Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Yếu tố tiên lượng và kết quả điều trị ung thư xương nguyên phát qua phân tích 70 bệnh nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.21 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016

YẾU TỐ TIÊN LƢỢNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƢ XƢƠNG
NGUYÊN PHÁT QUA PHÂN TÍCH 70 BỆNH NHÂN
Trịnh Văn Thông*; Nguyễn Đại Bình**
TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và đánh giá kết quả điều trị.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu có theo dõi dọc 70 bệnh nhân (BN)
ung thư xương nguyên phát thể tạo xương. Kết quả:
- Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị: tổn thương nhảy cóc trước điều trị, thời gian mang
bệnh > 3 tháng, mức xâm lấn phần mềm ≥ 4 cm và phương pháp phẫu thuật.
- Kết quả ung thư học: tái phát 17 BN, di căn xa 12 BN và tử vong 18 BN. Sống thêm toàn
bộ 2 năm là 64,3% và 3 năm: 32,9%.
- Kết quả chức năng chi: tốt 25%; khá 35,7%; trung bình 25% và xấu 12,5%.
Kết luận: tổn thương nhảy cóc, thời gian mang bệnh, mức độ xâm lấn và phương pháp phẫu
thuật có ý nghĩa tiên lượng đến kết quả sống thêm.
* Từ khoá: Ung thư xương nguyên phát; Yếu tố tiên lượng.

Prognostic Factors and Treatmet Outcomes of Osteosarcoma:
An Analysis of 70 Patients
Summary
Objectives: To determine prognostic factors and to evaluate treatment outcomes of
osteosarcoma. Subjects and methods: A descriptive restropective, prospective and longitudinal
follow-up study was conducted on 70 patients with osteosarcoma. Results:
- Prognostic factors: skip lesion, duration of illness > 3 months, invasive soft tissue level ≥ 4 cm
and surgical methods.
- Oncology results: replapse 17 patients, metastasis 12 patients and death 18 patients.
The overal 2 year-survival rate was 64.3% and overal 3 year-survival rate was 32.9%.
- Limb function: excellent: 25.0%, good: 35.7%, fair: 25.0% and bad: 12.5%.
Conclusion: Skip lesion, duration of illness, invasive soft tissue level and surgical methods is
prognostically significant to the survival results.


* Key words: Osteosarcoma; Prognostics factors.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư xương nguyên phát thể tạo
xương là bệnh do một loại tế bào hình
thoi ác tính phát sinh trong xương, hiếm
gặp trong các mô mềm. Bệnh gặp tỷ lệ

cao nhất ở lứa tuổi từ 10 - 20. Sản xuất
các chất tiền xương hoặc xương chưa
trưởng thành của tế bào khối u là một
trong những đặc trưng nhất của thể bệnh
này. Bệnh phát triển nhanh, di căn sớm
và tỷ lệ tử vong cao.

* Học viện Quân y
** Bệnh viện K
Người phản hồi (Corresponding): Trịnh Văn Thông ()
Ngày nhận bài: 28/01/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 29/02/2016
Ngày bài báo được đăng: 02/03/2016

149


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016

Trước những năm của thập niên 70,
phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu
thuật đơn thuần và cắt cụt chi, tỷ lệ sống
thêm 5 năm khoảng 10%. Từ những năm

1980, việc sử dụng hóa trị liệu phối hợp
phẫu thuật đã cải thiện rõ kết quả lâm
sàng cũng như tỷ lệ và thời gian sống
thêm của BN. Ngày nay, mặc dù đã được
điều trị phối hợp phẫu thuật và hóa trị liệu
tích cực, nhưng tỷ lệ tái phát tại chỗ, tỷ lệ
di căn và tỷ lệ tử vong của BN sarcom tạo
xương vẫn ở mức cao. Vì vậy, nghiên
cứu này nhằm: Đánh giá ảnh hưởng của
một số yếu tố tiên lượng đến BN và kết
quả điều trị.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
- 70 BN sarcom tạo xương (chẩn đoán
xác định bằng giải phẫu bệnh) tứ chi giai
đoạn I, II, điều trị phối hợp phẫu thuật với
hóa chất phác đồ EOI.
- Có đầy đủ hồ sơ bệnh án.
- Loại trừ các trường hợp có bệnh lý
tim thận kèm theo.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Phân tích hồi cứu và tiến cứu có theo
dõi dọc để đánh giá kết quả điều trị, xác
định các yếu tố tiên lượng của bệnh.
Phương pháp điều trị: hoá chất - phẫu
thuật - hoá chất hoặc phẫu thuật - hoá
chất.
- Hoá chất: phác đồ EOI.
- Phẫu thuật: cắt cụt chi hoặc bảo

