Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đánh giá lớp mùn trên bề mặt ngà vách ống tủy sau khi sử dụng laser diode trong nội nha

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011

Nghiên cứu Y học

ĐÁNH GIÁ LỚP MÙN TRÊN BỀ MẶT NGÀ VÁCH ỐNG TỦY
SAU KHI SỬ DỤNG LASER DIODE TRONG NỘI NHA
*

Phạm Văn Khoa

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá lớp mùn trên bề mặt ống tủy sau khi sử dụng laser diode công suất 3W,
4W và 5W, tần số 100Hz.
Phương pháp: 40 răng cửa giữa hàm trên đã nhổ ở người trưởng thành được sửa soạn tới dụng cụ dũa K
số 60 ISO bằng phương pháp bước lùi, chia làm 4 nhóm (1,2,3 và 4), mỗi nhóm 10 chân răng. Chiếu laser diode
bước sóng 980 nm với 3 mức công suất 3 W, 4 W và 5 W, chế độ xung, 8 ms mở, tần số 100 Hz lần lượt cho 3
nhóm răng 2, 3 và 4. Cắt dọc răng. Khử nước và xử lý để xem dưới kính hiển vi điện tử quét. Chụp vi ảnh ở
mức cách chóp 2 mm và 10 mm (về phía cổ răng). Hai người quan sát đánh giá lớp mùn độc lập trên các vi ảnh.
Kết quả: Có khác biệt về điểm số lớp mùn giữa các nhóm thử nghiệm.
Kết luận: laser diode công suất 3W, tần số 100Hz làm sạch lớp mùn ở phần ba chóp hơn so với laser diode
công suất 4W có cùng tần số phát. Laser diode công suất 4W và 5W, tần số 100Hz không làm sạch lớp mùn khi ở
phần ba chóp so với khi không dùng laser hỗ trợ.
Từ khóa: laser diode, lớp mùn, nội nha.

ABSTRACT
EVALUATION OF SMEAR LAYER ON THE ROOT CANAL WALLS AFTER DIODE LASER
IRRADIATION IN ENDODONTIC
Pham Van Khoa * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 – No. 3 – 2011: 147 - 153
Objective: To assess the smear layer scores on the root canal wall after irradiation of diode laser at 3W, 4W
and 5W, frequency 100Hz.
Methods: 40 incisal roots that were prepared to 60 ISO K-file by step-back technique were divided into four


groups (group 1,2,3 and 4) with 10 roots for each group. Laser irradiation (potency 3W, 4W, 5W at 100Hz, 8ms
on) was applied for 3 groups: 2, 3 and 4. These teeth were longitudinal sectioned, and then were dehydrated and
processed for evaluation using scanning electronic microscope. Microphotographs were taken at 2 mm and 10 mm
(coronally) from the apex. Two observers independently.evaluated the smear layer scores on microphotographs.
Result: There were significant differences about the smear layer scores among groups.
Conclusions: Root canal walls irradiated by diode laser at 3W, 100Hz had lower smear layer scores than
those were irradiated by diode laser at 4W, 100Hz. Root canal walls irradiated by diode laser at 4W and 5W,
100Hz had higher smear layer scores than those were not irradiated by laser.
Key words: laser diode, smear layer, endodontic.

* Bộ Môn Chữa Răng – Nội Nha, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Phạm Văn Khoa
ĐT: 0903342242
Email:

147


Nghiên cứu Y học
MỞ ĐẦU
Loại bỏ toàn bộ các thành phần có trong ống
tủy chân răng trước khi trám bít ống tủy là một
trong những nguyên tắc quan trọng trong điều
trị nội nha. Sử dụng các loại dụng cụ nội nha tạo
ra lớp mùn trên bề mặt ống tủy gồm những
thành phần như mảnh vụn ngà, các tác nhân
gây bệnh. Ngày nay, việc lấy đi hay để lại lớp
mùn vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi, tuy nhiên,
loại bỏ hoàn toàn lớp mùn là quan điểm được
nhiều tác giả ủng hộ hơn cả(14).

