Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đặc điểm kháng thể IgG tổng số và kháng thể đặc hiệu ANTI-HBsAg từ mẹ sang con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.4 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

ĐẶC ĐIỂM KHÁNG THỂ IgG TỔNG SỐ VÀ
KHÁNG THỂ ĐẶC HIỆU ANTI-HBsAg TỪ MẸ SANG CON
Nguyễn

ọng Phúc*; Lê Xu n Hải**

TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá tương quan giữa nồng độ kháng thể IgG tổng số và kháng thể anti-HBsAg
trong máu mẹ và máu cuống rốn trẻ sơ sinh tại thời điểm sinh. Đối tượng và phương pháp:
67 cặp sản phụ và mẫu máu cuống rốn được thu thập tại thời điểm sinh, trong đó 55 cặp định
lượng kháng thể IgG tổng số, 35 cặp (có mẹ đã tiêm vắc xin viêm gan B) được định lượng
kháng thể anti-HBsAg. Kết quả: nồng độ trung bình IgG tổng số của mẹ trong nhóm “IgG con
cao hơn mẹ” là 795,0 mg/dl và nhóm “IgG con thấp hơn mẹ” là 1.083,0 mg/dl, khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0,01). Trong 35 cặp định lượng anti-HBsAg, 100% có nồng độ anti-HBsAg
> 10 IU/L, 26 trường hợp nồng độ anti-HBsAg của con cao hơn mẹ, 9 trường hợp thấp hơn mẹ,
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Chưa thấy ảnh hưởng của các yếu tố tuổi thai, cân
nặng thai, tuổi mẹ, tình trạng tiêm vắc xin của mẹ, nhóm máu mẹ, con tới việc chuyển kháng
thể từ mẹ sang con (p > 0,05). Kết luận: ở người mẹ đã được tiêm phòng viêm gan B trước khi
sinh, con sẽ được thừa hưởng nồng độ kháng thể anti-HBsAg tương đương với nồng độ kháng
thể này ở mẹ.
* Từ khóa: HBsAg; Vắc xin; Kháng thể; Máu cuống rốn.

Characteristics of Total IgG and Anti-HBs IgG Antibody from
Mother to Child
Summary
Objectives: To evaluate the relation between total IgG and anti-HBsAg antibody in maternal
and cord blood at birth. Subjects and methods: 67 pairs of maternal and cord blood samples
were collected at birth, in which 35 pairs of mothers had been vaccinated for hepatitis B
prenataly were checked for HBsAg concentrations, 55 pairs was checked for total IgG levels.


HBsAg and total IgG were measured based on electrochemical luminescence methods and
nephelometric immunological methods, respectively. Results: The average concentration of
maternal’s IgG in “total IgG of child higher than of mother” group was 795 mg/dl and of reversed
group was 1,083 mg/dl, significantly different (p < 0.01). In 35 pairs of HBsAg was measured,
the results are: 100% of HBsAg over 10 IU/L, 26 cases with child HBsAg levels higher than their
mother, 9 cases with HBsAg levels lower than their mother, significantly different (p < 0.01).
Conclusions: In the mother vaccinated for hepatitis B before pregnant, the child inherits the
concentration of HBsAg levels equivalent to maternal antibodies.
* Key words: HBsAg; Vaccine; Antibody; Cord blood.
* Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
** Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương
Người phản hồi (Corresponding): Lê Xuân Hải ()
Ngày nhận bài: 20/10/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 12/01/2016
Ngày bài báo được đăng: 19/01/2016

59


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa
phát triển đầy đủ, do vậy tình trạng miễn
dịch ở trẻ sơ sinh phụ thuộc chủ yếu vào
các globulin miễn dịch được truyền từ mẹ
sang con qua hàng rào nhau thai trong
thời gian mang thai, thông qua thụ thể
FcRn (neonatal Fc receptor) [1]. Theo
khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), tiêm phòng vắc xin viêm gan B

cho trẻ sơ sinh được thực hiện phổ biến
ở nhiều bệnh viện sản khoa trong vòng
24 giờ sau sinh, việc tiêm phòng này có
tác dụng tích cực trong phòng chống
nhiễm virut viêm gan B đối với các trẻ sơ
sinh có mẹ mang virut [2, 3]. Tuy nhiên,
với trẻ sơ sinh có mẹ không nhiễm HBV
và đã đưn tích cực và số lượng
thụ thể FcRn đóng vai trò ảnh hưởng trực
tiếp lên quá trình vận chuyển này.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, có