tồn chi.
150

- Chỉ định cắt cụt chi: u đã bao bọc bó
mạch - thần kinh chính của chi, sinh thiết
không đúng vị trí dẫn tới làm “nhiễm bẩn”
sang tổ chức lành, nhiễm trùng tại u,
không đáp ứng với điều trị hoá chất, trẻ
em < 12 tuổi hoặc tổn thương lan quá
rộng vào phần mềm, không còn đủ cơ để
đảm bảo chức năng của chi sau khi phẫu
thuật.
- Chỉ định phẫu thuật bảo tồn chi: cho
các trường hợp còn lại.
Đánh giá kết quả ung thư học: tái phát,
di căn, tử vong.
Đánh giá kết quả sống thêm: xác định
mốc thời gian: thời điểm được chẩn đoán,
phẫu thuật, kết thúc điều trị ra viện, có tái
phát, di căn. Thời gian sống thêm tính từ
lúc bắt đầu can thiệp điều trị đến khi tử
vong hoặc kết thúc nghiên cứu.
Đánh giá tình trạng BN qua các lần ghi
nhận thông tin: ổn định, tái phát, di căn
hay tử vong.
Phân tích sống thêm với các yếu tố:
tổn thương nhảy cóc, mức xâm lấn phần
mềm (theo Asyse D và CS [9], có sự khác
biệt về thời gian sống thêm giữa mức
xâm lấn > 4 cm và < 4 cm) và thời gian

mang bệnh (Emilios và CS [6] đã chứng
minh thời gian mang bệnh kéo dài > 3
tháng ảnh hưởng xấu đến sống thêm).
Sử dụng thuật toán Kaplan-Meier với
độ lệch chuẩn 95% và kiểm nghiệm Logrank để ước lượng xác suất tồn sinh của
bệnh. Sử dụng phương trình hồi quy Cox
và test Chi-Square để xác định các yếu tố
tiên lượng.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu.
Bảng 1: Phân bố BN theo tuổi và giới (n = 70).
Tuổi

Nam

Nữ

Tổng

Tỷ lệ %

≤ 10

2

3


5

7,1

11 - 20

28

17

45

64,3

21 - 30

9

5

14

20

> 30

2

4


6

8,6

Tổng

41

29

70

100

18,7 ± 6,1

20,0 ± 10,4

19,2 ± 8,1

Tuổi trung bình

BN sarcom tạo xương gặp nhiều ở độ tuổi từ 11 - 30 (84,3%), cao nhất từ 11 - 20 tuổi.
Nam chiếm 58,6%, nhiều hơn nữ (41,4%), tỷ lệ nam/nữ là 1,42.
Bảng 2: Phân bố bệnh theo vị trí u (n = 70).
Vị trí u

Trên xƣơng


Tổng

%

5

34

48,6

0

5

16

22,9

7

1

0

8

11,4

Xương cánh tay


5

3

0

8

11,4

Xương khác

1

3

0

4

5,7

Tổng

45

15

10


70

100

Đầu xương

Thân xương

Hành xương

Xương đùi

21

8

Xương chày

11

Xương mác

Xương đùi và xương chày là vị trí thường gặp trong sarcom xương nguyên phát (lần
lượt 48,6% và 22,9%), đầu xương là vị trí hay gặp với tỷ lệ 64,3%.
2. Yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả điều trị.
* Tổn thương nhảy cóc trước điều trị trên xạ hình xương:
Bảng 3: Tổn thương nhảy cóc trước điều trị với sống thêm (n = 70).
Tổn thƣơng nhảy cóc

Thời gian


Sống

Tử vong

Tổng



9

7

16

12,43

Không

43

11

54

39,57

Tổng

52


18

70

trƣớc điều trị

p

sống thêm (tháng)

