Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu hiệu quả của phản ứng hòa hợp để sử dụng kháng globulin người tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.58 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA PHẢN ỨNG HÒA HỢP ĐỂ SỬ DỤNG
KHÁNG GLOBULIN NGƯỜI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG
THÁI NGUYÊN
Vũ Bích Vân*, Cao Minh Phương*, Tăng Bá Tùng*, Nguyễn Kiều Giang*, Nguyễn Thế Tùng**

TÓM TẮT
Mục tiêu: “Đánh giá hiệu quả của phản ứng hòa hợp có sử dụng kháng globulin người ở bệnh nhân được
truyền khối hồng cầu để nâng cao chất lượng an toàn truyền máu”.
Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên các bệnh nhân được truyền khối
hồng cầu tại khoa Huyết học lâm sàng Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên, nghiên cứu mô tả cắt ngang,
sử dụng các kỹ thuật định nhóm và phản ứng hòa hợp phát máu trên ống nghiệm và trên gelcard.
Kết quả: Qua nghiên cứu phản ứng hoà hợp có sử dụng kháng globulin người trên 100 bệnh nhân được
truyền máu tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, chúng tôi thu được một số kết quả sau: - Phát hiện
được 5 bệnh nhân có phản ứng hoà hợp sử dụng kháng globulin người dương tính trên tổng số 100 bệnh nhân,
chiếm 5%. - Phát hiện thêm được 3 bệnh nhân có kết quả âm tính ở điều kiện 220C nhưng lại cho kết quả dương
tính khi thực hiện phản ứng hoà hợp sử dụng kháng globulin người. - Tỷ lệ bệnh nhân có phản ứng hoà hợp sử
dụng kháng globulin người dương tính ở nữ cao hơn nam (nữ: 8, 1%; nam: 1, 9%). - Tỷ lệ dương tính của phản
ứng hoà hợp sử dụng kháng globulin người gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi: 41 đến 60 (9, 3%). - Tỷ lệ dương tính
của phản ứng hoà hợp sử dụng kháng globulin người gặp nhiều ở nhóm bệnh nhân được truyền máu nhiều lần
(<5lần: 3, 2%; >5 lần: 8, 1%).
Kết luận: Thực hiện phản ứng hòa hợp có sử dụng kháng globulin người là cần thiết cho tất cả bệnh nhân
phải truyền máu.
Từ khoá: Phản ứng hoà hợp (PƯHH), kháng globulin người (AHG), Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái
Nguyên.

ABSTRACT
RESEARCH EFFECT OF REACTION HARMONY USING ANTI HUMAN GLOBULIN AT THE THAI


NGUYEN CENTRAL GENERAL HOSPITAL
Vu Bich Van, Cao Minh Phuong, Tang Ba Tung, Nguyen Kieu Giang, Nguyen The Tung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 432 - 437
Objective: "Research effect of reaction harmony using anti human globulin at the patients received red blood
cells to improve blood transfusion safety".
Methods: The study was conducted on the patient who required blood transfusion at the department of
clinical hematology of Thai Nguyen national hospital general, cross-sectional descriptive study, using the
techniques of identify blood group and reaction harmony in vitro and in gelcard.
Resultst:By studying the reaction harmony using anti human globulin for 100 patients who received blood
at the Department 2 of Thai Nguyen Central general Hospital, The results were as followed: - Identify the 5
*Trung tâm Huyết học - Truyền máu - BVĐKTƯ Thái Nguyên,
**Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên
Tác giả liên lạc: ThS.BS Nguyễn Kiều Giang, ĐT: 0983171276, Email:

432

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

Nghiên cứu Y học

patients positive with reaction use anti human globulin of total 100 patients, the rate is 5%. - Identify additional 3
patients’ negative results at 22oC, but positive results when performing reaction harmony using anti human
globulin. - The percentage of patients with positive use reaction anti human globulin in women higher than men
(women: 8.1%; men: 1.9 %). - The percentage of positive hợp nếu có chỉ
định của bác sĩ lâm sàng:
+ Chọn 10 đơn vị máu cùng nhóm máu hệ
ABO, Rh(D) với bệnh nhân để tiến hành làm xét

nghiệm chọn máu.
+ Nếu không chọn được đơn vị máu hòa
hợp, tiếp tục báo cho bác sỹ lâm sàng xem xét
lại chỉ định truyền máu. Trong trường hợp
bệnh nhân thiếu máu nặng, không thể trễ hơn
việc truyền máu, bác sĩ lâm sàng vẫn có chỉ
định truyền, thì chọn những đơn vị máu có
kết quả chọn máu ngưng kết ít nhất để truyền
cho bệnh nhân.

Xử lý số liệu
Số liệu được nhập và xử lý theo chương
trình SPSS.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm của bệnh nhân bị bệnh máu
được truyền khối hồng cầu (KHC)
Bảng 1. Phân bố bệnh nhân được truyền KHC theo
nhóm máu hệ ABO
Nhóm máu
O
B
A
AB
Tổng số

Số BN
38
29
30

3
100

Tỷ lệ (%)
38,0
29,0
30,0
3,0
100

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Bệnh nhân được truyền Khối hồng
cầu gặp nhiều nhất là nhóm máu O (38%), thấp
nhất là nhóm máu AB (3%).

Tuổi, giới, chẩn đoán, nhóm máu, mức độ
thiếu máu.

Kết quả thực hiện PƯHH cho bệnh nhân
bị bệnh máu được truyền Khối hồng cầu

- Kết quả của phản ứng hòa hợp ở 220C và
sử dụng kháng globulin người.

Bảng 2. Tỷ lệ bệnh nhân được truyền Khối hồng cầu
có PƯHH dương tính ở 22 C

Các chỉ số nghiên cứu


+ Tỷ lệ dương tính của phản ứng hòa hợp ở
22 C và sử dụng kháng globulin người.

Tổng số BN

0

+ Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ dương tính
của phản ứng hòa hợp sử dụng AHG: Tuổi,
giới, chẩn đoán, nhóm máu, số lần truyền máu.
- Kết quả chọn máu khi phản ứng hòa hợp
sử dụng AHG dương tính: Tỷ lệ bệnh nhân chọn
được đơn vị máu hòa hợp.

Các kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu
- Phản ứng hòa hợp ở 22C bằng phương
pháp ống nghiệm.
- Phản ứng hòa hợp sử dụng AHG trên
gelcard.
- Kỹ thuật làm nghiệm pháp Coombs trực
tiếp trên gelcard.
Các kỹ thuật xét nghiệm được thực hiện theo
quy trình đang được áp dụng tại phòng xét
nghiệm Miễn dịch phát máu, Trung tâm Huyết
học truyền máu Bệnh viện Đa khoa Trung ương
Thái Nguyên..

434

100


Phản ứng hòa hợp ở 22C
Số BN dương tính
Tỷ lệ %
2
2,0

Nhận xét: Trong 100 bệnh nhân được làm
phản ứng hoà hợp ở 22oC, gặp 2 bệnh nhân có
phản ứng hoà hợp dương tính.
Bảng 3. Tỷ lệ bệnh nhân được truyền Khối hồng cầu
có PƯHH sử dụng AHG dương tính
Tổng số BN
100

Phản ứng hòa hợp sử dụng AHG
Số BN dương tính
Tỷ lệ %
5
5,0

Nhận xét: 5% bệnh nhân dương tính khi làm
phản ứng hoà hợp có sử dụng AHG.
Bảng 4. Mối liên quan giữa PƯHH ở 22ºC và
PƯHH có sử dụng AHG
PƯHH sử dụng AHG Tổng số
Âm tính Dương tính
PƯHH ở
Âm tính
0

