Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Adenosine deaminase (ADA) dịch báng trong chẩn đoán lao màng bụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.36 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

ADENOSINE DEAMINASE (ADA) DỊCH BÁNG
TRONG CHẨN ĐOÁN LAO MÀNG BỤNG
Hứa Thúy Vi*, Bùi Hữu Hoàng**

TÓM TẮT
Mở đầu: Việc chẩn đoán lao màng bụng (LMB) còn gặp nhiều khó khăn vì các phương pháp chẩn đoán
trước đây có độ nhạy, độ chuyên biệt thấp. Adenosine Deaminase(ADA) dịch báng đã được ứng dụng nhiều
trong chẩn đoán LMB tại nhiều nước trên thế giới vì đây là một xét nghiệm nhanh, không xâm lấn, có độ nhạy và
độ chuyên biệt cao. Ở Việt nam, xét nghiệm ADA dịch cơ thể chỉ mới thực hiện từ năm 2009 tại bệnh viện Chợ
Rẫy và chỉ có một nghiên cứu về vai trò của xét nghiệm này trong chẩn đoán LMB với cỡ mẫu nhỏ. Mục tiêu
nghiên cứu: 1) khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của LMB; 2) xác định giá trị ngưỡng, độ nhạy, độ
chuyên của ADA dịch báng trong chẩn đoán LMB.
Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang, thực hiện trên 91 bệnh nhân (BN) báng bụng có SAAG <11g/L.
Kết quả: có 30 BN được chẩn đoán LMB dựa vào 1 trong 2 tiêu chuẩn hoặc PCR dịch màng bụng dương
tính hoặc kết quả nội soi sinh thiết màng bụng có hiện diện nang lao. Với ngưỡng ADA 31,7 U/L xác định bằng
đường cong ROC, có độ nhạy 90% và độ chuyên 96,72%. Giá trị trung bình của ADA trong nhóm LMB lớn
hơn trong nhóm không phải LMB.
Kết luận: ADA dịch báng là xét nghiệm có giá trị trong chẩn đoán phân biệt báng bụng do lao và không do
lao. Xét nghiệm này nên thực hiện thường quy ở những BN báng bụng dịch tiết ưu thế lympho bào, nhất là
những BN không thực hiện được nội soi sinh thiết màng bụng.
Từ khoá: lao màng bụng (LMB), ADA (Adenosine Deaminase), SAAG (Serum Ascitis Albumin Gradient)

ABSTRACT
ADENOSINE DEAMINASE (ADA) IN ASCITIC FLUID IN THE DIAGNOSIS OF TUBERCULOUS
PERITONITIS
Hua Thuy Vi, Bui Huu Hoang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 178 184
Background: The diagnosis of tuberculous peritonitis (TP) is still difficult due to the low sensitivity and


specificity of former diagnosis methods. Adenosine deaminase (ADA) level ascitic fluid was used worldwide for
the diagnosis of peritoneal tuberculosis because of quick and noninvasive test with high sensitivity and specificity.
In Vietnam, ADA test in ascitic fluid has just done at Cho Ray hospital since 2009 and there is few studies
concerning the role of ADA in diagnosis of TP.
Objectives: 1) to survey clinical, paraclinical characteristics of TP; 2) to determine the sensitivity and
specificity of ADA levels in ascitic fluid for the diagnosis of TP.
Methods: cross-sectional study, 91 ascitic patients with SAAG <11g/L.
Results: 30 patients with TP were diagnosed by positive PCR of ascitic fluid or tubercles in results of
laparoscopic peritoneal biopsy. Threshold of ADA was 31.7 U/L determined by the ROC curve, with sensitivity
90% and specificity 96.72%. The mean value of ADA in the TP group is higher than other group.

* Bệnh viện Nhân dân 115
Tác giả liên lạc: BS. Hứa Thúy Vi

178

**Bộ môn Nội – ĐH Y Dược TP HCM
ĐT: 0909181698
Email:

Chuyên Đề Nội Khoa II


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

Conclusions: ascitic ADA level had an important role for the differential diagnosis of ascites due to
tuberculosis and not due to tuberculosis.This test should be done routinely in ascitic patients with lymphocytes
dominated ascitic fluid, especially in those patients the laparoscopic peritoneal biopsy was not performed.

