Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thay đổi các thông số tinh dịch theo tuổi và theo mùa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.08 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017

THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ TINH DỊCH
THEO MÙA

THEO TUỔI VÀ

Nguyễn Mạnh Hà*; Nguyễn Xuân Hợi**
TÓM TẮT
Nghiên cứu tiến hành trên 4.206 mẫu tinh dịch của bệnh nhân (BN) đến xét nghiệm tại Trung
tâm Hỗ trợ Sinh sản và Công nghệ mô ghép, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhằm đánh giá sự thay
đổi các thông số tinh dịch theo tuổi và theo mùa. Kết quả: nhóm tuổi > 50 có suy giảm về chất
lượng tinh dịch, với tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới, tỷ lệ hình thái tinh trùng bình thường và tỷ lệ
tinh trùng sống thấp nhất (lần lượt là 29,86 ± 19,01%; 4,27 ± 3,31%; 69,49 ± 16,54%). Chúng tôi
cũng nhận thấy tỷ lệ mẫu tinh dịch đồ bình thường cao nhất vào mùa xuân (51,1%) và thấp nhất
vào mùa hạ (44,7%). Mùa xuân có mật độ tinh trùng cao hơn mùa hạ và mùa thu, trong đó mật độ
tinh trùng giảm thấp nhất vào mùa thu (65,48 ± 57,23 triệu/ml). Mùa xuân có tỷ lệ tinh trùng di
động tiến tới cao nhất (43,29 ± 19,81%), mùa hạ có tỷ lệ thấp nhất (41,09 ± 20,39%). Tỷ lệ tinh
trùng sống và hình thái tinh trùng bình thường thấp nhất vào mùa thu.
* Từ khóa: Tinh trùng; Tinh dịch.

Impact of Seasonal Variation and Age on Human Sperm Parameters
Summary
The aim of this study was to investigate the relationships of human sperm parameters with
season and age. Our population consisted of 4,206 semen samples from patients who
presented to the IVF and Tissue Engineering Center, Hanoi Medical University Hospital for
semen evaluation. Results: There was a significant decrease of sperm parameters in the group
> 50 years old, with percentages of progressive mobility, normal morphology, and vitality were
the lowest in this group (29.86 ± 19.01%, 4.27 ± 3.31%, 69.49 ± 16.54%, respectively). The number
of normal sperm samples was highest in the spring (51.1%) and the lowest in the summer (44.7%).
Higher median sperm concentrations in the spring as compared to the fall and the summer. The


peak sperm progressive mobility rate was in the spring (43.29 ± 19.81%) and lowest in the
summer (41.09 ± 20.39%). There were also seasonal variations in sperm morphology and vitality
parameters. The median percent normal morphology and vitality were lowest in fall.
* Keywords: Sperm; Semen.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Khả năng sinh sản của nam giới phụ
thuộc vào số lượng và chất lượng tinh
trùng mỗi lần xuất tinh. Phương pháp phổ

biến nhất để đánh giá chức năng sinh sản
của nam giới nói chung và chức năng tinh
trùng nói riêng là xét nghiệm tinh dịch đồ,
với kỹ thuật chuẩn và đủ các thông số cần
thiết [8]. Tinh dịch đồ ngày nay đ trở thành

* Trường Đại học Y Hà Nội
** Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản Quốc gia
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Mạnh Hà ()
Ngày nhận bài: 25/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/08/2017
Ngày bài báo được đăng: 28/08/2017

101


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
một xét nghiệm thường quy ở đa số các
labo hỗ trợ sinh sản. Mẫu tinh dịch có thể
đánh giá bằng máy và phương pháp thủ
công. Thách thức đặt ra là làm sao khắc

