Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu giá trị của NT- ProBNP trong tiên lượng và điều trị suy tim sau phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.06 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014

NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA NT- PROBNP TRONG TIÊN LƢỢNG
VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM SAU PHẪU THUẬT BẮC CẦU NỐI CHỦ
VÀNH
Nguyễn Hồng Sơn*; Nguyễn Thị Quý**; Bùi Đức Thành*; Nguyễn Phú Khánh*
Tãm t¾t
Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá giá trị của NT-ProBNP trước phẫu thuật (PT) với
việc sử dụng inotrop trong thời gian sớm sau PT ở bệnh nhân (BN) bắc cầu nối chủ vành.
Phương pháp và kết quả: chia BN làm 2 nhóm: nhóm 1 (n = 30), NT-ProBNP < 300 pg/ml;
nhóm 2 (n = 30), NT-ProBNP ≥ 300 pg/ml. Giá trị bình thường của NT-ProBNP được ghi nhận <
300 pg/ml. Đánh giá cung lượng tim vào các thời điểm T0, T1, T2. So sánh giữa 2 nhóm về các
chỉ số huyết động, liều lượng thuốc vận mạch và thủ thuật can thiệp. Kết quả cho thấy: phân
suất tống máu thất trái (LVEF: Left ventricular ejection fraction), cung lượng tim (CO: Cardiac
output) và chỉ số tim (CI: Cardiac index) ở nhóm 2 thấp hơn nhóm 1. Thuốc vận mạch sử dụng
ở nhóm 2 có liều lượng cao và thời gian kéo dài hơn nhóm 1.
Kết luận: đánh giá mức độ NT-ProBNP trước phẫu thuật có giá trị tiên lượng và điều trị suy
tim sau PT bắc cầu nối chủ vành.
* Từ khóa: Suy tim; Bắc cầu nối chủ vành; NT-proBNP.

STUDY ON THE VALUE OF N-TERMINAL PROBNP IN PROGNOSIS
AND TREATMENT OF CARDIAC FAILURE AFTER CORONARY
ARTERY BYBASS GRAFT SURGERY
SUMMARY
The aim of this study was to evaluate the value of the preoperative N-terminal pro-B-type
natriuretic peptid (NT-proBNP) level and the need for the inotropic support in the early
postoperative period of patients undergoing coronary artery bypass graft surgery.
Methods and results: The patients were divided into 2 groups: NT-proBNP level <300 pg/ml
(group 1, n = 30) or ≥ 300 pg/ml (group 2, n = 30). The normal value for NT-proBNP level was
accepted as < 300 pg/ml. The cardiac output was measured due to the time T0, T1, T2. The
groups were compared with respect to early postoperative hemodynamic measurement, use of


inotropic agents and requirement for additional cardiac-assist devices. Left ventricular ejection
fraction (LVEF), cardiac output (CO) and cardiac index (CI) were lower in group 2 and inotropic
agents were used for a longer period of time and at higher doses in this group.
Conclusion: Measurement of the NT-proBNP level in the period before cardiac surgery
can indicate the postoperative prognosis of patient and may be a predictor of the need for
postoperative inotropic treatment.
* Key words: Cardiac failure; Coronary artery bypass; NT-proBNP.
* Bệnh viện Quân y 175
** Viện Tim TP. HCM
Người phản hồi (Corresponding): Bùi Đức Thành (buiducthanh175(@yahoo.com)
Ngày nhận bài: 28/06/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/07/2014
Ngày bài báo được đăng: 08/08/2014

137


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình trạng suy tim trước PT làm tăng
các yếu tố nguy cơ, tăng tỷ lệ tử vong và
tình trạng bệnh diễn biến phức tạp hơn
sau PT. Những năm gần đây, việc xuất
hiện các loại thuốc mới, sử dụng nguyên
bào mạch và các phương pháp can thiệp
vành làm cho đối tượng phẫu thuật mạch
vành nhiều tuổi hơn và giai đoạn bệnh
muộn hơn. Vì thế, việc xác định các yếu
tố nguy cơ trước PT rất quan trọng và
cần thiết.