Công nghệ laser đã được nghiên cứu để ứng
dụng trong nội nha từ nhiều năm trước đây và
cũng đã có nhiều hệ thống laser như Nd:YAG,
Er:YAG và CO2 đã chứng tỏ được khả năng làm
sạch và giảm vi khuẩn trong ống tủy chân răng
Kimura (2000)(10), Moura-Neto (2007)(12).
Laser diode có kích thước nhỏ, hiệu suất
cao, giá thành hợp lý, có thể dùng được cho
nhiều mục đích sử dụng khác nhau, sử dụng
đầu dẫn quang nhỏ, mềm dẻo nên ngày càng
được dùng nhiều trong lĩnh vực nội nha. Laser
diode thường được sử dụng ở 2 bước sóng 810
nm và 980 nm. Mỗi bước sóng có một đặc tính
khác nhau và được ứng dụng trong những lĩnh
vực khác nhau trong nội nha nói chung và trong
sửa soạn hệ thống ống tủy nói riêng.
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá
lớp mùn trên bề mặt ống tủy sau khi sử dụng
laser diode bước sóng 980 nm, công suất 3W,
4W và 5W, tần số 100Hz.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thiết kế nghiên cứu
Thử nghiệm in vitro

Thiết bị
Kính hiển vi điện tử quét tại Phòng Thí
Nghiệm Công Nghệ Nano, Đại Học Quốc Gia
Thành Phố Hồ Chí Minh.


Các bước tiến hành*


Thí nghiệm được tiến hành theo phương
pháp của Alfredo (2008)(1), George (2008)(6),
Hulsman (1997)(8) và Santos (2005)(13).

148

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011
40 răng cửa giữa hàm trên đã nhổ ở người
trưởng thành được chụp phim tia X, kiểm tra
tình trạng ống tủy. Các răng không có vôi hóa,
không có bất thường ống tủy, chân răng tương
đối thẳng.
Đo chiều dài của răng bằng cách đặt trâm
dũa K số 15 (Dentsply, Maillefer, Switzerland)
vào ống tủy cho đến khi xuất hiện đầu trâm
ngay tại lỗ chóp. Chiều dài làm việc bằng chiều
dài cây trâm lúc này trừ đi 1 mm.
Sửa soạn ống tủy theo phương pháp bước
lùi cho tới trâm dũa K số 60 ISO. Thấm khô ống
tủy chân răng bằng côn giấy. Chia làm 4 nhóm
(1, 2, 3, 4), mỗi nhóm 10 răng.
Chiếu laser diode bước sóng 980 nm ở các
mức công suất 3W, 4W và 5W, tần số 100Hz,
thời gian tác động 8ms, lần lượt cho từng nhóm
2, 3 và 4. Nhóm 1 không sử dụng laser.

Quy trình sử dụng laser

Đưa sợi quang vào ống tủy đến mức ngắn
hơn chiều dài làm việc 1 mm.
Kích hoạt laser, rút ra theo đường xoắn ốc về
phía thân răng với tốc độ 2 mm / giây.
Thời gian kích hoạt cho mỗi chu kỳ: từ 5 tới
8 giây tùy thuộc vào chiều dài của chân răng.
Số chu kỳ sử dụng laser cho mỗi răng:
5 chu kỳ.
Thời gian nghỉ giữa hai chu kỳ: 20 giây.
Sợi quang được cắt bỏ phần đầu 2 mm sau
mỗi răng hay sau mỗi khi bị cháy.
Trám tạm lối vào ống tủy bằng Cavit G (3M
ESPE AG, Germany).
Cắt dọc theo chiều ngoài trong của răng sao
bằng đĩa cắt kim cương (đường cắt không phạm
vào phần ống tủy chân răng).
Tách hai nửa răng ra theo đường cắt ngoài
trong bằng đục.
Chọn một phần trong hai nửa phần răng
một cách ngẫu nhiên.
Ngâm các phần mẫu răng trong cồn lần lượt
có nồng độ 50%, 70%, 90% và 99,97% trong
20 phút.


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011
Xử lý răng tiếp theo với các giai đoạn phủ
vàng, xem và chụp vi ảnh dưới kính hiển vi điện
tử quét.
Quan sát và chụp vi ảnh ở hai vị trí cho mỗi

phần mẫu răng (ở giữa ống tủy và dọc theo
chiều dài chân răng):
Vị trí đầu tiên cách lỗ chóp 2 mm về phía cổ
răng.
Vị trí thứ hai cách vị trí đầu tiên 10 mm về
phía cổ răng.

