Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cơ cấu bệnh tật của công nhân xí nghiệp giầy Lê Lai II - Hải Phòng năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.38 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2013

CƠ CẤU BỆNH TẬT CỦA CÔNG NHÂN XÍ NGHIỆP
GIẦY LÊ LAI II - HẢI PHÕNG NĂM 2010
Vũ Đức Long*; Lê Huy Hoàng**; Phạm Văn Hán***
TÓM TẮT
Hồi cứu số liệu từ hồ sơ khám sức khoẻ định kỳ đã xác định được tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở
người lao động: viêm đường hô hấp (18,6%), bệnh da liễu (17,8%), bệnh răng lợi (14,6%), bệnh về
mắt (11,7%), bệnh đường tiêu hoá (10,9%), bệnh hệ thần kinh (9,5%), bệnh phụ khoa (8,3%), bệnh
cơ xương khớp (7,8%), bệnh hệ tim mạch (3,5%), bệnh thận-tiết niệu (3,9%), bệnh nội tiết (2,6%).
Các bệnh hô hấp, thần kinh, răng lợi, mắt, da liễu ở nhóm lao động trực tiếp cao hơn rõ rệt so với
nhóm lao động gián tiếp (p < 0,05).
* Từ khóa: Bệnh nghề nghiệp; Công nhân; Xí nghiệp Giầy Lê Lai II.

THE INCIDENCE DISEASES OF WORKER
OF SHOES FACTORY LE LAI II HAIPHONG (2010)
SUMMARY
The authors studied retrospective data from health records periodically and identified the following
diseases having the highest rate: respiratory disease (18.6%); dermatosis (17.8%); teeth and gums
(14.6%); eyes (11.7%); gastrointestinal tract (10.9%); nervous system (9.5%); jointsv and bones
(7.8%); cardiovascular disease (3.5%); kidney-urinary tract (3.9%), endocrine diseases (2.6%).
The diseases of the respiratory, nervous system, teeth and gums, eyes and dermatossis in the group
directly exposed to occupational risk factors were higher than non-exposed group (p < 0.05).
* Key words: Occupational disease; Workers; Shoes Factory Le Lai II.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xí nghiệp giầy Lê Lai II là một trong
những doanh nghiệp da giầy đầu tiên của
Hải Phòng với gần 2.000 công nhân (CN),
làm việc ở các phân xưởng khác nhau: chặt
cắt, in, phân xưởng may, phân xưởng gồ


hoàn chỉnh, phân xưởng đế và kho thành
phẩm. Nguy cơ nghề nghiệp cũng thay đổi
theo vị trí công việc, nhưng nhìn chung, CN
phải tiếp xúc với một số yếu tố độc hại như
tiếng ồn, bụi, hơi độc do dung môi bay hơi...
tư thế lao động gò bó, cố định kéo dài, thao

tác lặp đi lặp lại nhàm chán, căng thẳng,
thời gian làm việc theo ca, nghỉ giữa ca ít...
Tất cả những yếu tố đó đã ảnh hưởng đến
sức khoẻ của CN, phát sinh bệnh tật, một
số bệnh có liên quan đến nghề nghiệp, đến
môi trường lao động [1]. Vậy, cơ cấu bệnh
tật của người lao động ở các xí nghiệp da
giầy như thế nào?. Chúng tôi nghiên cứu
đề tài này với mục tiêu: Nghiên cứu cơ cấu
bệnh tật của người lao động tại Xí nghiệp
Giầy Lê Lai II Hải Phòng, đưa ra kiến nghị
với nhà quản lý nhằm đảm bảo và nâng cao
sức khoẻ cho người lao động.

* Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: PGS. TS. Lê Văn Bào
PGS. TS. Đoàn Huy Hậu

1


TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2013


ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
1.720 CN, Xí nghiệp Giầy Lê Lai II Hải
Phòng, làm việc tại nhà máy ít nhất ≥ 1 năm.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu hồi cứu số liệu từ hồ sơ
khám sức khoẻ định kỳ, xác định cơ cấu
bệnh tật của CN, phân loại bệnh tật theo
tiêu chuẩn phân loại của Tổ chức Y tế Thế
giới ICD10.