3
3
0
22 C
Dương tính
0
2
2
Tổng số
0
5
5

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Nhận xét: Trong số 2 bệnh nhân có phản
ứng hoà hợp ở 22oC dương tính thì có 2 bệnh
nhân dương tính trong điều kiện AHG.
Bảng 5. Phân bố bệnh nhân có PƯHH sử dụng
AHG dương tính theo giới
Giới
Nam
Nữ
Tổng

Số BN PƯHH sử dụng AHG + Tỷ lệ % P
52
1

1,9
<
0,05
48
4
8,3
100
5

Nhận xét: Tỷ lệ phản ứng hoà hợp dương
tính ở nam là 1,9%, nữ là 8,3%, tỷ lệ này có sự
khác biệt víi p< 0,05.
Bảng 6. Phân bố bệnh nhân có PƯHH sử dụng
AHG dương tính theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi

N

≤ 20
21 – 40
41 – 60
> 60
Tổng số

6
32
58
4
100


PƯHH có sử dụng
AHG +
0
2
3
0
5

Tỷ lệ %
0
6,25
9,3
0

Nhận xét: Tỷ lệ phản ứng hoà hợp sử dụng
AHG dương tính cao nhất trong nhóm tuổi 41 60 (9,3%), tiếp đến là nhóm tuổi 21 - 40 (6,25%),
nhóm ≤ 20 tuổi và > 60 tuổi không gặp trường
hợp nào dương tính.
Bảng 8. Phân bố bệnh nhân có PƯHH sử dụng
AHG dương tính theo số lần truyền máu
Số lần nhận máu

Số mẫu
NC
BN chưa nhận máu
20
Nhận máu ≤ 5 lần
31
Nhận máu > 5 lần
49

Tổng số
100

Số mẫu
(+)
0
1
4
5

Tỷ lệ
(%)
0
3,2
8,1

P

< 0,05

Nhận xét: Bệnh nhân chưa truyền máu thì
không gặp kháng thể bất thường, Bệnh nhân
truyền máu trên 5 lần thì có tỷ lệ KTBT cao
hơn những bệnh nhân truyền máu dưới 5 lần
(p <0, 05).

BÀN LUẬN
Đặc điểm của bệnh nhân bị bệnh máu
được truyền Khối hồng cầu
Trong số 100 bệnh nhân có 48 nữ (48%) và 52

nam (52%), độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất từ 41

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học

Nghiên cứu Y học

đến 60 tuổi (58%).
Tỷ lệ bệnh nhân được truyền KHC nhóm O
chiếm tỷ lệ cao nhất (38%), sau đó đến KHC
nhóm B, A, AB với tỷ lệ tương ứng là 29%, 30%
và 3%. Sự phân bố về nhóm máu hệ ABO ở bệnh
nhân bị bệnh máu được truyền KHC trong
nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết
quả nghiên cứu về sự phân bố nhóm máu hệ
ABO trong quần thể và nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Thu Hạnh(7), khi nghiên cứu về sự phân
bố của nhóm máu hệ ABO ở những bệnh nhân
bị bệnh máu được truyền KHC trong quá trình
điều trị (1).

Kết quả thực hiện PƯHH cho bệnh nhân
bị bệnh máu được truyền KHC
Kết quả nghiên cứu trong bảng 2 trong số
100 bệnh nhân thì chỉ có 2 bệnh nhân có PƯHH
dương tính ở 220C chiếm tỷ lệ 2%. Khi làm phản
ứng hòa hợp ở 220C chúng ta mới chỉ đảm bào
sự hòa hợp giữa người cho và người nhận về hệ
nhóm máu ABO và phát hiện các kháng thể bất
thường hoạt động ở 220C.
Kết quả bảng 5 cho thấy có 5 trường hợp có