Nghiên cứu Y học
*.jpg.
Đánh số các vi ảnh.
Rửa các vi ảnh thành các ảnh có kích
thước 9cm x 16cm (Máy tráng rọi ảnh Fuji
Minilab, Japan).

Ghi nhận kết quả
Hai bộ ảnh được gửi cho hai người quan sát.
Đánh giá các vi ảnh được thực hiện độc lập,
điểm được ghi vào các bảng đánh giá.

Độ phóng đại 1000 lần.
Tổng cộng, có 80 vi ảnh có định dạng là

Hình 1. Điểm số lớp mùn theo Hulsmann (8)
A: Không có lớp mùn, các ống ngà mở: 1 điểm B: Có ít mùn,
các ống ngà bị che phủ một phần: 2 điểm C: Lớp mùn đồng nhất che phủ vách ống tủy, chỉ còn một ít ống ngà
mở: 3 điểm D: Lớp mùn che phủ toàn bộ vách ống tủy, không còn ống ngà mở: 4 điểm
E: Lớp mùn dày
nhưng không đồng nhất che phủ toàn bộ bề mặt vách ống tủy chân răng: 5 điểm
Sử dụng các vi ảnh trong nghiên cứu
của Hulsmann (1997)(8) làm mẫu. Lớp mùn

được đánh giá bằng điểm số theo tiêu chuẩn
của Hulsmann (1997)(8) (Hình 1). Các điểm
số như sau:

1: Không có lớp mùn, các ống ngà mở.
2: Có ít mùn, các ống ngà bị che phủ
một phần.
3: Lớp mùn đồng nhất che phủ vách ống
tủy, chỉ còn một ít ống ngà mở.

149


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011

4: Lớp mùn che phủ toàn bộ vách ống tủy,
không còn ống ngà mở.
5: Lớp mùn dày nhưng không đồng nhất che

Bảng 2. Bảng trọng số tính Kappa
Người Quan Sát 1

Người quan
sát 2

1

2


3

1

1,00

0,75

0,50

0,25 0,00

24

2

0,75

1,00

0,75

0,50 0,25

10

phủ toàn bộ bề mặt vách ống tủy chân răng.
Lập bảng kết quả bằng Excel (Microsoft


4

5

Tổng cộng

3

0,50

0,75

1,00

0,75 0,50

23

Office 2007, Microsoft Corporation, USA).

4

0,25

0,50

0,75

1,00 0,75


20

XỬ LÝ

5

0,00

0,25

0,50

0,75 1,00

3

Tổng Cộng

24

10

22

Sử dụng phép kiểm định Kappa để đánh giá
tính thống nhất giữa hai người quan sát. Tính

được thực hiện theo Jacobsson (2005)(9).
Xử lý thống kê dùng phần mềm SPSS 16.0
(SPSS Incorporated, Chicago, Illinois, USA):

- Tìm sự khác biệt nếu có về điểm số lớp
mùn giữa các nhóm thử nghiệm bằng kiểm định
Kruskal-Wallis cho 8 nhóm độc lập.
- Nếu sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(phép kiểm định có giá trị p < 0,05), tiếp tục sử
dụng kiểm định Mann-Whitney để so sánh sự
khác biệt về điểm số lớp mùn giữa từng cặp
nhóm thử nghiệm.

KẾT QUẢ
Tổng hợp kết quả cho điểm của hai người
quan sát tham gia nghiên cứu, bảng sau tóm tắt
Bảng 1. Kết quả hai người quan sát
Người Quan Sát 1
Người
quan sát 2

1

2

3

4

5

Tổng Cộng

1


24

0

0

0

0

24

2

0

10

0

0

0

10

3

0


0

21

2

0

23

4

0

0

1

19

0

20

5

0

0


0

0

3

3

Tổng Cộng

24

10

22

21

3

80

Trọng số Kappa được tính theo công thức:
(Bảng 2).

