Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Các yếu tố dự báo rung nhĩ sau phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.08 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học
thực hiện hiệu quả các chương trình cai nghiện
thuốc lá. Đa dạng hóa các hình thức tư vấn cai
nghiện thuốc lá; Hoạt động hỗ trợ cai nghiện
thuốc lá phải được lồng ghép trong các chương
trình, kế hoạch và chiến lược về y tế và giáo dục
quốc gia với sự tham gia của các cán bộ y tế, cán
bộ giáo dục và cán bộ tại cộng đồng; Cho phép
sản xuất, nhập và sử dụng các thuốc điều trị cai
nghiện thuốc lá với chính sch thuế ưu đi theo
quy định hiện hành của Nhà nước; Đẩy mạnh
công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng các
phương pháp cai nghiện phù hợp với điều kiện
kinh tế, xã hội của Việt Nam; và tạo nguồn kinh
phí để phát triển các dịch vụ hỗ trợ cai nghiện
thuốc lá từ ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ
quốc tế và đóng góp của người dân dưới hình
thức viện phí và bảo hiểm y tế(5)”.

KẾT LUẬN
Nghiên cứu cho thấy tần suất và mức độ sử
dụng thuốc lá trong nhóm hút thuốc ở Việt nam

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011
là đáng nghi ngại. Cần tăng cường hoạt động
của các phòng khám dịch vụ cai nghiện thuốc lá
thông qua tập huấn cho các y tá, các nhân viên y
tế về kỹ năng tư vấn; mở rộng dịch vụ cai
nghiện và lồng ghép dịch vụ cai nghiện trong
các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.

5.

Ministry of Health (2003). Vietnam National Health Survey
(VNHS), 2001-02. Hanoi: Ministry of Health.
Levy DT, Bales S, Lam NT, Nikolayev L (2006). The role of
public policies in reducing smoking and deaths caused by
smoking in Vietnam: Results from the Vietnam tobacco policy
simulation model. Soc Sci Med, 62:1819-1830.
World Health Organization (2003). WHO Framework
Convention on Tobacco Control. Geneva: World Health
Organization.
World Health Organization (2008). WHO Report on the Global
Tobacco Epidemic, 2008: The MPOWER Packaged. Geneva:
World Health Organization.
Vietnam Steering Committee on Smoking and Health
(VINACOSH) (2009), Hanoi Medical University: Preintervention assessment: Implementation of regulations of
Smoke-free environment and legal documents on Tobacco
Control Hanoi.

CÁC YẾU TỐ DỰ BÁO RUNG NHĨ
SAU PHẪU THUẬT BẮC CẦU ĐỘNG MẠCH VÀNH
Lê Thanh Hùng*, Phạm Nguyễn Vinh**


TÓM TẮT
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm mục đích nhận biết các yếu tố dự báo lâm sàng của rung nhĩ
sau phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.
Phương pháp nghiên cứu: Đoàn hệ hồi cứu và tiền cứu. Nghiên cứu tiến hành trên 356 bệnh nhân được
phẫu thuật bắc cầu động mạch vành tại Viện Tim TP.HCM từ 9/2001 đến 5/2006. Các dữ liệu trước mổ, trong
mổ và sau mổ được thu thập. Bệnh nhân được chia theo nhóm có rung nhĩ sau mổ hay không.
Kết quả:. Kết quả như sau: Rung nhĩ xảy ra trong 46 bệnh nhân (13%). Thời điểm xảy ra rung nhĩ là xung
quanh bốn ngày đầu hậu phẫu với tỉ lệ 80,44%. Tỉ lệ tuổi ≥65 ở nhóm rung nhĩ là 56,5% so với 36,8% ở nhóm
không rung nhĩ (p=0,011). Tỉ lệ tăng huyết áp ở nhóm rung nhĩ là 89,1% so với 75,5% ở nhóm không rung nhĩ
(p=0,039). Thời gian thở máy > 24h ở nhóm rung nhĩ là 13% so với 4,8% ở nhóm không rung nhĩ (p=0,04).
IABP (bơm bóng nội động mạch chủ) nhóm rung nhĩ là 4,3% so với 0,3% ở nhóm không rung nhĩ (p=0,045).
Dùng thuốc vận mạch ở nhóm rung nhĩ là 52,2% so với 32,3% ở nhóm không rung nhĩ (p=0,008). Phân tích hồi
quy đa biến được sử dụng để nhận biết các yếu tố dự báo độc lập của rung nhĩ sau phẫu thuật CABG (bắc cầu
động mạch vành) (p<0,05): Tuổi ≥ 65 (OR=1,93; 95% CI: 1,01 − 3,69), tiền căn NMCT (nhồi máu cơ tim)
(OR=0,5; 95% CI: 0,25 − 0,99), IABP (OR=12,36; 95% CI: 1 −151), dùng thuốc vận mạch (OR=2,07; 95% CI:
1,07 − 4).
Kết luận: Rung nhĩ vẫn là biến chứng thường gặp nhất sau phẫu thuật CABG. Tuổi, IABP và dùng thuốc

