Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm kiến thức, thực hành của phụ nữ mắc viêm âm đạo đến khám tại Bệnh viện 103 (2013)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.02 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KIẾN THỨC, THỰC HÀNH
CỦA PHỤ NỮ MẮC VIÊM ÂM ĐẠO ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN 103 (2013)
Trịnh Thị Thu Hương*; Lê Trần Anh**
TÓM TẮT
Viêm âm đạo (VAĐ) là bệnh phổ biến ở phụ nữ, tỷ lệ mắc bệnh liên quan rất nhiều đến kiến thức
và thực hành vệ sinh phòng bệnh. Mục tiêu: tìm hiểu một số đặc điểm kiến thức, thực hành của bệnh
nhân (BN) bị VAĐ làm cơ sở xây dựng các nội dung tuyên truyền phòng chống bệnh. Phương pháp:
sử dụng bảng hỏi, phỏng vấn 196 BN VAĐ đến khám tại phòng khám sản phụ khoa, Bệnh viện 103
từ tháng 5 đến 7 - 2013. Kết quả: tuổi từ 17 - 57, hay gặp nhất ở tuổi 20 - 29 (49,5%). Bệnh gặp ở
nhiều nhóm ngành nghề, trình độ, cả nông thôn và thành thị. Điều kiện vệ sinh của nhóm BN nghiên
cứu khá tốt (78,6% ở nhà riêng, 79,1% có nhà vệ sinh riêng, 62,8% sử dụng nước máy). Tỷ lệ biết
nên sử dụng quần bằng chất liệu thoáng, phơi quần ra nắng và không nên mặc quần chật là 47,9%;
58,6% và 72,2%. Nhóm BN trẻ tuổi có tỷ lệ biết không nên mặc quần chật khá cao (86,5%), tuy
nhiên, chỉ có 36% thực hành đúng. BN ở thành thị ít có điều kiện phơi quần áo ra nắng so với nông
thôn. Tỷ lệ vệ sinh sau khi quan hệ tình dục tương đối cao (82,4%), nhưng vệ sinh sau tiểu tiện
(bằng nước sạch) thấp (47,6%). 80,7% sử dụng dung dịch vệ sinh, trong đó 80,4% sử dụng dung
dịch vệ sinh hàng ngày. Kiến thức và thực hành ăn uống phòng bệnh còn hạn chế, chỉ có 48,9% sử
dụng sữa chua thường xuyên.
* Từ khóa: Viêm âm đạo; Kiến thức; Thực hành.

KNOWLEDGE AND PRACTICE OF WOMEN SUFFERING FROM VAGINITIS
EXAMINED AT 103 HOSPITAL (2013)
SUMMARY
Vaginitis is a common disease in women and associated with knowledge and practice of
prevention. Objective: To find out some characteristics of knowledge and practice of patients in
preventing the disease as the basis for education. Method: Interviewed 196 women with vaginitis
visiting the obstetric room, 103 Hospital from May to July 2013. Results: The age’s patients were
between 17 and 57 years; the group most affected was 20 - 29 years old (49.5%). The disease
affected patients irrespective of jobs, levels of education, living in rural or urban areas. Most patients


had good sanitary conditions (78.6% at private home, 79.1% had private toilets, 62.8% used tap
water). The rates of patients knowing to use ventilated clothes, to hang clothes out in the sun or not
to wear tightly fitted clothes were 47.9%; 58.6% and 72.2%, respectively. 86.5% of young patients
knew about wearing loose clothes, but only 36% practised in the right way. Patients in the urban
were less accessible to dry clothes in the sun comparing to those in the countryside. The rate of
washing after sex was relatively high (82.4%), but after urination, this rate (with water) was quite low
(47.6%). 80.7% used a sanitizing solution and the majority (80.4% of them) used it daily. Knowledge
and practice in diet to prevent the disease was limited, only 48.9% ingested yogurt regularly.
* Keywords: Vaginitis; Knowledge; Practice.
* Bệnh viện 103
** Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Lê Trần Anh ()
Ngày nhận bài: 19/6/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 29/8/2013
Ngày bài báo được đăng: 16/9/2013