150

80




Giá trị



Như vậy, chỉ số Kappa có trọng số là:

kw
Hai người quan sát có mức độ nhất trí rất
cao.
Kết quả quan sát lớp mùn trên bề mặt ngà
vách ống tủy chân răng bằng cách cho điểm cho
thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các
nhóm thử nghiệm. Các bảng sau (lấy từ kết quả
của chương trình SPSS) cho thấy giá trị p của
phép kiểm định Kruskal-Wallis phi tham số cho
nhiều nhóm độc lập rất nhỏ, vì vậy những sự
khác biệt nếu có giữa các nhóm rất có ý nghĩa
thống kê (Bảng 3).
Bảng 3. Kiểm Định Kruskal-Wallis giữa các nhóm
thử nghiệm
Số Trung Độ tự Mức ý
lượng bình
do nghĩa
hạng
Chóp, không laser 10
33,1
Chóp, laser 3W
10

42,45
Chóp, laser 4W
10
63,85
10
57,90
Điểm Chóp, laser 5W
p<
7
Giữa, không laser
10
40,30
số
0,0001
Giữa, laser 3W
10
31,45
Giữa, laser 4W
10
29,75
Giữa, laser 5W
10
25,20
Biến
số

kết quả quan sát (Bảng 1).

3


Các giá trị được tính theo công thức:

trọng số theo cột và hàng trong bảng tính
Kappa. Các phép tính Kappa, trọng số Kappa

21

Nhóm

Sử dụng phép kiểm Mann-Whitney cho từng
cặp nhóm trong tất cả các nhóm thử nghiệm.

Vùng phần ba chóp
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011
điểm số lớp mùn ở vùng phần ba chóp ống tủy
chân răng giữa các nhóm sử dụng laser diode có
công suất 3W và 4W. Tổng hạng của biến số
DiemSo ở nhóm sử dụng laser diode công suất
3W nhỏ hơn tổng hạng ở nhóm sử dụng laser
diode công suất 4W và giá trị p trong kiểm định
này là p=0,023 (p<0,05). Như vậy nhóm răng sử
dụng laser diode công suất 3W có điểm lớp mùn
ở vùng phần ba chóp thấp hơn so với nhóm
răng sử dụng laser diode công suất 4W. Do đó,
laser diode công suất 3W làm sạch lớp mùn ở
vùng phần ba chóp ống tủy chân răng hơn so
với laser diode công suất 4W (Bảng 4).

Bảng 4. Kiểm Định Mann-Whitney cho 2 nhóm
sử dụng laser diode công suất 3W và 4W vùng
phần ba chóp
Biến số

Nhóm

Số Trung bình Tổng Giá trị
lượng
hạng
hạng
p
Chóp, laser 10
7,55
75,50
3W
Điểm Số
0,023
Chóp, laser 10
13,45
134,50
4W

Tổng hạng của biến số DiemSo ở nhóm sử
dụng laser diode công suất 3W nhỏ hơn so với
nhóm sử dụng laser diode công suất 5W nhưng
sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (giá
trị p=0,105, p>0,05). Do đó, mặc dù laser diode
công suất 3W có xu hướng làm sạch lớp mùn ở
vùng phần ba chóp ống tủy chân răng hơn so

với laser diode công suất 5W, tuy nhiên, sự khác
biệt này không có ý nghĩa thống kê (Bảng 5).
Bảng 5. Kiểm Định Mann-Whitney cho 2 nhóm
dùng laser diode công suất 3W và 5W vùng phần ba
chóp
Biến
số

Nhóm

Số Trung bình
lượng
hạng
Chóp,
laser
3W
10
8,35
Điểm
Số Chóp, laser 5W 10
12,65

Tổng Giá trị
hạng
p
83,50
0,105
126,50

Kiểm định Mann-Whitney giữa 2 nhóm độc

lập cho nhóm không sử dụng laser và nhóm sử
dụng laser diode công suất 3W không cho thấy
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm số
lớp mùn ở vùng phần ba chóp ống tủy chân

Nghiên cứu Y học
răng (Bảng 6).
Bảng 6. Kiểm Định Mann-Whitney cho 2 nhóm
không dùng laser và dùng laser diode công suất 3W
vùng phần ba chóp
Biến
số

