Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu giảm đau sau phẫu thuật tuyến giáp bằng PCA tĩnh mạch fentanyl kết hợp ondansetron

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.33 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015

NGHIÊN CỨU GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT TUYẾN GIÁP
BẰNG PCA TĨNH MẠCH FENTANYL KẾT HỢP ONDANSETRON
Nguyễn Ngọc Thạch* và CS
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật tuyến giáp khi sử dụng PCA tĩnh
mạch fentanyl kết hợp ondansetron. Đối tượng và phương pháp: 80 bệnh nhân (BN) được phẫu
thuật tuyến giáp (TG) dưới gây tê đám rối thần kinh cổ, chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 40 BN.
Nhóm 1 (nhóm PCA): sau phẫu thuật khi điểm đau VAS (visual analogue scores) > 4, chuẩn độ
và sử dụng PCA tĩnh mạch fentanyl kết hợp ondansetron và giảm đau cho BN đến 48 giờ sau
phẫu thuật. Nhóm 2 (nhóm chứng): sau phẫu thuật khi điểm VAS > 4, tiêm tĩnh mạch chậm 15
mg ketogesic/lần cách nhau mỗi 6 giờ giảm đau cho BN đến 48 giờ sau phẫu thuật. “Giải cứu
đau” ở hai nhóm là dolcontral tiêm tĩnh mạch 25 mg. Kết quả: số lần chuẩn độ fentanyl 1,2 ± 0,1
lần; liều chuẩn độ fentanyl 24 ± 0,2 mcg; số lần tiêm dolcontral ở nhóm PCA và nhóm chứng
tương ứng là 1,4 ± 0,1 lần và 2,7± 0,1 lần (p < 0,05); liều dolcontral ở nhóm PCA và nhóm
chứng tương ứng là 35 ± 0,2 mg và 66,7 ± 0,2 mg (p < 0,05); điểm ddau VAS khi nghỉ và
khi nuốt ở nhóm PCA thấp hơn nhóm chứng từ phút thứ 15 đến giờ thứ 48 sau phẫu thuật
(p < 0,05). Kết luận: sử dụng PCA tĩnh mạch fentanyl kết hợp ondansetron có hiệu quả giảm
đau tốt sau phẫu thuật TG với điểm đau VAS khi nghỉ và khi nuốt ở nhóm PCA thấp hơn nhóm
chứng trong 48 giờ sau phẫu thuật.
* Từ khoá: Phẫu thuật tuyến giáp; PCA tĩnh mạch.

Study of Postoperative Intravenous Patients-controlled Analgesia
in Thyroidectomy: Fentany Combined with Ondasetrone
Summary
Objective: To evaluate pain relief efficiency after thyroidectomy when using intravenous
patient controlled analgesia (PCA) by fentanyl combined with ondansetrone. Subject and
methods: 80 thyroidectomy patients under cervical plexus block were divided into two groups,
40 patients for each group: group 1 (PCA group): when postoperative VAS > 4, titration and
using intravenous PCA by fentanyl combined with ondansetrone for pain relief during 48 hours


after the operation. Group 2 (controlled group): when postoperative VAS > 4, ketogesic
intravenous injection 15 mg per six hours for pain relief during 48 hours after the operation.
Rescue analgesia for both groups was dolcontral intravenous injection 25 mg. Results: Fentanyl
titration times was 1.2 ± 0.1 and fentanyl titration dosage was 24 ± 0.2 mcg. Dolcontral
intravenous injection times in the PCA group and the controlled group were 1.4 ± 0.1 and
2.7 ± 0.1 (p < 0.05), respectively. Dolcontral intravenous injection dosages in the PCA
group and the controlled group was 35 ± 0.2 mg and 66.7 ± 0.2 mg (p < 0.05), respectively.
* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Ngọc Thạch ()
Ngày nhận bài: 11/11/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 23/12/2014
Ngày bài báo được đăng: 29/12/2014

