Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Ghép thực nghiệm mảnh san hô mang nguyên bào xương để tái tạo khuyết hổng xương: Mô hình thực nghiệm trên thỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.16 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 1 * 2013

Nghiên cứu Y học

GHÉP THỰC NGHIỆM MẢNH SAN HÔ MANG NGUYÊN BÀO XƯƠNG
ðỂ TÁI TẠO KHUYẾT HỔNG XƯƠNG: MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM TRÊN THỎ
Huỳnh Duy Thảo*, Ciro Gargiulo**, Trần Thị Thanh Thủy*, Nguyễn Khánh Hòa*, Lê Thanh Hùng***,
Trần Công Toại*

TÓMTẮT
ðặt vấn đề: Nhu cầu ghép xương để điều trị cho các khuyết hõng xương lớn do bệnh lý hoặc tai nạn lao động
ngày càng tăng cao nhưng số lượng mô xương ghép lại hạn chế, không cung cấp đủ nhu cầu cho người bệnh. Từ đó,
nhóm chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích sử dụng san hô Porites lutea để mang các tế bào gốc được thu
nhận từ tủy xương thỏ và kích thích biệt hóa các tế bào gốc này thành các nguyên bào xương để tạo ra vật liệu sinh
học dùng để ghép thay xương không những là một giá thể để thay thế cấu trúc xương mà còn bổ sung thêm yếu tố
tế bào để giúp quá trình liền xương diễn ra nhanh hơn và chất lượng lành xương hiệu quả hơn.
ðối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thỏ được chia làm hai nhóm nghiên cứu. Một nhóm ghép san hô có
mang nguyên bào xương và chỉ có ghép san hô (mẫu đối chứng). Kết quả ghép được đánh giá bằng hình ảnh học
(X-Quang) và nhuộm mô học H&E.
Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm ghép san hô có mang nguyên bào xương thì quá trình liền
xương xảy ra nhanh hơn và chất lượng lành xương là tốt hơn so với nhóm đối chứng.
Kết luận: Với kết quả đạt được thì đây sẽ một mô hình nghiên cứu rất tốt khi có những bước tiến hành
nghiên cứu trên người.
Từ khóa: Tế bào gốc trung mô, tủy xương thỏ, giá thể san hô, khuyết hổng xương.

ABSTRACT
RABBIT MODEL OSTEOBLAST FROM BONE MARROW CULTURE AND DIFFERENTIATE ON
CORAL AUTOGRAFT FOR BONE DEFECTED
Huynh Duy Thao, Ciro Gargiulo, Tran Thi Thanh Thuy, Nguyen Khanh Hoa, Le Thanh Hung,
Tran Cong Toai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - No 1 - 2013: 9 - 15
Introduction: Demand bone graft for the treatment of large bone defects due to pathology or accident are


increasing but the amount of bone grafts are limited, do not supply the needs of the patient. Since then, Our group
studied the subject for the purpose of using coral Porites lutea to bring stem cells derived from rabbit bone marrow
and stimulates the differentiation of this stem cell into osteoblasts to produce biomaterial used for bone graft
replacement not only a scaffold to replace the bone structure but also have brought cells to help the bone healing
process takes place faster and more effective healing of bone quality.
Materials and methods: Rabbits were divided into two groups. A group of coral transplants bring
osteoblasts and only coral transplantation (control samples). Results of transplantation was assessed by imaging
(X-ray) and histological staining H & E.

* Bộ môn Mô-Phôi-Di truyền, ðH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
** University of Western Autralia School of Anatomy and Human Biology, Perth, Australia
*** Khoa Răng-Hàm-Mặt, ðH Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS Lê Thanh Hùng, ĐT: 0918.686.151,
Email:

9


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 1 * 2013

Results: Research results showed that coral transplantation group brings osteoblasts, the bone healing
process occurs faster and the quality of bone healing is better than the control group.
Conclusion: With the results obtained, this will be a good research model when conducting research on
human.
Keywords: Mesenchymal Stem Cells, Rabbit Bone Marrow, Coral Scaffold, Bone Defect.

ðẶTVẤNĐỀ


ðỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU

Mô xương có khả năng tự lành trong các
trường hợp khuyết xương nhỏ. Tuy nhiên, trong
các trường hợp mất xương dẫn đến khuyết hụt
xương lớn do các tai nạn hoặc bệnh lý thì mô
xương không có khả năng tự sửa chửa. ðể có thể
điều trị hiệu quả trong các trường hợp này thì
phải tiến hành ghép xương để lắp đầy các chổ
hổng khuyết(17). Xương ghép có thể thu từ chính
cơ thể người bệnh (ghép xương tự thân) hoặc từ
người hiến (ghép xương đồng loại) hoặc có nguồn
gốc không phải từ người (ghép xương dị loại).