Mức độ BNP (B-natriuretic peptide)
biến đổi theo mức độ suy tim, tăng từ độ I
đến độ IV theo phân loại NYHA. BNP bài
tiết liên quan với căng thành thất trái và
áp lực đổ đầy thất. Một phần amino đoạn
cuối của nó là NT-ProBNP (N-terminal
ProBNP) có giá trị cao trong dự đoán và
tiên lượng chức năng thất trái. Đặc biệt,
NT-ProBNP được thừa nhận như một
marker đặc hiệu trong suy tim và với mức
giá trị tăng > 300 pg/ml có thể chẩn đoán
suy tim nếu có các triệu chứng của suy
tim kèm theo. Dựa vào mức độ của
NT-ProBNP có thể dự đoán mối tương
quan giữa mức độ của suy tim sau phẫu
thuật tim và nhu cầu thuốc vận mạch.
Tuy nhiên, các tài liệu nghiên cứu về vấn
đề này còn chưa nhiều. Vì vậy, mục tiêu
nghiên cứu: Đánh giá giá trị của NT-ProBNP
trong tiên lượng và điều trị suy tim trên BN
sau PT bắc cầu nối chủ vành.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
60 BN PT bắc cầu nối chủ vành, tuổi ≥
18, tại Khoa Hồi sức Tích cực - Bệnh viện
Tim TP. Hồ Chí Minh, chia làm 2 nhóm:

138


- Nhóm 1 (n 1 = 30): 30 BN, có mức
NT-ProBNP < 300 pg/ml.
- Nhóm 2 (n 2 = 30): 30 BN, có mức
NT-ProBNP ≥ 300 pg/ml
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Suy thận (creatinin ≥ 130 µmol/l).
- Nhồi máu cơ tim cấp.
- Bệnh lý van tim kết hợp.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả và so sánh
* Thời điểm đánh giá: T0: ở phòng mổ,
trước khi PT; T1: ngay sau khi PT về hồi
sức; T2: sau PT 16 giờ.
* Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá:
- Theo dõi nhịp tim, huyết áp động mạch
xâm lấn (HAĐM) bằng monitor.
- Đánh giá cung lượng tim (CO), chỉ số
tim (CI), áp lực mao mạch phổi bít (PCWP),
áp lực động mạch phổi (PAP), áp lực tĩnh
mạch trung tâm (CVP) thông qua phương
pháp Swan-Ganz.
- Xét nghiệm NT-ProBNP: bằng phương
pháp điện hóa phát quang (ECLIA) theo
nguyên lý Sandwich. NT-ProBNP ở mức
bình thường < 300 pg/ml.
- Thuốc vận mạch được sử dụng khi
HAĐM < 80 mmHg (có thể chưa bù đủ
dịch). Dobutamine là sự lựa chọn đầu
tiên, nhưng khi HAĐM không đảm bảo có

thể kết hợp với noradrenalin hoặc
adrenalin. Dùng bóng đối xung động mạch
chủ (IABP) khi thuốc vận mạch không
hiệu quả.
- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS
16.0.


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014

KẾT QUẢ nghiªn cøu
Bảng 1: Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu.
1
(n1 = 30)

2
(n2 = 30)

p

60,1 ± 10,4

60,91 ± 10,29

> 0,05

Chiều cao (cm)

166,05 ± 7,38


167,23 ± 8,41

> 0,05

Cân nặng (kg)

56,69 ± 9,43

57,28 ± 10,56

> 0,05

1,67 ± 0,15

1,69 ± 0,18

> 0,05

Có hút thuốc

12 (40%)

12 (40%)

> 0,05

Cao huyÕt ¸p

19 (63%)


22 (73%)

> 0,05

Tuổi (năm)

2

Diện tích cơ thể (m )

Tiểu đường

7 (23%)

6 (20%)

> 0,05

Tăng mỡ máu

14 (47%)

13 (43%)