phục được những sai số chủ quan trong
đánh giá bằng phương pháp này. Để giải
quyết vấn đề đó, năm 1980, WHO đ đưa
ra những tiêu chuẩn chung cho đánh giá
xét nghiệm tinh dịch người. Trải qua hơn
30 năm với nhiều chỉnh sửa phù hợp,
phiên bản V của Cẩm nang hướng dẫn về
xét nghiệm chẩn đoán và xử lý tinh dịch
người (2010) đ hình thành những tiêu
chuẩn chung cho các bệnh viện, phòng xét
nghiệm nam khoa trên toàn thế giới nói
chung và tại Việt Nam nói riêng.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quá
trình sinh tinh, trưởng thành và khả năng
tồn tại của tinh trùng. Các hormon GnRH,
FSH, LH, GH, testosterol, inhibin trực tiếp
tham gia điều hòa quá trình sinh tinh, đảm
bảo số lượng và chất lượng tinh trùng.
Nhiệt độ ảnh hưởng tới cả quá trình sinh
tinh và hoạt động của tinh trùng khi được
phóng thích vào cơ quan sinh dục nữ.
Các tác nhân khác như rượu, ma túy và
chất kích thích, tia phóng xạ, virut (quai bị),
stress… tác động xấu đến quá trình sinh
tinh và chất lượng tinh trùng. Trong những
năm gần đây, nhiều tác giả trên thế giới
hướng đến tìm hiểu sâu hơn về các yếu
tố ảnh hưởng tới chất lượng tinh dịch,
trong đó có độ tuổi của nam giới và mùa.
Tại Việt Nam, đ có một số công trình

nghiên cứu về chất lượng tinh dịch.
Các nghiên cứu thực hiện trên nhiều nhóm
đối tượng khác nhau, bước đầu cho thấy
cách nhìn khái quát về đặc điểm tinh dịch
đồ, xu hướng thay đổi của các thông số
102

và mối liên quan giữa thay đổi chất lượng
tinh dịch đồ và tình trạng vô sinh ngày
càng tăng. Tuy nhiên, kết quả của những
nghiên cứu này không thống nhất. Hossain
và CS (2012) nhận xét cùng với sự tăng
lên của tuổi, cả thể tích tinh dịch và
số lượng tinh trùng đều giảm [4]. Theo
Nguyễn Thị Minh Tâm (2014), không có
sự khác biệt rõ rệt về chất lượng tinh
trùng ở các nhóm tuổi [2]. Các thông số
tinh dịch thay đổi theo mùa cũng rất khác
nhau tuỳ từng nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu này nhằm: Góp phần
xác định thay đổi các thông số tinh dịch
theo mùa và lứa tuổi.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Các mẫu tinh dịch của BN làm xét nghiệm
tại Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản và Công nghệ
mô ghép, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ
tháng 12 - 2015 đến 11 - 2016.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.

Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Quy ước
các mùa trong năm như sau: mùa xuân:
từ 01 - 2 đến 30 - 4; mùa hạ: từ 01 - 5
đến 31 - 7; mùa thu: từ 01 - 8 đến 31 - 10;
mùa đông: từ 01 - 11 đến 31 - 1 [3].
BN kiêng giao hợp từ 2 - 7 ngày trước
khi làm xét nghiệm. Tinh dịch được lấy
bằng tay như thủ dâm và xuất tinh trực
tiếp vào lọ đựng mẫu. Lọ đựng mẫu đặt
trên bàn thao tác hay trong tủ ấm (370C)
trong thời gian chờ ly giải 30 - 60 phút
trước khi làm xét nghiệm. Tiến hành đánh
giá và phân loại mẫu tinh dịch đồ bình
thường và bất thường theo tiêu chuẩn WHO
(2010) [5].


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
* Các chỉ tiêu nghiên cứu:
- Thay đổi tỷ lệ tinh dịch đồ bình thường,
bất thường theo tuổi của người chồng.
- Thay đổi mật độ, độ di động, hình thái
tinh trùng, tỷ lệ sống chết theo tuổi người
chồng.
- Thay đổi tỷ lệ mẫu tinh dịch bình thường,
bất thường theo các mùa.
- Thay đổi mật độ, độ di động, hình thái
tinh trùng, tỷ lệ sống chết theo các mùa.
* Phương pháp xử lý số liệu:
Số liệu được xử lý bằng phần mềm

SPSS 20.0. Sử dụng phương pháp tính
giá trị trung bình, phương sai, trung vị,
khoảng tứ phân vị, phân tích sự khác biệt
bằng test khi bình phương, kiểm định
Kruskal Wailis, kiểm định Mann - Whitney
cho so sánh số liệu bất đối xứng.
* Đạo đức nghiên cứu:
Đây là nghiên cứu mô tả không can
thiệp nên không ảnh hưởng tới kết quả.
Đối tượng nghiên cứu đều tình nguyện