Nhóm

Số Trung bình Tổng Giá trị
lượng
hạng
hạng
p
Chóp, không 10
9,25
92,50
laser
Điểm
0,353
Số
Chóp, laser
10
11,75

117,50
3W

Tuy nhiên, có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa các nhóm không dùng laser diode và
nhóm dùng laser diode công suất 4W và 5W.
Giá trị p trong so sánh giữa nhóm không dùng
laser diode và nhóm dùng laser diode công suất
4W là 0,002 và giá trị p trong so sánh giữa nhóm
không dùng laser diode và nhóm dùng laser
diode công suất 5W là 0,011. Cả hai giá trị này
đều nhỏ hơn 0,05. Như vậy, laser diode công
suất 4W và 5W không làm sạch ống tủy ở vùng
phần ba chóp chân răng so với khi không dùng
laser diode (Bảng 7, 8).
Bảng 7. Kiểm Định Mann-Whitney cho 2 nhóm
không dùng laser và dùng laser diode công suất 4W
vùng phần ba chóp
Biến số

Nhóm

Số Trung bình
lượng
hạng
Chóp, không 10
6,65
laser
Điểm số
Chóp, laser

10
14,35
4W

Tổng Giá trị
hạng
p
66,50
143,50

0,002

Bảng 8. Kiểm Định Mann-Whitney cho 2 nhóm
không dùng laser và dùng laser diode công suất 5W
vùng phần ba chóp
Biến
số

Nhóm

Số Trung bình Tổng Giá trị
lượng
hạng
hạng
p
Chóp, không 10
7,20
72,00
laser
Điểm

0,011
Số
Chóp, laser
10
13,80
138,00
5W

Vùng phần ba giữa
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
về mức điểm số lớp mùn giữa các nhóm có hay
không sử dụng laser diode với các mức công
suất khác nhau 3W, 4W, 5W ở vùng phần ba
giữa ống tủy chân răng. Laser diode công suất
5W có xu hướng làm sạch phần ba giữa ống tủy

151


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011

hơn so với laser diode công suất 4W và 3W, tuy
nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p=0,579 cho cặp sử dụng laser diode công suất
5W và 4W, p=0,393 cho cặp sử dụng laser diode
công suất 5W và 3W).

khi thử nghiệm. Các tiêu chuẩn đánh giá của


Bảng 9. Kiểm Định Mann-Whitney cho 2 nhóm
dùng laser diode công suất 3W và 4W vùng phần
ba giữa

biện pháp lý tưởng để đánh giá việc sửa soạn,

Biến
số

đại càng lớn, vùng vi ảnh được quan sát không

Nhóm

Giữa, laser
3W
Điểm
Số Giữa, laser
4W

Số Trung bình Tổng Giá trị
lượng
hạng
hạng
p
10
10,80
108,00
10


10,20

102,00

0,853

Bảng 10. Kiểm Định Mann-Whitney cho 2 nhóm
dùng laser diode công suất 3W và 5W vùng phần
ba giữa
Biến
số

Nhóm

Số Trung bình Tổng Giá trị
lượng
hạng
hạng
p
Giữa, laser
10
11,70
117,00
3W
Điểm
0,393
Số Giữa, laser
10
9,30
93,00

5W

Hulsmann (1997)(8) được sử dụng rộng rãi nhất
hiện nay.
Khảo sát dưới kính hiển vi điện tử quét là
tạo dạng ống tủy chân răng nhất là về lượng
mảnh vụn, lớp mùn. Tuy nhiên, khi độ phóng
thể đại diện cho cả phần ống tủy chân răng cần
được khảo sát do các đặc tính trên bề mặt ngà
răng không phân bố đồng đều trên suốt chiều
dài ống tủy – Cheung (1993)(5).
Sử dụng laser diode bước sóng 980 nm ở
nhiều mức công suất và chế độ phát khác nhau
tạo ra những thay đổi vi cấu trúc trên bề mặt
ngà vách ống tủy chân răng khi so sánh với
những mẫu răng không được sử dụng laser
(nhóm chứng). Ở nhóm chứng, lớp mùn đồng