Keywords: Tuberculous peritonitis, ADA (Adenosine Deaminase), SAAG (Serum Ascitis Albumin
Gradient)
dịch tế bào. Từ năm 1978, nhiều tác giả đã
ĐẶT VẤN ĐỀ
nghiên cứu và nhận thấy ADA dịch cơ thể rất có
Theo thống kê của WHO, ước tính mỗi năm
giá trị trong chẩn đoán các trường hợp tràn dịch
có khoảng 8,8 triệu người mắc lao mới và 52.000
do lao. ADA dịch báng trong chẩn đoán LMB đã
trường hợp tử vong mỗi tuần hoặc hơn 7.000
được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, nhất là
người chết do lao mỗi ngày(27). Khoảng 95% số
những nước có tần suất mắc lao cao vì đó là một
bệnh nhân mới và 99% số người chết do lao
xét nghiệm nhanh, kỹ thuật khá đơn giản, chi
thuộc các nước đang phát triển. Việt Nam là
phí thấp, có độ nhạy và độ chuyên biệt cao từ 92
quốc gia đứng hàng thứ 13 trong 22 nước có số
- 100% tùy theo giá trị điểm cắt của ADA(16). Việt
bệnh nhân lao cao nhất thế giới. Tỷ lệ phát hiện
Nam là một nước có tần suất cao về bệnh lao,
bệnh lao các thể là 117/100.000 dân, trong đó lao
nhưng xét nghiệm ADA dịch cơ thể chỉ mới
ổ bụng cũng có khuynh hướng gia tăng, chiếm
được thực hiện từ năm 2009 tại BV Chợ Rẫy. Ở
tỉ lệ khoảng 11%. Lao màng bụng là thể lao
Việt nam, có rất ít nghiên cứu ADA trong chẩn
thường gặp nhất trong các bệnh lý lao ổ bụng
đoán LMB. Chính vì thế, chúng tôi thực hiện đề
với tần suất ngày càng gia tăng trên toàn thế

tài này để xác định: vai trò của ADA dịch báng
giới (3,8). LMB thường có các biểu hiện lâm sàng
trong chẩn đoán LMB.
mơ hồ, diễn tiến âm thầm. Chẩn đoán LMB chủ
Mục tiêu nghiên cứu: 1) Khảo sát đặc điểm
yếu dựa vào nhuộm, cấy vi khuẩn lao, PCR lao
lâm sàng, cận lâm sàng của LMB. 2) Xác định
dịch màng bụng (DMB) và có thể nội soi sinh
giá trị ngưỡng, độ nhạy, độ chuyên biệt của
thiết màng bụng. Ngày nay, cấy vi khuẩn lao
ADA dịch báng trong chẩn đoán LMB.
trong hệ thống cấy tự động BACTEC 460 hoặc
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
MGIT,..cho kết quả nhanh hơn nhưng thời gian
trung bình phải mất 14 ngày và tỉ lệ cấy dương
Đối tượng nghiên cứu
tính trong LMB vẫn thấp (17). PCR lao DMB tuy
BN báng bụng tại khoa nội tiêu hóa, bệnh
có độ đặc hiệu cao nhưng độ nhạy rất thấp (6,8).
viện Nhân Dân 115 (từ tháng 1/2010 đến tháng
Sinh thiết màng bụng qua nội soi là một thủ
12/2010) và BV Chợ Rẫy (từ tháng 3/2010 đến
thuật xâm lấn, có giá trị cao trong chẩn đoán
tháng 9/2010).
LMB nhưng chỉ được thực hiện tại một số bệnh
Thiết kế nghiên cứu
viện lớn. Chính vì vậy, chẩn đoán LMB còn gặp
nhiều khó khăn và từ đó gây chậm trễ trong
Cắt ngang, mô tả và phân tích
điều trị. Vì vậy, việc tìm kiếm một phương pháp

Chọn mẫu
chẩn đoán LMB sớm, không xâm lấn, có độ
BN thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và tiêu chuẩn
nhạy và độ đặc hiệu cao, chi phí thấp là một vấn
loại trừ:
đề rất cần thiết. ADA là một nhóm các men có
Tiêu chuẩn chọn
cùng một chức năng hóa học trong quá trình
chuyển hóa purin, xúc tác sự chuyển adenosine
BN báng bụng có SAAG < 11g/L

deoxyadenosine
thành
inosine

Tiêu chuẩn loại trừ
deoxyinosine. ADA được phân bố rộng trong
BN không đồng ý làm các xét nghiệm ADA,
các mô và các dịch cơ thể. Hoạt tính của ADA
PCR dịch báng hoặc BN có chống chỉ định hoặc
tăng cao trong những bệnh gây kích thích miễn
từ chối nội soi sinh thiết màng bụng khi kết quả

Chuyên Đề Nội Khoa II

179


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

PCR dịch báng âm tính mà chưa rõ nguyên
nhân của tràn dịch màng bụng.

Tiêu chuẩn chẩn đoán LMB
Dựa vào 1 trong 2 tiêu chuẩn sau: PCR dịch
báng dương tính hoặc nội soi sinh thiết màng
bụng có hiện diện nang lao.

