Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

TỔNG QUAN TÀI LIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU ĐỂ THIẾT LẬP HỆ THỐNG THU GOM - TRUNG CHUYỂN - XỬ LÝ PHẾ THẢI XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.2 KB, 12 trang )

TỔNG QUAN TÀI LIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU ĐỂ THIẾT LẬP HỆ THỐNG
THU GOM - TRUNG CHUYỂN - XỬ LÝ PHẾ THẢI XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý:
Hà nội nằm hai bên bờ phải sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú. Với vị
trí và địa thế đẹp, thuận lợi, Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa và khoa học lớn,
đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam
- Vĩ độ Bắc: 20
0
53’ đến 21
0
23’;
- Kinh độ Đông: 105
0
15’ đến 106
0
03’.
- Giáp với năm tỉnh: Thái Nguyên ở phía Bắc, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía Đông
và Đông Nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía Nam và phía Tây.
- Diện tích tự nhiên: 921 km
2
- Chiều dài nhất từ phía Bắc xuống phía nam là hơn 50 km
- Chỗ rộng nhất từ tây sang đông là 30 km
- Cao nhất là núi Chân Chim: 462 m (huyện Sóc Sơn) so với mực nước biển
- Thấp nhất thuộc xã Gia Thụy (huyện Gia Lâm), 12m so với mực nước biển.
* Địa hình:
Dạng địa hình chủ yếu của Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng được bồi đắp bởi các
dòng sông với các bãi bồi và các bậc thềm. Xen giữa các bãi bồi còn có các vùng trũng với
các hồ đầm (dấu vết của các lòng sông cổ).
Phần lớn diện tích của Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với độ


cao trung bình từ 15 m đến 20 m so với mặt biển. Còn lại chỉ khu vực đồi núi ở phía bắc
và phía tây bắc của huyện Sóc Sơn thuộc rìa phía nam của dãy núi Tam Đảo có độ cao từ
20m đến 400 m, đỉnh Chân Chim cao nhất là 462 m.
* Hệ thống sông ngòi:
Hà nội là thành phố gắn liền với những dòng sông, trong đó sông Hồng là lớn nhất.
Sông Hồng bắt đầu từ dẫy Ngụy Sơn (Trung Quốc), ở độ cao 1776 m, chảy theo hướng
Tây - Bắc - Đông - Nam vào Việt Nam từ Lào Cai và chảy ra vịnh Bắc Bộ. Sông Hồng
chảy qua Hà Nội có độ dài 30 km.
Đê sông Hồng được đắp từ năm 1108, đoạn từ Nghi Tàm đến Thanh Trì, gọi là đê Cơ
Xá. Ngày nay sông Hồng ở Việt Nam có 1267km đê ở cả hai bên tả, hữu ngạn. Độ cao mặt
đê tại Hà Nội là 14 m so với mặt nước biển.
Nội thành Hà Nội có nhiều ao, hồ là vết tích của sông Hồng trước đây đã đi qua. ở
huyện Thanh Trì và Hoàng Mai có nhiều hồ lớn và nông trong đó có Hồ Linh Đàm và hồ
Yên Sở. Trước khi đắp đê sông Hồng hay đổi dòng chảy, khiến cho một số đoạn sông bị
cắt riêng ra thành hồ lớn và sâu. Tiêu biểu cho loại hồ này là Hồ Tây. Hồ Hoàn Kiếm trước
kia là một hồ rất rộng nhưng đã bị lấn chiếm hơn một nửa. Các hồ Giảng Võ, hồ Ngọc
Khánh, hồ Thủ Lệ trước kia thông nhau nay bị lấp nhiều chỗ và bị chia cắt thành từng hồ
riêng biệt.
Ngoài sông Hồng (đoạn đi qua Hà Nội gọi là Nhĩ Hà), còn có các sông nhỏ như sông
Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, v.v... Các sông này bị tình trạng lấn chiếm, đổ phế thải hai bên
bờ, cũng như bùn đất theo nước thải chảy xuống sông làm cho sông hẹp lại và nông. Hiện
nay Hà Nội đang thực hiện các dự án “xanh hóa” các con sông của mình với các biện pháp
như kè bờ, nạo vét, xây dựng lại hệ thống lọc nuớc thải trước khi đổ ra sông. Có con sông
đã mất hẳn như sông Ngọc Hà từng chảy qua Hoàng Thành.
Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất.
Lượng phù sa của sông Hồng rất lớn, trung bình 100 triệu tấn/năm. Phù sa giúp cho đồng
ruộng thêm màu mỡ, đồng thời bôì đắp và mở rộng vùng châu thổ. Nguồn cá bột của sông
Hồng đã cung cấp cá giống đáng kể cho nghề nuôi cá nước ngọt ở đồng bằng Bắc Bộ.
* Khí hậu:
Khí hậu Hà Nội là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa

đông lạnh, mưa ít.
Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời
dồi dào và có nhiệt độ cao. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà nội có độ ẩm và có lượng mưa
khá lớn.
- Trung bình hằng năm, nhiệt độ không khí 23,6
0
C, độ ẩm 79%, lượng mưa khoảng
1.672,2mm
- Hà Nội có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Sự luân chuyển của các mùa làm cho
khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng và có những nét riêng.
- Nhiệt độ thấp nhất là 2,7
0
C (tháng 1/1955).
- Nhiệt độ cao nhất: 42,8
0
C (tháng 5/1926).
Khách du lịch có thể tới thăm Hà Nội quanh năm. Tuy nhiên, mùa xuân, mùa thu và
mùa đông rất thích hợp với du khách ở những vùng hàn đới.
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
* Dân sô:
Dân số của thành phố năm 2006 có 3.216.700 người trong đố dân số nội thành chiếm
65%, dân số ngoại thành chiếm 35%.
Dân cư Hà Nội phân bố không đều giữa các lãnh thổ hành chính và giữa các vùng
sinh thái. Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 2881 người/km
2
(mật độ trung bình ở nội
thành 19163 người/km
2
, riêng quận Hoàn Kiếm là 33665 người/km
2

, ở ngoại thành 1721
người/km
2
). Mật độ này cao gấp 12 lần so với mức trung bình của cả nước, gần gấp đôi
dân số của vùng đồng bằng sông Hồng và là thành phố có mật độ cao nhất cả nước.
Người dân ở các tỉnh về Hà Nội làm ăn sinh sống có xu hướng tăng nhanh, số người
di chuyển cả hộ về mua đất mua nhà cư trú ổn định khá phổ iến. Những người ở nơi khác
về Hà Nội mua nhà cư trú ổn định là 26.729 hộ (106.458 nhân khẩu) chiếm 3,51% dân số.
Người tỉnh ngoài lao động tự do tại Hà Nội là 3.625 hộ (106.196 nhân khẩu), chiếm 3,5%
dân số.
Học sinh, sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy
nghề là 143.454 người, một lượng lớn (chiếm 58,12%) số sinh viên này phải thuê nhà tạm
trú ở các khu dân cư do điều kiện ký túc xá chưa đáp ứng được yêu cầu về chỗ ở.
Vậy nhu cầu về nhà ở cũng đang la một vấn đề cấp thiết mà chúng ta cần quan tâm.
* Các đơn vị hành chính:
Hà Nội tính tới nay gồm 9 quận nội thành: quận Ba Đình, quận Hoàn Kiếm, quận Hai
Bà Trưng, quận Đống Đa, quận Tây Hồ, quận Thanh xuân, quận Cầu Giấy, quận Long
Biên, quận Hoàng Mai và 5 huyện ngoại thành: huyện Đông Anh, huyện Gia Lâm, huyện
Sóc Sơn, huyện Thanh Trì, huyện Từ Liêm.
Bảng 1.1 - Dân số thành phố Hà Nội năm 2006
Stt Tên quận Đơn vị trực thuộc Diện tích (km
2
) Dân số (người)
1 Quận Ba Đình 14 phường 9,224 228.352
2 Quận Cầu Giấy 12 phường 12,04 147.000
3 Quận Đống Đa 21 phường 9,96 352.000
4 Quận Hai Bà Trưng 20 phường 14,6 378.000
5 Quận Hoàn Kiếm 18 phường 5,29 178.073
6 Quận Hoàng Mai 14 phường 41,04 216.277
7 Quận Long Biên 14 phường 60,38 170.706