100


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011

Nghiên cứu Y học

vận mạch làm tăng nguy cơ của rung nhĩ sau phẫu thuật CABG. Thuốc ức chế bêta có thể hiệu quả nhất và kinh
tế nhất trong việc phòng ngừa rung nhĩ sau phẫu thuật CABG.
Từ khoá: Rung nhĩ, bệnh mạch vành, bắc cầu.
* BVĐK tỉnh Bình Phước


** Viện Tim TP.HCM

Tác giả liên lạc: Ths.Bs. Lê Thanh Hùng

ĐT: 0903066646, Email:

101


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011

ABSTRACT
PREDICTORS OF ATRIAL FIBRILLATION AFTER CABG
Le Thanh Hung, Pham Nguyen Vinh* Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 – No. 1 – 2011: 100 - 105
Objectives: The objective of this study was to identify the clinical predictors of atrial fibrillation (AF) after
CABG.
Methodes: Prospective and retrospective Cohort. A total of 356 patients who had undergone CABG from
2001 September to 2006 May at Heart Institute of HCMC were studied. Preoperative, intraoperative and
postoperative data were collected. Patient were grouped according to whether AF appeared postoperatively
Results: AF occurred in 46 patients (13%). Most cases of AF (80.44%) appeared on or before the fourth
postoperative day. Rate of age ≥ 65 for patients with AF was 56.5% compared with 36.8% for patients without AF
(p = 0.011). Rate of hypertension for patients with AF was 89.1% compared with 75.5% for patients without AF
(p = 0.039). Rate of ventilation time > 24h for patients with AF was 13% compared with 4.8% for patients
without AF (p = 0.04). Rate of IABP for patients with AF was 4.3% compared with 0.3% for patients without AF
(p = 0.045). Rate of vasopressor use for patients with AF was 52.2% compared with 32.3% for patients without
AF (p = 0.008). Multivariate logistic regression analysis was used to identify the following independent predictors
of postoperative AF (p < 0.05): Age ≥ 65 years (OR=1.93; 95% CI: 1.01 − 3.69), prior MI (OR=0.5; 95% CI: 0.25

− 0.99), IABP (OR=12.36; 95% CI: 1 −151), vasopressor use (OR=2.07; 95% CI: 1.07 − 4).
Conclusions: AF remains the most common complication after CABG. Age, IABP and vasopressor use can
increase the risk of atrial fibrillation after CABG. β blocker may be the most economical and effective prevention
for AF early after CABG.
Keywords: Atrial fibrillation, coronary disease, bypass graft
rung nhĩ trong dân số chung và ở những bệnh
ĐẶT VẤN ĐỀ
nhân xơ vữa động mạch vành (ĐMV). Nó cao
Rung nhĩ được nhận thấy là biến chứng
hơn một cách có ý nghĩa so với phẫu thuật
sớm, thường gặp nhất sau phẫu thuật bắc cầu
ngoài tim, bất chấp có tình trạng xơ vữa động
động mạch vành (CABG), chiếm tỉ lệ khoảng
mạch vành hay không(2,8).
(4,6)
10% - 40% . Những thay đổi về tỉ lệ rung nhĩ
Vì vậy, có thể có những cơ chế chưa xác
sau phẫu thuật CABG là dựa vào: Dân số được
định dẫn đến một tỉ lệ lớn bệnh nhân sau phẫu
nghiên cứu, loại phẫu thuật được tiến hành,
thuật CABG xảy ra rung nhĩ như: Tuổi gia tăng,
định nghĩa rối loạn nhịp, phương pháp dùng để
giới tính, tăng huyết áp trước mổ, dùng tuần
phát hiện rối loạn nhịp, thời gian quan sát (liên
hoàn ngoài cơ thể, thời gian kẹp động mạch chủ
tục hay gián đoạn)(1,17). Rung nhĩ sau phẫu thuật
kéo dài, dùng nhiều cầu nối, dùng thuốc vận
CABG, làm gia tăng bệnh xuất, tử xuất và
mạch sau mổ, dùng bơm bóng nội động mạch
những bất lợi cho bệnh nhân với nguy cơ đột