> 0,05

2,617 ± 0,82

2,462 ± 0,748


> 0,05

Hẹp nhánh mạch vành

Sự khác biệt về đặc điểm chung giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 2: Đặc điểm PT của nhóm nghiên cứu.
1
(n1 = 30)

2
(n2 = 30)

p

Thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể (phút)

105,3 ± 35,42

108,2 ± 34,71

> 0,05

Thời gian ngừng tim (phút)

60,22 ± 20,84

63,18 ± 20,49

> 0,05


2,69 ± 0,78

2,81 ± 0,66

> 0,05

468,2 ± 235,15

448,18 ± 214,63

> 0,05

Số cầu nối mạch vành
Lượng dịch dẫn lưu trung thất (ml)

Sự khác biệt giữa 2 nhóm về các chỉ số PT không đáng kể (p > 0,05).
Bảng 3: Các chỉ sổ huyết động của nhóm nghiên cứu
1

2

To

T1

T2

p1a

p1b


T1

Huyết áp
(mmHg)

115,04
± 26,46

100,38
± 22,71

102,7
± 16,56

0,004

0,006

105,5 ± 96,31 ±
21,8
17,4

Tần số tim
(nhịp/phút)

69,77 ±
12,5

83,16 ±

18,05

83,97 ±
14,93

0,003

CO
(l/phút)

4,28 ±
1,35

5,06 ±
1,05

5,22 ±
1,06

CI
(l/phút/m2)

2,43 ±
0,62

2,84 ±
0,61

PCWP
(mmHg)


11,18 ±
4,54

PAP
(mmHg)

p

T2

p2a

p2b

96,78
± 14,3

0,003

0,005

> 0,05

0,001

71,91 ± 87,71 ± 92,41 ±
12,48
15,01
12,79


0,001

0,001

> 0,05

0,002

0,001

3,46 ±
0,11

4,15 ±
1,12

4,63 ±
0,81

0,001

0,002

< 0,05

3,01 ±
0,55

0,003


0,001

1,96 ±
0,55

2,44 ±
0,59

2,63 ±
0,42

0,000

0,000

< 0,05

11,48 ±
4,12

9,58 ±
4,62

0,258

0,053

12,28
± 5,37


12,96 ± 10,47 ±
6,25
5,35

0,675

0,079

> 0,05

16,58
± 5,93

18,25 ±
6,15

15,43 ±
6,12

0,058

0,554

19,03
± 6,17

22,18 ± 19,95 ±
8,79
8,06


0,074

0,675

> 0,05

CVP
(cmH20)

8,53 ±
3,28

9,01 ±
3,14

7,16 ±
3,02

0,128

0,12

9,48 ±
3,79

10,01 ±
4,85

9,01 ±

4,98

0,713

0,459

> 0,05

LVEF
(%)

46,87 ±
5,58

45,96 ±
5,23

47,24 ±
6,08

0,132

0,116

41,15 ± 40,73 ± 42,27 ±
7,12
6,85
7,05

0,11


0,186

< 0,05

139

To


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014

Trước và sau PT, phân suất tống máu thất trái (LVEF), cung lượng tim (CO) và chỉ
số tim (CI) ở nhóm 1 cao hơn nhóm 2 (p < 0,005).
Ở mỗi nhóm, huyết áp tâm thu tại thời điểm T1 và T2 giảm, còn nhịp tim tăng so với
trước PT (p < 0,05). Các chỉ số CO và CI trước PT thấp hơn so với sau PT (p < 0,05).
Các chỉ số khác như PCWP, PAP, CVP khác biệt không có ý nghĩa thống kê trước và
sau PT.
Bảng 4: Sử dụng thuốc vận mạch theo nhóm nghiên cứu.
1

2

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)


Có sử dụng

9

30

25

83,33

Không sử dụng

21

70

5

16,67

5,24 ± 4,75

Thời gian (giờ)

p

< 0,05

30,59 ± 24,46


Sự khác biệt giữa 2 nhóm về sử dụng thuốc vận mạch và thời gian trung bình sử
dụng thuốc vận mạch có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 5: Các loại thuốc vận mạch theo nhóm nghiên cứu