Thỏ

Có nhiều loại vật liệu thay thế xương có
nguồn gốc từ kim loại, gốm, sứ, các loại
polymer sinh học hoặc tổng hợp... Bên cạnh đó,
để cải thiện chất lượng mảnh ghép các nhà
nghiên cứu tạo ra các mảnh ghép có mang các
tế bào xương hay tế bào tiền thân tạo xương để
tạo ra một mô ghép xương vừa có các đặc tính
cơ học của mô xương vừa mang các tế bào để
giúp quá trình tái tạo và sửa chữa mô xương
diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn(3,7,9).
Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sử
dụng san hô Porites lutea để sử dụng làm giá
thể ghép có mang các nguyên bào xương thu
từ tế bào gốc tủy xương tạo ra mô hình thực

nghiệm ghép xương sử dụng giá thể san hô
mang các nguyên bào xương tự thân trên đối
tượng thỏ để thay thế các khuyết hổng xương
được tạo ra trên thân xương đùi(1,2,3,4,8,9,11,12,15,17).
Từ đó, nghiên cứu hoàn thiện quy trình ghép
mảnh san hô thay xương trên thỏ để làm cơ sở
cho các bước tiến hành nghiên cứu trên người
trong các nghiên cứu tiếp theo của nhóm
chúng tôi.

10

Thỏ sử dụng trong nghiên cứu này là loại thỏ
nâu, thu từ các trang trại ở Việt Nam. Thỏ trong
nhóm nghiên cứu là các thỏ đực, khỏe mạnh,
trong lượng từ 2,0 - 2,5 kg. ðược nuôi và chăm sóc
trong các điều kiện nuôi nhốt như nhau.

Thu nhận tủy xương
Thỏ được tiến hành gây mê bằng Zoletil 50
(VIRBAC Lboratories, France). Sau đó, cắt lông
phần đầu khớp xương gối, sử dụng Betadine
(Zuellig Pharma) để sát trùng vùng lấy tủy. Sử
dụng bơm và đầu kim 18G (Vihanmedico, HN,
VN) để chọc hút dịch tủy. Mỗi lần thu nhận
khoảng 2ml dịch tủy xương. Sau đó cho nhanh
vào tube 15ml vô trùng (Corning, USA) và
chuyển nhanh về phòng thí nghiệm. Tất cả các
thao tác được tiến hành tại Trung tâm phẫu
thuật thực nghiệm, ðH Y Dược TP. HCM, các

bước tiến hành được đảm bảo tối đa yêu cầu về
vô trùng.

Phân lập tế bào gốc
Tế bào gốc được thu nhận theo phương pháp
lắng dựa vào tỉ trọng bằng dung dịch FicollHypaque (Amersham, Germany). Tủy xương
được pha loãng với dung dịch PBS (Gibco, USA)
theo tỉ lệ 1:2 (1 tủy xương: 2 PBS, v/v). Sau đó, đặt
hỗn hợp dịch tủy xương trên lớp dịch Ficoll theo
tỉ lệ 1:2 (1 dịch tủy xương: 2 Ficoll, v/v). Tiến hành
quay ly tâm với tốc độ 2000 vòng/phút trong 20
phút. Thu nhận lớp tế bào đơn nhân nằm giữa
lớp Ficoll và lớp huyết tương.
Nuôi cấy tế bào với mật độ khoảng 105 tế
bào/ml vào chai cấy 25 cm2 (Nunc, Wiesbaden,
Germany) và đem ủ trong tủ ủ ấm ở nhiệt độ
370C, 5% CO2. Sau 3 ngày thay môi trường mới.


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 1 * 2013

Nghiên cứu Y học

Biệt hóa tế bào gốc thu từ tủy xương thành
nguyên bào xương

hóa của tế bào gốc thành nguyên bào xương
tiến hành nhuộm alkaline phosphatase.