chủ sau mổ(1,16,17)...
quỵ gia tăng gấp 2-3 lần, rung nhĩ có thể gây
Một giải thích có tính hợp lý hơn, là có thể
suy tim, thiếu máu cơ tim, rung nhĩ làm gia tăng

những
bất thường sinh lý điện học tồn tại
tỉ lệ tụt huyết áp hậu phẫu và rối loạn nhịp thất,
trước đó, được khuếch đại lên trong lúc phẫu
làm kéo dài thời gian nằm viện, gia tăng chi phí
thuật, chúng có thể gây ảnh hưởng bất lợi trong
điều trị cho bệnh nhân(10).
hậu phẫu và dẫn đến rung nhĩ xảy ra. Tuy nhiên
Cơ chế bệnh sinh dẫn đến làm tỉ lệ rung nhĩ
việc nhận ra bất thường sinh lý điện học trước
tăng cao sau phẫu thuật tim nói chung và sau
mổ và trong mổ ở những bệnh nhân này là phức
phẫu thuật CABG nói riêng là chưa rõ ràng. Tỉ lệ
tạp, tốn nhiều chi phí và thời gian. Vì vậy việc
rung nhĩ sau phẫu thuật CABG vượt xa so với

102


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011
nhận biết các yếu tố dự báo lâm sàng vẫn là vấn
đề thiết thực nhất(2).
Ở Việt Nam, phẫu thuật bắc cầu động mạch
vành được tiến hành trong những năm gần đây,
đặc biệt là ở Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh.

Việc xác định tỉ lệ rung nhĩ, các yếu tố dự báo
lâm sàng của rung nhĩ đối với những bệnh nhân
được phẫu thuật CABG, có khác biệt với nước
ngoài hay không, hơn nữa ở Việt Nam hiện nay
chưa có một nghiên cứu nào vế vấn đề này.
Thiết nghĩ nghiên cứu về vấn đề này có ý nghĩa
thiết thực trong việc điều trị và tiên lượng bệnh
nhân bệnh động mạch vành được phẫu thuật
bắc cầu.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu

Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật bắc cầu
ĐMV với tuần hoàn ngoài cơ thể, tại Viện Tim
TPHCM từ tháng 9/2001 đến tháng 5/2006.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Có rung nhĩ trước mổ.

Nghiên cứu Y học
đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, hút
thuốc lá, COPD, tiền căn mổ CABG, tiền căn
nong mạch vành, tiền căn đột quỵ, BMI,
creatinin máu, dùng thuốc ức chế bêta, dùng
thuốc ức chế calci, EF thất trái, hẹp động mạch
(ĐM), liên thất trước (LAD) ≥ 70%, hẹp ĐM mũ
(LCx) ≥ 70%, hẹp ĐM vành phải (RCA) ≥ 70%,
kiểu hẹp (1, 2, 3 nhánh). Các biến số trong mổ:
số lượng cầu nối, thời gian kẹp ĐMC, thời gian

