
cường kẽm khi phương tiện và liều lượng giữa chúng rất khác.

Tái bản với sự đồng ý của
Ann Nutr Metab 2013;62(suppl 1):44-56

Do đó chúng tôi thực hiện một tổng quan hệ thống về các bằng
chứng hiện tại nhằm lượng giá hiệu quả tăng cường kẽm trong
thức ăn lên sức khỏe và dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em.

...............................................................................................
Thiếu kẽm là nguyên nhân của khoảng
4% tử vong và số năm sống mất đi
điều chỉnh theo mức độ tàn tật ở
trẻ em dưới 5 tuổi tại các nước
có thu nhập thấp hơn.
...............................................................................................
Phương pháp

Chiến lược tìm kiếm


Tất cả các bằng chứng về tác động của can thiệp tăng cường
kẽm được thu thập có hệ thống và phân tích (hình 2). Tìm kiếm
toàn diện được thực hiện với các từ khóa bao gồm cả thuật ngữ
viết tắt quy ước (theo MeSH) và thuật ngữ toàn văn trên các cơ
sở dữ liệu Thư Viện Cochrane, Medline, Pubmed, Popline,
LILACS, CINAHL, và Thư Viện Anh Quốc về Nghiên Cứu
Phát Triển (BLDS), cơ sở dữ liệu khu vực của Tổ Chức Y Tế
Thế Giới (WHO) cũng như cơ sở dữ liệu IDEAS của các tài liệu
đang xử lý chưa công bố, Google và Google Scholar. Tìm kiếm
thủ công chi tiết được thực hiện bao gồm cả các tham khảo chéo
và các thư mục dữ liệu cũng như ấn phẩm hiện có nhằm xác định
các nguồn thông tin thêm vào. Đặc biệt, tìm kiếm còn mở rộng
đến các tài liệu “xám” trên các nguồn không chú dẫn và không
số hóa. Danh mục các sách với các phần liên quan được tìm
kiếm thủ công nhằm xác định các báo cáo và ấn phẩm liên quan.
Tìm kiếm kết thúc vào ngày 8 tháng 10 năm 2012.


Bảng 1. Đặc điểm các nghiên cứu được chọn
Tác giả
đầu tiên

Năm

Quốc
gia

Thiết
kế

nghiên
cứu

Dân số mục tiêu
và nhóm tuổi

Phức hợp tăng cường
và chất tải

Lượng kẽm dùng
tăng cường
(Lượng kẽm
trong nhóm chứng)

Thời gian
can thiệp

Tổng số
người
tham gia
n

Badii[27]

2012

Iran

RCT


Thiếu kẽm ở phụ nữ
độ tuổi 19 – 49

Kẽm sulfate trong
bánh mì

50 và 100 mg/kg

01 tháng

75

Brown [17]

2007

Peru

RCT

Trẻ nhũ nhi 6 – 8 tháng tuổi
có nguy cơ thấp còi

Kẽm sulfate trong bột cháo

150 mg/kg
khối lượng khô

06 tháng


178

Diaz-Gomez
[18]

2003

Tây Ban
Nha

RCT

Trẻ sơ sinh non tháng
rất nhẹ cân

Dùng kẽm sulfate trong
sữa công thức

10 mg/l (5 mg/l)

06 tháng

36

Friel [19]

1993

Canada


RCT

Trẻ sơ sinh rất nhẹ cân

Dùng kẽm sulfate trong
sữa công thức

11 mg/l (6.7 mg/l)

06 tháng

50

USA

RCT

Trẻ em khỏe mạnh 2-7 tuổi

Kẽm oxit trong ngũ cốc

3.75 mg/oz

09 tháng

96

RCT

Trẻ em đi học 7- 11 tuổi bị

thiếu kẽm không triệu chứng

Dùng kẽm acetate
trong bánh mì

400 mg/ổ

03 tháng

24

Hambidge [24] 1979
Kilic [25]

1998

Thổ Nhĩ
Kỳ

Matsuda [20]

1984

Nhật Bản Bán ngẫu
nhiên

Sơ sinh đủ tháng

Sữa công thức


3.2 mg/l (1.0 mg/l)

05 tháng

39

Ohiokpehai [26] 2009

Kenya

Trẻ em đi học 6- 9 tuổi

Cháo

5 mg/100g

03 tháng

134

Salmenpera [21] 1994

Phần Lan RCT

Trẻ sơ sinh đủ tháng

Sữa công thức

5.2 mg/l, 1.1mg/l


12 tháng

32

Schlesinger [22] 1992

Chile

RCT

Trẻ nhũ nhi suy dinh dưỡng

Kẽm chloride trong
sữa công thức

15 mg/l (3.2 mg/l)

3.5 tháng

39

Walravens [23] 1976

USA

RCT

Sơ sinh đủ tháng

Dùng kẽm sulfate

trong sữa công thức

5.8 mg/l (1.8 mg/l)

06 tháng

68

Bán ngẫu
nhiên

RCT = Randomized controlled trial; quasi = quasi-RCT.