Biệt hóa thành các nguyên bào xương bằng

hỗn hợp môi trường cảm ứng tạo xương gồm
DMEM/F12, 10% FBS, Dexamethasone 10-8M
(Sigma), 10 mM/ml β-Glycerol phosphate
(Sigma), 50 ng/ml Acid ascorbic (Sigma), 10ng/ml
FGF-9
(Sigma),
10-7M
Vitamin
D2
(MekomPharma, HCM City, VN) và Pen/strep
(100UI/0,1mg/ml). Môi trường cảm ứng tạo xương
được thay mới mỗi 3 ngày. Sau khoảng thời gian
nuôi từ 14-21 ngày tiến hành xác định tế bào sau
biệt hóa bằng phương pháp nhuộm mô học bởi
Alizarin Red, Von kossa và alkaline
phosphatase.

Ghép thực nghiệm in vivo mảnh san hô
mang nguyên bào xương tự thân trên thỏ

Chuyển tế bào gốc lên giá thể san hô
San hô sử dụng trong nghiên cứu là loài
Porites lutea lấy từ Phòng thí nghiệm Vật liệu
sinh học, Bộ môn Mô-Phôi-Di truyền, Trường ðại
học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
San hô được thu nhận, xử lý và vô trùng theo
quy trình của phòng thí nghiệm vật liệu sinh học
để tạo ra giá thể dùng để mang các tế bào gốc thu
nhận từ tủy xương thỏ.
Tế bào gốc được chuyển lên giá thể san hô có

kích thước 0,5 x 0,5 x 0,5 cm với mật độ tế bào 1 x
105 tế bào/ml. Tế bào được chuyển lên giá thể san
hô dựa vào phương pháp ly tâm.
Mảnh san hô sau khi quay ly tâm được đặt
vào chai nuôi, bổ sung môi trường DMEM/F12,
10%FBS, kháng sinh và ủ ở 370C, 5% CO2. Sau
một ngày nuôi tiến hành thay môi trường nuôi
mới bằng môi trường cảm ứng tạo xương. Tiếp
theo thay mới môi trường nuôi mỗi 3 ngày.

Đánh giá sự phát triển và biệt hóa của tế bào
trên giá thể san hô
ðể đánh giá khả năng phát triển, tăng
trưởng và biệt hóa của tế bào gốc thành nguyên
bào xương trên giá thể san hô. Tiến hành
nhuộm mô học H&E, chụp SEM để khảo sát sự
phát triển, bám dính của tế bào trên vùng bề
mặt của khối san hô. ðể đánh giá khả năng biệt

Từ kết quả nghiên cứu in vitro, tiến hành
lấy tủy xương thỏ, nuôi cấy và biệt hóa các tế
bào gốc tủy xương thành nguyên bào xương
trên giá thể san hô. Sau đó, sẽ tiến hành phẫu
thuật ghép tự thân các mẫu san hô này trở lại
cho thỏ.
Thí nghiệm được chia làm hai nhóm:
Nhóm 1: ghép tự thân nguyên bào xương
thỏ trên giá thể san hô.
Nhóm 2: chỉ ghép san hô trên thỏ.
Thỏ được theo dõi tại các thời điểm 1, 3 và

6 tháng. Tại các mốc thời gian này, thỏ sẽ được
đánh giá bằng hình ảnh học (chụp X-Quang)
và thu nhận mẫu mô để làm mô học H&E.
Thí nghiệm được lặp lại 3 lần.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Kết quả nuôi cấy tế bào gốc tủy xương thỏ
Kết quả cho thấy, đây là các tế bào bám
dính, có hình dạng giống với các nguyên bào
sợi, đó là những tế bào có hình dạng thon dài,
hoặc hình thoi, bầu dục (Hình 1).

Khả năng biệt hóa in vitro tế bào gốc tủy
xương thành nguyên bào xương
Các tế bào gốc từ tủy xương thỏ được biệt
hóa thành các nguyên bào xương. Sau khoảng
thời gian nuôi cấy từ 14-21 ngày, đánh giá các
tế bào sau biệt hóa là các nguyên bào xương
bằng các phương pháp nhuộm mô học như
Alirazin Red, Von kossa và đánh giá sự biểu
hiện của enzyme alkaline phosphatase(10,13,15,16).
Từ kết quả nhuộm cho thấy đã biệt hóa
thành các nguyên bào xương in vitro.

Khả năng biệt hóa, bám dính và phát triển
của tế bào trên giá thể san hô
Kết quả nhuộm Giemsa và H&E
Mẫu san hô mang nguyên bào xương được xử

11



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 1 * 2013

Nghiên cứu Y học
lý trong dung dịch cố định (Neutral Buffer
Formalin 10%-NBF 10%) và nhuộm với thuốc

nhuộm Giemsa và H&E (Hình 2).