Biểu đồ 1: Phân bố đối tượng nghiên cứu
theo nhóm tuổi.
Trong nhóm đối tượng nghiên cứu,
những người xét nghiệm ở độ tuổi 20 - 40
chiếm tỷ lệ cao nhất (85%) và phân bố ở
hai nhóm tuổi 20 - 29; 30 - 39 tuổi với tỷ lệ
xấp xỉ nhau. Độ tuổi 40 - 49 chiếm 9,2%;
độ tuổi < 20 tuổi chiếm 4,4%. Chỉ có 1,4%
người xét nghiệm ở độ tuổi > 50.
Bảng 1: Phân bố các mẫu xét nghiệm
theo mùa.
Các mùa trong
năm

n

Tỷ lệ (%)

941


22,4

làm xét nghiệm tinh dịch đồ. Trường hợp

Mùa xuân

mẫu tinh dịch có bất thường đều được

Mùa hạ

1.217

28,9

giải thích và tư vấn điều trị. Mọi thông tin

Mùa thu

1.206

28,7

842

20,0

4.206

100


liên quan đến chất lượng mẫu tinh dịch
được giữ kín.

Mùa đông
Tổng

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả phân tích cho thấy các mẫu

Từ tháng 12 - 2015 đến 11 - 2016,

được thực hiện trong thời điểm mùa hạ

chúng tôi thu được 4.206 mẫu tinh dịch,

và mùa thu chiếm tỷ lệ cao nhất và tương

với độ tuổi thấp nhất 15, cao nhất 64, tuổi

đương nhau, lần lượt 28,9% và 28,7%.

trung bình 30,72 ± 6,77.

Mùa xuân chiếm 22,4%; mùa đông 20,0%.
103


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017

Có sự khác nhau giữa tỷ lệ tinh dịch
đồ bình thường - bất thường theo từng
nhóm tuổi. Tỷ lệ tinh dịch đồ bất thường
ở nhóm tuổi < 20, 20 - 30 tuổi, 30 - 40 tuổi,
40 - 50 tuổi lần lượt là 58,2%; 51,6%;

51,2%; 51,8%, không có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ tinh dịch đồ
bất thường ở nhóm tuổi > 50 là 75,4%,
giảm so với các nhóm tuổi còn lại
(p < 0,05).

Biểu đồ 2: Tỷ lệ tinh dịch đồ bình thường và bất thường theo các nhóm tuổi.
Bảng 2: Thay đổi một số thông số tinh dịch đồ theo lứa tuổi.
n

Mật độ
(triệu/ml)

Di động tiến tới
(%)

174

77,55 ± 74,93

42,5 ± 19,23

5,27 ± 2,98


79,32 ± 13,65

20 - 29

1.688

71,44 ± 59,86

43,66 ± 20,00

5,05 ± 2,75

80,81 ± 11,34

30 - 39

1.688

70,96 ± 58,42

42,24 ± 19,99

5.08 ± 3,42

78,65 ± 13,35

40 - 49

363


76,03 ± 62,76

39,84 ± 19,33

5,21 ± 3,01

77,74 ± 11,65

> 50

49

70,27 ± 69,25

29,86 ± 19,01*

4,27 ± 3,31*

69,49 ± 16,54*

4.206

p > 0,05

p* < 0,05

p* < 0,05

p* < 0,05


Nhóm tuổi
< 20

p

Hình thái
nh thƣờng (%)

Tinh trùng sống
(%)

Mật độ tinh trùng, độ di động tiến tới, hình thái tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng sống theo
lứa tuổi là những thông số quan trọng nhất để đánh giá khả năng thụ thai. Chúng tôi
nhận thấy tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới, tỷ lệ tinh trùng có hình thái bình thường, tỷ lệ
tinh trùng sống ở nhóm tuổi > 50 thấp hơn các nhóm tuổi còn lại.
Khi phân tích tỷ lệ mẫu tinh dịch đồ bình thường - bất thường theo bốn mùa xuân,
hạ, thu, đông, chúng tôi nhận thấy có sự khác nhau giữa tỷ lệ tinh dịch đồ bình thường 104


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
bất thường giữa các mùa trong năm. Tỷ lệ mẫu tinh dịch đồ bình thường giảm dần từ
mùa xuân (51,1%) xuống thấp nhất vào mùa hạ (44,7%) rồi lại tăng dần và đạt 49,3%
vào mùa đông. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Biểu đồ 3: Sự thay đổi chất lượng tinh dịch đồ theo mùa.
Bảng 3: Thay đổi một số thông số tinh dịch theo mùa trong năm.
n

