Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu mức độ nhạy cảm kháng sinh trên các chủng E. coli phân lập từ máu bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết điều trị tại Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014
NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ NHẠY CẢM KHÁNG SINH TRÊN CÁC CHỦNG E. COLI PHÂN
LẬP TỪ MÁU BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BỆNH
NHIỆT ĐỚI TRUNG ƢƠNG
Lê Văn Nam*; Trần Viết Tiến*; Hoàng Vũ Hùng*
TÓM TẮT
Nhiễm khuẩn huyết do E. coli ngày càng gia tăng với tỷ lệ sốc, tử vong cao. Bên cạnh đó
xuất hiện nhiều chủng E. coli đa kháng thuốc, gây khó khăn cho điều trị. Xác định tình trạng
nhạy cảm một số kháng sinh của vi khuẩn (VK), lựa chọn kháng sinh hợp lý, nâng cao hiệu quả
điều trị là việc làm cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ VK sinh ESBL, khảo sát
mức độ nhạy cảm của một số kháng sinh trên các chủng E. coli. Từ 01 - 2013 đến 10 - 2013,
đã phân lập được 35 chủng E. coli trên những bệnh nhân (BN) khác nhau, 40% chủng sinh
ESBL, tỷ lệ VK kháng cao nhất với ceftriaxone (48,57%), tiếp theo là nhóm quinolone (34,29%),
ampicillin/sulbactam (22,86%), gentamycin (20%); 97,14% nhạy cảm với cefepime và ertapenem,
100% với amikacin và doripenem.
* Từ khóa: Nhiễm khuẩn huyết; Nhạy cảm kháng sinh.

STUDY of THE SUSCEPTIBILITY OF SEVERAL ANTIBIOTICs
to E. COLI STRAINS iSOLATED FROM SEPSIS PATIENTS IN
NATIONAL HOSPITAL OF TROPICAL DISEASES
Summary
Bacteremia caused by E. coli increases gradually with high numbers of shock and mortility.
In addition, there was an increasing number of multi-drug resistant E. coli strains, making
difficulties to treat. Monitor susceptible antibiotic is immensely necessary to select antibiotics in
treatment. The object of study is to verify percentage of ESBL producing E. coli, investigate the
susceptibility of several antibiotics of E.coli strains. From Jan, 2013 to Oct, 2013, we isolated 35
strains from different patients, in which 40% ESBL producing E. coli strains, the highest resistant
ratio to ceftriaxone accounts 48.57%, followed by quinolones (34.29%), ampicillin/sulbactam (22.86%),
gentamycin (20%); 97.14% is sensitive to cefepime, ertapenem, and 100% to amikacin, doripenem.
* Key words: Bacteremia; Susceptible antibiotics.


* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Hoµng Vò Hïng ()
Ngày nhận bài: 20/01/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 15/02/2014
Ngày bài báo được đăng: 07/03/2014

97


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014
ĐẶT VẤN ĐỀ
Escherichia coli (E. coli) gây bệnh ngoài
đường tiêu hóa, là căn nguyên chủ yếu
gây bệnh trên người, có thể gây nhiều loại
bệnh và nghiêm trọng như nhiễm khuẩn
đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết [6].
Hiện nay, tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết do
E. coli đang ngày càng gia tăng trên toàn
cầu [5]. Đây cũng là một trong những căn
nguyên Gram âm hàng đầu gây nhiễm
khuẩn huyết với tỷ lệ sốc và tử vong cao.
Vấn đề E. coli đa kháng thuốc đang trở
thành mối quan tâm, lo lắng của toàn thế
giới, đặc biệt, đã xuất hiện những chủng
kháng carbapenem, là kháng sinh hàng
đầu trong điều trị khi VK này sinh enzym
β-lactamase phổ rộng (ESBL: Extended
Spectrum Beta-Lactamase). Việc xác định
các chủng E. coli sinh ESBL và tính nhạy
cảm của kháng sinh đối với các chủng VK
hết sức cần thiết, giúp bác sỹ lâm sàng

lựa chọn kháng sinh phù hợp và tiên
lượng điều trị. Vì vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này với mục tiêu: Xác định
tỷ lệ VK sinh ESBL và khảo sát tính nhạy
cảm của các chủng E. coli phân lập từ
máu với một số kháng sinh.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Tất cả chủng E. coli phân lập được từ
bệnh phẩm máu của BN nhiễm khuẩn
huyết nằm điều trị tại các khoa lâm sàng
thuộc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW.