CBP (tuần hoàn ngoài cơ thể). Các biến số sau
mổ: IABP, thời gian thở máy, dùng thuốc vận
mạch, mổ lại, nhồi máu cơ tim cấp, rối loạn nhịp
thất, ngưng tim, viêm phổi, nhập lại ICU, viêm
xương ức, nhiễm trùng bệnh viện, suy thận,
thẩm phân phúc mạc, đặt máy tạo nhịp, rung
nhĩ (Biến số phụ thuộc). Các biến số này được
thu thập từ các hồ sơ hợp lệ.
Phân tích và xử lý số liệu
- Kiểm định t-student cho 2 số trung bình
của 2 mẫu độc lập có phân phối chuẩn.
- Kiểm định chi bình phương cho 2 tỉ lệ. Nếu
số ô có tần số lý thuyết < 5 chiếm > 20% thì dùng
phép kiểm chính xác Fischer.

Phương pháp nghiên cứu

- Khảo sát ảnh hưởng đồng thời của nhiều
yếu tố lên rung nhĩ sau mổ, đưa tất cả các yếu tố
trong phân tích đơn biến liên quan với rung nhĩ
sau mổ có P < 0,2 vào mô hình hồi quy logistic
đa biến, dùng thủ tục chọn biến bằng phương
pháp đưa vào dần và loại trừ dần, kết quả các
mô hình được so sánh với nhau chọn ra mô
hình phù hợp với thực tế nhất.

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu và tiền cứu.

- Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS

13.0

Cỡ mẫu

KẾT QUẢ

- Có sửa van và/hoặc thay van tim trước đây
hoặc làm phối hợp trong lúc phẫu thuật CABG.
- Hẹp van 2 lá, hẹp van ĐMC (động mạch
chủ), hẹp van ĐMP (động mạch phổi).
- Hở van 2 lá, hở van 3 lá, hở van ĐMC > 2/4.
- Phẫu thuật CABG cấp cứu.

n

Z 2 (1 / 2) P(1  P) 1,96 2  0,3(1  0,3)

 323
d2
0,05 2

(P=0,3 là tỉ lệ rung nhĩ sau mổ CABG có
được từ nghiên cứu của Aranki(2))

Thu thập biến số
Các biến số trước mổ: Tuổi, giới, NYHA,
tiền căn nhồi máu cơ tim (NMCT), đái tháo

356 bệnh nhân phẫu thuật CABG được đưa
vào nghiên cứu trong đó: 248 nam (70%), 108 nữ

(30%), tuổi thấp nhất là 31, cao nhất là 79, tuổi
trung bình là 61,26 ± 8,6, 27,8% bệnh nhân bị đái
tháo đường, 77,2% có tăng huyết áp trước mổ,
83,7% có rối loạn lipid máu, 34,8% có hút thuốc
lá, 44,9% có tiền căn NMCT, 6,74% có tiền căn
PCI(nong mạch vành), 7% có suy tim III-IV

103


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011

trước mổ và 93,5% bệnh nhân có dùng thuốc ức
chế bêta trước mổ.
Bảng 1: Phân bố tần số và tỉ lệ bệnh nhân theo nhóm
tuổi.
Tuổi
<50
50 − 54
55 − 59
60 − 64
≥ 65

Tỉ lệ%
11,8
11,5
15,4
21,9

39,3

Tần số (n)
42
41
55
78
140

Không rung
P
nhĩ (n=310)
219(70,6%) P=0,446
231(74,5%) P=0,233
286(92,3%) P=0,553

cho thấy trong bảng 3, ở mỗi nhóm rung nhĩ
hoặc không rung nhĩ. Tỉ lệ tuổi ≥ 65 và tăng
huyết áp ở nhóm rung nhĩ lớn hơn nhóm

Bảng 2: Phân bố tần số và tỉ lệ xảy ra rung nhĩ trên
ngày hậu phẫu.
Tần số(n)
5
8
13
6
5
0
1

8

Hẹp LCx ≥ 70%
Hẹp RCA ≥ 70%
Hẹp (2, 3 nhánh)

Rung nhĩ
(n=46)
35(76,1%)
38(82,6%)
44(95,7%)

Những đặc điểm của bệnh nhân trước mổ

Bệnh nhân ≥ 65 tuổi chiếm 140 người
(39,3%).