130


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015
Visual analogue scores (VAS) in rest and swallowing in the PCA group lower than the controlled
th
th
group from 15 minute to 48 hour after the operation (p < 0.05). Conclusion: The postoperative
intravenous PCA by fentanyl combined with ondansetrone had got excellent pain relief
efficiency after thyroidectomy with VAS in rest and swallowing in the PCA group were lower
than the controlled group during 48 hours after operation.
* Key words: Thyroidectomy; Intravenous PCA.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay có rất nhiều phương pháp
giảm đau sau phẫu thuật TG, trong đó
phương pháp giảm đau BN tự điều khiển
(PCA-Patient Controlled Analgesia) qua

đường tĩnh mạch bằng các thuốc giảm
đau thuộc nhóm opioid là phương pháp
được áp dụng ngày càng phổ biến do
hiệu quả giảm đau tốt cũng như giảm
đáng kể các tác dụng không mong muốn
của thuốc giảm đau nhóm opioid như ức
chế hô hấp… [2]. Fentanyl là một thuốc
giảm đau mạnh thuộc nhóm opioid,
nhưng có tác dụng không mong muốn
gây buồn nôn và nôn khi sử dụng.
Ondansetron là thuốc dự phòng buồn
nôn, nôn hiệu quả sau phẫu thuật [1].
Y.E.Moon (2012) đã sử dụng PCA tĩnh
mạch fentanyl kết hợp ondansetron để
giảm đau sau phẫu thuật TG dưới gây mê
nội khí quản và nhận thấy điểm đau sau
mổ từ 0 - 2 giờ là 3,7 điểm; từ 2 - 24 giờ
là 2,2 điểm [3]. Tuy nhiên, hiện nay trong
nước chưa có nghiên cứu nào công bố về
việc sử dụng PCA tĩnh mạch fentanyl kết
hợp ondansetron để giảm đau sau phẫu
thuật TG dưới gây tê đám rối thần kinh
cổ. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài này với mục tiêu: Đánh giá hiệu
quả giảm đau sau phẫu thuật TG khi sử
dụng PCA tĩnh mạch fentanyl kết hợp
ondansetron.

131


ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
80 BN được phẫu thuật TG dưới vô
cảm gây tê đám rối thần kinh cổ tại Bệnh
viện Quân y 103 từ tháng 5 đến 12 - 2013.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
BN đồng ý thực hiện kỹ thuật PCA,
biết sử dụng máy PCA sau khi được
hướng dẫn, không có chống chỉ định sử
dụng fentanyl, ketogesic, ondansetron,
tuổi > 16. Tất cả BN xếp loại sức khỏe
theo Hiệp hội Gây mê Hoa Kỳ (ASAAmerican Society of Anesthesiologists)
I và II. Trong đó ASA I: BN khoẻ mạnh,
không có bệnh thực thể đi kèm và ASA II:
BN có bệnh hệ thống mức độ nhẹ hoặc
vừa, không ảnh hưởng đến chức năng.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
BN từ chối thực hiện kỹ thuật PCA, có
chống chỉ định sử dụng fentanyl, ketogesic,
ondansetron. BN có tai biến hoặc biến
chứng vô cảm phẫu thuật, có loạn thần
sau mổ.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm
sàng, có so sánh.
Chia nhóm nghiên cứu: 2 nhóm, mỗi
nhóm 40 BN:



TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015

- Nhóm 1 (nhóm PCA): sau phẫu thuật
khi điểm đau VAS > 4 (tương ứng đau từ
mức trung bình trở lên), chuẩn độ và sử
dụng PCA tĩnh mạch fentanyl kết hợp
ondansetron giảm đau cho BN đến 48 giờ
sau phẫu thuật.
- Nhóm 2 (nhóm chứng): sau phẫu
thuật khi điểm VAS > 4, tiêm tĩnh mạch
chậm 15 mg ketogesic/lần cách nhau mỗi
6 giờ giảm đau cho BN đến 48 giờ sau
phẫu thuật.
* Chuẩn bị BN, thuốc, phương tiện:
- Chuẩn bị BN: trước mổ, BN được giải
thích về phương pháp vô cảm trong mổ
và hướng dẫn sử dụng máy PCA. Hướng
dẫn BN sử dụng thước VAS lượng giá
mức độ đau sau mổ. Tại phòng mổ, BN
được theo dõi các chỉ số sinh tồn trên
máy theo dõi, đặt đường truyền tĩnh mạch
truyền dung dịch natriclorua 0,9%. Tiêm
tĩnh mạch trước gây tê 15 phút seduxen
0,1 mg/kg và fentanyl 50 mcg. Gây tê
đám rối thần kinh cổ theo quy trình gây
tê của Khoa Gây mê, Bệnh viện Quân
y 103 bằng hỗn hợp lidocain 5 mg/kg và
bupivacain 0,8 mg/kg. Theo dõi các chỉ số
sinh tồn 5 phút/lần cho tới khi phẫu thuật

kết thúc, BN ổn định chuyển về Khoa
Ngoại Dã chiến và bắt đầu tiến hành đánh
giá mức độ đau của BN sau phẫu thuật
theo thước VAS.
- Chuẩn bị thuốc, phương tiện:
Fentanyl ống 500 mcg/10 ml (hãng
Rotex Medica, CHLB Đức), ketogesic ống
30 mg/1 ml (Hãng DexaMedica, Indonexia),
ondansetron (biệt dược prezinton) ống 8
mg/4 ml (Hãng DexaMedica, Indonexia),
dolcontral ống 100 mg/2 ml (Hãng Polfa,

132

Ba Lan). Bơm tiêm điện PCA Perfusor
Space (Hãng B.Braun, CHLB Đức), thước
đo điểm đau VAS (Hãng B.Braun, CHLB
Đức), máy theo dõi Life Scope 10i (Hãng
Nihon Kohden, Nhật Bản).
* Tiến hành giảm đau sau mổ:
- Các thời điểm đánh giá: thu thập số
liệu tại các thời điểm sau phẫu thuật:
trong đó H0: trước khi giảm đau với VAS
> 4; H0,25 H0,5 H1 H6 H12 H24 H36 H48 tương
ứng sau 15 phút, 30 phút, 1 giờ, 6 giờ, 12
giờ, 24 giờ, 36 giờ và 48 giờ chạy PCA
hoặc tiêm tĩnh mạch ketogesic.
- Nhóm 1 (nhóm PCA): chuẩn độ và sử
dụng PCA tĩnh mạch fentanyl kết hợp
ondansetron. Pha dung dịch chạy máy

PCA: lấy 1.000 mcg fentanyl và 12 mg
ondansetron pha với nước muối sinh lý
0,9% để được tổng thể tích 100 ml. Như
vậy, trong dung dịch này, fentanyl có
nồng độ 10 mcg/ml. Chuẩn độ máy PCA:
sau phẫu thuật khi điểm VAS > 4, tiêm
tĩnh mạch liều khởi đầu 20 mcg fentanyl,
đánh giá lại sau 3 phút, nếu VAS > 4
điểm, tiếp tục tiêm thêm 20 mcg fentanyl
mỗi 3 phút… để đạt được điểm VAS < 4.
Tổng liều fentanyl chuẩn độ ≤ 100 mcg/BN.
Cài đặt các thông số trên máy PCA sau
khi chuẩn độ: liều bolus 10 mcg, thời
gian khóa 15 phút, liều nền truyền liên tục
10 mcg/giờ (1 ml/giờ), tổng liều giới hạn
trong 4 giờ là 20 ml (200 mcg), ngừng
chạy máy PCA sau 48 giờ tính từ khi bắt
đầu thực hiện giảm đau.
Tiêm dolcontral bổ sung đường tĩnh
mạch “giải cứu đau”. Trong quá trình
nghiên cứu, nếu BN có điểm VAS > 4, sau
3 lần bấm liên tiếp PCA không đáp ứng,
tiêm bổ sung tĩnh mạch dolcontral