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm âm đạo là bệnh thường gặp ở phụ
nữ và do nhiều nguyên nhân, trong đó, vi
khuẩn, nấm, trùng roi là nguyên nhân
thường gặp nhất. Tần suất VAĐ không rõ
do nhiều trường hợp bệnh nhẹ, tự chẩn
đoán, điều trị. Việc tìm hiểu các yếu tố làm
tăng nguy cơ mắc như điều kiện sống, môi
trường, thói quen sinh hoạt, vệ sinh… giúp
đề xuất những biện pháp truyền thông, giáo
dục có hiệu quả để giúp phòng ngừa bệnh,
nâng cao chất lượng cuộc sống của người
phụ nữ. Có nhiều nghiên cứu về các yếu tố

nguy cơ ở cộng đồng, nhưng còn ít nghiên
cứu về kiến thức, hành vi liên quan ở
những đối tượng có triệu chứng VAĐ đến
khám ở bệnh viện. Chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này nhằm: Tìm hiểu về một số
đặc điểm kiến thức, hành vi liên quan đến
VAĐ ở BN đến khám tại phòng khám sản
khoa, Bệnh viện 103.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
Bảng 1: Đặc điểm nhóm đối tượng nghiên
cứu (n = 196).
ĐẶC ĐIỂM
Nhóm tuổi

Trình độ
học vấn

Nghề
nghiệp

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
196 BN có biểu hiện VAĐ, đồng ý tham
gia nghiên cứu và cung cấp thông tin. Thời
gian từ tháng 5 đến 7 - 2013.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Mô tả cắt ngang.

BN đến khám được khai thác thông tin
theo bảng hỏi với các nội dung về đặc điểm
nhân khẩu học, kiến thức, hành vi liên quan
đến VAĐ.

Khu vực

Tình trạng
hôn nhân

n

%

17 - 19

4

2,0

20 - 29

97

49,5

30 - 39

58


29,6

40 - 49

28

14,3

50 - 57

9

4,6

Phổ thông

73

37,2

Trung học chuyên nghiệp

36

18,4

Cao đẳng, đại học

87


44,4

Làm ruộng

22

11,2

Nhân viên văn phòng

47

24,0

Tự do, nội trợ

38

19,4

Nhân viên y tế

6

3,1

Bộ đội

20


10,2

Sinh viên

21

10,7

Giáo viên

28

14,3

Công nhân

14

7,1

Nông thôn

61

31,1

Thành thị

135


68,9

Có chồng

163

83,2

Chưa chồng hoặc sống
một mình

32

16,3

Tuổi trung bình từ 17 - 57; hay gặp nhất
là 20 - 29 tuổi (49,5%), phù hợp với một số
nghiên cứu cho thấy VAĐ thường gặp ở lứa

Địa điểm nghiên cứu: phòng khám sản
phụ khoa, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện 103.

tuổi trẻ. Nguyễn Khắc Minh và CS thấy

* Xử lý số liệu: theo phương pháp thống
kê y học bằng phần mềm SPSS 13.0.

nhóm tuổi 20 - 25 [4]. Những người lớn tuổi

viêm đường sinh dục dưới hay gặp nhất ở

thường có kiến thức, hành vi vệ sinh âm


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013
đạo tốt hơn nên ít bị VAĐ hơn [5]. Nghiên

chưa chồng hoặc đã có chồng nhưng hiện

cứu của Nguyễn Thị Thời Loạn cho thấy

sống một mình.

nhóm tuổi 20 - 29 gặp nhiều nhất, tiếp theo

Bảng 2: Điều kiện vệ sinh.

là nhóm tuổi 30 - 39 [3].
Nhóm BN có trình độ cao đẳng, đại học

CHỈ TIÊU

Nhà ở

chiếm tỷ lệ cao nhất (44,4%), tiếp theo là
trình độ phổ thông. Theo một số nghiên
cứu, VAĐ thường gặp ở nhóm có trình độ
học vấn thấp [5], tuy nhiên trong nghiên
cứu này, nhóm BN có trình độ cao mắc
nhiều, phản ánh sự phổ biến của bệnh.