B

A

C

Hình 1: Kết quả nuôi cấy tế bào gốc thu nhận từ tủy xương thỏ. (A). Sau 3 ngày nuôi(10X). (B). Sau một tuần
nuôi cấy(10X). (C). Tế bào được nhuộm Giemsa sau một tuần nuôi cấy.

A

B

Hình 2: Nhuộm Giemsa và H&E cho tế bào gốc tủy xương nuôi trên khối san hô. (A). Hình chụp khối san hô
nhuộm H&E. (B). Hình chụp khối san hô nhuộm Giemsa.
hồng, do sự hoạt động của enzyme alkaline
phosphatase (Hình 3).

Kết quả đánh giá sự biểu hiện enzyme alkaline
phosphatase

Nhuộm khối san hô với thuốc nhuộm Fast
Red violet LB salt (sigma), nếu các tế bào gốc
trung mô (MSC) biệt hóa được thành các nguyên
bào xương thì các tế bào này sẽ phản ứng lại với
thuốc nhuộm và trong bào tương xuất hiện màu

Các tế bào này hoàn toàn đã biệt hóa thành
nguyên bào xương sau thời gian nuôi cấy và kích
thích biệt hóa thành nguyên bào xương với môi
trường biệt hóa phù hợp.

A

B

Hình 3: Mảnh san hô mang nguyên bào xương được nhuộm Fast Red Violet LB salt. (A). Tế bào gốc tủy xương
thỏ biệt hóa thành nguyên bào xương trên khối san hô nhuộm alkaline phosphatase (4X) (B). Nguyên bào xương
bắt màu hồng đậm do hoạt tính của enzyme alkaline phosphatase phản ứng với thuốc nhuộm Fast Red Violet LB
salt (10X).

12


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 1 * 2013
ðánh giá dựa vào hình ảnh học (X-Quang)
Nhóm 1: Thỏ ghép san hô có mang nguyên
bào xương tự thân
Kết quả ghép san hô có mang nguyên bào
xương tự thân theo thời gian 1, 3 và 6 tháng được
đánh giá bằng hình ảnh học (X-Quang) và mô

học H&E.

Nghiên cứu Y học
Kết quả ghép san hô theo thời gian 1, 3 và 6
tháng được đánh giá bằng hình ảnh học (XQuang) và mô học H&E.
Dựa vào kết quả chụp X-Quang cho thấy, 2
tuần sau khi ghép chưa có cal xương.
Sau 4 tuần ghép, kết quả X-Quang cho thấy,
bắt đầu có cal xương.

Kết quả chụp X-Quang cho thấy, 2 tuần sau
khi ghép chưa thấy cal xương vào mảnh ghép.

Sau 8 tuần ghép, quá trình lành xương diễn
ra tốt, san hô bị thay thế dần.

Sau 4 tuần ghép, kết quả X-Quang cho thấy
bắt đầu có cal xương.

Sau 12 tuần, nơi khối san hô ghép thay thế
dần bởi xương chủ

Sau 8 tuần ghép, quá trình lành xương diễn
ra có cal xương khá hơn.

Sau 18 tuần ghép, sự thay thế chưa hoàn toàn
kết thúc.

Sau 12 tuần, nơi khối san hô ghép bắt đầu
diễn ra quá trình thay thế xương chủ gần hoàn

toàn.

Sau 24 tuần ghép. Mảnh san hô ghép đã thay
thế dần thành màng xương của mô xương chủ.

Sau 18 tuần ghép, còn thấy ít san hô.
Sau 24 tuần ghép. Vị trí nơi ghép đã hoàn
toàn được thay thế bằng mô xương chủ.
Nhóm 2: Thỏ chỉ được ghép san hô (mẫu đối
chứng).

ðánh giá dựa vào cấu trúc mô học
Nhóm 1: Thỏ ghép san hô có mang nguyên
bào xương tự thân.
Kết quả ghép san hô có mang nguyên bào
xương tự thân theo thời gian 1, 3 và 6 tháng được
đánh giá bằng nhuộm mô học H&E (Hình 4).