Các loại nghiên cứu
Các loại hình nghiên cứu có trong dữ kiện phân tích bao gồm các
nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có nhóm chứng và thử nghiệm gần
ngẫu nhiên có nhóm chứng. Ngoài ra, các thiết kế nghiên cứu ít nghiêm
ngặt hơn như các nghiên cứu quan sát (đoàn hệ và bệnh chứng), đánh
giá chương trình tăng cường thực phẩm, và nghiên cứu mô tả cũng
được xem lại để hiểu bối cảnh áp dụng các cách can thiệp này.
Tiêu chuẩn đưa vào
Các nghiên cứu được lấy vào nếu:
Kẽm là vi chất duy nhất được tăng cường trong thức ăn.
Các thực phẩm dùng để tăng cường kẽm là các thực phẩm chính,
gia vị, hoặc thức ăn chế biến.
Hiệu quả tăng cường kẽm được phân tích dựa trên hệ quả sức khỏe
của phụ nữ và trẻ em.
Các nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có nhóm chứng và thử
nghiệm gần ngẫu nhiên có nhóm chứng được lấy vào nếu nhóm
chứng là nhóm không can thiệp, có chế độ dinh dưỡng thông

thường không có thực phẩm tăng cường.
Các nghiên cứu không được đưa vào nếu chúng tập trung vào tăng
cường dinh dưỡng gia đình với bột đa vi chất, thành phần thức ăn,
lượng thức ăn ăn vào, lợi ích sinh học, so sánh giữa các thực phẩm
tải (food vehicles) hoặc giữa các phức hợp của cùng một loại vi
chất, so sánh giữa tăng cường và bổ sung, tăng cường sinh học và
các nghiên cứu đánh giá tác động giác quan của việc tăng cường.
Phân tích dữ liệu
Tất cả các nghiên cứu đã lấy được đưa vào quy trình phân loại với
các tiêu chuẩn được chuẩn hóa nhằm đánh giá đầu ra từ sàng lọc ban

Tổng Quan Hệ Thống Về Các Nghiên Cứu
Thử Nghiệm Tăng Cường Bổ Sung Kẽm

đầu. Dựa theo sự đồng thuận về chiến lược tìm tài liệu, 2 người xử lý
thông tin độc lập sẽ lược qua tóm tắt và toàn văn nghiên cứu để xác định
các nghiên cứu đáp ứng tiêu chuẩn đưa vào. Bất kỳ bất đồng thuận nào
giữa 2 người xử lý thông tin ban đầu đều được giải quyết bằng người
thứ ba. Sau khi lấy toàn văn các nghiên cứu đáp ứng tiêu chuẩn đưa
vào, dữ liệu trong mỗi nghiên cứu được tóm tắt và nhập đôi vào mẫu
thông tin chuẩn. Chúng tôi phân tích gộp tất cả các hệ quả có trong
nhiều hơn 1 nghiên cứu. Với các dữ liệu nhị giá, chúng tôi trình bày kết
quả bằng cách tóm tắt tỉ số nguy cơ (risk ratio) và tỉ số chênh (odds atio)
với khoảng tin cậy (CI) 95%. Với các dữ liệu liên tục, chúng tôi dùng
khác biệt trung bình chuẩn (Standard mean difference - SMD), khi đơn
vị đo lường không đồng nhất, giữa các nghiên cứu để biểu hiện xem các
hệ quả nhất định có so sánh được và đúng hướng hay không. SMD
được cho là có ý nghĩa khi khoảng tin cậy không chứa giá trị 0; do đó
SMD > 0 cho thấy có cải thiện, còn < 0 thể hiện có suy giảm.
Dữ liệu được kết hợp bằng phương pháp đảo biến chung, trong đó

logarith của tỷ số nguy cơ và sai lệch chuẩn được dùng cùng lúc. Mức
độ mất mẫu được ghi nhận trong mỗi nghiên cứu, và tác động của nó
lên hiệu quả điều trị chung được khảo sát bằng phân tích độ nhạy. Tính
khác biệt giữa các nghiên cứu được ước lượng bằng thống kê I2, trị số p
<0.1 (kiểm định χ 2) và kiểm tra bằng mắt sơ đồ phân bố điểm. Nguy
cơ tương đối cộng gộp theo phương pháp Mantel-Haenszel với khoảng
tin cậy 95% tương ứng, hoặc nguy cơ tương đối cộng gộp theo
DerSimonian-Laird khi có sự mất đồng bộ không giải thích được giữa
các nghiên cứu. Tất cả các phân tích đều được thực hiện bằng phần
mềm Review Manager 5.1.

