Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá kết quả điều trị dị dạng động tĩnh mạch bằng dao gamma quay tại Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.36 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỊ DẠNG ĐỘNG TĨNH MẠCH  
BẰNG DAO GAMMA QUAY TẠI TRUNGTÂM Y HỌC HẠT NHÂN  
VÀ UNG BƯỚU BỆNH VIỆN BẠCH MAI 
Mai Trọng Khoa*, Kiều Đình Hùng*, Nguyễn Quang Hùng* 

TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị AVM bằng dao gamma quay (Rotating Gamma Knife, RGK) tại Trung 
tâm Y học hạt nhân và Ung bướu ‐ Bệnh viện Bạch Mai.  
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: mô tả tiến cứu và theo dõi lâm sàng trên 201 người bệnh được 
chẩn đoán xác định AVM có chỉ định xạ phẫu bằng RGK.  
Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình: 32,4 tuổi, tuổi thấp nhất là 8 tuổi, cao nhất là 72 tuổi. Nam chiếm 
62,9%, nữ chiếm 37,1%. Triệu chứng hay gặp đau đầu 81,6%, động kinh 16%, các dấu hiệu khác chiếm tỷ lệ ít 
hơn. Kích thước khối u trung bình 27,1 mm. Liều xạ phẫu trung bình 18 ± 2Gy.  
Kết  luận: Triệu chứng cơ năng cải thiện dần theo thời gian. Kích thước khối u sau 12 tháng giảm còn là 
19,6 mm, sau 24 còn 11,7mm và sau 36 tháng còn 8,9mm. Biến chứng gặp phải sau xạ phẫu: mất ngủ chiếm 
17,9%, đau đầu sau xạ phẫu 7,7%. Các dấu hiệu này hết dần sau khi can thiệp thuốc nội khoa. Không có trường 
hợp nào tử vong sau điều trị. Xạ phẫu bằng RGK cho các người bệnh AVM là phương pháp điều trị an toàn và 
hiệu quả. 
Từ khóa: Dị dạng động tĩnh mạch; Dao Gama quay 

ABSTRACT 
EVALUATE THE RESULT OF AVM PATIENTS BY ROTATING GAMMA KNIFE (RGK) AT THE 
NUCLEAR MEDICINE AND ONCOLOGY CENTER,BACH MAI HOSPITAL 
Mai Trong Khoa, Kieu Dinh Hung, Nguyen Quang Hung  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 423 – 428 


Aims: To evaluate the outcomes of AVM patients treated by Rotating Gamma Knife (RGK) at The Nuclear 
Medicine and Oncology Center‐Bach Mai hospital. 
Subjects: 201 patients diagnosed with AVM and were sent to RGK radiosurgery.  
Method:Prospective research.  
Results: Average age: 32.4, range from 8 to 72. Males accounted for 62,9%, females accounted for 37.1%. 
The most common symptoms were headache 81.6%, epilepsy 16%, others were less common. Mean of tumor size 
was 27.1 mm, Median radiation dose was 18+2Gy.  
Conclusions: Clinical symptoms were gradualy decreased over time. After RGK 12, 24, 36 months, mean 
tumor  size  was  reduced  to  19.6  mm,  11.7mm  and  8.9mm,  respectively.  Adverse  events  occured  after 
radiosurgery: insomnia accounted for 17.9%, headache after RGK 7.7%. These adverse effects improved gradually 
after treated by internal medicineThere were no death due to RGK radiosurgery. RGK radiosurgery is a safe and 
effective option for AVM. 
Keywords: Arteriovenous malformations (AVM); Rotating Gamma Knife (RGK) 
* Bệnh viện Bạch Mai 
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Quang Hùng; ĐT: 0909572686; Email:

Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 

423


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Dị  dạng  động  tĩnh  mạch  (AVM: 
arteriovenous  malformations)  là  bệnh  lý  mạch 
máu  ở  não  gây  đột  quỵ  ở  người  trẻ  tuổi,  nguy 

hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng nếu xử 
lý  đúng  có  thể  cứu  chữa  được  trên  90%  số 
trường hợp. Có ba biện pháp chính để điều trị dị 
dạng động tĩnh mạch là: phẫu thuật tiệt căn, gây 
tắc mạch và tia xạ.  
Phẫu thuật là phương pháp điều trị được biết 
rõ nhất đối với AVM.Mặc dù AVM thường được 
thừa  nhận  là  sẽ  hết  sau  khi  phẫu  thuật  loại  bỏ, 
nhưng đôi khi có tái phát. Làm tắc nghẽn khối dị 
dạng bằng can thiệp nội mạch để xử lý các khối dị 
dạng  nằm  sâu,  phẫu  thuật  khó  tiếp  cận  động 
mạch  hay  động  mạch  nuôi  nằm  ở  màng  cứng. 
AVM có thể được loại bỏ bằng cách can thiệp nội 
mạch  gây  tắc  nghẽn  đơn  thuần.  Catheter  được 
dùng để cho (cung cấp) một loạt các tác nhân gây 
tắc  mạch  như  thả  bóng,  thuốc  gây  xơ  mạch,  thả 
coil hay để tiêm keo dính sinh học... 
Xạ trị dùng dao gamma, chùm tia proton sử 
dụng  nhiều  chùm  tia  có  tiêu  cự  để  gây  tổn 
thương mạch và sau đó là huyết khối mạch với 
tổn thương tối thiểu đối với mô não xung quanh. 
Khác với các biện pháp điều trị khác, tia xạ chỉ có 
tác  động  sau  nhiều  tháng  đến  nhiều  năm.  Ưu 
điểm của điều trị tia xạ là không gây xâm lấn và 
không để lại các tác động có thể nhìn thấy trên 
sọ người bệnh. 
  Hệ  thống  RGK  được  sử  dụng  trong 
nghiên  cứu  là  hệ  thống  xạ  phẫu  bằng  RGK  ‐ 
ART 6000 của Hoa Kỳ. Đây là sản phẩm kết hợp 
các  đặc  điểm  của  cả  hệ  thống  Gamma  knife  và 

LINAC.  Hệ  thống  này  có  ưu  điểm  hơn  dao 
gamma cổ điển là thay cho mũ cố định nặng nề 
của  dao  gamma  cổ  điển  là  hệ  thống  collimator 
quay quanh đầu người bệnh, hệ thống định vị tự 
động  có  độ  chính  xác  cao  được  kết  nối  với  hệ 
thống CT, MSCT, MRI mô phỏng giúp cho việc 
điều trị thuận tiện, chính xác và an toàn. Trên thế 
giới, xạ phẫu bằng dao gamma cho các bệnh lý 
mạch  máu  não  ngày  càng  phát  triển.  Phương 

424

pháp điều trị này hiệu quả cho các bệnh lý mạch 
máu  não,  đặc  biệt  là  các  trường  hợp  không  thể 
can thiệp bằng phẫu thuật, nút mạch…(5). 
Tháng  7  năm  2007  hệ  thống  xạ  phẫu  bằng 
RGK gắn với CT mô phỏng (CT Sim) do Hoa Kỳ 
sản  xuất  (lần  đầu)  đã  được  ứng  dụng  tại  Việt 
nam.  Trung  tâm  y  học  hạt  nhân  và  Ung  bướu 
(YHHN & UB), Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở đầu 
tiên trong nước triển khai kỹ thuật này đểđiều trị 
cho những người bệnh có bệnh lý sọ não, trong 
đó  có  AVM.  Nghiên  cứu  này  được  thực  hiện 
nhằm  mục  đích:  “Đánh  giá  kết  quả  điều  trị  dị 
dạng động tĩnh mạch bằng dao gamma quay tại 
trung  tâm  Y  học  hạt  nhân  và  Ung  bướu  Bệnh 
viện Bạch Mai” 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 

Gồm  201  người  bệnh  được  chẩn  đoán  là 
AVM bằng chụp mạch DSA, MSCT, MRI sọ não 
được điều trị bằng RGK tại Trung tâm YHHN & 
UB, Bệnh viện Bạch Mai. 