Ngày hậu phẫu
Ngày 0
Ngày 1
Ngày 2
Ngày 3
Ngày 4
Ngày 5
Ngày 6
+
Ngày 6

Đặc điểm


Tỉ lệ%
10,86
17,39
28,26
13,04
10,86
0
2,17
17,39

không rung nhĩ có ý nghĩa thống kê, giới tính
ở 2 nhóm có khuynh hướng khác nhau nhưng
không có ý nghĩa thống kê. Sử dụng thuốc ức
chế calci và ức chế bêta ở 2 nhóm không khác
nhau.
Bảng 4: Các dữ kiện của phẫu thuật.
Các dữ kiện của
phẫu thuật
Số cầu nối

Rung nhĩ Không rung
P
(n=46)
nhĩ (n=310)
3,37 ± 0,645 3,2 ± 0,767 P=0,15
5
Thời gian kẹp
96,20 ± 21,96 90,18 ± 21,83 P=0,08
ĐMC(phút)
2

Thời gian CPB(phút) 153,17 ±
146,18 ± P=0,16
28,93
32,24
5

Rung nhĩ xảy ra trong 46 bệnh nhân (13%),
thời điểm xảy ra rung nhĩ là quanh 4 ngày đầu
hậu phẫu với tỉ lệ là 80,44%.

và không rung nhĩ, có khuynh hướng khác

Phân tích đơn biến

nhau, nhưng không có ý nghĩa thống kê. Thời

Bảng 3: Những đặc điểm của bệnh nhân trước mổ.

gian CPB và số cầu nối trung bình, ở hai

Đặc điểm

Rung nhĩ
(n=46)
Tuổi ≥ 65 (năm)
26(56,5%)
Giới nam
27(58,7%)
NYHA (III, IV)
1(2,2%)

Tiền căn NMCT
16(34,8%)
Đái tháo đường
13(28,3%)
Tăng HA
41(89,1%)
RL lipide máu
42(91,3%)
Hút thuốc lá
14(30,4%)
COPD
1(2,2%)
Tiền căn CABG
0(0%)
Tiền căn PCI
2(4,3%)
Tiền căn đột quỵ
4(8,7%)
2
BMI(Kg/m )
23,59 ± 3,12
Dùng ức chế bêta 44(95,7%)
Dùng ức chế calci 24(52,2%)
Creatinin máu(µg/L) 95,65 ± 23,61
EF(%)
62,50 ± 12,71
Hẹp LAD ≥ 70%
40(87%)

104


Không rung
nhĩ (n=310)
114(36,8%)
221(71,3%)
24(7,7%)
144(46,5%)
86(27,7%)
234(75,5%)
256(82,6%)
110(35,5%)
5(1,6%)
1(0,3%)
22(7,1%)
16(6,1%)
23,51 ± 2,91
289(93,2%)
128(41,3%)
95,16 ± 29,05
63,24 ± 11,76
273(88,1%)

P
P=0,011
P=0,083
P=0,225
P=0,138
P=0,942
P=0,039
P=0,135

P=0,502
P=0,567
P=1
P=0,753
P=0,518
P=0,855
P=0,752
P=0,164
P=0,913
P=0,693
P=0,830

Thời gian kẹp ĐMC ở hai nhóm rung nhĩ

nhóm rung nhĩ và không rung nhĩ, khác nhau
không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 5: Các biến chứng và các yếu tố sau mổ.
Các biến chứng và các
yếu tố sau mổ
Thời gian thở máy >24h
IABP
Dùng thuốc vận mạch
Mổ lại
Nhồi máu cơ tim cấp
Rối loạn nhịp thất
Ngưng tim
Viêm phổi
Viêm xương ức
Nhập lại ICU
Nhiễm trùng bệnh viện

suy thận
Thẩm phân phúc mạc

Rung nhĩ Không rung
(n=46) nhĩ (n=310)
6(13%)
15(4,8%)
2(4,3%)
1(0,3%)
24(52,2%) 100(32,3%)
1(2,2%)
9(2,9%)
0(0%)
2(0,6%)
2(4,3%)
17(5,5%)
0(0%)
1(0,3%)
3(6,5%) 32(10,3%)
1(2,2%)
12(3,9%)
0(0%)
6(1,9%)
5(10,9%) 44(14,2%)
4(8,7%)
16(5,2%)
1(2,2%)
9(2,9%)