2

χ = 1,44
p = 0,23

151


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016

* Mức xâm lấn phần mềm:
Bảng 4: Mức xâm lấn phần mềm với thời gian sống thêm (n = 70).
Mức xâm lấn

Sống

Tử vong

Tổng


Thời gian sống thêm (tháng)

≤ 4 cm

38

13

51

41,94

> 4 cm

14

5

19

10,06

Tổng

52

18

70


p
2

χ = 2,1
p = 0,147

* Thời gian mang bệnh trước điều trị:
Bảng 5: Thời gian mang bệnh với sống thêm (n = 70).
Sống

Tử vong

Tổng

Thời gian
sống thêm (tháng)

≤ 3 tháng

36

12

48

31,28

> 3 tháng


16

6

22

20,72

Tổng

52

18

70

Thời gian mang bệnh

p

2

χ = 2,05
p = 0,152

* Phương pháp phẫu thuật với tái phát tại chỗ:
Bảng 6: Tỷ lệ tái phát với phương pháp phẫu thuật (n = 70).
Phƣơng pháp phẫu
thuật


Sống

Tử vong

Tổng

Thời gian
sống thêm (tháng)

Bảo tồn

37

9

46

36,38

Cắt cụt

15

9

24

15,62

Tổng


52

18

70

Theo Trần Văn Công [4], yếu tố có ý
nghĩa tiên lượng ảnh hưởng xấu đến
sống thêm gồm: vị trí tổn thương xương
đùi, liều hóa chất < 85%, phosphatase
kiềm trước mổ cao gấp 2 lần bình
thường và di căn sau điều trị. Bielack và
CS [8], nghiên cứu 1.702 BN được điều
trị bằng phẫu thuật và hóa chất cho thấy:
kết quả sống thêm toàn bộ 10 năm là
59,8%, sống thêm không bệnh 10 năm là
48,9%. Có di căn tỷ lệ sống thêm 26,7%,
không có di căn tỷ lệ sống thêm 64,4%.
Tác giả cũng đã đưa ra các yếu tố tiên
lượng độc lập ảnh hưởng xấu đến sống
152

p

2

χ = 0,04
p = 0,85


thêm là vị trí khối u ở xương đùi và có di
căn xa. Bacci và CS [5] nghiên cứu 789
BN và đưa ra một số yếu tố tiên lượng
độc lập ảnh hưởng xấu đến thời gian
sống thêm < 14 tuổi, kích thước khối u ≥
8 cm và đáp ứng mô bệnh học kém.
Emilios và CS [6] nghiên cứu 2.680 BN
nhận thấy ngoài yếu tố tái phát và di căn
làm tăng nguy cơ tử vong của BN gấp
3 lần, còn các yếu tố khác ảnh hưởng
xấu đến sống thêm là: thời gian mang
bệnh kéo dài > 3 tháng, vị trí u ở xương
chày, phương pháp điều trị và đáp ứng
mô học kém.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy tổn thương nhảy cóc trước điều trị
ảnh hưởng đến kết quả sống thêm của
BN. Phân tích kết quả trên 2 nhóm xạ
hình có hình ảnh tổn thương nhảy cóc với
nhóm không có tổn thương nhảy cóc
nhận thấy khác biệt có ý nghĩa thống kê
về tỷ lệ tử vong giữa 2 nhóm với Log-rank
p < 0,05. Các yếu tố tiếp theo ảnh hưởng
xấu đến thời gian sống thêm của BN là
thời gian mang bệnh > 3 tháng trước điều
trị, mức xâm lấn phầm mềm ≥ 4 cm.


hóa trị 3 chu kỳ. Hoại tử mô sau điều trị
≥ 90% được công nhận là đáp ứng tốt với
hóa trị. Ngược lại, nếu tỷ lệ này < 90%,
sẽ chuyển điều trị hóa chất sang phác đồ
mới. Điều này sẽ giúp cho việc điều trị có
hiệu quả cao, làm giảm tỷ lệ tái phát và di
căn của BN, qua đó kéo dài thời gian
sống thêm cho BN sarcom tạo xương.