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015

25 mg/lần. Các thông số trên máy PCA
được giữ nguyên.
- Nhóm 2 (nhóm chứng): nếu VAS > 4

điểm, tiêm tĩnh mạch chậm ketogesic
15 mg/lần mỗi 6 giờ sau phẫu thuật. Giữa
các thời điểm tiêm tĩnh mạch ketogesic
mà điểm VAS > 4, tiêm bổ sung dolcontral
tĩnh mạch 25 mg/lần.
* Các chỉ tiêu nghiên cứu:
- Đặc điểm BN: tuổi, giới, cân nặng,
chiều cao.

- Các chỉ tiêu đánh giá giảm đau sau
phẫu thuật: số lần và liều lượng chuẩn độ
fentanyl nhóm PCA, tổng lượng fentanyl
và ketogesic đã sử dụng trong 48 giờ sau
phẫu thuật, mức độ đau của BN tại các
thời điểm sau phẫu thuật khi nghỉ và khi
nuốt dựa trên điểm VAS, số lần tiêm và
liều lượng dolcontral tiêm tĩnh mạch bổ
sung “giải cứu” đau.
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS
17.0; p < 0,05 được coi lµ khác biệt có
ý nghĩa thống kê.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm BN.
Bảng 1: Tuổi, giới, cân nặng, chiều cao.
p

Nhãm
®Æc ®iÓm BN
Nhóm 1 (n = 40)


Nhóm 2 (n = 40)

Nam

2 (5%)

0 (0%)

Nữ

38 (95%)

40 (100%)

44,9 ± 12,6

42,8 ± 12,4

> 0,05

Cân nặng (kg)

51 ± 5,8

52 ± 8,9

> 0,05

Chiều cao (cm)


157 ± 0,07

156 ± 0,05

> 0,05

Giới

Tuổi (năm)

> 0,05

Khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm về tuổi, giới, chiều cao, cân nặng
(p > 0,05).
2. Tiến hành giảm đau sau mổ.
Chúng tôi lựa chọn fentanyl vì fentanyl
có thời gian khởi phát tác dụng ngắn,
hoạt tính giảm đau mạnh gấp 100 lần
morphin [1]. Phẫu thuật TG là một phẫu
thuật ở vùng cổ thường thực hiện trên BN
nữ nên nguy cơ buồn nôn và nôn sau mổ
cao, nhất là khi sử dụng PCA fentanyl [3].
Do đó, nhằm giảm tác dụng không mong
muốn này, trong hỗn hợp thuốc sử dụng

133

chạy PCA, ngoài thuốc giảm đau fentanyl,
chúng tôi có sử dụng thêm thuốc dự

phòng buồn nôn và nôn ondansetron
(thuốc đối kháng thụ thể 5-HT3) [1]. Các
thông số cơ bản cài đặt khi chạy máy
PCA trong nghiên cứu này tương tự như
So Yeon Kim (2008) khi sử dụng PCA
tĩnh mạch fentanyl kết hợp ondansetron
để giảm đau sau phẫu thuật TG dưới gây
mê nội khí quản [2].


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015

Bảng 2: Số lần chuẩn độ và liều chuẩn độ fentanyl ở nhóm PCA.
ChØ tiªu

Trung b×nh

Số lần chuẩn độ fentanyl (lần)

1,2 ± 0,1

Liều chuẩn độ fentanyl (mcg)

24 ± 0,2

Mỗi BN ở nhóm PCA thường chỉ cần chuẩn độ fentanyl 1 - 2 lần và liều chuẩn độ
fentanyl cao nhất 40 mcg.
Bảng 3: Liều lượng fentanyl và ketogesic sử dụng 48 giờ sau mổ.
Thêi gian


LiÒu l-îng fentanyl trung b×nh (mcg)

LiÒu l-îng ketogesic trung b×nh (mg)