Nhà vệ sinh

n

Nhà riêng

154

78,6

Nhà tập thể

29

14,8

Nhà trọ

13

6,6

Riêng

155

79,1

Chung


41

20,9

123

62,8

Nước vệ sinh Nước máy

Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Minh và CS

Nước giếng

48

24,5

cũng không thấy liên quan giữa trình độ học

Nước giếng khoan

25

12,8

vấn và bệnh [4].

Điều kiện vệ sinh của nhóm BN nghiên


Bệnh gặp ở nhiều nhóm nghề khác

cứu khá tốt, 78,6% ở nhà riêng, 79,1% có

nhau, kể cả ở nhân viên y tế (3,1%). Một số

nhà vệ sinh riêng, tuy nhiên, chỉ có 62,8%

nghiên cứu cho thấy các nhóm nghề như

sử dụng nước máy. Điều kiện vệ sinh, đặc

nông dân, nội trợ, buôn bán thường có kiến

biệt nguồn nước vệ sinh và nhà tắm rất

thức, hành vi về vệ sinh âm đạo kém hơn

quan trọng trong thực hiện vệ sinh phụ nữ,

và tỷ lệ viêm cũng cao hơn so với cán bộ

phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản.

công chức [5], tuy nhiên, nghiên cứu của

Một số nghiên cứu cho thấy mối liên quan

Nguyễn Khắc Minh và CS (2009) không


giữa viêm nhiễm đường sinh dục dưới và

thấy sự liên quan giữa nghề nghiệp và

tình trạng sinh hoạt gia đình nhóm sử dụng

bệnh [4].

nguồn nước không hợp vệ sinh (nước sông

Tỷ lệ BN sống ở khu vực thành thị là

suối, ao hồ, giếng khoan…) có tỷ lệ viêm

68,9%, phản ánh thực tế bệnh viện 103 ở

nhiễm cao hơn rõ rệt so với nhóm sử dụng

khu vực thành thị nên ít BN ở nông thôn. Tỷ

nguồn nước máy [1, 3, 4, 6]. Theo Nguyễn

lệ này cũng cho thấy mặc dù ở thành thị

Khắc Minh (2009), tỷ lệ hiện mắc của nhóm

điều kiện vệ sinh thường tốt hơn, nhưng

không có nhà tắm (43,3%) cao hơn nhóm


vẫn có yếu tố nguy cơ mắc và tỷ lệ mắc
bệnh cao. VAĐ gặp chủ yếu ở phụ nữ có
chồng (83,16%), nhưng cũng gặp ở phụ nữ

có nhà tắm (31,8%). Tác giả cho rằng, điều
kiện ở chung là điều kiện bất lợi cho vệ sinh
phụ nữ, đặc biệt không có nhà tắm riêng đã
tạo điều kiện làm tăng tỷ lệ viêm nhiễm
đường sinh dục dưới [4]. Điều kiện vệ sinh


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013
tốt nhưng BN vẫn mắc VAĐ, chứng tỏ có

mắc bệnh.

nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến việc
Bảng 3: Kiến thức và thực hành sử dụng quần áo (tỷ lệ %).
Ý KIẾN TRẢ LỜI
CHỈ TIÊU

KiÕn Nên sử dụng quần bằng
thøc chất liệu thoáng

THEO NHÓM TUỔI

THEO KHU VỰC
TỶ LỆ
CHUNG


Nông thôn Thành thị 17 - 29
(n = 61)
(n = 135) (n = 101)