Mật độ
(triệu/ml)


Tỷ lệ tinh trùng
sống (%)

941

81,30 ± 62,91

79,78 ± 12,61

5,04 ± 2,62

43,29 ± 19,81

Hạ (2)

1.217

66,18 ± 56,41

79,55 ± 12,28

5,26 ± 2,95

41,09 ± 20,39

Thu (3)

1.206


65,48 ± 57,23

78,99 ± 12,84

4,80 ± 3,62

42,68 ± 20,11

842

78,66 ± 65,36

79,42 ± 12,25

5,26 ± 2,91

43,28 ± 19,25

p < 0,05

p < 0,05

p < 0,05

p < 0,05

p(1,2) < 0,05
p(1,3) < 0,05
p(2,4) < 0,05
p(3,4) < 0,05


p(1,3) < 0,05

p(2,3) < 0,05
p(3,4) < 0,05

p(1,2) < 0,05
p(2,4) < 0,05

Mùa
Xuân (1)

Đông (4)
p chung

p từng cặp

Hình thái
nh thƣờng (%)

Di động tiến
tới (%)

Có sự khác biệt về mật độ tinh trùng giữa các mùa. Mùa xuân có mật độ tinh trùng
cao nhất (81,30 ± 62,91 triệu/ml). Mật độ tinh trùng giảm thấp nhất vào mùa thu
(65,48 ± 57,23 triệu/ml), rồi lại tăng trở lại vào mùa đông (78,66 ± 65,36 triệu/ml).
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tỷ lệ tinh trùng sống thấp nhất vào mùa thu
(78,99 ± 12,84%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa mùa xuân và mùa
thu (p < 0,05). Di động tiến tới cũng có sự khác biệt giữa các mùa, trong đó mùa xuân
có tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới cao nhất (43,29 ± 19,81%), mùa hạ lại có tỷ lệ

thấp nhất (41,09 ± 20,39%) (p < 0,05). Mùa thu là mùa có hình thái tinh trùng bình
thường thấp nhất (4,80 ± 3,62%), khác biệt có ý nghĩa khi so với mùa hạ và mùa đông
(p < 0,05).
105


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
BÀN LUẬN
1. Thay đổi chất ƣợng tinh dịch theo
độ tuổi.
Biểu đồ 2 cho thấy chất lượng tinh dịch
đồ giảm mạnh sau 50 tuổi. Kết quả của
chúng tôi không tương đồng với Nguyễn
Thị Minh Tâm (2014), tác giả cho rằng không
có sự khác biệt rõ rệt về chất lượng tinh
trùng ở các nhóm tuổi [2]. Nghiên cứu
của Kidd và CS (2001) chỉ ra các thông
số của tinh dịch đồ không thay đổi trước
tuổi 34. Nghiên cứu này cho rằng số lượng
tinh trùng là thông số đầu tiên thay đổi
sau 34 tuổi, mật độ và tỷ lệ tinh trùng hình
thái bình thường thay đổi sau 40 tuổi, còn
tinh trùng di động và thể tích tinh dịch thay
đổi muộn hơn ở tuổi 43 và 45 [6].
Chất lượng tinh dịch giảm có thể do nồng
độ testosterone huyết thanh của nhóm
nam giới cao tuổi giảm thấp so với nhóm
nam giới trẻ tuổi. Teo tinh hoàn theo tuổi
là hệ quả của trục dưới đồi - tuyến yên tinh hoàn, dẫn đến chức năng tinh hoàn
giảm, ảnh hưởng tới quá trình sinh tinh và

sự trưởng thành của tinh trùng.
Tỷ lệ đứt g y ADN tinh trùng tăng lên
với tuổi. Những rối loạn trong tổng hợp
ADN và tăng phá hủy ADN cũng là yếu tố
làm tăng tỷ lệ bất thường hình thái và tỷ lệ
tinh trùng sống. Điều này cũng lý giải cho
kết quả thu được trong nghiên cứu này.
2. Thay đổi chất ƣợng tinh dịch theo
mùa.
Một số nghiên cứu trên thế giới được
thực hiện nhằm tìm kiếm những thay đổi
về thông số trong tinh dịch đồ theo mùa
trong năm. Một loạt các nghiên cứu chỉ ra
không có sự thay đổi thể tích tinh dịch
theo mùa cả ở người tình nguyện khỏe
106