< 24 giờ

353,3 ± 45,2

72,3 ± 8,2

24 - 48 giờ

143,3 ± 34,4

56,2 ± 2,9

Liều lượng fentanyl sử dụng trong 24 giờ đầu cao hơn 24 - 48 giờ sau phẫu thuật.
Như vậy, trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật TG, BN đau hơn và sau 48 giờ, mức độ đau
đã giảm. Y. E. Moon và CS (2012) sử dụng PCA tĩnh mạch fentanyl để giảm đau sau
phẫu thuật TG dưới gây mê nội khí quản nhận thấy tổng liều fentanyl tiêu thụ trong
24 giờ sau mổ là 195 ± 22,9 mcg [3].
Bảng 4: Số lần tiêm và liều dolcontral tiêm tĩnh mạch “giải cứu đau”.
Nhãm

Nhãm 1

Nhãm 2

(n = 40)


(n = 40)

Số lần tiêm dolcontral trung bình (lần)

1,4 ± 0,1

2,7 ± 0,1

< 0,05

Liều dolcontral trung bình (mg)

35 ± 0,2

66,7 ± 0,2

< 0,05

ChØ tiªu

p

Số lần và liều lượng dolcontral tiêm tĩnh mạch “giải cứu đau” ở nhóm PCA thấp hơn
nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Như vậy, giảm đau sau mổ bằng phương
pháp PCA sử dụng fentanyl kết hợp ondansetron đường tĩnh mạch ưu việt hơn,
nên lượng thuốc dolcontral tiêm tĩnh mạch “giải cứu đau” giảm đáng kể.
3. Kết quả giảm đau.

Biểu đồ 1: Điểm VAS khi nghỉ ở 2 nhóm.


134


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015

Biểu đồ 2: Điểm VAS khi nuốt ở 2 nhóm.
Điểm VAS khi nghỉ và khi nuốt ở nhóm

tê đám rối thần kinh cổ, chúng tôi rút ra

PCA luôn thấp hơn nhóm chứng ở các

kết luận: sử dụng PCA tĩnh mạch fentanyl

thời điểm tương ứng từ phút thứ 15 đến

kết hợp ondansetron có hiệu quả giảm

giờ thứ 48 sau mổ, khác biệt có ý nghĩa

đau tốt sau phẫu thuật TG với điểm VAS

thống kê với p < 0,05. Điều này cho thấy,

khi nghỉ và khi nuốt ở nhóm PCA thấp

PCA

tĩnh


mạch

fentanyl

kết

hợp

ondansetron có hiệu quả giảm đau tốt

hơn nhóm chứng trong suốt 48 giờ sau
phẫu thuật (p < 0,05).

hơn tiêm ngắt quãng ketogesic (thuốc
giảm đau non-steroid), do PCA cho phép
cung cấp ngay liều tối thiểu hiệu quả
thuốc giảm đau [2]. Y. E. Moon và CS

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. B Y tế. Dược Thư Quốc gia Việt Nam.
Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. 2011.

(2012) nghiên cứu giảm đau sau phẫu

2. So Yeon Kim. Postoperative intravenous

thuật TG dưới gây mê nội khí quản bằng

patient - controlled analgesia in thyroid surgery:


PCA tĩnh mạch fentanyl cũng nhận thấy

comparision of fentanyl and ondansetron

điểm VAS 24 giờ sau mổ là 2,2 ± 2,1 [3].

regimens with and without the nonsteriodal
anti-inflammatory drug ketorolac. Thyroid. 2008,

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 40 BN được giảm đau
theo phương pháp BN tự điều khiển

18 (12), pp.1285-1289.
3. Y.E.Moon, J. Joo, J.E.Kim, Y.Lee. Antiemetic effect of ondansetron and palonosetron in
thyroidectomy: a prospective, randomized,

đường tĩnh mạch fentanyl kết hợp

double-blindstudy. British Journal of Anaesthesia.

ondansetron sau phẫu thuật TG dưới gây

2012, 108 (3), pp.417-422.

135


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015


135



×