Bảng 11. Kiểm Định Mann-Whitney cho 2 nhóm
dùng laser diode công suất 4W và 5W vùng phần
ba giữa

nhất bình thường hiện diện trên bề mặt ngà

Biến số

Số Trung bình Tổng Giá trị
lượng
hạng
hạng

p
Giữa, laser
10
11,30
113,00
4W
Điểm
0,579
Số Giữa, laser
10
9,70
97,00
5W

rằng, sodium hypochlorite là dung dịch lựa

Cũng tương tự như vậy, laser diode công

dụng NaOCl, bất kể thông số thiết lập, làm thay

suất 4W có xu hương làm sạch phần ba giữa ống

đổi lớp mùn và tạo ra những vết nứt dọc theo bề

tủy hơn so với laser diode công suất 3W, tuy

mặt ngà vách ống tủy chân răng. Nhiệt độ tăng

nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê


do năng lượng laser có lẽ làm tăng tính đồng

(p=0,853) (Bảng 9, 10, 11).

nhất của các hạt lớp mùn có thành phần khoáng

Nhóm

BÀN LUẬN
Sử dụng kính hiển vi điện tử quét (SEM) để
quan sát bề mặt ngà vách ống tủy chân răng là
một trong những biện pháp thường được các tác
giả sử dụng nhất. Sử dụng kính hiển vi điện tử
quét giúp đánh giá không những về mặt định
lượng và còn về mặt định tính, phát hiện những
thay đổi vi cấu trúc xảy ra trên bề mặt ngà sau

152

vách ống tủy chân răng. Kết quả này tương tự
kết quả của các nghiên cứu khác trong y văn cho
chọn chỉ hòa tan phần hữu cơ của lớp mùn, để
lại khuôn vô cơ không thay đổi – Spano
(2002)(15). Sử dụng laser trên những mẫu răng sử

chiếm đa số - Spano (2002)(15).
Theo Bornstein (2004), cơ chế hoạt động của
laser diode bước sóng 980 nm trong ngà răng
tương tự như cơ chế hoạt động của laser
Nd:YAG bước sóng 1064 nm bởi vì cả hai hệ

thống đều có bước sóng nằm trong vùng phổ
hồng ngoại(3). Ở dải bước sóng này, một phần
năng lượng được hấp thu bởi cấu trúc khoáng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011

Nghiên cứu Y học

của ngà răng như phosphate và carbonate, làm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

thay đổi trật tự sắp xếp của các tinh thể do tác

1.

động cắt nhiệt hóa học và làm ngà răng dễ tan
chảy – Brugnera-Junior (2003)(4), Santos (2005)(13).
Những sự chuyển dạng này càng rõ rệt khi các

2.

thông số thiết lập càng cao – Lin (2001) .
(10)

Ở chế độ phát liên tục, năng lượng laser

3.


được truyền đến mô đích liên tục, trong khi ở
chế độ phát xung, có một khoảng thời gian giữa

4.

các xung, laser không kích hoạt giúp giảm nhiệt
cho mô đích – Bornstein (2004)(3). Khi laser diode
được sử dụng ở chế độ phát xung, năng lượng

5.

phát ra chỉ bằng một phần so với khi phát ở chế

6.

độ liên tục, tùy theo mức thời gian kích hoạt
laser trong mỗi xung đã được thiết lập trước –

7.

Anic (1996)(2), Wang (2005)(16).
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, laser

8.

diode bước sóng 980 nm công suất 3W, 4W và
5W có tác dụng làm thay đổi bề mặt ngà mà
không có tác dụng làm sạch lớp mùn trong khi

9.


nghiên cứu của Wang (2005)(16) và Alfredo
(2008)(1) cho thấy, laser diode có tác dụng làm

10.

thay đổi bề mặt ngà răng, làm thay đổi lớp mùn,

11.

làm sạch một phần lớp mùn. Cùng một loại
laser diode bước sóng 980 nm, tuy nhiên, nếu

12.

các thông số quan trọng như công suất, thời
gian phát, chế độ phát, đường kính sợi quang
thay đổi thì kết quả cũng thay đổi theo. Tuy

13.

nhiên, việc so sánh khó có thể thực hiện vì còn
quá ít nghiên cứu về laser diode bước sóng 980
nm sử dụng trong nội nha.