PƯHH sử dụng AHG dương tính chiếm tỷ lệ
5%. PƯHH có sử dụng AHG ngoài khả năng
phát hiện các tự kháng thể có mặt trong huyết
thanh còn có khả năng phát hiện các đồng
kháng thể miễn dịch gây ra bởi truyền máu hoặc
bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai nhi(9,10,12).
Kết quả nghiên cứu của chóng tôi thấp hơn so
với kết quả nghiên cứu của các tác giả Trịnh
Xuân Kiếm (1990)(5), Bùi Thị Mai An (1994)(2),
Trần Thị Thu Hà (1999)(8), khi nghiên cứu về tỷ lệ
kháng thể bất thường ở những bệnh nhân được
truyền máu nhiều lần. Điều này do nghiên cứu
của các tác giả được thực hiện trên những bệnh
nhân được truyền máu nhiều lần trong đó có cả
những bệnh nhân đó được chẩn đoán là tan
máu tự miễn.
So sánh với kết quả nghiên cứu của Poposki
G.P và Maver S: kết quả nghiên cứu của chúng
tôi tương tự tỷ lệ kháng thể bất thường trong
nghiên cứu của tác giả Poposki là 5,05% trong số
514 bệnh nhân tuổi từ 9 - 74 được truyền máu

435


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

nhiều lần, và cao hơn của tác giả Maver S là 2,

8% trong tổng số 35,242 mẫu máu được thu thập
trong thời gian 10 năm từ 1996 – 2005(12). Điều
này do an toàn truyền máu về mặt miễn dịch tại
các nước tiên tiến đó được quan tâm và thực
hiện một cách đồng bộ, do đó tỷ lệ kháng thể bất
thường ở những bệnh nhân được truyền máu
thấp hơn.

truyền máu cơ thể lại được mẫn cảm với các
kháng nguyên hồng cầu không hoà hợp (sự tái
mẫn cảm) sẽ thúc đẩy đáp ứng miễn dịch nhớ,
sản xuất ra kháng thể đặc hiệu chống lại những
hồng cầu mang kháng nguyên tuơng ứng. Điều
này lý giải cho chúng ta thấy được tỷ lệ dương
tính ở bệnh nhân nữ khi được làm PƯHH có sử
dụng AHG lại cao hơn so với nam(4,6,10,12).

Kết quả ở bảng 4 cho thấy việc triển khai kỹ
thuật PƯHH có sử dụng AHG đó phát hiện
thêm được 3 bệnh nhân cho kết quả âm tính khi
làm PƯHH ở điều kiện nhiệt độ 220C nhưng lại
cho kết quả dương tính khi làm PƯHH có sử
dụng AHG. Điều này cho thấy nếu chỉ thực hiện
PƯHH ở 220C sẽ bỏ sót những trường hợp có
kháng thể bất thường do truyền máu không hòa
hợp nhóm máu ngoài hệ ABO, đây chính là
nguy cơ gây ra truyền máu không hiệu lực trên
lâm sàng đồng thời làm ảnh hưởng đến kết quả
điều trị (do hiện tượng tan máu sẽ làm giảm
lượng hemoglobin gây nên triệu chứng thiếu

máu trên lâm sàng). Vì vậy, những bệnh nhân
này phải truyền máu nhiều hơn so với những
bệnh nhân có PƯHH sử dụng AHG âm tính để
có thể duy trì lượng hemoglobin tối thiểu, như
vậy họ sẽ phải chi trả viện phí nhiều hơn, thời
gian điều trị kéo dài.

Kết quả bảng 6 cho thấy tỷ lệ dương tính của
PƯHH sử dụng AHG ở độ tuổi 41 – 60 là cao
nhất (9,3%), nhóm tuổi trên 60 và < 20 không
gặp trường hợp nào. Theo nghiên cứu của tác
giả Trần Văn Bé thành phố Hồ Chí Minh, nhóm
tuổi 21 đến 30 có tỷ lệ xuất hiện kháng thể bất
thường cao nhất (42%), còn các nhóm tuổi khác
tỷ lệ xuất hiện kháng thể bất thường dao động
trong khoảng 9,3 đến 16,7%. Kết quả này có thể
do ở độ tuổi 21 - 40 hệ thống miễn dịch đó được
phát triển một cách hoàn thiện cho nên đáp ứng
miễn dịch xảy ra nhanh nhạy. Ở độ tuổi trên 60,
hệ thống miễn dịch bắt đầu suy giảm cho nên
đáp ứng miễn dịch sẽ kém hơn(4,10,6,12).