30 - 39
(n = 58)

40 - 49
(n = 28)

≥ 50
(n = 9)

47,9

44,4

49,1

56,8

40,0

20,0

77,7

Nên phơi quần ra nắng

58,6


55,6

59,6

56,8

70,0

33,3

77,7

Nên mặc quần rộng

72,2

66,7

74,1

86,5*

55,0

54,5

77,7

Thực Sử dụng quần lót bằng

hành chất liệu thoáng

79,2

69,5

84,5*

79,8

80,4

66,7

77,7

Sử dụng quần ngoài
bằng chất liệu thoáng

60,5

64,3

58,7

66,0

60,8

40,7


44,4

Mặc quần rộng

48,3

41,7

54,2

36,0*

56,0

66,7

77,7

Phơi quần lót ra nắng

56,4

69,0

50,8*

56,6

58,9


64,3

33,3

(*: khác biệt có ý nghĩa so với nhóm khác khu vực hoặc nhóm tuổi)
Chỉ có 47,9% biết nên sử dụng quần
bằng chất liệu thoáng, 58,6% biết nên phơi
quần ra nắng, 72,2% biết nên mặc quần
rộng. Tỷ lệ BN trẻ tuổi biết nên mặc quần
rộng khá cao (86,5%). Tỷ lệ hiểu biết đúng
về sử dụng quần áo để phòng VAĐ tương
đối thấp, không có sự khác biệt giữa khu
vực nông thôn và thành thị, nhóm tuổi > 50
có tỷ lệ trả lời đúng cao hơn, phù hợp với
nhận xét của Lê Đức Tâm, Nguyễn Thị Huệ
(2011): tuổi cao thường có kiến thức tốt
hơn trong phòng chống VAĐ [0].
Tỷ lệ mặc quần lót bằng chất liệu thoáng
khá cao (79,2%), không có sự khác biệt
giữa các nhóm tuổi, có sự khác biệt giữa
phụ nữ sống ở khu vực nông thôn và thành
thị, có thể do ảnh hưởng của điều kiện kinh
tế - xã hội. Nghiên cứu của Jindal N và CS
(2007) thấy dùng đồ lót bằng nylon có tỷ lệ

mắc VAĐ cao hơn so với dùng đồ cotton
[7]. Tỷ lệ mặc quần ngoài bằng chất liệu
thoáng, rộng chưa có sự khác biệt giữa
nông thôn và thành thị. Tỷ lệ mặc quần rộng

tăng dần theo nhóm tuổi, phản ánh thói
quen mặc quần hiện nay của giới trẻ có xu
hướng hơi chật, mặc dù nhận thức được
nên mặc quần rộng. Tỷ lệ phơi quần lót
ra nắng tương đối thấp (56,4%), tỷ lệ này
trong nhóm BN ở nông thôn cao hơn ở
thành thị, do ở thành thị ít nhà có khoảng
sân trống để làm sân phơi. Nhóm tuổi > 50
ít phơi quần áo ra nắng do chủ yếu BN
trong nhóm này sống ở thành thị, không có
điều kiện phơi. Nghiên cứu của Phan Anh
Tuấn, Cù Thị Kim Loan (2010) cho thấy các
yếu tố liên quan VAĐ do nấm là mặc quần
bó (58,8%), phơi đồ lót trong bóng râm
(51,8%) [6]. Watson C, Pirotta M (2011)
khuyến cáo nên vệ sinh da, mặc quần bằng


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013
chất liệu thoáng như cotton nhằm giảm
VAĐ do nấm tái phát [10]. Kích thích cơ học
vùng sinh dục được coi là yếu tố liên quan
tới VAĐ. Mặc quần áo chật, quần áo lót
không thoáng khí làm tăng nhiệt độ và độ
ẩm tại chỗ làm tăng tỷ lệ VAĐ tái phát [9].
Bảng 4: Thực hành vệ sinh bộ phận
sinh dục.
CHỈ TIÊU

n


Vệ sinh sau quan hệ tình dục

161

82,4

Vệ sinh sau tiểu tiện

93

47,6

Sử dụng dung dịch vệ sinh

158

80,6

Số lần sử dụng
dung
dịch
vệ
sinh/tuần (n = 158)