Về yếu tố ảnh hưởng đến tái phái tại
chỗ khối ung thư: Asyse D và CS [9] trong
một nghiên cứu với 240 BN nhận thấy, tỷ
lệ tái phát tại chỗ khối ung thư liên quan
đến kích thước khối ung thư ≥ 8 cm, mức
xâm lấn phần mềm ≥ 4 cm và tình trạng
đáp ứng với hóa trị trước phẫu thuật.

Hầu hết tái phát sớm trong vòng
6 tháng sau điều trị (12/17 BN = 70,6%).
12 BN xuất hiện di căn, trong đó 02 BN
xuất hiện di căn trong quá trình điều trị.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ
tái phát cao còn liên quan đến phương
pháp phẫu thuật bảo tồn chi, trám lấp ổ
khuyết hổng bằng xi măng xương. Theo
các tác giả, nguyên nhân gây tái phát do
cắt u không đủ rộng. Nói cách khác, phẫu
thuật còn để sót mô ung thư và có thể do

mức độ đáp ứng kém với hóa trị của mô
ung thư.
Để hạn chế tình trạng tái phát tại chỗ,
cần đảm bảo một bờ phẫu thuật đủ “sạch”
về vi thể và cải thiện tình trạng đáp ứng
hóa trị của mô ung thư. Muốn vậy, trong
quá trình phẫu thuật cần sinh thiết lạnh
các mẫu mô ở nhiều vị trí quanh bờ phẫu
thuật nhằm xác định bờ phẫu thuật đủ an
toàn hay chưa, điều này hết sức quan
trọng cho cả phẫu thuật bảo tồn chi hay
đoạn chi. Song song với việc đảm bảo
một bờ phẫu thuật sạch về vi thể, việc
đánh giá mức độ đáp ứng mô học của u
thông qua mức độ hoại tử của mô u sau

2. Kết quả ung thƣ học.
Tái phát: 17 BN (24,3%); di căn: 12 BN
(17,1%); tử vong: 18 BN (25,7%).

Bảng 7: Đối chiếu tỷ lệ tái phát di căn
của nghiên cứu với các tác giả khác.
Bằng chứng ung
thƣ học

Tái phát

Di căn

Bacci G (n = 540)


34

189

Lee JS (n = 40)

18

26

Zhang Q (n = 90)

15

25

Chúng tôi (n = 70)

17

12

Tác giả

3. Kết quả sống thêm.
Bảng 8:
Thời gian
theo dõi


Sống thêm
toàn bộ

Tỷ lệ %

5 năm

9

12,9

4 năm

18

25,7

3 năm

23

32,9

2 năm

45

64,3

1 năm


63

90

So với một số công bố trước đây, kết
quả trên rất đáng khích lệ. Võ Tiến Minh

153


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016

[3] với phương pháp điều trị phẫu thuật
đơn thuần cho kết quả sống thêm toàn bộ
đạt được sau 1 năm là 32%, 2 năm:
29,9%, sau 3 năm và 5 năm là 19,9%.
Đinh Phạm Hải Đường và CS [2] điều
trị theo phác đồ: hóa trị + phẫu thuật +
hóa trị với phác đồ hóa chất cisplatin/
doxorubicin + ifosfamide cho 36 BN
sarcom xương. Thời gian sống thêm toàn
bộ 5 năm là 13,6%; trung bình thời gian
sống: 21,1 tháng.
Sự phối hợp phẫu thuật với hóa trị liệu
phác đồ EOI đã mang lại kết quả sống
thêm vượt trội so với phẫu thuật đơn
thuần.
4. Kết quả chức năng chi.
Trong số BN điều trị, 46 BN được phẫu

thuật bảo tồn (cắt u đơn thuần 17 BN và
29 BN được cắt rộng u kèm tái tạo cấu
trúc xương). Tái phát 15 trường hợp. Sau
tái phát, 12 BN phải cắt đoạn chi, 1 BN từ
chối điều trị và 2 BN tiếp tục được điều trị
bảo tồn. Tại thời điểm cuối cùng của
nghiên cứu, chỉ có 24 BN bảo tồn chi còn
sống, chúng tôi tiến hành đánh giá kết
quả dựa theo tiêu chuẩn đánh giá chức
năng của phẫu thuật tái tạo sau cắt u ở
hệ cơ xương - khớp của Enneking. Kết
quả như sau: tốt: 6 BN (25,0%); khá: 9
BN (37,5%); trung bình: 6 BN (25,0%);
xấu: 3 BN (12,5%).
Một số tác giả khác cũng công bố kết
quả trong điều trị bảo tồn chi cho BN
sarcom tạo xương như: Lê Chí Dũng [1]:
kết quả tốt 76,6%; Niu XH: tốt 62,2%;
Zahlten H [7] có kết quả chức năng chi tốt
77%.
Đối chiếu kết quả trên cho thấy chức
năng chi của hầu hết các nghiên cứu khi
154