Kết quả bảng 5 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có
PƯHH sử dụng AHG dương tính ở nữ (8,3%),
cao hơn ở nam (1,9%) và sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi cũng thấp hơn so với kết quả
nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thu Hà, nghiên
cứu của tác giả cho thấy tỷ lệ kháng thể bất
thường ở nữ là 19,83% và của nam là 5,74%(8).

Theo nghiên cứu của tác giả Maver S cho thấy tỷ
lệ kháng thể bất thường gặp ở 80, 3% nữ và 19,
7% nam(6,12). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ
lệ nữ có PƯHH sử dụng AHG dương tính chiếm
8,3 %, những bệnh nhân nữ trong độ tuổi này
phần lớn là đang ở độ tuổi sinh đẻ hoặc đó qua
thời kỳ sinh đẻ, cơ thể của họ có thể bị mẫn cảm
bởi những hồng cầu mang những kháng
nguyên không hoà hợp của con trong những lần
mang thai hoặc sinh đẻ trước đây, nên khi

436

Kết quả ở biểu đồ 3.7 cho thấy: Trong 100
trường hợp có PƯHH sử dụng AHG dương
tính, có 31 trường hợp nhận máu dưới 5 lần
(chiếm 31%), 49 trường hợp nhận máu trên 5 lần
(chiếm 49%). Kết quả này cho thấy tỷ lệ dương
tính của PƯHH có sử dụng AHG cao hơn ở
nhóm bệnh nhân có số lần nhận máu > 5 lần khá
cao 8,1%. Theo nghiên cứu của tác giả Trần Thị
Thu Hà(6), tỷ lệ xuất hiện kháng thể bất thường
của nhóm bệnh nhân nhận máu ≤ 5 lần là 8,04%
và nhóm nhận máu > 5 lần là 16,8%. Theo
nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Mai An, tỷ lệ
xuất hiện kháng thể bất thường của nhóm bệnh
nhân nhận máu ≤ 5 là 8,62% và nhận máu > 5 lần
là 22,8%. Tuy nhiên, để gây được đáp ứng miễn
dịch các kháng nguyên phải có một liều lượng
thích hợp với số lần kích thích nhất định. Khi số

lần truyền máu tăng lên sẽ kích thích hệ miễn
dịch sinh ra kháng thể chống lại các kháng
nguyên hồng cầu không hoà hợp, do đó sẽ làm
tăng khả năng sinh kháng thể bất thường hệ
hồng cầu. Điều này chứng tỏ nguy cơ dẫn đến
sự hình thành các kháng thể bất thường hệ hồng

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
cầu cao hơn ở những bệnh nhân nhận máu
nhiều(5,11).
Theo quy chế truyền máu năm 2007, xét
nghiệm phản ứng hoà hợp có sử dụng kháng
globulin người là xét nghiệm bắt buộc cho tất cả
các bệnh nhân phải truyền máu. Tuy nhiên, hiện
nay xét nghiệm này mới được triển khai tại các
trung tâm lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh, còn các trung tâm và các bệnh viện nhỏ
thì hầu như chưa triển khai được đồng bộ trên
cả nước, do trong quá trình triển khai còn một
số vướng mắc mà khó khăn nhất là việc thanh
toán với Bảo hiểm Y tế.

KHUYẾN NGHỊ
Để góp phần nâng cao hiệu quả truyền máu
và hạn chế tối đa các phản ứng truyền máu do
nguyên nhân miễn dịch, các cơ sở truyền máu
trong toàn quốc cần triển khai thực hiện một

cách nghiêm túc xét nghiệm PƯHH có sử dụng
AHG trước khi truyền máu toàn phần, KHC cho
bệnh nhân. Điều này cũng đó được quy định
trong quy chế truyền máu năm 2007 mà Bộ Y Tế
đã ban hành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

KẾT LUẬN

2.