Tái bản với sự đồng ý của
Ann Nutr Metab 2013;62(suppl 1):44-56


Bảng 2. Nguy cơ nhiễu trong các nghiên cứu được chọn

Tác giả đầu

Phân phối
giai đoạn

Giấu giai đoạn

Gây mù

Xác định số liệu hệ quả
không hoàn toàn

Báo cáo

chọn lọc

Badii [27]

Không rõ



Không rõ
Không rõ
Không rõ
Không
Không rõ
Không rõ
Không

Không rõ
Không rõ

Không rõ
Không rõ
Không rõ
Không rõ
Không
Không rõ
Không rõ
Không rõ

Không rõ






Không rõ
Không
Không rõ



Không



Không
Không


Không
Không
Không














Brown [17]
Friel [19]
Diaz-Gomez [18]
Hambidge [24]
Kilic [25]
Matsuda [20]
Ohiokpehai [26]
Salmenpera [21]
Schlesinger [22]
Walravens [23]

Kết quả
Có 11 nghiên cứu được lấy qua chiến lược tìm kiếm,
bao gồm tìm kiếm thủ công, 7 trong số đó là trên trẻ nhũ
nhi [17-23] được bổ sung trong sữa công thức, 3 nghiên
cứu trên trẻ em trong trường học với bổ sung trong cháo
hoặc bánh mì [24-26], và chỉ 1 nghiên cứu trên phụ nữ tuổi
sinh sản [27]. 9 nghiên cứu là thử nghiệm ngẫu nhiên có
nhóm chứng, trong khi 2 nghiên cứu còn lại [20,26] có các
thiết kế gần ngẫu nhiên. Thời gian can thiệp trong các
nghiên cứu thay đổi từ 1 đến 12 tháng. 5 nghiên cứu [1719, 23,27] dùng kẽm sulfate làm hợp chất tăng cường. Các
hợp chất khác được dùng là oxit kẽm [24], kẽm chloride
[22] và kẽm acetate [25]. Tất cả các nghiên cứu đều so
sánh thực phẩm tăng cường kẽm với nhóm chứng không
được tăng cường kẽm. 4 nghiên cứu được thực hiện ở các
nước đang phát triển, trong khi các nghiên cứu còn lại là ở

khu vực phát triển trên thế giới. Đặc điểm các nghiên cứu
được tóm tắt trong bảng 1 và đánh giá nguy cơ gây nhiễu
được trình bày ở bảng 2. Các hệ quả thường được dùng
nhất là nồng độ kẽm huyết tương [17–22, 24–26], mức
hemoglobin [18, 22, 25], phosphatase kiềm [21, 23, 25],
nồng độ đồng trong huyết thanh [20, 22, 23, 25], mức tăng
cân [17, 18, 20, 22–24] và tăng trưởng chiều cao hay tốc
độ tăng chiều cao tuyến tính (tăng theo mm/ngày) [17, 18,
20–24]. Nghiên cứu của Brown và cộng sự [17] cũng xem
xét hiệu quả tăng cường kẽm lên các đợt tiêu chảy, các
triệu chứng giống cúm, viêm phổi và các bệnh khác trong
khoảng thời gian can thiệp. Các kết quả nghiên cứu của
Badii và cộng sự [27] không được đưa vào phân tích
chung do nghiên cứu trên phụ nữ tuổi sinh sản, trong khi
các nghiên cứu khác là trên trẻ em, bao gồm trẻ nhũ nhi và
trẻ ở tuổi đến trường. Kết quả được tóm tắt trong bảng 3.
Tái bản với sự đồng ý của
Ann Nutr Metab 2013;62(suppl 1):44-56

Hiệu quả trên nồng độ kẽm huyết thanh
Kết quả từ 9 nghiên cứu [17-22, 24-26] cho thấy sự tác
động đáng kể lên nồng độ kẽm huyết thanh của việc tăng
cường kẽm, với mức độ ảnh hưởng trên từng cá nhân thay
đổi trong khoảng từ 0.08 (95% CI –0.65, 0.81) đến 5.51
(95% CI 3.91, 7.11) và SMD kết hợp là 1.28 (95% CI
0.56, 2.01). Sự không đồng nhất giữa các nghiên cứu cao
(p < 0.00001; I 2 = 89%), do vậy mô hình hiệu quả ngẫu
nhiên được sử dụng. Nghiên cứu của Badii và cộng sự
[27] cho thấy sự thay đổi đáng kể nồng độ kẽm huyết
thanh của phụ nữ ở tuổi sinh sản khi so sánh với nhóm

chứng, với SMD = 1.82 (95% CI 1.52, 2.40). Phân tích
thêm ở nhóm phụ cho thấy không có khác biệt có ý nghĩa
giữa các hợp chất kẽm khác nhau. Phân tích thêm ở nhóm
phụ về khoảng thời gian can thiệp cho thấy xu hướng tích
cực với SMD 1.48 (95% CI 0.57, 2.39) và 1.51 (95% CI
0.13, 2.89) với thời gian lần lượt <6 tháng và > 6 tháng.
Phân tích nhóm phụ của các dân số nghiên cứu khác nhau
được trình bày trong hình 3.
Hiệu quả trên tăng trưởng và phát triển chiều cao
7 nghiên cứu [17, 18, 20, 21, 23, 24] ở 451 trẻ em cho
thấy sự thay đổi không đáng kể trong tốc độ tăng chiều cao
(mm/ngày) với SMD 0.08 (95% CI 0.53, 0.69). Khi nhìn
sơ đồ phân bố điểm, nghiên cứu của Salmenpera và cộng
sự [21] là một nghiên cứu có giá trị bất thường (outlier),
và sau khi loại bỏ nghiên cứu này thì tác động lên tốc độ
phát triển chiều cao trở nên có ý nghĩa với SMD là 0.52
(95 CI 0.01,1.04) (Hình 4). Phân tích nhóm phụ cho thấy
cải thiện tốc độ tăng chiều cao có ý nghĩa ở trẻ sơ sinh rất
nhẹ cân (VLBW) với SMD of 0.70 (95% CI 0.02, 1.37),
trong khi ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh, tác động này không
đáng kể với SMD là - 0.48 (95% CI 2.45, 1.48).