< 1 lần/ngày

31

19,6


1 lần/ngày

113

71,5

> 1 lần/ngày

14

8,9

Tỷ lệ vệ sinh sau khi quan hệ tình dục
tương đối cao (82,4%), nhưng vệ sinh sau
tiểu tiện (bằng nước sạch) thấp (47,6%).
80,7% sử dụng dung dịch vệ sinh, chủ yếu
sử dụng hàng ngày. Nghiên cứu của Nguyễn
Văn Học, Vũ Quang Khải (2011) cho thấy
vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài có ảnh
hưởng lớn đến tỷ lệ VAĐ, nhóm vệ sinh
hàng ngày có tỷ lệ thấp hơn so với nhóm vệ
sinh không thường xuyên, sử dụng xà
phòng có tỷ lệ mắc thấp hơn so với nhóm
không sử dụng xà phòng, nhóm vệ sinh
trước và sau khi quan hệ tình dục có tỷ lệ
mắc thấp hơn nhóm không vệ sinh; về cách
vệ sinh, nhóm rửa bằng nước sạch có tỷ lệ
viêm thấp hơn so với nhóm lau bằng khăn,
giấy. Tần suất vệ sinh cũng ảnh hưởng đến

tỷ lệ mắc bệnh, cao nhất là nhóm không vệ
sinh thường xuyên (89,47%), vệ sinh ngày
1 lần là 54,71%, vệ sinh > 2 lần/ngày là
39,89% [2]. Theo Nguyễn Khắc Minh và CS
(2009), thực hành vệ sinh chưa đúng cách
như không vệ sinh hàng ngày, không vệ

sinh sau khi quan hệ tình dục... là những
yếu tố góp phần làm tăng tỷ lệ viêm nhiễm
đường sinh dục dưới [4].
* Kiến thức và thực hành ăn uống phòng
bệnh:
Biết sử dụng sữa chua có lợi: 21 BN
(10,7%); biết sử dụng lợi khuẩn có lợi: 7 BN
(3,6%); sử dụng sữa chua thường xuyên:
96 BN (48,9%); sử dụng lợi khuẩn thường
xuyên: 10 BN (5,1%).
Kiến thức và thực hành ăn uống phòng
bệnh còn hạn chế, chỉ có 48,9% sử dụng
sữa chua thường xuyên. Phần lớn BN
không biết ăn sữa chua, lợi khuẩn có lợi
trong phòng VAĐ. BN sử dụng sữa chua
vì thấy ngon là chính, tỷ lệ sử dụng lợi
khuẩn rất thấp (5,1%). Dùng lợi khuẩn chứa
lactobacillus và dùng sữa chua là những
biện pháp được một số tác giả khuyến cáo
sử dụng để phòng VAĐ do nấm [9]. Tỷ lệ
sử dụng những sản phẩm này ở các nước
phát triển trong phòng chống bệnh VAĐ
khá cao. Nghiên cứu của Pirotta MV và CS

(2003) ở Australia, tỷ lệ phụ nữ dùng sữa
chua/lợi khuẩn (lactobacillus) để phòng và
điều trị VAĐ sau dùng kháng sinh khá cao
(40% và 43%) [8]. Đây là những biện pháp
đơn giản, dễ áp dụng, cần tuyên truyền để
người dân hiểu và áp dụng rộng rãi trong
cộng đồng.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đặc điểm kiến thức,
thực hành phòng chống bệnh ở 196 BN
mắc VAĐ đến khám tại phòng khám sản
phụ khoa, Bệnh viện 103, chúng tôi rút ra
một số kết luận sau:
- Tuổi trung bình từ 17 - 57, hay gặp
nhất là 20 - 29 tuổi (49,5%). Bệnh gặp ở
nhiều nhóm ngành nghề, trình độ, cả nông
thôn và thành thị.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013
- Điều kiện vệ sinh của nhóm BN nghiên
cứu khá tốt, 78,6% ở nhà riêng, 79,1% có
nhà vệ sinh riêng, 62,8% sử dụng nước
máy.