KẾT LUẬN
Trong điều kiện của nghiên cứu này, laser
diode công suất 3W, tần số 100Hz làm sạch lớp
mùn ở phần ba chóp hơn so với laser diode
công suất 4W có cùng tần số phát. Laser diode

công suất 4W và 5W, tần số 100Hz không làm
sạch lớp mùn khi ở phần ba chóp so với khi
không dùng laser hỗ trợ.

14.

15.

16.

Alfredo E, Souza-Gabriel A, Correa-Silva S, Sousa-Neto M,
Brugnera-Junior A, Silva-Souza Y (2008), “Morphological
Alterations of Radicular Dentine Pretreated With Different
Irrigating Solutions and Irradiated With 980-nm Diode Laser”,
Microscopy Research and Technique; 00, pp. 000-000.
Anic I, Tachibana H, Matsumoto K, Qi P. (1996), “Permeability,
morphologic and temperature changes of canal dentine walls
induced by Nd:YAG, CO2 and argon laser”, Int Endod J 29:13–
22.
Bornstein E (2004), “Near-Infrared dental diode lasers. Scientific
and photobiologic principles and applications”, Dent Today; 23,
pp. 102–108.
Brugnera-Junior A, Zanin F, Barbin EL, Spano JC, Santana R,
Pecora JD (2003), “Effects of Er:YAG and Nd:YAG laser
irradiation on radicular dentine permeability using different
irrigating”, Lasers Surg Med; 33, pp. 256–259.
Cheung GS, Stock CJ (1993), “In vitro cleaning ability of root canal
irrigants with and without endosonics” Int Endod J; 26, pp. 334-43.
George R, Rutley E, Walsh LJ (2008), “Evaluation of smear layer:
A comparison of automated image analysis versus expert

observers”, J Endod; 34(8), pp. 999-1002.
Godoy BM, Arana-Chavez VE, Nunez SC, Ribeiro MS. (2007),
“Effects of low-power red laser on dentine-pulp interface after
cavity preparation. An ultrastructural study”, Arch Oral Biol;
52:899–903.
Hulsmann M, Rummelin C, Schafers F (1997), “Root Canal
Cleanliness After Preparation with Different Endodontic
Handpieces and Hand Instruments: A Comparative SEM
Investigation”, J Endod; 23(5), pp. 301-306.
Jacobsson U. and Westergren A. (2005), “Statistical methods for
assessing agreement for ordinal data”, Scand J Caring Sci; 19;
427–431.
Kimura Y., Wilder-Smith P., Matsumoto K. (2000), “Lasers in endodontics: a
review”, International Endodontic Journal; 33, 173-185.
Lin CP, Lee BS, Lin FH, et al. (2001), “Phase, compositional, and
morphological changes of human dentin after Nd:YAG laser
treatment”, J Endod; 27, pp. 389-393..
Moura-Netto, C., Carvalho, C.F., Moura, A.A.M., Davidowicz,
H., Antoniazzi, J.H. (2007), “Influence of Nd:YAG and diode
laser irradiation on apical sealing when associated with AH plus
and EndoREZ endodontic cements”, Photomed. Laser Surg, 5,
413–417..
Santos C, Sousa-Neto MD, Alfredo E, Guerisoli DMZ, Pecora JD, Lia
RC (2005), “Morphologic evaluation of the radicular dentine
irradiated with Nd:YAG laser under different parameters and angles
of incidence”, Photomed Laser Surg; 23, pp. 590–595.
Shahravan A., Haghdoost A., Adl A. et al. (2007), “Effect of Smear
Layer on Sealing Ability of Canal Obturation: A Systematic Review
and Meta-analysis”, J Endod; 33, pp. 96–105.
Spano JCE, Barbin EL, Santos TC, Guimaraes LF, Pecora JD.

(2002), “Solvent action of sodium hypochlorite on bovine pulp
and physicochemical properties of resulting liquid”, Braz Dent J
12:154–170.
Wang X, Sun Y, Kimura Y, Kinoshita JI, Ishizaki NT, Matsumoto
K (2005), “Effects of diode laser irradiation on smear layer
removal from root canal walls and apical leakage after
obturation”, Photomed Laser Surg; 23, pp. 575–581....

153


Nghiên cứu Y học

154

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011



×