Số lượng

Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhóm 1

3

10%

1

3,3

6

20%

0

0

Nhóm 2

4


13,4

2

6,7

15

50

4

13,4

p

< 0,05

< 0,05

< 0,05

Sự khác biệt giữa 2 nhóm về từng loại thuốc vận mạch đáng kể (p < 0,05).
Bảng 6: Liều lượng thuốc vận mạch.
(µg/kg/phút)

(µg/kg/phút)

(µg/kg/phút)


Nhóm 1

3,18 ± 2,35

0,12 ± 0,09

0

Nhóm 2

6,27 ± 4,16

0,23 ± 0,19

0,26 ± 0,18

< 0,05

< 0,05

p

Sự khác biệt giữa 2 nhóm về liều lượng thuốc vận mạch có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 7: Liên quan giữa NT Pro-BNP và thuốc vận mạch.
BN

NT-ProBNP (pg/ml)

819,41 ± 728,26


BN

188,03 ± 112,16

p
< 0,001

Sự khác biệt về mức- độ NT-ProBNP giữa BN có và không sử dụng thuốc vận
mạch đáng kể (p < 0,001).

140


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014

BÀN LUẬN
Như chúng ta biết, khi suy chức năng
tâm thu thất trái và tăng áp lực đổ đầy thất
thì BNP và NT-ProBNP tăng theo. NTProBNP được sử dụng trong chẩn đoán suy
tim xung huyết do suy thất trái và tăng áp
lực động mạch phổi dẫn đến tăng BNP và
NT-ProBNP tương ứng. Xét nghiệm NTProBNP bằng phương pháp điện thế phát
quang theo nguyên lý Sandwich. Với NTProBNP ở mức thấp, các yếu tố nguy cơ về
tử vong cũng thấp hơn [2]. Giá trị NTProBNP ở mức bình thường
< 300
pg/ml [1, 3]. Khi NT-ProBNP > 300 pg/ml, có
ý nghĩa trong chẩn đoán suy tim. Giá trị này
là cơ sở để lựa chọn chia nhóm nghiên
cứu.

Cả ProBNP và NT-ProBNP đều được sử
dụng để chẩn đoán suy tim, nhưng NTProBNP có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn
và có thể sử dụng một cách độc lập, như
một phương pháp chẩn đoán nhanh, hiệu
quả cao đối với suy tim. Giá trị chẩn đoán
của NT-ProBNP có độ chính xác và đáng
tin cậy hơn so với BNP,
do thời gian
bán hủy của NT-ProBNP dài hơn [4, 5]. Ở
người bình thường, nồng độ BNP và NTProBNP máu như nhau. Khi có rối loạn chức
năng thất trái, nồng độ
NT-ProBNP
sẽ tăng cao gấp 2 - 10 lần so với BNP.
NT-ProBNP huyết thanh cũng tăng ở BN
suy thận. Vì vậy, trong nghiên cứu này
những BN có creatine > 130 µg/l [6] loại
khỏi nghiên cứu. BN nữ có trọng lượng cơ
thể quá cao có NT-ProBNP ở mức cao hơn
và ngược lại. Do đó, có mối liên quan giữa
NT-ProBNP với chỉ sổ cơ thể (BMI) [7]. Tuy
nhiên, tăng giảm NT-ProBNP ở những BN
này không đáng kể.

141

Huyết áp động mạch trung bình cao
không ảnh hưởng tới mức độ NT-ProBNP ở
BN không có suy chức năng thất trái. Vì
vậy, NT-ProBNP rất có giá trị trong chẩn
đoán BN huyết áp cao có suy chức năng