Bảng 3. Tóm tắt các hệ quả nghiên cứu

Hệ quả
Các dấu chứng sinh học (huyết thanh)
Nồng độ kẽm huyết thanh [17 – 22, 24 – 26]
Sơ sinh khỏe mạnh [20, 21]
Sơ sinh rất nhẹ cân [18, 19]

Trẻ nhũ nhi nguy cơ còi [17]
Trẻ nhũ nhi suy dinh dưỡng [22]
Trẻ em tuổi đi học thiếu kẽm
không triệu chứng [25]
Trẻ em tuổi đi học [24, 26]
Hemoglobin huyết thanh [18, 22, 25]
Tăng cường bằng kẽm sulfate [18]
Tăng cường bằng kẽm chloride [22]
Tăng cường bằng kẽm acetate [25]
Đồng huyết thanh [20, 22, 23, 25]
Phosphatase kiềm huyết thanh [21, 23, 25]
Các dấu chứng nhân trắc học
Tốc độ tăng chiều cao [17, 18, 20, 22 – 24]
Sơ sinh khỏe mạnh [20, 21, 23]
Sơ sinh rất nhẹ cân [18]
Trẻ nhũ nhi có nguy cơ còi [17]
Trẻ nhũ nhi suy dinh dưỡng [22]
Trẻ em tuổi đi học [24]
Tốc độ tăng cân [17, 18, 20, 22 – 24]
Sơ sinh khỏe mạnh [20, 23]
Sơ sinh rất nhẹ cân [18]
Trẻ nhũ nhi có nguy cơ còi [17]
Trẻ nhũ nhi suy dinh dưỡng [22
Trẻ em tuổi đi học [24]

Nghiên cứu
n
9
2
2

1
1
1
3
1
1
1
4
3
6
3
1
1
1
1
6
2
1
1
1
1

Người tham gia
Tổng số n

SMD (95% CI)

Nhật, Phần Lan
Tây Ban Nha, Canada


683
71
64

1.28 (0.56, 2.01)
3.49 (–0.36, 7.33)
0.51 (–0.32, 1.34)

Chilê
Thổ Nhĩ Kỳ

35
19

0,12 (-0.55, 0.78)
2.77 (1.43, 4.11)

USA, Kenya
Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Chilê
Tây Ban Nha
Chilê
Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật, Chilê, USA
Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan, USA

347
92
34
39
19

161
119

1.12 (–0.21, 2.46)
–0.11 (–0.52, 0.31)
0.00 (–0.67, 0.67)
–0.39(–1.03, 0.24)
0.28 (–0.62, 1.19)
0.29 (–0.96, 1.54)
0.94 (–0.29, 2.17)

451
112
36
176
39
88
419
80
36
176
39
88

0.52 (0.01, 1.14)
–0.48 (–2.45, 1.48)
0.70 (0.02, 1.37)
0.05 (–0.25, 0.35)
0.16 (–0.47, 0.79)
0.31 (–0.11, 0.74)

0.50 (–0.12, 1.11)
1.48 (–1.49, 4.45)
0.33 (–0.33, 0.99)
0.00 (–0.30, 0.30)
–0.10 (–0.73, 0.52)
0.25 (–0.17, 0.67)

Quốc gia

Nhật, Phần Lan, USA
Tây Ban Nha
Pêru
Chilê
USA
Nhật, USA
Tây Ban Nha
Pêru
Chilê
USA

Hiệu quả lên tăng cân
6 nghiên cứu thử nghiệm [17, 18, 20, 22–24] bao gồm
419 trẻ em cho thấy tăng cường kẽm có tác động không
đáng kể lên sự tăng cân (g/ngày) khi so với nhóm chứng,
dù có xu hướng tích cực với SMD = 0.50 (95% CI 0.12,
1.11) (hình 5). Kết quả phân tích thêm ở nhóm phụ có cho
thấy chiều hướng tích cực trong tăng cân ở trẻ sơ sinh, trẻ
nhũ nhi sinh rất nhẹ cân, trẻ nhũ nhi có nguy cơ ngưng
tăng trưởng và trẻ em ở tuổi đi học, nhưng không có trên
trẻ nhũ nhi suy dinh dưỡng. Các kết quả này đều không có

ý nghĩa về mặt thống kê và được tóm lược trong bảng 3.

tác động của tăng cường kẽm lên hoạt động phosphatase
kiềm; 2 nghiên cứu khảo sát trẻ nhũ nhi khỏe mạnh [21, 23],
trong khi 1 nghiên cứu có dân số nghiên cứu là trẻ em tuổi
đến trường bị thiếu kẽm không triệu chứng [25]. Phân tích
chung có SMD tổng cộng là 0.94 (95% CI –0.29, 2.17) (hình
6).