- Địa điểm, thời gian nghiên cứu: Khoa
Xét nghiệm, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
TW từ 01 - 01 - 2013 đến 31 - 10 - 2013.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả
cắt ngang.
* Cỡ mẫu và chọn mẫu: 35 chủng E.
coli phân lập từ bệnh phẩm máu trong
thời gian trên.
- Tiêu chuẩn lựa chọn: c¸c chủng được
định danh xác định bằng máy định danh
tự động Vitek 2 - Compact hoặc chạy API
20E để xác định tính chất sinh vật hóa học.
- Tiêu chuẩn loại trừ: các chủng được
thu thập trên cùng một BN.
* Quy trình nghiên cứu:

Tất cả BN cấy máu nghi ngờ dương
tính với E. coli, sau khi định danh xác định,
làm kháng sinh đồ bằng máy tự động
Vitek 2 - Compact của Biomerieux (Pháp)
theo khuyến cáo của CLSI 2013 (Clinical
and Laboratory Standards Institute - Viện
Tiêu chuẩn Lâm sàng và Xét nghiệm) [4].
Chạy máy Vitek 2 - Compact theo “Hướng
dẫn sử dụng máy định danh và làm kháng
sinh đồ tự động VITEK 2 - Compact, 2007
(bản dịch của Công ty DEKA)”. Phiên giải
kết quả (mức độ nhạy, kháng, khả năng
sinh ESBL) hoàn toàn tự động. Kiểm tra
chất lượng bằng chủng chuẩn quốc tế
E. coli ATCC 25922.
Khám BN và nghiên cứu bệnh án để
lấy một số thông tin lâm sàng như tuổi,
giới, khoa, phòng, ngày nhập viện… theo
phiếu thu thập sẵn có.
98


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014
* Thu thập và xử lý số liệu:
Nhập và xử lý số liệu lâm sàng, tính
nhạy cảm của kháng sinh bằng phần mềm
EpiData 3.1, phân tích bằng phần mềm
Stata 10.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN

1. Một số đặc điểm dịch tễ của BN
nhiễm khuẩn huyết do E. coli.
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ học của BN
nhiễm khuẩn huyết do E. coli.
Đ

n = 35

cạnh đó chúng còn kháng chéo với nhiều
kháng sinh khác như aminoglycosides,
quinolones, cotrimoxazole, tetracycline.
Tỷ lệ này thấp hơn so với một nghiên cứu
tại khoa năm 2012 (51,1%) [3], nhưng
cao hơn so với một số nghiên cứu trước
đó tại Việt Nam [1]: 30,4%.
3. Mức độ nhạy cảm với kháng sinh
của các chủng E. coli.
Bảng 2: Hoạt tính của kháng sinh đối
với các chủng E. coli.

(%)

R

I

S

(%)


(%)

(%)

(n)

Giới tính

Tuổi

Nam

24

68,6

Nữ

11

31,4

< 30

5

14,29

30 - 60


19

> 60

11

Gentamycin

35

20

Tobramycin

35

2,86

54,29

Ampicillin/
sulbactam

35

22,86 37,14

31,43

Ceftriaxone


35

48,57

Cefepime

35

Doripenem

35

Ertapenem

35

Amikacin

35

Ciprofloxacin

35

34,29

65,71

Levofloxacin


35

34,29

65,71

Ceftazidime

35

14,29

85,71

Trong thời gian nghiên cứu, từ tháng
1 - 2013 đến 10 - 2013, 35 BN cấy máu
dương tính với E. coli. BN nam (68,6%)
cao hơn BN nữ (31,4%), sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tuy nhiên,
theo nhóm tuổi, khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn
huyết do E. coli ở nhóm 30 - 60 tuæi so
với nhóm < 30 tuổi.
2. Tỷ lệ VK sinh ESBL.
ESBL âm: 21 BN (60%); ESBL dương:
14 BN (40%).
Theo nghiên cứu này, 14 chủng E. coli
sinh ESBL. Đây là một men beta - lactamase
có hoạt phổ rộng, khi các chủng VK sinh

ESBL, đồng nghĩa với việc chúng đề kháng
rất nhiều kháng sinh beta - lactam, bên

A

B

C

80
20

77,14
40
51,43

2,86 97,14
100
2,86

97,14
100

Về mức độ nhạy cảm với kháng sinh,
đối với những kháng sinh lựa chọn điều
trị đầu tiên (nhóm A), VK kháng ở mức độ
không cao, với gentamycin là 20%. Tuy
nhiên, với tobramycin tỷ lệ này là 2,86%.
Đối với các kháng sinh nhóm B (kháng
sinh thay thế nhóm A khi VK kháng kháng

sinh hoặc dị ứng với kháng sinh nhóm A),
các chủng E. coli lại kháng với tỷ lệ cao
99