hợp với nghiên cứu của Zhiqun Wang và

mối liên quan chặt giữa nồng độ kháng

cũng như nhiều nghiên cứu trước đó cho

thể anti-HBsAg của mẹ truyền sang con

thấy, nồng độ kháng thể kháng HBsAg

CS [5].
Với trường hợp mẹ không mắc viêm
gan B, theo khuyến cáo của WHO và chỉ
đạo của Bộ Y tế, vắc xin viêm gan B cần
được tiêm cho trẻ sơ sinh trong vòng
24 giờ sau sinh, vì đây là biện pháp hiệu
quả nhất phòng tránh lây nhiễm viêm gan
B từ mẹ hay từ các thành viên khác trong

gia đình và những người xung quanh chăm
sóc cho trẻ [2]. Tuy nhiên, theo Chiến lược
Phòng chống viêm gan B của Trung tâm
Phòng chống bệnh tật Mỹ (CDC), trường
hợp mẹ có kết quả âm tính với HBsAg,
bác sỹ có thể trì hoãn việc tiêm mũi đầu
tiên đến sau khi xuất viện hoặc 1 tháng
sau sinh nếu trẻ có cân nặng < 2 kg [3].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi

63


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

trong máu cuống rốn của con tỷ lệ thuận
với nồng độ kháng thể của mẹ tại thời
điểm sinh và tỷ lệ truyền kháng thể từ mẹ
sang con trong quá trình mang thai rất
cao (26/35 trường hợp con cao hơn mẹ
= 74%, với tỷ lệ truyền trung bình trong
nhóm này là 122,6%). Theo Zhiqun Wang
và CS, tỷ lệ anti-HBsAg ở con cao hơn
mẹ chiếm 84,1% [5], phù hợp với kết quả
của chúng tôi. Ngoài ra, phân tích mối
tương quan cho thấy có liên quan chặt
giữa nồng độ anti-HBsAg của con so với
mẹ (hệ số tương quan r = 0,97 và hệ số
R2 = 0,98). Như vậy, có thể sử dụng giá
trị anti-HBsAg ở mẹ để đánh giá giá trị

này ở con với độ tin cậy cao. Chúng tôi
đưa ra một số vấn đề ở đây:
Thứ nhất: có nên tiêm vắc xin ngay
hay không cho tất cả trẻ sau sinh bất kể
người mẹ trước đó đã được tiêm phòng
vắc xin hay chưa. Thực tế kết quả định
lượng nồng độ anti-HBsAg ở máu cuống
rốn cho thấy nồng độ kháng thể này có
thể giúp bảo vệ cơ thể trẻ chống lại virut
viêm gan B ở giai đoạn chu sinh, vì vậy
có thể trì hoãn việc tiêm phòng 24 giờ sau
sinh ở trẻ có mẹ đã được gây miễn dịch
chống viêm gan B nhằm tránh những
phản ứng không mong muốn và tâm lý lo
lắng của gia đình, sự đau đớn của trẻ do
can thiệp ngay khi trẻ chào đời.
Thứ hai: kháng thể có được này có
ảnh hưởng đến hiệu lực của vắc xin viêm
gan B không nếu trẻ được tiêm vắc xin
ngay sau khi sinh. Nghiên cứu của Zhiqun
64

Wang và CS, Ana Luiza N JunqueiraI và
CS, Hu Y1 và CS cho thấy không có sự
khác nhau về đáp ứng miễn dịch của
vắc xin viêm gan B ở con sau khi được
tiêm phòng viêm gan B đầy đủ liều theo
các nhóm “con có mẹ đã được gây miễn
dịch với viêm gan B [anti-HBsAg+]” và
“chưa có miễn dịch với viêm gan B [antiHBsAg-]” [5, 6, 7]. Tuy nhiên, theo Hu Y1