P

P=0,04
P=0,045
P=0,008
P=1
P=1
P=1
P=1
P=0,597
P=1
P=1
P=0,541
P=0,308
P=1


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011
Các biến chứng và các Rung nhĩ Không rung
yếu tố sau mổ
(n=46) nhĩ (n=310)
Đặt máy tạo nhịp
1(2,2%)
6(1,9%)

P
P=1

Các tỉ lệ IABP, dùng thuốc vận mạch, thời
gian thở máy > 24h, ở nhóm rung nhĩ cao hơn
nhóm không rung nhĩ có ý nghĩa thống kê.
Phân tích hồi quy đa biến

Bảng 6: Kết quả phân tích hồi quy logistic của nhiều
yếu tố, ảnh hưởng lên rung nhĩ sau mổ
Biến
B
S.E. Wald
Tuổi ≥ 0,660 0,330 3,986
65
Tiền căn −
0,351 3,886
NMCT 0,693
IABP 2,515 1,279 3,867

df P
OR
1 0,046 1,934
1 0,049
1 0,049

Dùng 0,728 0,336 4,695 1 0,030
TVM
Constant −
0,290 61,752 1 0,000
2,282

95% CI
1,012 −
3,695
0,500 0,251 −
0,996
12,365 1,008−151

,65
2,072 1,072 −
4,004
0,102

Phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy:
Tuổi ≥ 65, dùng thuốc vận mạch, IABP là các
yếu tố dự báo độc lập của rung nhĩ sau CABG,
tiền căn NMCT là yếu tố dự báo độc lập giảm
nguy cơ rung nhĩ sau CABG.

BÀN LUẬN
Tỉ lệ của rung nhĩ
Rung nhĩ vẫn là biến chứng sớm thường gặp
nhất sau CABG. Tỉ lệ lưu hành của rung nhĩ
trong dân số chung, ở bệnh nhân xơ vữa động
mạch, và sau phẫu thuật ngoài lòng ngực, là
hướng dẫn căn bản, để chúng ta có một sự đánh
giá đúng về tầm quan trọng của rung nhĩ sau
phẫu thuật CABG.
Theo thống kê của các nước phương Tây,
cho thấy tần suất lưu hành của rung nhĩ trong
dân số chung khoảng 0,4%, tăng theo tuổi và >
5% ở người trên 65 tuổi(9).
Tỉ lệ rung nhĩ ở bệnh nhân xơ vữa động
mạch là 3,6% và sau phẫu thuật ngoài lòng ngực
là 5%(2).
Rung nhĩ xảy ra sau phẫu thuật CABG là
10% - 40%(4,5).


Nghiên cứu Y học
Bảng 7: Tỉ lệ rung nhĩ sau phẫu thuật CABG.
Tác giả
(16)
Villareal RP
(3)
Amar D
(2)
Aranki SF
(8)
Guo yan
Chúng tôi

Số bệnh nhân
6475
1553
570
322
356

Tỉ lệ rung nhĩ
16%
33%
33%
23,3%
13%

Tỉ lệ rung nhĩ sau mổ trong nghiên cứu của
chúng tôi là 13% gần bằng với tác giả Villareal
RP(16), so với các tác giả còn lại tỉ lệ rung nhĩ sau