Hiệu quả lên nồng độ phosphatase kiềm
Nồng độ phosphatase kiềm huyết thanh có thể có đáp ứng
với bổ sung kẽm và sự tăng nồng độ huyết thanh kẽm đã
được dùng như một chỉ dấu sinh học gián tiếp phản ánh hiệu
quả bổ sung kẽm. 3 nghiên cứu bao gồm 119 trẻ em, đánh giá

Hiệu quả lên mức hemoglobin
Chúng tôi đánh giá các vấn đề có thể có liên quan đến tác
dụng tiêu cực của tăng cường kẽm lên hấp thu sắt và thiếu
máu. 3 nghiên cứu bao gồm 92 trẻ em [18, 22, 25] cho thấy
tăng cường kẽm trong thức ăn có tác động không đáng kể lên
nồng độ hemoglobin trung bình. Kết quả gộp có SMD là 0.11
(95% CI –0.52, 0.31). Không có bất đồng bộ đáng kể giữa
các nghiên cứu (χ 2 : p = 0.45; I 2 = 0%), do vậy mô hình cố
định được sử dụng (hình 7). Phân tích nhóm phụ các loại hợp
chất kẽm khác nhau được dùng trong tăng cường kẽm cho
thấy sự giảm mức hemoglobin so với nhóm chứng ở kẽm
chloride [22] (SMD –0.39, 95% CI –1.03, 0.24). Kẽm

Tổng Quan Hệ Thống Về Các Nghiên Cứu
Thử Nghiệm Tăng Cường Bổ Sung Kẽm


Tái bản với sự đồng ý của
Ann Nutr Metab 2013;62(suppl 1):44-56


Nghiên cứu
hoặc nhóm phụ

Cân nặng

Nhóm bổ sung

Nhóm chứng

Giá trị
SD Tổng
trung bình
cộng

Giá trị
SD Tổng
trung bình
cộng

SDM
IV,ngẫu nhiên
(95% CI)

SDM
IV,ngẫu nhiên

(95% CI)

1.4.1 Trẻ nhũ nhi đủ tháng khỏe mạnh
Tổng số phụ (95% CI)

1.4.2 Trẻ sơ sinh rất nhẹ cân
Tổng số phụ (95% CI)

1.4.3 Trẻ nhũ nhi nguy cơ thấp còi
Tổng số phụ (95% CI)

1.4.4 Trẻ nhũ nhi suy dinh dưỡng
Tổng số phụ (95% CI)

1.4.5 Học sinh
Tổng số phụ (95% CI)

1.4.6 Học sinh với triệu chứng thiếu kẽm
Tổng số phụ (95% CI)

Tổng số (95% CI)

Hình. 3. Sơ đồ phân bố điểm biểu thị tác dụng của tăng cường kẽm lên nồng độ kẽm huyết tương.

acetate gây ảnh hưởng có chiều hướng tích cực [25] lên mức
hemoglobin (SMD 0.28, 95% CI –0.62, 1.19), trong khi kẽm
sulfate [18] không có bất kỳ tác động đáng kể nào (SMD
0.00, 95% CI –0.67, 0.67), mặc dù tất cả các kết quả này đều
không có ý nghĩa thống kê.


Tái bản với sự đồng ý của
Ann Nutr Metab 2013;62(suppl 1):44-56

Hiệu quả lên nồng độ đồng huyết thanh
Bổ sung kẽm có thể liên quan đến giảm nồng độ đồng
huyết thanh kèm theo. 4 nghiên cứu [20, 22, 23, 25] với dân
số nghiên cứu tổng hợp gồm 161 người đã đo lường tác động
của tăng cường kẽm lên nồng độ đồng huyết thanh. SMD của


Nghiên cứu
hoặc nhóm phụ

Nhóm thí nghiệm

Nhóm chứng

Giá trị
SD Tổng
trung bình
cộng

Giá trị
SD
trung bình

Cân nặng

Tổng
cộng


SDM
IV,ngẫu nhiên
(95% CI)

SDM
IV,ngẫu nhiên
(95% CI)

4.2.1 Trẻ sơ sinh đủ tháng

Tổng số phụ (95% CI)

4.2.2 Trẻ sơ sinh rất nhẹ cân
Tổng số phụ (95% CI)

4.2.3 Trẻ nhũ nhi với nguy cơ thấp còi
Tổng số phụ (95% CI)

4.2.4 Trẻ nhũ nhi suy dinh dưỡng
Tổng số phụ (95% CI)

4.2.5 Học sinh
Tổng số phụ (95% CI)

Tổng cộng (95% CI)

Hình. 4. Sơ đồ phân bố điểm biểu thị tác dụng của tăng cường kẽm lên tốc độ tăng chiều cao.

từng nghiên cứu một thay đổi từ –0.88 (95% CI –1.54,

–0.22) đến 1.97 (95% CI 1.38, 2.55). Kết quả phân tích
gộp cho thấy không có hiệu quả thật lên nồng độ đồng
huyết thanh đồng với SMD là 0.22 (95% CI –1.14, 1.59)
(hình 8). Phân tích nhóm phụ giữa trẻ nhũ nhi khỏe mạnh
[20, 23] và trẻ nhũ nhi suy dinh dưỡng [22] không ghi
nhận khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm với SMD lần lượt là
0.75 (95% CI –1.65, 3.16) và 0.21 (95% CI –0.46, 0.87).