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014
hơn, cao nhất với ceftriaxone (48,57%),
sau đó đến kháng sinh nhóm quinolones
(34,29%), ampicillin/sulbactam (22,86%),
nhạy cảm 100% với amikacin và doripenem.
Riêng với cefepime (cephalosporin thế hệ 4),
VK vẫn thể hiện nhạy cảm cao (97,14%).
Trong nhóm này, với những chủng sinh
ESBL, tuy xét nghiệm vẫn còn nhạy cảm,
nhưng được khuyến cáo là giảm hoặc
không đáp ứng điều trị trên lâm sàng [4].
Một tỷ lệ nhỏ VK kháng lại ertapenem
(2,86%). Có thể chủng có sản xuất enzym
carbapenemase. Tuy nhiên, đây mới chỉ
là xác định về kiểu hình đề kháng mà chưa
thể xác định rõ cơ chế đề kháng của VK.
So với nghiên cứu của Hoàng Thị Thanh
Thủy và CS tại khoa [3], chúng tôi nhận
thấy mức độ đề kháng của VK giảm với
một số kháng sinh. Ở nghiên cứu này,
VK kháng với ceftriaxone, gentamycin,
tobramycin với tỷ lệ tương ứng 57,4; 34,8
và 23,9%. Lý do của sự thay đổi này
không thể giải thích rõ ràng, có thể do
khác nhau ở từng thời điểm nghiên cứu

nên quần thể VK có khác nhau. So với
nghiên cứu của Cao Minh Nga (2009) [2],
Võ Thị Chi Mai và CS (2009) [1], một số
kháng sinh có giảm mức độ đề kháng (kháng
sinh nhóm quinolones, aminoglycosides),
nhưng một số kháng sinh lại gia tăng
mức độ đề kháng (kháng sinh nhóm
cephalosporins). Điều này tương ứng với
tỷ lệ VK sinh ESBL tăng ở nghiên cứu
của chúng tôi so với các nghiên cứu này.

Tỷ lệ các chủng E. coli sinh ESBL và
mức độ nhạy cảm với kháng sinh:
- Các chủng E. coli sinh ESBL chiếm tỷ
lệ khá cao (40%).
- Về mức độ nhạy cảm kháng sinh: VK
kháng ở mức độ trung bình, cao nhất với
ceftriaxone (48,57%), sau đó đến kháng
sinh nhóm quinolones (34,29%), ampicillin/
sulbactam (22,86%), gentamycin 20% và
tobramycin (2,86%). 97,14% VK vẫn còn
nhạy cảm với cefepime và 100% với
amikacin và doripenem. Xuất hiện một
tỷ lệ nhỏ VK kháng lại ertapenem (2,86%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Thị Chi Mai và CS. Nồng độ ức chế
tối thiểu của 9 loại kháng sinh trên trực khuẩn
Gram âm gây nhiễm trùng ổ bụng (SMART
2006 - 2007). Y hoc TP. HCM. 2009, 13 (1),
tr.320-323.

2. Cao Minh Nga. Các VK gây nhiễm khuẩn
huyết và sự đề kháng kháng sinh. Y học
TP. HCM. 2009, 13 (1), tr.256-261.
3. Hoàng Thị Thanh Thủy và CS. Khảo sát
căn nguyên VK gây nhiễm khuẩn huyết tại
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW năm 2012. Tạp
chí Y học Việt Nam. 2012, 2, tr.89-92.
4. CLSI - Clininical Laboratory Standard
Institute. Performance standards for antimicrobial
susceptibility testing; Twenty - third informational
supplement. M100-S23. 2013, Vol 33, No 1.
5. M. E. A. de Kraker et al. The changing
epidemiology of bacteremias in Europe: trends
from the European antimicrobial resistance
surveillance system. Clin Microbiol Infect. 2012,
19 (9), pp.860-868.
6. Russo TA, JR, Johnson. Medical and
economic impact of extraintestinal infections
due to Escherichia coli: focus on an increasingly
important endemic problem. Microbes Infect.
2003, 5 (5), tr.449-456.

KẾT LUẬN
100


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014

101




×