3. Nguyễn Thị Thời Loạn. Một số yếu tố liên
quan và phương pháp chẩn đoánh nhanh VAĐ
do vi khuẩn tại phòng khám Viện Da liễu Quốc
gia. Y học thực hành. 2007, 562, tr.44-46.


- 47,9% biết nên sử dụng quần bằng
chất liệu thoáng, 58,6% biết nên phơi quần
ra nắng, 72,2% biết nên mặc quần rộng.
Nhóm BN trẻ tuổi có tỷ lệ biết về mặc quần
rộng khá cao (86,5%), tuy nhiên, chỉ có 36%
thực hành đúng. BN ở thành thị ít có điều
kiện phơi quần áo ra nắng so với nông thôn.

4. Nguyễn Khắc Minh, Đinh Thanh Huế, Cao
Ngọc Thành. Nghiên cứu một số yếu tố liên
quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở
phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại huyện
Tiên Phước - Quảng Nam 2007. Y học thực
hành. 2009, 662, tr.15-19.

- Tỷ lệ vệ sinh sau khi quan hệ tình dục
tương đối cao (82,4%), nhưng vệ sinh sau
tiểu tiện (bằng nước sạch) thấp (47,6%).
80,7% sử dụng dung dịch vệ sinh, trong đó
80,4% sử dụng dung dịch vệ sinh hàng ngày.
- Kiến thức và thực hành ăn uống phòng
bệnh còn hạn chế, chỉ có 48,9% sử dụng
sữa chua thường xuyên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Trọng Bài, Võ Văn Thắng. Các
yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh
dục dưới ở phụ nữ 18 - 49 tuổi có chồng tại
huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau năm 2009. Y học
dự phòng. 2011, tập XXI, 3 (121), tr.116-122.
2. Nguyễn Văn Học, Vũ Quang Khải. Một số

yếu tố liên quan tới bệnh viêm nhiễm đường
sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có
chồng tại huyện Thanh Hà - Hải Dương năm
2007. Y học Việt Nam. 2011, 1, tr.67-70.

5. Lê Đức Tâm, Nguyễn Thị Huệ. Khảo sát
mối liên quan giữa kiến thức và hành vi về vệ
sinh phụ nữ với tình trạng VAĐ tại Bệnh viện
Đa khoa Cần Thơ. Y học thực hành. 2011, 751,
tr.102-106.
6. Phan Anh Tuấn, Cù Thị Kim Loan. Xác
định tỷ lệ và đặc điểm dịch tễ học bệnh VAĐ do
vi nấm tái phát. Y học TP. Hồ Chí Minh. 2010,
14 (1), tr.194-199.
7. Jindal N, Gill P, Aggarwal A. An
epidemiological study of vulvovaginal candidiasis
in women of childbearing age. Indian J Med
Microbiol. 2007, 25, pp.175-176.
8. Pirotta MV, Gunn JM, Chondros P. Not
thrush again! Women's experience of postantibiotic vulvovaginitis. The Medical Journal of
Australia. 2003, 179 (1), pp.43-46.
9. Ringdahl EN. Treatment of recurrent
vulvovaginal candidiasis. Am Fam Physician.
2000, Jun 1, 61 (11), pp.3306-3312.
10. Watson C, Pirotta M. Recurrent vulvovaginal
candidiasis - current management. Australian
Family Physician. 2011, 40 (3), pp.149-151.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013




×