Thảo luận
Tổng quan hệ thống này được thực hiện nhằm đánh giá
hiệu quả của tăng cường kẽm lên các chỉ dấu sinh học và
hệ quả sức khỏe. Hầu hết các nghiên cứu được thực hiện
trên trẻ nhũ nhi và thức ăn được tăng cường nhiều nhất là
sữa công thức cho trẻ nhũ nhi. Tăng cường kẽm trong thức
ăn có liên quan đến sự tăng đáng kể nồng độ kẽm huyết
thanh (SMD 1.28, 95% CI 0.56, 2.01), vốn là chỉ dấu của
tình trạng kẽm. Khác biệt có ý nghĩa cũng được thấy trong

Tổng Quan Hệ Thống Về Các Nghiên Cứu
Thử Nghiệm Tăng Cường Bổ Sung Kẽm

Tái bản với sự đồng ý của
Ann Nutr Metab 2013;62(suppl 1):44-56


Nghiên cứu
hoặc nhóm phụ

Cân nặng


Nhóm bổ sung

Nhóm chứng

Giá trị
SD Tổng
trung bình
cộng

Giá trị
SD
trung bình

Tổng
cộng

SDM
IV,ngẫu nhiên
(95% CI)

SDM
IV,ngẫu nhiên
(95% CI)

3.2.1 Trẻ sơ sinh khỏe mạnh
Tổng số phụ (95% CI)

3.2.2 Trẻ sơ sinh rất nhẹ cân
Tổng số phụ (95% CI)


3.2.3 Trẻ nhũ nhi với nguy cơ béo phì
Tổng số phụ (95% CI)

3.2.4 Trẻ nhũ nhi suy dinh dưỡng
Tổng số phụ (95% CI)

3.2.5 Học sinh
Tổng số phụ (95% CI)

Tổng cộng (95% CI)

Hình. 5. Sơ đồ phân bố điểm biểu thị tác dụng của tăng cường kẽm lên tăng cân.

tốc độ phát triển chiều cao (SMD 0.52, 95% CI 0.01,
1.04); tuy nhiên phát hiện này yếu và dựa trên phân tích
hạn chế. Ước lượng gộp chung cho các hệ quả khác, như
nồng độ hemoglobin, tăng cân, mức phospatease kiềm và
nồng độ đồng trong huyết thanh, cho thấy không có ý
nghĩa về mặt thống kê, dù chúng có xu hướng tích cực.
Tăng cường kẽm đã được nhận thấy trước đó là có liên
quan đến tăng sinh khả dụng và hấp thụ kẽm [28]; tuy
nhiên một số ít các nghiên cứu có báo cáo ngược lại. Khác
biệt giữa các nghiên cứu về tăng cường kẽm có thể do sự
khác nhau về nồng độ kẽm được dùng và sự hiện diện các
Tái bản với sự đồng ý của
Ann Nutr Metab 2013;62(suppl 1):44-56

thành phần khác ngoài kẽm trong các thức ăn được tăng
cường. Ngoài ra loại thức ăn được dùng cũng có thể ảnh
hưởng đến sự hấp thụ và sinh khả dụng của kẽm, khi các

thực phẩm sử dụng để bổ sung khác nhau (sữa, bánh mì,
sữa công thức cho trẻ nhũ nhi, và cháo).
Một lượng kẽm đáng kể được trữ trong cơ và xương
nhưng không đủ cung cấp hỗ trợ chuyển hóa, do vậy nồng
độ kẽm huyết thanh hoàn toàn phụ thuộc vào lượng kẽm
nhập. Đã có nhiều tranh cãi về việc nồng độ kẽm huyết
tương có phải là một chỉ dấu đáng tin cậy về tình trạng
kẽm hay không, khi đã có vài nghiên cứu cho thấy bổ sung
ở trẻ em thiếu hụt kẽm có thể làm cải thiện các dấu hiệu


Nghiên cứu
hoặc nhóm phụ

Nhóm bổ sung

Nhóm chứng

Giá trị
SD Tổng
trung bình
cộng

Giá trị
SD
trung bình

Cân nặng
Tổng
cộng


SDM
IV,ngẫu nhiên
(95% CI)

SDM
IV,ngẫu nhiên
(95% CI)

Tổng cộng (95% CI)

Hình. 6. Sơ đồ phân bố điểm biểu thị tác dụng của tăng cường kẽm lên phosphatase kiềm huyết tương.