Phương pháp nghiên cứu 
Phương  pháp  mô  tả  tiến  cứu,  ghi  nhận  các 
yếu tố: 
‐ Các đặc điểm lâm sàng: 
+ Tuổi, giới 
+  Các  triệu  chứng  lâm  sàng:  đau  đầu,  động 
kinh… 
+  Chẩn  đoán,  đặc  điểm  tổn  thương:  vị  trí, 
kích thước 
+  Liều  xạ  phẫu,  thời  gian,  số  trường  chiếu 
(shots). 
‐ Đánh giá kết quả lâm sàng và hình ảnh sau 
12  tháng,  24  tháng,  36  tháng…  bằng  khám  lâm 
sàng, chụp mạch DSA, MSCT, MRI sọ não và xạ 
hình não trên máy SPECT...  

Thiết bị sử dụng và quy trình xạ phẫu 
+  Thiết  bị  sử  dụng:  Hệ  thống  RGK  do  Hoa 
Kỳ  sản  xuất  năm  2007  bao  gồm:  Hệ  thống 
Collimator quay, hệ thống tự định vị hoàn toàn 
tự  động  APS  (automatic  positioning  systems). 

Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 
Hệ  thống  CT,  CT  64  dãy,  MRI  1,5  tesla,  chụp 
mạch DSA… mô phỏng. 
+ Quy trình xạ phẫu: 

Xử lý số liệu 
Số  liệu  được  thu  thập  và  xử  lý  theo  phần 
mềm thống kê SPSS 15.0 

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Tuổi và giới 
Bảng 1: Phân bố người bệnh theo nhóm tuổi 
Nhóm tuổi
<15
15-<30
30-<45
45-<60
>60
Tổng

Số bệnhnhân
24
74
63
31
9

201

Tỷ lệ %
11,9
36,8
31,3
15,5
4,5
100

Nhận  xét:  Nhóm 15‐<45 tuổi  chiếm  tỉ  lệ  cao 
nhất (68,1%). Thấp nhất: 8 tuổi, cao nhất: 72 tuổi, 
tuổi trung bình: 32,4 tuổi. Nam chiếm 62,9%; nữ 
chiếm 37,1%; tỷ lệ nữ/nam= 1/1,7. 

Dấu hiệu cơ năng 
Bảng 2: Một số triệu chứng lâm sàng thường gặp 
trước xạ phẫu 
Triệu chứng
Đau đầu
Buồn nôn, nôn
Động kinh
Liệt khu trú
Hội chứng tiều não

Số người bệnh
164
40
32
26

17

Tỷ lệ (%)
81,6
20
16
12,9
8,5

Nhận  xét:  Đau  đầu  chiếm  tỉ  lệ  cao  nhất 
(81,6%), buồn nôn và nôn: 20%, động kinh: 16%, 
liệt khu trú: 12,9%... 

Tổn thương thực thể 
Bảng 3: Vị trí của tổn thương trong sọ não 
Vị trí u
Trên lều
Dưới lều
Thân não
Tổng số

Số người bệnh
149
40
12
201

Tỷ lệ %
74
20

6
100,0

Bảng 4: Kích thước của tổn thương trước điều trị 
Kích thước u (mm)
<10
10- <20
20- <30
> 30
Tổng số

Số người bệnh
10
78
65
48
201

Tỷ lệ %
5
38,8
32,3
23,9
100

Nhận  xét:  Kích  thước  tổn  thương  gặp  chủ 
yếu  10‐<  30mm  chiếm  71,1%.  Kích  thước  nhỏ 
nhất 4 mm, lớn nhất: 62 mm, trung bình: 32±22 
mm 
Bảng 5: Liều và thời gian xạ phẫu 

Đặc điểm

Min

Max

Liều (Gy)
Số shot (trường chiếu)
Thời gian chiếu (phút)

12
1
8,4

24
25
150,7

 ± SD
18± 2
10,5±6,3
45,7±16,2

Nhận xét: Liều xạ phẫu trung bình 18 ± 2Gy. 
Số  trường  chiếu  trung  bình  10,5±6,3.  Thời  gian 
chiếu  trung  bình  45,7±16,2.  Đường  đồng  liều 
50% 
Bảng 6: Tình trạng tổn thương trước xạ phẫu 
Đã nút mạch
Đã phẫu thuật

ĐT nội khoa sau vỡ AVM
Chưa can thiệp
Tổng

Số bệnh nhân
48
20
60
73
201

Tỉ lệ %
23,9
10
29,9
36,2
100

Nhận xét: Người bệnh được can thiệp trước 
xạ  phẫu  trong  đó  nút  mạch  23,9%,  phẫu  thuật 
10%; điều trị nội khoa sau vỡ AVM 29,9%; chưa 
điều trị 36,2%. 