- Xác định tỷ lệ mắc bệnh: viêm đường hô
hấp, bệnh da liễu, bệnh răng lợi, bệnh về
mắt, bệnh đường tiêu hoá, bệnh hệ thần kinh,
bệnh phụ khoa, bệnh cơ xương khớp, bệnh
hệ tim mạch, bệnh thận-tiết niệu, bệnh nội tiết.
- Tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến tuổi nghề:
< 5 năm, 5 - 10 năm và > 10 năm.
- Xác định tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm tiếp
xúc trực tiếp với các yếu tố môi trường lao
động bất lợi như nhiệt độ, bụi, hơi khí độc...,
so sánh với nhóm không tiếp xúc trực tiếp.
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống
kê y sinh học sö dông phần mềm SPSS 13.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Với đối tượng là CN xí nghiệp giầy, nữ chiếm đa số (91,9%). Tuổi còn rất trẻ, nhóm tuổi
< 30 chiếm 80,6%. Tuổi nghề dưới 5 năm: 58,7%; 12,1% có tuổi nghề > 10 năm.
Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở người lao động là viêm đường hô hấp (18,6%), bệnh da liễu

(17,8%), bệnh răng lợi (14,6%), bệnh về mắt (11,7%), bệnh đường tiêu hoá (10,9%), bệnh
hệ thần kinh (9,5%), bệnh phụ khoa (8,3%), bệnh cơ xương khớp (7,8%), bệnh hệ tim
mạch (3,5%), bệnh thận-tiết niệu (3,9%), bệnh nội tiết (2,6%).
CN da giầy phải làm việc trong điều kiện nhiệt độ không khí tương đối cao, tiếng ồn, nồng
độ bụi cao hơn tiêu chuẩn cho phép, công việc đơn điệu, lặp đi lặp lại với tần số thao tác cao.
Một số phân xưởng, vị trí làm việc phải tiếp xúc với nhiều loại dung môi hoá chất... Những
yếu tố này đã dẫn đến xuất hiện một số bệnh lý với tần suất cao, mang tính đặc thù nghề nghiệp.
Bảng 1: Tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi nghề.
ÂM NIÊN
BỆNH

< 5 năm (1.010 người)

5 - 10 năm (500 người)

> 10 năm (210 người)

n

%

n

%

n

%

Hệ hô hấp


143

14,1

108

21,6

69

32,9

Hệ tim mạch

34

3,4

18

3,6

8

3,8

Hệ tiêu hoá

103


10,2

56

11,2

28

13,3

Hệ thần kinh

52

5,2

69

13,8

43

20,5

Răng lợi

135

13,4


79

15,8

37

17,6

Mắt

110

10,9

61

12,2

31

14,8

Da liễu

141

14,0

75


15,0

35

16,7

Cơ xương khớp

41

4,1

55

11,0

39

18,6

Nội tiết

25

2,5

14

2,8


6

2,9

Phụ khoa

80

7,9

42

8,4

20

9,5

2


TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2013

Viêm đường hô hấp (bao gồm viêm mũi,
viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản)
hay gặp nhất. Tỷ lệ mắc bệnh tăng theo
thâm niên lao động. Có thể, ngoài yếu tố
tuổi đời, phơi nhiễm với những yếu tố nguy
cơ tăng nên bệnh hô hấp, thần kinh, cơ

xương khớp cũng tăng. Tỷ lệ các bệnh khác
có thay đổi theo tuổi (thâm niên công tác),

nhưng sự khác biệt ít hơn, không có ý
nghĩa thống kê, p > 0,05. Nguyễn Thị Bích
Liên và CS [2, 3] nghiên cứu CN của 2 Công
ty Yên Viên và Phúc Yên cũng gặp bệnh viêm
đường hô hấp có tỷ lệ cao nhất (31,2%).
Các bệnh hệ tim mạch, tiêu hóa, thận-tiết
niệu... tuy có thay đổi theo thâm niên nhưng
sự khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05).

Bảng 2: Tỷ lệ bệnh tật ở nhóm lao động trực tiếp và nhóm gián tiếp.
ĐỐI TƯỢNG

LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP (n = 230)

LAO ĐỘNG GIÁN TIẾP (n = 170)
p

HÔ HẤP

n

%

n

%


Bệnh hô hấp

43

18,7

11

6,5

< 0,05

Hệ tim mạch

8

3,5

4

2,3

> 0,05

Hệ tiêu hoá

25

10,9


15

8,7

> 0,05

Hệ thần kinh

22

9,6

5

2,9

< 0,05

Thận - tiết niệu

9

3,9

7

4,1

> 0,05


Răng lợi

34

14,8

11

6,5

< 0,05

Mắt

27

11,7

10

5,9

< 0,05

Da liễu

47

20,4


19

11,2

< 0,05

Cơ xương khớp

18

7,8

9

5,3

> 0,05

Nội tiết

6

2,6

5

2,9

> 0,05


Phụ khoa

19

8,3

14

8,2

> 0,05

Tỷ lệ bệnh hô hấp, bệnh hệ thần kinh, bệnh răng lợi, bệnh mắt, bệnh da liễu ở đối
tượng lao động trực tiếp (phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ) cao hơn rõ rệt so với nhóm
lao động gián tiếp (p < 0,05).
Bảng 3: Các triệu chứng viêm đường hô hấp ở nhóm lao động trực tiếp và lao động
gián tiếp.
ĐỐI TƯỢNG
DẤU HIỆU LÂM SÀNG

LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP
(n = 230)

LAO ĐỘNG GIÁN TIẾP
(n = 170)

p

n


%

n

%

Ho thường xuyên

48

20,9

10

5,9

< 0,01

Khạc đờm thường xuyên

44

19,1

3

1,8

< 0,01


Viêm khí quản mạn tính

28

12,2

2

1,2

< 0,01

Viêm đường hô hấp trên

42

18,3

4

2,3

< 0,01

3


TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2013

Các triệu chứng bệnh đường hô hấp như ho, khạc đờm thường xuyên, viêm phế quản mạn

tính, viêm đường hô hấp trên ở nhóm lao động trực tiếp cũng có tỷ lệ cao hơn rõ rệt (p < 0,01).
Bảng 4: Các triệu chứng cấp tính ở nhóm tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với hóa chất ở
phân xưởng hoàn chỉnh.
TIẾP XÚC HÓA CHẤT

LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP
(n = 65)

LAO ĐỘNG GIÁN TIẾP
(n = 65)

p

TRIỆU CHỨNG

n

%

n

%

Dễ mệt khi làm việc

16

24,6

7


10,8

< 0,05

Đau đầu nhẹ

26

40,0

14

21,5

< 0,05

Chóng mặt

18

27,7

8

12,3

< 0,05

Cảm thấy buồn nôn


11

16,7

4

6,2

< 0,05

Các triệu chứng đau đầu nhẹ, chóng mặt, dễ bị mệt khi làm việc xuất hiện với tỷ lệ cao
hơn ở đối tượng tiếp xúc trực tiếp với dung môi hóa chất (p < 0,05). Một số tác giả khác [2,
3, 4, 5] khi nghiên cứu ảnh hưởng độc hại của dung môi hóa chất với nồng độ cao trong
môi trường lao động cũng có kết quả tương tự.
KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở người lao
động là viêm đường hô hấp (18,6%), bệnh
da liễu (17,8%), bệnh răng lợi (14,6%),
bệnh về mắt (11,7%), bệnh đường tiêu hoá
(10,9%), bệnh hệ thần kinh (9,5%), bệnh
phụ khoa (8,3%), bệnh cơ xương khớp
(7,8%), bệnh hệ tim mạch (3,5%), bệnh
thận-tiết niệu (3,9%), bệnh nội tiết (2,6%).

1. Nguyễn Thị Bích Liên. Nghiên cứu tình
trạng sức khoẻ và sức nghe của người lao động

tiếp xúc với dung môi hữu cơ tại Công ty Giầy
Phúc Yên và Yên Viên. Tạp chí Y học thực hành.
2002, 4, tr.83-85.

Một số bệnh có tính chất nghề nghiệp:
hô hấp, thần kinh, cơ xương khớp tăng
theo thâm niên lao động (p < 0,05). Các
bệnh hô hấp, thần kinh, răng lợi, mắt, da
liễu ở nhóm lao động trực tiếp cao hơn so
với nhóm lao động gián tiếp (p < 0,05). Tiếp
xúc trực tiếp với môi trường có dung môi
hóa chất ở phân xưởng hoàn chỉnh tỷ lệ
thuận với các triệu chứng đau đầu nhẹ, chóng
mặt, buồn nôn, dễ mệt mỏi khi làm việc.

2. Nguyễn Ngọc Ngà và CS. Điều kiện lao
động và sức khoẻ của nữ CN Ngành Giầy. Tạp
chí Bảo hộ lao động. 2001, 1, tr.22-24.
3. Nguyễn Thị Hồng Tú. Bụi và các yếu tố
hoá học. Ảnh hưởng một số nguy cơ nghề
nghiệp trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa đến
sức khoẻ người lao động và giải pháp can thiệp.
NXB Y học. 2003, tr.27-28.
4. Nguyễn Thị Toán. Ảnh hưởng của dung
môi hữu cơ đến sức khoẻ người lao động. Đề
tài cấp viện. Viện Y học Lao động và Vệ sinh
môi trường. Hà Nội. 2003.
5. Trung tâm Y tế Dự phòng Hải Phòng. Kết
quả khảo sát môi trường lao động. Hải Phòng. 2005.


Ngµy nhËn bµi: 9/10/2012
Ngµy giao ph¶n biÖn: 30/11/2012
Ngµy giao b¶n th¶o in: 28/12/2012

4


TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2013

5



×