mạnh và BN vô sinh. Tuy nhiên, thay đổi
các thông số chức năng của tinh dịch đồ
đ được báo cáo với những đặc trưng
khác nhau. Nghiên cứu của Zhang và CS
ở Trung Quốc (2013) chỉ ra tỷ lệ tinh trùng
di động cao hơn trong suốt mùa lạnh và
tinh trùng di động chậm trong điều kiện
môi trường ấm áp thường đi đôi với mật
độ tinh trùng thấp trong mỗi lần phóng
tinh [7]. Nghiên cứu cũng cho thấy nhiệt
độ ảnh hưởng lên các thông số tinh dịch
đồ, trong đó thể tích tinh dịch, mật độ tinh
trùng, độ di động thấp hơn vào giữa hè so

với các thời điểm nghiên cứu khác [7].
De Giorgi (2015) cũng khẳng định có sự
biến đổi các thông số tinh dịch theo mùa,
trong đó mùa hè có độ di động tinh trùng
cao hơn có ý nghĩa thống kê [8]. Nghiên
cứu của Rao và CS (2015) cũng nhận
thấy yếu tố mùa có ảnh hưởng tới chất
lượng tinh dịch. Theo tác giả, mật độ và
tổng số tinh trùng vào mùa xuân cao hơn
các mùa khác. Nghiên cứu của Nguyễn Thị
Bình (2005) cho thấy không có sự khác
biệt về mật độ tinh trùng, di động tinh trùng
giữa các mùa trong năm, tuy nhiên có
sự khác biệt về hình thái tinh trùng giữa
các mùa, trong đó mùa xuân và mùa hạ
có hình thái tinh trùng bình thường cao
hơn mùa thu và mùa đông [1].
Nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ tinh
dịch đồ bình thường có tỷ lệ cao nhất vào
mùa xuân (51,1%), thấp nhất vào mùa thu
(44,7%). Tìm hiểu sự biến động riêng rẽ
của từng thông số tinh dịch đồ qua các
mùa thấy, mật độ tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng
sống, hình thái tinh trùng và độ di động
đều khác biệt giữa các mùa. Mật độ tinh
trùng thấp nhất vào mùa thu và mùa hạ,
cao nhất vào mùa xuân. Những khác biệt


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017

này có thể liên quan đến tác động của
nhiệt độ môi trường tới nhiệt độ tinh
hoàn, việc tổng hợp ADN và sửa chữa
tinh trùng. Trong thực tế, nhiệt độ môi
trường cao dẫn đến đến giảm sinh tinh,
ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch. Một
yếu tố khác ảnh hưởng đến thay đổi theo
mùa trong chất lượng tinh dịch là thời
gian của ánh sáng. Trên thực nghiệm,
khối lượng tinh hoàn tăng lên sau khi tiếp
xúc với ban ngày ngắn (8 giờ sáng, 16
giờ tối) và giảm sau khi tiếp xúc với ban
ngày dài (16 giờ sáng, 8 giờ tối) trong
điều kiện phòng thí nghiệm. Thêm vào đó,
testosterone, LH và estradiol - các hormon
trực tiếp tham gia điều hòa quá trình sinh
tinh - đạt đỉnh trong quý cuối cùng của năm.
Kết quả của chúng tôi, mật độ tinh trùng
cao hơn về mùa xuân và mùa thu (mùa có
nền nhiệt cao hơn và độ dài chiếu sáng
ban ngày thấp hơn), phù hợp với giả thiết
của các tác giả trên.
Hình thái tinh trùng bình thường thấp
nhất vào mùa thu, khác biệt có ý nghĩa
thống kê khi so sánh với mùa hạ và mùa
đông. Những biến đổi trên ADN quyết
định hình thái tinh trùng và khả năng sống
sót của chúng. Paul và CS (2008) báo
cáo nhiệt độ tinh hoàn thay đổi có thể ảnh
hưởng đến quá trình sửa chữa ADN [9].