tâm thu thất trái. Sự khác biệt giữa 2 nhóm
nghiên cứu về trọng lượng cơ thể và huyết
áp cao trước PT không có ý nghĩa thống kê.
Ở những BN suy tim mạn có bệnh cơ tim
thiếu máu cục bộ, suy chức năng tâm thu
được đánh giá bằng siêu âm tim. Ghi nhận
NT-ProBNP có mối liên quan với chức năng
tống máu thất trái (LVEF). NT-ProBNP
huyết thanh tăng ở BN có suy chức năng
thất trái. Nồng độ NT-ProBNP huyết thanh
là một dấu hiệu có ích đánh giá sự phục hồi
chức năng tống máu thất trái (LVEF), đặc
biệt ở BN sau PT bắc cầu nối chủ vành
(CABG) có yếu tố nguy cơ cao. Nó cũng có
mối tương quan nghịch đảo với LVEF. Nếu
NT-ProBNP tăng thì LVEF giảm.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, LVEF ở
nhóm 1 cao hơn ở nhóm 2. Nồng độ NTProBNP huyết thanh thấy ở BN có triệu
chứng của suy tim. LVEF ≤ 40% có độ nhạy
và độ đặc hiệu cao và có giá trị tốt hơn hoặc
tương đương với NBP [9]. NT-ProBNP có
thể được sử dụng để phát hiện những
trường hợp suy tim mà các kỹ thuật cận lâm
sàng khó thực hiện. Nó cũng có ý nghĩa
quan trọng trong tiên lượng bệnh. Hơn nữa,
các nhà tim mạch sử dụng NT-ProBNP như
là một “test” chẩn đoán và điều trị suy tim
nếu cần thiết. Tuy nhiên, không nên tin
tưởng tuyệt đối với LVEF vì nó là chỉ số tốt
nhất của tiên lượng hoặc là giá trị phù hợp

trong chẩn đoán. Mặc dù vậy, hầu hết
NT-ProBNP tăng luôn tương ứng với kết
quả siêu âm tim.


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014

Trong 34 BN tiến triển tới suy tim cần sử

Kết quả nghiên cứu ở nhóm 2 cho thấy,

dụng thuốc vận mạch, giá trị trung bình NT-

NT-ProBNP cao không bị ảnh hưởng bởi

ProBNP là 819,41 ± 728,26 pg/ml. Trong khi

PCWP, PAP hoặc CVP.

đó, 26 BN còn lại không sử dụng thuốc vận

Trong trường hợp suy chức năng cơ tim,

mạch, không có biểu hiện suy tim, giá trị

việc lựa chọn sử dụng thuốc vận mạch để đạt

trung bình của NT-ProBNP là 188,03 ±

được huyết áp và CI ổn định rất quan trọng.


112,16 pg/ml S (bảng 7). Sự khác biệt có ý

Lựa chọn thuốc vận mạch theo bệnh học

nghĩa thống kê (p < 0,001).

của suy tim và cơ chế

tác dụng của

Cũng như một số nghiên cứu khác,

thuốc. Các tác giả ghi nhận mối quan hệ

chúng tôi thấy NT-ProBNP có giá trị ngang

giữa sử dụng thuốc vận mạch và NT-

bằng với LVEF trong dự đoán suy tim trong

ProBNP [10]. Kết quả bảng 6 cho thấy, liều

suốt thời gian sau PT bắc cầu nối chủ vành.

lượng trung bình của từng thuốc vận mạch

Giá trị NT-ProBNP huyết thanh tỷ lệ nghịch

ở nhóm 1 thấp hơn so với nhóm 2; sự khác


với CO và CI. Với CO và CI, giá trị thấp là

biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Việc sử

dấu hiệu suy tim với cung lượng thấp [10].

dụng kết hợp các thuốc vận mạch ở nhóm 2

Trong nghiên cứu này, giá trị CO và CI cao

cũng cao hơn nhóm 1 (p < 0,05) (bảng 5).

hơn ở nhóm 1, là nhóm có giá trị NT-

Thời gian trung bình sử dụng thuốc vận

ProBNP ở trong giới hạn bình thường, còn

mạch ở nhóm 2 (30,59 ± 24,46 giờ), cao

ở nhóm 2, CO và CI ở mức thấp hơn (bảng

hơn ở nhóm 1 (5,24 ± 4,75 giờ) (bảng 4).

3).