mổ của chúng tôi thấp hơn nhiều, sự khác biệt
này là do: Bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi
có tuổi trung bình trẻ hơn các tác giả khác, hầu
hết bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi
trước mổ được dùng thuốc ức chế bêta (93,5%),
mà thuốc ức chế bêta có tác dụng làm giảm tỉ lệ
rung nhĩ sau mổ, điều trị phòng ngừa với thuốc
ức chế bêta, làm giảm tỉ lệ rung nhĩ sau phẫu
thuật CABG từ 40% còn 20%(7,12). Hơn nữa trong
mẫu nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi đã loại
những bệnh nhân có tiền căn rung nhĩ, có bệnh
van tim, có mổ sửa van và/hoặc thay van, mà
bệnh nhân có tiền căn rung nhĩ hoặc có bệnh
van tim thì tương quan với rung nhĩ sau mổ(13,15),
tỉ lệ rung nhĩ ở phẫu thuật van tim hoặc phẫu
thuật CABG kết hợp với phẫu thuật van tim, cao
hơn ở phẫu thuật CABG đơn thuần(17), ngoài ra
trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi bệnh
COPD chiếm tỉ lệ thấp (1,7%) mà COPD là yếu
tố dự báo độc lập của rung nhĩ sau mổ(16). Vì vậy
mà tỉ lệ rung nhĩ sau mổ trong mẫu nghiên cứu
của chúng tôi thấp hơn các tác giả khác.
Các yếu tố dự báo độc lập của rung nhĩ sau
phẫu thuật CABG
Tuổi ≥ 65 là yếu tố dự báo độc lập của rung
nhĩ sau phẫu thuật CABG, tương tự như các
nghiên cứu của Aranki SF(2)(p<0,05)và Guo
yan(8)(p<0,05). Tuổi tương quan với những thay
đổi ở nhĩ như: Xơ hoá nhĩ, giãn nhĩ, phì đại cơ
nhĩ, giảm dẫn truyền và những điều này có thể

làm cho tỉ lệ rung nhĩ sau mổ gia tăng với
tuổi(8,13). Gia tăng trương lực giao cảm và phó
giao cảm làm ngắn thời kỳ trơ của nhĩ, tuổi tăng
liên quan đến gia tăng nồng độ Noradrenaline,

105


Nghiên cứu Y học
nó có thể dẫn đến gia tăng trương lực giao cảm
và rung nhĩ có xu hướng dễ xảy ra(10).
IABP là yếu tố dự báo độc lập của rung nhĩ
sau phẫu thuật CABG. Điều này cũng phù hợp
với nghiên cứu của Aranki SF(2) (p<0,05). Sử
dụng IABP thường là cần thiết trong trường hợp
rối loạn chức năng cơ tim trầm trọng do hoại tử
cơ tim hoặc cơ tim bị choáng, dẫn đến suy tim,
điều này làm gia tăng rung nhĩ do hạ oxy máu,
giảm thể tích máu, nhiễm trùng huyết, và mất
cân bằng điện giải(2).
Dùng thuốc vận mạch là yếu tố dự báo độc
lập của rung nhĩ sau phẫu thuật CABG. Trong
nghiên cứu của chúng tôi tất cả bệnh nhân dùng
thuốc vận mạch sau mổ là do suy tim, mà suy
tim có thể làm gia tăng rung nhĩ theo những cơ
chế như đã nói ở trên. Hoạt động giao cảm, có
thể đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh
sinh của rung nhĩ sau phẫu thuật CABG(3).
Thuốc vận mạch là thuốc kích thích hoạt động
giao cảm, mà gia tăng hoạt động giao cảm sẽ

làm ngắn thời kỳ trơ của nhĩ dẫn đến gia tăng
sóng vào lại và rung nhĩ dễ xảy ra(10,14).
Ngoài ra trong nghiên cứu của chúng tôi
thấy rằng: Tiền căn nhồi máu cơ tim là yếu tố dự
báo độc lập giảm nguy cơ xảy ra rung nhĩ sau
mổ CABG. Điều này là do hầu hết bệnh nhân có
tiền căn NMCT trong nghiên cứu của chúng tôi
đều được dùng thuốc ức chế bêta (95%), mà ức
chế bêta có tác dụng làm giảm nguy cơ của rung
nhĩ sau mổ(7,12). Dùng thuốc ức chế bêta trước
mổ có thể làm giảm tỉ lệ rung nhĩ sau mổ CABG
và chỉ định thuốc ức chế bêta hậu phẫu có thể
làm giảm tỉ lệ của rối loạn nhịp nhĩ(8).

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.
6.

7.

8.


9.

10.

11.