Cả hai quá trình tổng hợp và sửa chữa
ADN có thể ảnh hưởng đến tồn tại tế bào
mầm và sản xuất tinh trùng. Điều này góp
phần lý giải cho kết quả của chúng tôi thu
được về tỷ lệ tinh trùng sống và hình thái
tinh trùng bình thường cao hơn về mùa
xuân và mùa đông, nhưng không lý giải
được tại sao hai tỷ lệ này lại thấp nhất
vào mùa thu. Có thể do nền nhiệt độ mùa
thu ở miền Bắc Việt Nam khá cao.

Chất lượng tinh dịch trong các mùa
khác nhau có thể phụ thuộc của hiệu ứng
môi trường đến tiết hormon. Melatonin
được sản xuất bởi tuyến yên và được quy
định bởi kích thích ánh sáng bên ngoài,
có liên quan đến khả năng di chuyển của
tinh trùng. Trong thực tế, Ortiz (2011) cho
thấy hiệu quả tích cực của melatonin đến
di động tinh trùng [10]. Melatonin được ức
chế bởi giờ ánh sáng, do đó nồng độ của
nó tăng cao trong mùa đông do ít tiếp xúc
với ánh sáng. Kết quả của chúng tôi, tỷ lệ
tinh trùng di động tiến tới thấp nhất vào
mùa hạ và cao nhất vào mùa xuân, phù
hợp với lý luận của Ortiz về tác động của
melatonin và biến động nồng độ của nó
theo mùa.
KẾT LUẬN
Có sự suy giảm chất lượng tinh dịch

theo tuổi và thay đổi các thông số tinh
dịch theo mùa. Nhóm tuổi > 50 có tỷ lệ
mẫu tinh dịch bình thường, tỷ lệ tinh trùng
di động tiến tới, tỷ lệ hình thái tinh trùng
bình thường và tỷ lệ tinh trùng sống thấp
nhất. Chúng tôi cũng nhận thấy tỷ lệ mẫu
tinh dịch đồ bình thường, mật độ tinh trùng,
tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới cao nhất
vào mùa xuân, mùa hạ có tinh trùng di
động tiến tới thấp nhất. Tỷ lệ tinh trùng
sống và hình thái tinh trùng bình thường
thấp nhất vào mùa thu.
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các bác
sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên của Trung
tâm Hỗ trợ Sinh sản và Công nghệ mô
ghép, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và sinh
viên Đoàn Phương Thảo đ giúp đỡ trong
quá trình thực hiện nghiên cứu.
107


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Bình. Nghiên cứu sự thay
đổi một số thông số của tinh dịch theo tuổi và
mùa trong năm. Tạp chí Nghiên cứu Y học.
2005, 39 (6).
2. Nguyễn Thị Minh Tâm. Nghiên cứu đặc
điểm tinh dịch đồ theo tiêu chuẩn WHO năm

2010 của nam giới đến khám tại Trung tâm
Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Trung
ương. Luận văn Thạc sỹ Y học. Trường Đại
học Y Hà Nội. 2014.
3. Lê Bá Thảo. Việt Nam - Lãnh thổ và các
vùng địa lý. NXB Thế giới. Hà Nội. 2011.
4. Hossain M.M, Fatima P, Rahman D et al.
Semen parameters at different age groups of
male partners of infertile couples. Mymensingh
Med J MMJ. 2012, 21 (2), pp.306-315.
5. World Health Organization. WHO laboratory
manual for the Examination and processing of
human semen. World Health Organization. 2010.

108

6. Kidd A, Eskenazi B, Wyrobek A.J.
Effects of male age on semen quality and
fertility: a review of the literature. Fertil Steril.
2001, 75 (2), pp.237-248.
7. Zhang X.Z, Liu J.H, Sheng H.Q et al.
Seasonal variation in semen quality in China.
Andrology. 2013, 1 (4), pp.639-643.
8. De Giorgi A, Volpi R, Tiseo R et al.
Seasonal variation of human semen parameters:
A retrospective study in Italy. Chronobiol.
2015, 32 (5), pp.711-716.
9. Paul C, Melton D.W, Saunders P.T. Do heat
stress and deficits in DNA repair pathways
have a negative impact on male fertility?.

Mol Hum Reprod. 2008, 14, pp.1-8.
10. Ortiz A, Espino J, Bejarano I. High
endogenous melatonin concentrations enhance
sperm quality and shortterm in vitro exposure
to melatonin improves aspects of sperm motility.
J Pineal Res. 2011, 50, pp.132-139.



×