thực hiện phẫu thuật bảo tồn chi cho BN
ung thư xương ở chi thể cho kết quả rất
khả quan, tỷ lệ tốt đạt trên 60%. Riêng kết
quả của chúng tôi tỷ lệ tốt chỉ đạt 25% và
khá đạt 37,5%. Sở dĩ tỷ lệ này thấp là do
chúng tôi bảo tồn chi bằng phương pháp

đơn giản và ít tốn kém cho BN; đó là trám
lấp ổ khuyết hổng bằng xi măng xương.
KẾT LUẬN
Qua phân tích điều trị 70 BN ung thư
xương nguyên phát thể tạo xương, chúng
tôi rút ra một số kết luận:
- Yếu tố có ý nghĩa tiên lượng ảnh
hưởng đến kết quả điều trị bao gồm: tổn
thương nhảy cóc (vi di căn), thời gian
mang bệnh > 3 tháng, mức xâm lấn phần
mềm ≥ 4 cm và phương pháp phẫu thuật.
- Kết quả ung thư học: tái phát 17 BN,
di căn xa 12 BN và tử vong 18 BN. Sống
thêm toàn bộ 2 năm: 64,3% và 3 năm:
32,9%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Chí Dũng, Lê Văn Thọ. Kết quả và
biến chứng của phẫu thuật bảo tồn chi ung
thư xương. Tạp chí Ung thư học Việt Nam.
Hội thảo Quốc gia Phòng chống Ung thư lần
thứ XV. 2009, tr.690-695.
2. Đinh Phạm Hải Đường, Ngô Thị Thanh
Thủy, Trần Chánh Khương. Sarcom xương
trẻ em: dịch tễ học - chẩn đoán - điều trị. Tạp
chí Y học TP. Hồ Chí Minh, chuyên đề Ung
bướu. 2009, tập 13, phụ bản số 6, tr.792-796.
3. Võ Tiến Minh. Nhận xét đặc điểm lâm
sàng, X quang, mô bệnh học và điều trị ung
thư xương nguyên phát tại Bệnh viện K. Luận
văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

2000.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016
4. Trần Văn Công. Nhận xét kết quả điều
trị phối hợp phẫu thuật và hóa trị liệu sarcom
xương ở trẻ em tại Bệnh viện K 2000 - 2008.
Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, chuyên đề
Ung Bướu. 2009, tập 13, phụ bản số 6,
tr.760-770.
5. Bacci G, Longhi A, Versari M. Prognostic
factors for osteosarcoma of the extremity
treated with neoadjuvant chemotherapy: 15year experience in 789 patients treated at a
single institution. Cancer 1. 2006, 106 (5),
pp.1154-1161.
6. Emilios EP, Andreas DN, Robert JG.
Prognostic factors and outcomes for
osteosarcoma: An international collaboration.
European Journal of Cancer. 2009, Vol 45,
Issue 13, pp.2367-2375.

7. Zahlten HA, Bernd L, Sabo D.
Amputation or limb salvage?. Assessing
quality of life after tumor operations of the
lower extremity. Orthopade. 2003, 32 (11),
pp.1020-1027.
8. Bielack SS, Delling G, Exner GU.
Prognostic factors in high-grade osteosarcoma
of the extremities or trunk: an analysis of
1,702 patients treated on neoadjuvant

cooperative osteosarcoma study group
protocols. Journal of Clinical Oncology. 2002,
Feb 1, 20 (3), pp.776-790.
9. Asyse D, Necati A, Sengul C. Prognostic
factors for teenage and adult patients with
high-grade osteosarcoma: an analysis of 240
patients. Medicine Oncology. 2013, 30, p.624.

155



×