KẾT LUẬN

Ở BN có suy chức năng tâm thu thất trái,

tăng áp lực đổ đầy thất trái luôn kèm theo

Nghiên cứu 60 BN PT bắc cầu nối chủ

NT-ProBNP ở mức cao [11]. Do tăng áp lực

vành, chia làm 2 nhóm; nhóm 1 (NT-ProBNP <

mao mạch phổi bít (PCWP) dẫn tới tăng độ

300 pg/ml); nhóm 2 (NT-ProBNP ≥ 300

căng bên trong tâm thất, làm cho NT-

pg/ml), kết quả cho thấy:

ProBNP tăng theo. CVP phản ánh sự đổ

- Có mối liên quan giữa mức độ NT-

đầy tim và gây nên tình trạng tăng căng của

ProBNP với việc sử dụng thuốc vận mạch

tim. CVP tăng cũng là nguyên nhân BNP

sau PT: sử dụng thuốc vận mạch với liều

tăng [8]. Các giá trị PCWP, PAP và CVP


lượng trung bình, kết hợp thuốc và thời gian

trong giới hạn bình thường ở cả 2 nhóm và

sử dụng cao hơn ở nhóm có NT-ProBNP

sự khác biệt giữa nhóm 1 và nhóm 2 không

cao trước PT..

có ý nghĩa thống kê (bảng 3). Kết quả của

- NT-ProBNP huyết thanh là chỉ số quan

chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của

trọng đánh giá và phản ánh tức thì chức

Morimoto K và CS: không có mối quan hệ

năng thất trái sau PT bắc cầu nối chủ vành.

giữa NT-ProBNP với giá trị PCWP, PAP và

Nồng độ NT-ProBNP huyết thanh trước PT

CVP [10].

có thể dự đoán tình trạng suy tim cấp sau
PT.


142


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hong SN, Yoon NS, Ahn Y, Lim SY, Kim
YS, Yun KH et al. N-terminal pro-B-type
natriuretic peptide predicts significant coronary
artery lesion in the unstable angina patients with
normal electrocardiogram, echocardiogram, and
cardiac enzymes. Circ J. 2005, pp.1472-1476.
2. Gustafsson F, Steensgaard-Hansen et al.
Diagnostic and prognostic performance of Nterminal Pro BNP in primary care patients with
suspected heart failure. J Card Fail. 2005, pp.1520.
3. Mukoyama M et al. Brain natriuretic
peptide as a novel cardiac hormone in humans. J
Clin Invest. 1991, pp.1402-1412.
4. Pfister R, Scholz M, Wielckens K,
Erdmann E, Schneider CA. Use of NT-proBNP
in routine testing and comparison to BNP. Eur J
Heart Fail. 2004, pp.289-293.
5. Vanderheyden M et al. Head to head
comparison of N-terminal pro-B-type natriuretic
peptide and B-type natriuretic peptide in
patients with/without left ventricular systolic
dysfunction. Clin Biochem. 2006, pp.640-645.

143


6. Ishizaka Y, Yamamoto Y et al. Molecular
forms of human brain natriuretic peptide (BNP) in
plasma of patients on hemodialysis (HD). Clin
Nephrol. 1995. pp.237-242.
7. Daniels LB, Clopton P et al. How obesity
affects the cut-points for B-type natriuretic
peptide in the diagnosis of acute heart failure.
Am Heart J. 2006. pp.999-1005.
8. Atinou A, Burch M et al. Brain natriuretic
peptide and fluid volume homeostasis; studies
during cardiopulmonary bypass surgery. Clin
Auton Res. 1993, pp.275-280.
9. Costello-Boerrigter LC et al. Amino terminal
pro-B-type natriuretic peptide and B-type
natriuretic peptide in the general community. J
Am Coll Cardiol. 2006. pp.345-353.
10. Morimoto K et al. Preoperative changes in
plasma brain natriuretic peptide concentrations in
patients undergoing cardiac surgery. Surg
Today. 1998, pp.23-28.
11. Forfia PR, Watkin SP et al. Relationship
between B-type natriuretic peptide and pulmonary
capillary wedge pressure in the intensive care
unit. J Am Coll Cardiol. 2005, pp.1667-1671.



×