Kết quả điều trị 
Thay  đổi  các  triệu  chứng  lâm  sàng  sau  xạ 
phẫu 36 tháng 
Hầu hết các triệu chứng lâm sàng trở về bình 
thường sau xạ phẫu: Dấu hiệu đau trước điều trị 
chiếm 81,6% sau 36 tháng chỉ còn 6,1%; dấu hiệu 
nôn, liệt khu trú, hội chứng tiểu não trở về bình 

thường sau xạ phẫu (p < 0,01). 
 

Nhận  xét:  Vị  trí  tổn  thương  trên  lều  gặp 
nhiều nhất (74%). 

Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 

425


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 
100%
80% 81.6%
60%
40%
16.0% 20.0% 12.9%
8.5%
6.1%
2.0%
0.0%
0.0%
0.0%
0%
Nôn Liệt khu HCTN
Đau đầu Động

(n=40) trú (n=26) (n=17)
(n=164)
kinh
(n=320

20%

Trước ĐT (n=201)

Sau 36 th (n=62)

Hình 1:Thay đổi các triệu chứng lâm sàng sau xạ phẫu 36 tháng 
trường  hợp  AVM.  Người  bệnh  nhỏ  nhất  là  8 
Bảng 7:Kích thước tổn thương trung bình (KTTB) 
tuổi, cao nhất 72 tuổi, tuổi trung bình là 32,4 tuổi. 
trước và sau điều trị 
Nam  (62,9%)  chiếm  tỉ  lệ  nhiều  hơn  nữ  (37,1%). 
Thời gian
Trước
Sau 12
Sau 24 Sau 36
điều trị
tháng
tháng
tháng
Đối với các trường hợp người bệnhnhỏ tuổi các 
Số người bệnh
201
123
96

62
phương pháp điều trị khác khó khăn thì xạ phẫu 
KTTB (mm)
27,1
19,6
11,7
8,9
(2). 
bằng RGK được lựa chọn
p
>0,05

Các triệu chứng lâm sàng 

<0,05
<0,01

Nhận  xét:  KTTB  tổn  thương  sau  12  tháng 
giảm  còn  19,6mm  (p>0.05),  sau  24  tháng  còn 
11,7mm (p<0,05), sau 36 tháng còn 8,9mm, giảm 
hơn so vớitrước điều trị (p<0,01). 
Bảng 8: Biến chứng sớm sau xạ phẫu 
Biến chứng
Đau đầu
Mất ngủ
Khô, rụng tóc
Viêm họng, khô miệng
Vỡ AVM

Số lượng (n)

12
28
6
7
3

Tỷ lệ (%)
7,7
17,9
3,8
4,5
1,9

Nhận xét: Sau xạ phẫu ở tháng thứ nhất đau 
đầu  xuất  hiện  thêm  12  trường  hợp  (7,7%);  mất 
ngủ: 17,9%; đặc biệt có 3 trường hợp vỡ khối dị 
dạng (1,9%): 1 trường hợp ở cuối tháng thứ 2, 1 
trường hợp ở đầu tháng thứ 3 và 1 trường ở cuối 
tháng thứ 3.  

BÀN LUẬN 
Trong  3  năm  triển  khai  hệ  thống  RGK  tại 
Bệnh viện Bạch Mai chúng tôi điều trị được 201 

426

Đau  đầu  chiếm  tỉ  lệ  81,6%,  tiếp  theo  nôn, 
buồn nôn chiếm 20%, liệt khu trú (12,9%). Tuỳ 
từng  vị  trí  tổn  thương  khác  nhau  hoặc  người 
bệnh có tình trạng chảy máu trước điều trị hay 