và CS, ở trẻ có mẹ với nồng độ antiHBsAg cao (> 1.000 IU/L) có biểu hiện ức
chế tác dụng của vắc xin viêm gan B sau
khi tiêm [7]. Vậy mức độ ức chế như thế
nào và khi nào nên tiêm cũng cần có
những nghiên cứu thêm về vấn đề này
nhằm có chiến lược tiêm phòng phát huy
hiệu lực tối đa của vắc xin đưa vào trên
từng cá thể khác nhau.
Thứ ba: có hay không các phản ứng
quá mẫn có thể xảy ra ở trẻ với nồng độ
kháng thể anti-HBsAg có được từ mẹ
truyền sang và phản ứng này có ảnh
hưởng tới sức khỏe của trẻ hay không?.
Theo nguyên lý quá trình phản ứng kháng
nguyên kháng thể, chúng tôi cho rằng
việc này hoàn toàn có thể xảy ra và ảnh
hưởng tới hoạt động chức năng của các
cơ quan liên quan, hình thành các phức
hợp miễn dịch. Theo Dienstag JL và CS [8],
phức hợp miễn dịch HBsAg và antiHBsAg với sự kết hợp của bổ thể và các
yếu tố liên quan có thể gây ra bệnh lý
ngoài gan như: viêm khớp, viêm cầu
thận, viêm hoại tử mao mạch và các động
mạch nhỏ, hội chứng viêm da đầu chi
dạng sẩn ở trẻ em. Tuy nhiên, nồng độ
kháng thể là bao nhiêu tương ứng với


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016


tải lượng kháng nguyên đưa vào thì sẽ
xảy ra phản ứng, vấn đề này cần tiếp tục
được nghiên cứu sâu hơn nữa nhằm
cung cấp thông tin chứng minh cơ chế rõ
ràng hơn.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu khả năng vận chuyển
kháng thể đặc hiệu HBsAg từ mẹ sang
con, bước đầu chúng tôi rút ra một số kết
luận:
- Có mối tương quan thuận, mức độ
không chặt giữa nồng độ IgG tổng số ở
máu dây rốn trẻ sơ sinh với nồng độ IgG
tổng số của mẹ (r = 0,04). Khi nồng độ
IgG tổng số trong máu mẹ cao (> 1.083,0
mg/dl, tỷ lệ nồng độ IgG tổng số máu dây
rốn trẻ sơ sinh/IgG tổng số của mẹ có xu
hướng giảm.
- Có mối tương quan thuận, mức độ
chặt giữa nồng độ IgG đặc hiệu HBsAg
trong huyết thanh mẹ và trong máu dây
rốn trẻ sơ sinh (r = 0,97). 100% trường
hợp mẹ được tiêm vắc xin viêm gan B
trước sinh có sự hiện diện của kháng thể
anti-HBsAg lớp IgG trong máu dây rốn trẻ
sơ sinh, với hiệu giá kháng thể đạt ngưỡng
bảo vệ đối với nhiễm virut viêm gan B.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Đông, Phạm Mạnh Hùng. Sự hỗ

trợ miễn dịch của mẹ cho con. Tạp chí Thông
tin Y Dược. 2014, số 4.
2. Vũ Triệu n, Jean C Homberg. Miễn
dịch học. Nhà xuất bản Y học. 1998, tr.321.
3. Center for Disease Control and Prevention
(CDC). A comprehensive immunization strategy
to eliminate transmition of hepatitis B virus
infection in United States. Morbidity and Mortality
Weekly Report. 2006, 55 (RR16), pp.1-25.
4. Michaux LJ, Heremans JF et al.
Immunoglobin levels in cord-blood serum of
negroes and caucasians. Tropical and Geographical
Medicine. 1996, 18, pp.10-14.
5. Zhiqun Wang, Shu Zhang, Chao Luo
et al. Transplacentally acquired maternal
antibody against hepatitis B surface antigen in
infants and its influence on the response to
hepatitis B vaccine. Open and Access Freely
Available online. 2011, 6 (9), e25130.
6. Ana Luiza N Junqueiral, Viviane R
Tavaresl et al. Presence of maternal anti-HBs
antibodies does not influence hepatitis B
vaccine response in Brazilian neonates. Mem
Inst Oswaldo Cruz. 2011, 106, pp.113-116.
7. Hu Y1, Wu Q, Xu B et al. Influence of
maternal antibody againt hepatitis B surface
antigen on active immune response to hepatitis
B vaccine in infants. Vaccine. 2008, 26,
pp.6064-6067.
8. JL Dienstag et al. Hepatitis B as an

immune complex disease. Semin Liver Dis.
1981, 1, pp.45-47.

65



×