A

B

C

D

Hình 4: Kết quả đánh giá hình ảnh nhuộm H&E trên thỏ ghép san hô có mang nguyên bào xương tự thân. (A).
Kết quả ghép sau 1 tháng. (B). Kết quả ghép sau 3 tháng. (C). Kết quả ghép sau 5 tháng. (D). Kết quả ghép sau 6
tháng.
tạo xương trên khối san hô diễn ra đều khắp trên

Một tháng sau khi ghép mẫu san hô có mang
khối san hô (xảy ra ở hai đầu xương nơi tiếp giáp
nguyên bào xương thỏ tự thân, mạch máu xâm
với mảnh ghép san hô và trên khối san hô).
nhập vào bên trong khối san hô, quá trình hủy và

13


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 1 * 2013

Nghiên cứu Y học
Ba tháng sau khi ghép, bắt đầu xuất hiện các
bè xương nơi khối san hô ghép cùng với sự xâm
nhập của mạch máu tân tạo. Các bè xương được
tạo ra trên chính khối san hô ghép.
Năm tháng sau khi ghép, các bè xương ngày
càng được tạo ra nhiều hơn, bè xương to hơn do
quá trình lắng đọng và tích tụ chất nền xương.
Các bè xương đã thay thế gần như hoàn toàn
trên mảnh ghép san hô.
Sáu tháng sau khi ghép, mảnh san hô đã
được thay thế hoàn toàn thành xương tự thân, các

bè xương to, có các tế bào xương nằm bên trong
các bè xương cũng như các nguyên bào xương
bám trên bề mặt các bè xương. Các bè xương có
khuynh hướng kết tụ vào nhau để tạo ra màng
xương của thân xương đùi (do quá trình điều
chỉnh xương).

Nhóm 2: Thỏ ghép san hô đối chứng.
Kết quả ghép san hô đối chứng theo thời gian
1, 3 và 6 tháng được đánh giá bằng nhuộm mô
học H&E (Hình 5).

A

B

C

D

Hình 5: Kết quả đánh giá hình ảnh nhuộm H&E trên thỏ ghép san hô đối chứng. (A). Kết quả ghép sau 1 tháng.
(B). Kết quả ghép sau 3 tháng. (C). Kết quả ghép sau 5 tháng. (D). Kết quả ghép sau 6 tháng.
nhập của mạch máu tân tạo. Các bè xương được
Một tháng sau khi ghép mẫu san hô đối
tạo ra trên chính khối san hô ghép. Tuy nhiên,
chứng, mạch máu bắt đầu xâm nhập vào bên
không có nhiều bè xương được thay thế trên
trong khối san hô, tuy nhiên, chúng tôi nhận
chính khối san hô. Quá trình hủy và tạo xương
thấy có rất ít mạch máu tân tạo xuất hiện bên
vẫn
diễn ra tốt hơn ở nơi tiếp xúc giữa khối san
trong khối san hô. Cấu trúc và chất nền
hô và phần đầu xương.
khoáng của mẫu san hô vẫn còn, quá trình hủy
và tạo xương diễn ra trên khối san hô tốt ở hai
bên đầu xương, nơi tiếp xúc giữa khối san hô

và phần thân xương ghép.
Ba tháng sau khi ghép, bắt đầu xuất hiện các
bè xương nơi khối san hô ghép cùng với sự xâm

14

Năm tháng sau khi ghép, các bè xương ngày
càng được tạo ra nhiều hơn, mạch máu bắt đầu
xâm nhập vào khối san hô nhiều hơn. Các bè
xương thay thế dần khối san hô, bè xương ngày
càng to hơn.


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 1 * 2013
Sáu tháng sau khi ghép, mảnh san hô đã
được thay thế gần như hoàn toàn thành xương tự
thân, các bè xương to, có các tế bào xương nằm
bên trong các bè xương cũng như các nguyên bào
xương bám trên bề mặt các bè xương. Tuy nhiên,
các bè xương chưa kết dính cũng như lắng đọng
chất nền xương cùng với nhau để tạo thành màng
xương hoàn chỉnh của thân xương.

Nghiên cứu Y học
6.

7.

8.


KẾTLUẬN
Kết quả ghép mẫu san hô có mang tế bào
thì thời gian liền xương và chất lượng lành
xương tốt hơn và nhanh hơn so với nhóm
chứng (chỉ được ghép san hô). ðối với mẫu san
hô có mang tế bào, sau khi ghép mạch máu
nhanh chóng xâm nhập vào bên trong khối san
hô và quá trình hủy san hô và thay thế xương
diễn ra theo nhiều hướng, khắp bề mặt cũng
như bên trong khối san hô. Trong khi đó, trên
mẫu san hô đối chứng thì có ít mạch máu xâm
nhập vào khối san hô hơn và quá trình thay
xương diễn ra rất nhanh ở phần hai đầu mép
san hô so với phần còn lại của khối san hô.

TÀILIỆUTHAMKHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

Chen F et al (2002), Bone graft in the shape of human
mandibular condyle reconstruction via seeding marrowderived osteoblast into porous coral in a nude mice model,
Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, 60: 1155-1159.
Chen F et al (2004), Marrow derived osteoblasts seeded into

porous natural coral to prefabricate a vascularized bone graft
in the shape of human mandibular ramus: experimental study
in rabbits, Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, 42: 532537.
Chen F et al (2007), Segmental bone tissue engineering by
seeding osteoblast precursor cells into titaniummesh-coral
composites scaffolds, Journal of Oral and Maxillofacial
Surgery, 36: 822-827.
Chun Y et al (2009), A comparative study of the physical and
mechanical properties of three natural corals based on the
criteria for bone-tissue engineering scaffold, J. Mater. Sci.
Mater Med, 20: 1273-1280.
Deans R (2009), Bringing mesenchymal stem cells into the
clinic, Emerging technology platforms for stem cells, John
Wiley & Sons, Canada, 25: 463-483.

9.

10.

11.

12.

13.

14.

15.

16.


17.

Deepak M. Gupta, Nicholas J. Panetta, and Michael T.
Longaker (2011), Osteogenic differentiation of human
multipotent mesenchymal stromal cells, Mesenchymal Stem
Cell Assays and Applications, Humana Press, UK, 16: 201-215.
Gregory CA (2008), Mesenchymal stem cells: from culture to
clinic, Stem Cell Repair and Regeneration, Imperial College
Press, Singapore, 2: 21-45.
Guigui P, Plais PY, Flautre B, Viguier E, Blary MC, Chopin D,
Lavaste F, Hardouin P (1994), Experimental model of
posteriolateral spinal arthrodesis in sheep. Application of the
model: evaluation of vertebral fasion obtained with coral
(porities) or with biphasic ceramic (friosite), Spine, 19(24):
2793-2803.
Holmes RE (1979), Bone regenaration within a coralline
hydroxyapatite implant, Plastic and Reconstructive Surgery,
63:626-633.
Major AK, Boehm CA, Nitto H, Midura RJ, Muschler GF
(1997), Characterization of human bone marrow stromal cells
with respect to osteoblastic differentiation, J. Orthop Research,
15(4): 546-577.
Marchac D, Sandor G (1994), Use of coral granules in the
craniofacial skeleton, Journal of Craniofacial Surgery, 5(4): 213217.
Nguyễn Trí Dũng, Trịnh ðình Vũ Linh (2004), Khảo sát diễn
biến lành xương ở vết thương thực nghiệm nhỏ ở xương hàm
dưới có dung san hô Porites lutea. Tạp chí Y học TP.HCM,
8(1): 28-32.
Rickard DJ, Kassem M, Hefferan T.E, Srkan G, Spelsbergm

TC, Riggs BL (1996), Isolation and characterization of
osteoblast precursor cells from human bone marrow, Journal
Bone and Mineral Research, 11(3):312-24.
Trần Công Toại, Cao Thỉ (2009), Cấy tủy xương để đánh giá số
lương tế bào gốc trung mô thông qua các đơn vị tạo khúm
nguyên bào sợi (CFU-FS), Y học Tp. HCM, 13(1): 488-490.
Tran Cong Toai, Ciro Gargiulo, Huynh Duy Thao, Tran Thi
Thanh Thuy, Huynh Minh Tuan, and Luis Filgueira, et al
(2011), Culture and differentiation of osteoblasts on coral
scaffold from human bone marrow mesenchymal stem cells,
Cell and Tissue Banking, 12(4): 247-261.
Tran Cong Toai, Huynh Duy Thao, Nguyen Phuong Thao,
Ciro Gargiulo and Phan Kim Ngoc, et al (2010), In vitro
culture and differentiation of osteoblasts from human
umbilical cord blood, Cell and Tissue Banking, 11 (3): 269-280.
Trần Công Toại, Trương ðình Kiệt (2003), Nghiên cứu sử dụng
san hô vùng biển Việt Nam làm vật liệu sinh học thay xương
trong y học, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu Khoa học Công
nghệ, Sở Khoa học-Công nghệ TP.HCM.

Ngày nhận bài: 15/1/2013
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/1/2013
Ngày bài báo được đăng: 31/01/2013

15



×