Từ các kết quả nghiên cứu trên 100 bệnh
nhân bị bệnh máu được truyền KHC trong quá
trình điều trị và được làm PƯHH sử dụng AHG,
chóng tôi rút ra một số kết luận sau:

3.

- Phát hiện được 5 bệnh nhân có PƯHH sử
dụng AHG dương tính trên tổng số 100 bệnh
nhân chiếm 5%.
- Phát hiện thêm được 3 bệnh nhân có kết
quả âm tính ở điều kiện 220C nhưng lại cho kết
quả dương tính khi thực hiện PƯHH sử dụng
AHG .
- Tỷ lệ bệnh nhân có PƯHH sử dụng AHG
dương tính ở nữ cao hơn nam (nữ: 8, 1%;
nam: 1, 9%).


4.

5.
6.

7.

8.

9.

- Tỷ lệ dương tính của PƯHH sử dụng AHG
gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi: 41 - 60 (9,3%).

10.

- Tỷ lệ dương tính của PƯHH sử dụng AHG
găp nhiều ở nhóm bệnh nhân được truyền máu
nhiều lần (<5lần: 3, 2%; > 5 lần: 8, 1%).

11.

12.

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học

Nghiên cứu Y học

Bộ Y Tế (2003), Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường

thập kỷ 90 – thế kỷ XX, NXB Y học, tr. 73 – 78.
Bùi Thị Mai An (2004), “Những hiểu biết mới về nhóm máu hệ
hồng cầu và ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong nghiên
cứu kháng nguyên nhóm máu hệ hồng cầu”, Một số chuyên đề
Huyết học - Truyền máu, Hà Nội, tr. 170 – 187.
Chapman J.F, Elliott C, Knowles S.M, Mikins C .E, Poole G.D
(2004), “Guidelines for compatibility procedures in blood
transfusion laboratories”, Transfusion Medicine, 14, pp 59–73.
Col DS, Brig PSD, et al (2008), “Comparative Study of Blood
Cross Matching Using Conventional Tube and Gel Method.
MJAFI, Vol 64, No 2, pp 129 – 130.
Đỗ Trung Phấn (2000), An toàn truyền máu, NXB Khoa học kỹ
thuật, Hà Nội.
Maver S, Kramar I, Galvani V (2007), “ Clinical importantance of
red cell alloantibodies detected in 10 years period in general
hospial Izola”, Vox Sanguinis, Vol 93, Issue 1, pp 356
Nguyễn Thu Hạnh (2008), “Nghiên cứu hiệu quả của phản ứng
hoà hợp có sử dụng kháng globulin người tại Viện Huyết học Truyền máu trung ương.” Luận văn thạc sỹ y học, tr. 4 – 41.
Trần Thị Thu Hà (1999), “Nghiên cứu kháng thể bất thường hệ
hồng cầu ở bệnh nhân nhận máu nhiều lần”, Luận văn thạc sỹ y
học, tr. 4 – 21.
Trần Văn Bé (1994), “Tìm kháng thể bất thường bằng nghiệm
pháp Gel”, Y học Việt Nam 1 (176), tr. 20 – 23.
Trần Văn Bé (1998), “Miễn dịch huyết học và truyền máu”, Lâm
sàng huyết học, NXB Y học, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh,
tr. 312 – 330.
Trịnh Xuân Kiếm, Bạch Quốc Tuyên, Trịnh Kim Ảnh (1990),
“Kháng thể bất thường, nguyên nhân phản ứng tan máu tại
Bệnh viện Chợ Rẫy”, Y học thực hành, số 5, tập 228, tr.14-15.
Vũ Triệu An, Jean Claude Homberg (1997), Miễn dịch học, NXB

Y học, tr. 17 -298.

437



×