12.

13.

14.

15.

KẾT LUẬN
Rung nhĩ vẫn là biến chứng thường gặp
nhất sau phẫu thuật CABG. Tuổi, IABP và dùng
thuốc vận mạch làm tăng nguy cơ của rung nhĩ
sau phẫu thuật CABG. Thuốc ức chế bêta có thể
hiệu quả nhất và kinh tế nhất trong việc phòng
ngừa rung nhĩ sau phẫu thuật CABG.

106

16.

17.

Ascione R, Massimo Caputi, Giliola Calori et al (2000),

“Predictors of Atrial Fibrilltion After Coventional and Beating
Heart Coronary Surgery”, Circulation, 102(13): pp.1530
Aranki SF, Shaw DP., Adams DH. (1996), “Predictors of Atrial
Fibrillation After Cononary Artery Surgery”, Circulation, 94:
pp.390-397.
Amar D, Shi W, Hogue CW, et al (2004), “Clinical prediction
rule for atrial fibrillation after coronary artery bypass grafting”, J
Am Coll cardiol, 44: pp.1248-1253.
Budeus M, Hennersdorf M, Rohlen et al (2006), “Prediction of
atrial fibrillation after CABG: the role of chemoreflexsensitivity
and P wave signal averaged ECG”, International Journal of
Cardiology, 106: pp. 67-74.
Banach M, Rysz J, Okonski P et al (2006), “Risk factors of Atrial
fibillation following CABG”, Circ J, 70: pp.438-441.
Eslami M, Mirkhani H, Sanatkar M et al (2005), “Role of Biatrial
Pacing in Prevention of Atrial Fibrillation after CABG”, indian
pacing and Electrophysiology Journal (ISSN 0972-6292), 5(1): pp.511.
Fuster V, Ryden LE, Asinger RW et al (2001), “ACC/AHA/ESC
Guidelines for the management of patients with atrial
fibrillation”, European Heart Journal, 22: pp.1852-1923.
Guo Yan, HU Shengshou, Wu Qingyu et al (2002), “Predictors
of atrial fibrillation after bypass graft surgery”, Chin Med J,
115(2): pp.232-234
Hồ Huỳnh Quang Trí, Phạm Nguyễn Vinh (2006), “Chẩn đoán
và điều trị một số rối loạn nhịp riêng biệt”, Bệnh học tim mạch.
NXB Y Học, tập II:tr.197-204
Jidéus L (2001), “Atrial fibrillation After CABG, A study of
Causes and Risk Fastors”, Acta Universitatis Upsaliensis.
Comprehensive Summaries of Uppsala Dissertations from the Faculty
of Medicine 1093. 56 pp. Uppsala. ISBB 91-554-515-9.

Kalman JM, Munawar M, Howes LG et al (1995), “Atrial
fibrillation after CABG is Associated with sympathetic
activation”, Ann Thorac Surg, 60: pp.1709-15.
Mathew JP, Fontes ML, Tudor IC (2004), “A Multicenter Risk
Index For Atrial Fibrillation After Cardiac Surgery”, JAMA, Vol
291, No.14, pp.1720-1729.
Ommen SR, Odell JA, Stanton MS (1997), “Atrial arrhythmias
after cardiothoracic surgery”, Massachusetts Medical Society, Vol
336, No 20, pp.1429- 1434.
Prystowsk EN, Katz A (2002), “Atrial Fibrillation”, Textbook of
cardiovascular medicine, Lippincott Williams & Wilkins, Second
edition, Vol 2: pp.1403-1420.
Tamis JE, Homel P, Durani M et al (2000), “Atrial fibrillation
after minimally invasive direct CABG”, J Am Coll cardiol, 36:
pp.1884-8.
Villareal RP, Hariharan R, Liu BC et al (2004), “Postoperation
atrial fibrillation and mortality after CABG”, J Am Coll cardiol, 43:
pp.742-8.
Maisel WH., Raw JD., Stevenson WG. (2001), “Atrial Fibrillation
after Cardiac Surgery”, Annals of Internal Medicine, Volum 135,
Issue 12, pp.1061-1073.



×