Nghiên cứu
hoặc nhóm phụ

Nhóm thí nghiệm

Nhóm bổ sung

Giá trị
SD Tổng
trung bình
cộng

Giá trị
SD
trung bình

Cân nặng

Tổng
cộng

SDM
IV,ngẫu nhiên
(95% CI)

SDM
IV,ngẫu nhiên
(95% CI)

2.2.1 Kẽm sulfate
Tổng cộng (95% CI)

2.2.2 Kẽm chloride
Tổng cộng (95% CI)

2.2.3 Kẽm acetate
Tổng cộng (95% CI)

Tổng cộng (95% CI)

Hình 7. Sơ đồ phân bố điểm biểu thị tác dụng của tăng cường kẽm lên mức hemoglobin huyết tương.

kẽm ở trẻ em thiếu hụt kẽm có thể làm cải thiện các dấu
hiệu lâm sàng của thiếu hụt kẽm nhưng chỉ làm tăng rất ít
hoặc không tăng nồng độ kẽm huyết thanh. Nghiên cứu
của Schlesinger và các cộng sự [22] cho thấy tăng cường
kẽm liên quan đến tăng phát triển chiều cao và chức năng
miễn dịch của trẻ suy dinh dưỡng, trong khi nồng độ kẽm

huyết thanh không phản ánh tương ứng với phát hiện này.

Mặt khác, Salmenpera và cộng sự [21] , Diaz-Gomez và
cộng sự [18] , Matsuda và cộng sự [20] và Kilic và cộng sự
[25] báo cáo nồng độ kẽm huyết thanh tăng với việc tăng
cường kẽm. Có thể còn phải dè dặt khi nhận định rằng
tăng nồng độ kẽm huyết thanh có thể giúp đánh giá tình
trạng kẽm hay không, nhưng nồng độ kẽm thấp rõ ràng là
dấu hiệu thiếu hụt kẽm. Sự tăng nồng độ kẽm huyết thanh

Tổng Quan Hệ Thống Về Các Nghiên Cứu
Thử Nghiệm Tăng Cường Bổ Sung Kẽm

Tái bản với sự đồng ý của
Ann Nutr Metab 2013;62(suppl 1):44-56


Nghiên cứu
hoặc nhóm phụ

Nhóm bổ sung

Nhóm chứng

Giá trị
SD Tổng
trung bình
cộng

Giá trị

SD
trung bình

Cân nặng
Tổng
cộng

SDM
IV,ngẫu nhiên
(95% CI)

SDM
IV,ngẫu nhiên
(95% CI)

Tổng cộng (95% CI)

Hình 8. Sơ đồ phân bố điểm biểu thị tác dụng của tăng cường kẽm lên mức đồng trong huyết tương.

tương quan nghịch với lượng kẽm ăn vào, do nó đạt đến giai
đoạn bình ổn nhanh chóng sau khi tăng nhanh lúc đầu [28].
Vấn đề này được gợi ý bởi một nghiên cứu cho thấy rằng bổ
sung 25mg kẽm mỗi ngày có làm tăng nồng độ kẽm huyết
thanh trong tháng đầu tiên, nhưng kết quả so sánh với dữ
liệu 9 tháng sau không còn nhất quán [29]. Cách giải thích
khác là do mẫu nghiên cứu và cách lấy mẫu xét nghiệm có
các đặc điểm khác nhau. Một chỉ dẫn mới xuất bản gần đây
do Nhóm Tư Vấn Dinh Dưỡng Kẽm Quốc Tế (International
Zinc Nutrition Consultative Group) cho rằng sử dụng thủ
thuật được chuẩn hóa trong lấy mẫu xết nghiệm và đọc kết

quả, cũng như thời điểm lấy mẫu xét nghiệm và sự ngoại
nhiễm mẫu có thể ảnh hưởng đáng kể đến kết quả [30].
Bổ sung kẽm có liên hệ đến cải thiện tăng trưởng chiều
cao. Walravens và Hambidge [23] và Hambidge và các cộng
sự [24] đã báo cáo sự cải thiện có ý nghĩa tốc độ tăng trưởng,
nhưng nghiên cứu của by Matsuda và cộng sự [20] và
Salmenpera và cộng sự [21] không chứng thực điều này.
Thực tế Salmenpera và cộng sự [21] báo cáo sự tốc độ tăng
trưởng nhanh hơn ở nhóm không bổ sung kẽm. Sự trái
ngược này có thể do liều kẽm khác nhau, do nồng độ kẽm
huyết thanh ở nghiên cứu của Walravens và Hambidge [23]
và Hambidge và cộng sự [24]. Phân tích gộp cho thấy tác
động đáng kể lên tốc độ tăng chiều cao ở trẻ sơ sinh rất nhẹ
cân, trong khi hiệu quả này không đáng kể trên trẻ sơ sinh
cân nặng bình thường. Điều này có thể có nghĩa rằng tăng
cường kẽm giúp ích trên trẻ sơ sinh nhẹ cân hơn so với trẻ sơ
sinh khỏe mạnh. Quan sát này ngược lại với một nghiên cứu
khác cho thấy không có khác biệt ý nghĩa giữa nhóm sơ sinh
Tái bản với sự đồng ý của
Ann Nutr Metab 2013;62(suppl 1):44-56

khỏe mạnh và sơ sinh nhỏ hơn so với tuổi thai khi được bổ
sung kẽm [31]. Đây có thể là lĩnh vực tiềm năng cho nghiên
cứu trong tương lai để cung cấp thêm bằng chứng vững chắc
hơn.
Kẽm có thể tương tác với sắt và làm giảm hấp thu sắt [32]
khi được cung cấp với lượng lớn; tuy nhiên thực phẩm tăng
cường không có hàm lượng kẽm cao đến vậy [18]. Tổng
quan của chúng tôi cũng gợi ý điều này khi nồng độ
hemoglobin không bị ảnh hưởng đáng kể. Bổ sung kẽm cũng

liên quan đến giảm nồng độ đồng trong huyết thanh vì chúng
cạnh tranh trên cùng thụ thể [33-35]. Tổng quan của chúng
tôi cung cấp các phát hiện đa phương liên quan đến tham số
này. Kilic và cộng sự [25] và Schlesinger và cộng sự [22].