không mà kèm theo các triệu chứng khác như 
liệt khu trú, động kinh, chóng mặt, mất thăng 
bằng…Vị trí gặp nhiều là vùng trên lều chiếm 
74%,  dưới  lều  gặp  ít  hơn  là  20%.  Chúng  tôi 
cũng điều trị 12 trường hợp tổn thương ở thân 
não  (6%),  vị  trí  này  là  vùng  nguy  hiểm,  các 
phương pháp khác không can thiệp được(2). 
Chỉ định liều xạ cho các AVM phụ thuộc vào 
vị  trí  tổn  thương,  vùng  não  xung  quanh,  kích 
thước  u…  Chúng  tôi  sử  dụng  liều  trung  bình 
18±2Gy cho isodose 50% (đường đồng liều 50%), 
liều thấp nhất 12Gy, liều cao nhất 24Gy. Nghiên 
cứu  của  Trung  tâm  gamma  knife  đại  học 
Virginia  cho  thấy  liều  xạ  phẫu  đối  với  AVM 
trung bình là 18Gy cho isodose 50%, nếu thể tích 
20‐30cm3 là 17Gy, từ 30‐40 cm3 là 16Gy, Nếu sử 
dụng liều trên 25Gy thì kết quả không tốt hơn(6). 

Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 
Choi  tại  Bệnh  viện  đại  học  Kyung‐Hee  (Hàn 
Quốc) nghiên cứu 214 trường hợp AVM tuổi từ 
8‐54  (tuổi),  tuổi  trung  bình  là  31,7  tuổi;  liều  xạ 
phẫu từ 10‐25Gy; trung bình là 18,9Gy(4). Kết quả 

này tương tự như kết quả của chúng tôi. 
Kết  quả  ở  hình  1  cho  thấy  các  triệu  chứng 
lâm  sàng  cải  thiện  tốt  sau  điều  trị.  Chúng  tôi 
đánh giá ở thời điểm sau điều trị 36 tháng thấy 
các  dấu  hiệu  này  hầu  như  trở  về  bình  thường: 
đau  đầu  trước  điều  trị  81,6%,  sau  điều  trị  còn 
6,1%;  động kinh  trước  điều trị  là 16%,  sau  điều 
trị còn 2%; nôn, liệt khu trú, hội chứng tiểu não 
trở  về  bình  thường.  Kết  quả  nghiên  cứu  của 
Trung  tâm  gamma  knife,  đại  học  Virginia  cho 
thấy  98%  trường  hợp  đau  đầu  được  cải  thiện, 
66%  thấy  thoải  mái  sau  xạ  phẫu,  72%  rối  loạn 
vận  động,  52  %  rối  loạn  cảm  giác,  74%  các  rối 
loạn ngôn ngữ(6). 
Cơ  chế  biến  đổi  làm  tắc  các  dị  dạng  mạch 
sau  xạ  phẫu  diễn  biến  từ  từ,  đầu  tiên  là  sưng 
phồng  các  tế  bào  nội  mô  mạch  máu,  sau  là  sự 
dày  lên  của  các  lớp  cơ  thành  mạch  và  biến  đổi 
chất gian bào, cuối cùng làm tổn thương xơ hoá. 
Đánh  giá  sự  thay  đổi  của  tổn  thương  sau  xạ 
phẫu  RGK  bằng  chụp  mạch  DSA,  MSCT,  MRI 
sau  12  tháng,  24  tháng,  36  tháng.  Kết  quả  cho 
thấy:  Kích  thước  trung  bình  giảm  so  với  trước 
điều trị (p>0,05): trước điều trị 27,1mm, sau điều 
trị  12  tháng  19,6mm  (không  có  ý  nghĩa  thống 
kê),  sau  24  tháng  là  11,7mm  và  sau  36  tháng 
8,9mm (có ý nghĩa thống kê). Theo dõi thời gian 
trên 5 năm ở Virginia kết quả bít tắc các khối dị 
dạng  là  88%  với  các  AVM  kích  thước  nhỏ  hơn 
1cm, 78% số trường hợp với kích thước nhỏ hơn 

3cm  và  50%  với  các  khối  u  có  kích  thước  lớn  3 
cm. Theo Steiner thì tỷ lệ bít tắc sau 3, 4, 5 năm 
tương  ứng  là  84,1%,  89,4%  và  94,7%(5).  Do  vậy 
chúng tôi cần có thời gian dài hơn để theo dõi. 
Các  tác  dụng  phụ  sau  xạ  phẫu  thường  gặp 
như  đau  đầu,  nôn,  buồn  nôn,  rụng  tóc,  viêm 
họng,  khô  miệng.  Các  triệu  chứng  này  có  thể 
kiểm  soát  được  được  bằng  các  thuốc  corticoid. 
Kết  quả  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  cho  thấy: 

Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 

Chảy máu AVM sau xạ phẫu gặp 3 trường hợp 
chiếm  1,9%):  1  trường  hợp  người  bệnh  nữ  kích 
thước  khối  AVM  là  21mm  sau  xạ  phẫu  ở  cuối 
tháng thứ 2 tháng, liều 18Gy, 1 trường hợp sau 
xạ phẫu ở đầu tháng thứ 3 khối AVM kích thước 
18mm  vị  trí  trán  thái  dương  phải,  liều  20Gy;  1 
trường  hợp  sau  xạ  phẫu  cuối  tháng  thứ  3  khối 
AVM  kích  thước  32mm  vị  trí  đỉnh  chẩm,  liều 
22Gy). Nghiên cứu của Choi trên 214 trường hợp 
có 7 trường hợp chảy máu sau xạ phẫu (3,2%)(4). 
Theo y văn, chảy máu của các AVM sau xạ phẫu 
khoảng 2‐4 % và những trường hợp có chảy máu 
trước  điều  trị  thì  nguy  cơ  cao  hơn  ở  những 
người không chảy máu(2). 

KẾT LUẬN 
Sau 3 năm điều trị cho 201 người bệnh AVM 
bằng  RGK  tại  Trung  tâm  YHHN  &  UB,  Bệnh 

viện Bạch Mai kết quả cho thấy: 
‐  Các triệu chứng đau đầu, động kinh, nôn, 
liệt khu trú, hội chứng tiểu não sau điều trị đáp 
ứng tốt: Đau đầu trước điều trị 81,6%, sau điều 
trị còn 6,1%; động kinh trước là 16%, sau còn2%; 
nôn, liệt khu trú, hội chứng tiểu não trở vềbình 
thường. 
‐  Kích thước trung bình của tổn thương sau 
điều  trị  giảm  so  với  trước  điều  trị:  Kích  thước 
trung  bình  trước  điều  trị  27,1mm,  sau  12  tháng 
giảm còn là 19,6mm, sau 24 còn 11,7mm và sau 
36 tháng còn 8,9mm.  
‐  Các kết quả ứng dụng xạ phẫu bằng RGK 
trong điều trị AVM cho thấy đây là một kỹ thuật 
hiện đại, quy trình điều trị an toàn, quá trình lập 
kế  hoạch  điều  trị  được  thuận  lợi,  nhanh  chóng 
và chính xác. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

Flickinger John C., Douglas Kondziolka, Ajay Niranjan (2007):
Radiosurgery.Neurosurgery, Vol: 61(1):76

2.

Bengt  K,  Lindquist  C,  Steiner  L  (1997):  Prediction  of 
Obliteration  after  gamma  knife  Surgery  for  Cerebral 
Arteriovenous  Malformations.  Neurosurgery,  Vol.  40,  No.  3, 
pp. 425 – 431. 


3.

Phan  Sỹ  An,  Mai  Trọng  Khoa,  Trần  Đình  Hà  (2007):  Dao 
gamma một công cụ xạ phẫu sọ não tiên tiến. Tạp chí y học lâm 
sàng 17; 15‐18. 

427


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 
4.

Seok  Keun  Choi,  Young  Jin  Lim,  Jun  Seok  Koh  et  al  (2004): 
Post‐treatment  Bleeding  of  Cerebral  Arteriovenous 
Malformation  after  Gamma  Knife  Radiosurgery.J Neurosurg, 
vol. 36, No. 5, pp 363‐368. 

5.

Steinner L, Lindquist C, Adler JR et al (2002): clinical outcome 
of cerebral arteriovenous malformation. J Neurosurgery. 77:1‐
8. 

6.


University of virginia health system (2008): Lar leksell center 
for  gamma  knife  surgery  on  treating  Arteriovenous 
Malformation (AVM). 

 
Ngày nhận bài báo:  

 

 

10/10/2014 

Ngày phản biện nhận xét bài báo:  

02/11/2014 

Ngày bài báo được đăng: 

5/12/2014 

 

 

428

Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 




×