8 Quận Tây Hồ 8 phường 24 115.163
9 Quận Thanh Xuân 11 phường 9,11 185.000
(Nguồn: tổng cục thống kê)
Tổng diện tích 921 km
2
(nội thành chiếm 19,97% và ngoại thành chiếm 80,03% bằng
0,28% diện tích của cả nước). Các đơn vị hành chính của Hà Nội được thể hiện chi tiết ở
bảng 1.2
Bảng 1.2. Diện tích - dân số - đơn vị hành chính đến 01-04-2004
Diện tích
(km
2
)
Dân số
(1000 ng)
Mật độ dân số
(người/km
2
)
Đơn vị hành chính
Quận Huyện Phường Xã Thị trấn
920,97 3055,3 3317 9 5 132 99 8
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
* Tình hình kinh tế:
Trong thập kỷ vừa qua, chỉ số GDP của Hà nội tăng hàng năm 11% và tốc độ gia tăng
công ăn việc làm cũng đạt mức tương tự. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa của
thành phố 6 tháng đầu năm 2008 ước tính tăng khoảng 10,9% trong đó giá trị tăng thêm
công nghiệp mở rộng tăng 12,3%, dịch vụ tăng 10,1%, nông - lâm - thủy sản tăng 0,5%.
Thành phố tiếp tục triển khai thực hiện chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp
chủ lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2006-2010. Chỉ đạo nghiên cứu và ban hành một số cơ

chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực, có sức cạnh
tranh, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ lực.
* Đói nghèo:
Với sự phát triển chung của nền kinh tế cả nước, tỷ lệ đói nghèo tại khu vực đồng
bằng châu thổ sông Hồng trong đó có Hà Nội đã giảm nhanh chóng, từ 62,7% trong năm
1993 xuống 29,3 % năm 1998 và 22,4% năm 2002. Chỉ số phát triển con người (HDI) của
Hà Nội là một yếu tố quan trọng đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo và nâng cao khả
năng cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia. Năm 1999, chỉ số HDI của Hà Nội là 0.798,
đứng thứ 2 cả nước.
* Hệ thống cấp nước sinh hoạt:
Tại Hà Nội, 61.6% số hộ gia đình được cung cấp nước máy. Mạng lưới đường ống
cung cấp nước tại các khu vực đô thị trung tâm và vùng ven đô chất lượng khá tốt. Tuy
nhiên mạng lưới cung cấp nước tại các khu vực nông thôn vẫn chưa đạt yêu cầu. Nước cấp
cho thành phố được khai thác từ nguồn nước ngầm dưới lòng đất. Cùng với sự phát triển
của qúa trình đô thị hóa, nhu cầu về nước sinh hoạt sẽ tăng trong thời gian tới. Do vậy Hà
Nội đang tìm kiếm, khai thác nguồn cung cấp nước sông. Thêm vào nữa, tiêu chuẩn chất
lượng nước cũng đang được thành phố lưu tâm.
* Hệ thống thu gom và xử lý nước thải:
Tình trạng ngập úng thường hay xảy ra tại Hà Nội, vào thời điểm cao nhất, tại khu
vực trung tâm thành phố mực nước ngập úng có thể sâu từ 50 đến 60 cm.
Theo kết qủa khảo sát các hộ gia đình, có 43,6% các hộ xả nước thải vào hệ thống
thoát nước thải thành phố và 40% xả trực tiếp xuống bể phốt sau đó sẽ được thu gom và xử
lý bởi các đơn vị dịch vụ môi trường công cộng. Tuy nhiên, có đến 16,5% số hộ gia đình
không tiếp cận được với bất cứ hình thức xử lý nước thải nào ở trên.
Về nhà vệ sinh, 75,8% số hộ gia đình có nhà vệ sinh dội nước. Lọai hình nhà vệ sinh
này phổ biến ở các khu vực trung tâm hơn, ở các vùng nông thôn của thành phố loại nhà vệ
sinh này vẫn còn chưa nhiều.
Thành phố đang cải thiện hệ thống thoát nước nhằm giảm bớt tình trạng ngập úng
như hiện nay. Đồng thời, thành phố cũng đang lưu ý đến việc xác định vị trí và công suất
của các cửa xả, trạm bơm, hồ chứa và đường ống thoát nước.

Hệ thống xử lý nước thải của Hà Nội sẽ phải được nâng cấp hơn nữa mới có thể đáp
ứng được các tiêu chuẩn về nước thải của Việt Nam.

×