...............................................................................................
Mặc dù các kết quả phát hiện nêu
bật rằng tăng cường kẽm liên quan
đến tăng nồng độ các vi chất trong
huyết thanh, bằng chứng chung về
hiệu quả cách tiếp cận này còn hạn chế.
...............................................................................................
chỉ ra rằng tăng cường kẽm không có tác dụng tiêu cực lên
nồng độ đồng trong huyết thanh, nhưng Matsuda và cộng
sự [20] lại thấy có giảm nồng độ đồng đáng kể, còn
Walravens và Hambidge [23] lại cho thấy nồng độ đồng
huyết thanh thật ra lại tăng sau khi tăng cường kẽm. Chỉ 1
nghiên cứu báo cáo tác dụng của kẽm lên tần suất bệnh
trong thời gian can thiệp [17], nhưng lại kết luận rằng
không có tác dụng đáng kể lên tỉ lệ lưu hành bệnh tiêu chảy,


cảm lạnh thông thường, nhiễm trùng đường hô hấp dưới và
sốt.
Mặc dù các kết quả phát hiện nêu bật rằng tăng cường
kẽm liên quan đến tăng nồng độ các vi dưỡng chất trong
huyết thanh, bằng chứng chung về hiệu quả của cách tiếp cận
này còn hạn chế. Điều này có thể do nhiều yếu tố bao gồm số
lượng nghiên cứu còn ít, cỡ mẫu nhỏ, nhóm tuổi được xác
định, nồng độ kẽm ban đầu, hợp chất kẽm tăng cường, và

thực phẩm tải (food vehicle) được dùng. Do vậy cần xác định
lượng kẽm tăng cường và loại thực phẩm tải thích hợp. Vấn
đề này đã được đánh giá rộng rãi và một số khuyến cáo đã
được đưa ra [36].
Chi phí là yếu tố quan trọng khi lên kế hoạch các chương
trình tăng cường thực phẩm quy mô rộng. Vì ngũ cốc và gia
vị được sử dụng thông dụng trong hầu hết các dân số, sự thay
đổi giá thực phẩm có thể ảnh hưởng một nhóm lớn dân số.
Kẽm oxit đã được xác định là một trong các hợp chất rẻ nhất
có thể dùng trong tăng cường quy mô lớn. Ứớc lượng rằng sử
dụng kẽm sẽ có chi phí 0.006-0.013 USD cho nhu cầu hàng
năm của mỗi phụ nữ [37].

Vì dữ liệu về dân số dễ mắc phải là hiếm hoi, nhất là phụ nữ
mang thai và đang cho con bú, nên các chương trình tăng
cường quy mô lớn với đánh giá tác động thô (robust impact
assessment) nên được khởi động để bao gồm những dân số
lớn hơn ở mọi nhóm tuổi. Hiện tại, dữ liệu về các chương
trình tăng cường dinh dưỡng lớn chưa có; việc tìm hiểu hiệu
quả các chương trình tăng cường dinh dưỡng lớn lên nồng độ
kẽm huyết thanh và các chỉ số tăng trưởng là rất quan trọng.
Đây có thể là bằng chứng chủ yếu để trả lời câu hỏi rằng liệu
cung cấp kẽm bằng cách tăng cường thực phẩm có phải chìa
khóa giải quyết tình trạng thiếu hụt kẽm hay không. Nghiên
cứu trong tương lai sử dụng chiến lược mục tiêu nên tập
trung vào việc sử dụng lượng kẽm thống nhất, khoảng thời
gian bổ sung, và loại thực phẩm tải một cách đồng bộ, và đặc
biệt tập trung vào kỹ thuật lấy mẫu xét nghiệm đúng cách để
đo nồng độ kẽm huyết thanh.


Tuyên bố
Tác giả tuyên bố rằng không có xung đột lợi ích hay tài
chính liên quan đến nội dung của bài báo này. Bài viết của
chuyên đề này được hỗ trợ bởi Viện Dinh Dưỡng Nestlé Nestlé Nutrition Institute.

Tài liệu tham khảo

Tổng Quan Hệ Thống Về Các Nghiên Cứu
Thử Nghiệm Tăng Cường Bổ Sung Kẽm

Tái bản với sự đồng ý của
Ann Nutr Metab 2013;62(suppl 1):44-56


Tái bản với sự đồng ý của
Ann Nutr Metab 2013;62(suppl 1):44-56



×