Cách tiến hành
Các đối tượng nghiên cứu được hỏi bệnh sử,
khám lâm sàng và tiến hành chọc DMB. Khi kết
quả PCR dịch báng âm tính hoặc chưa xác định
được nguyên nhân của DMB qua các phương
tiện cận lâm sàng. BN sẽ được hội chẩn với BS
khoa ngoại về chỉ định nội soi sinh thiết màng
bụng để chẩn đoán xác định. Chúng tôi chia BN
thành 2 nhóm LMB và nhóm không LMB dựa
vào các kết quả trên. Định lượng ADA dịch
báng được thực hiện tại phòng xét nghiệm của
bệnh viện Chợ Rẫy bằng bộ xét nghiệm BioQuant ADA assay.

Thu thập và xử lý số liệu
Theo phiếu thu thập số liệu, số liệu được xử
lý bằng Stata 10.0.

Nhận xét: LMB: nữ chiếm gấp đôi nam. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi trung bình
giữa 2 nhóm. Triệu chứng mệt mỏi chiếm tỉ lệ

cao nhất trong các triệu chứng nhiễm lao chung
của nhóm LMB. Triệu chứng đau bụng thường
gặp nhất của các triệu chứng tại ổ bụng.
Bảng 2: Mối tương quan của CA 12.5 trong nhóm
LMB và nhóm không LMB:
TB ± ĐLC
CA 12.5

Nhóm LMB Nhóm không LMB
p
647,12±413,48 682,94±1097,20 0,0168

Nhận xét: giá trị CA 12.5 trong nhóm LMB
khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm
không phải LMB.
Bảng 3: Phân tích DMB:
Đặc điểm
Màu sắc
Vàng chanh
Vàng đục
Đỏ hồng
Trung bình nồng độ
Protein
Trung bình đường
Trung bình bạch cầu

KẾT QUẢ
Chín mươi môt BN được khảo sát gồm: 30
BN LMB và 61 BN không phải LMB (1 BN
lupus, 1 BN nang giả tụy, 1 BN tăng Eosinophil,

58 BN ung thư).

Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm
sàng của nhóm nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng nhóm nghiên
cứu
Đặc điểm
Nhóm LMB Nhóm không LMB
Giới tính Nữ
66,7%
55,7%
Nam
33,3%
44,3%
Tuổi trung bình 45,87±18,6
56,48±17,12
Tr/chứng nhiễm lao chung
Mệt mỏi
73,3%
57,4%
Sốt kéo dài
13,3%
4,9%
Sốt về chiều
50%
13%
Ăn uống kém
66,7%
63,9%
Tr/chứng ở bụng

Đau bụng
53,3%
49,2%

180

p
0,318
0,0083
0,139
0,213
0,000
0,797
0,71

Trung bình bạch cầu
đơn nhân

Nhóm
LMB

Nhóm không
LMB

p

70%
6,67%
23,33%
56±11,23


65,6%
4,92%
29,48
46,03
±11,5
110,73
±43,75
1357,85
±1049,38
44,82
±23,14

0,74

96,57
±30,64
3216,2
±3373,72
73,45
±13,82

0,0002
0,077
0,017
<0,001

Nhận xét: LMB: đa số DMB có màu vàng
chanh, 66,67% BN LMB có bạch cầu đơn nhân
>70%. Trung bình nồng độ protein, trung bình

bạch cầu/ DMB trong nhóm LMB khác biệt có ý
nghĩa thống kê so với nhóm không phải LMB.

Đặc điểm kết quả ADA dịch màng bụng
Bảng 4: Độ nhạy, độ chuyên ADA theo các giá trị
điểm cắt:
Điểm cắt ADA (U/L)
≥ 13,3
≥ 16
≥ 22
≥ 24
≥ 31,7
≥ 40,3

Độ nhạy
100%
96,67%
96,67%
96,67%
90%
70 %

Độ chuyên
77,05%
86,89%
91,8%
92,4%
96,72%
96,72%


Gía trị điểm cắt ADA DMB trong nghiên
cứu chúng tôi: 31,7 U/L, cho độ nhạy: 90%, độ
đặc hiệu 96,72% phù hợp với giá trị ngưỡng

Chuyên Đề Nội Khoa II


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

0.75

1.00

cho độ nhạy, độ đặc hiệu tốt nhất theo đường
cong ROC.

Sensitivity
0.50
0.25

0.25

0.50
1 - Specificity

0.75

cạnh đó, chúng tôi nhận thấy nhóm BN báng
bụng do lao xảy ra ở lứa tuổi trẻ hơn nhóm
báng không do lao có ý nghĩa thống kê. Điều

này phù hợp với y văn vì báng không do lao
đa số là do ung thư di căn hay ung thư
nguyên phát xảy ra ở những BN lớn tuổi.

Giới tính
Trong nghiên cứu chúng tôi, tỉ lệ BN nữ gấp
đôi nam. Tỉ lệ này tương tự của Hòa Bình- Hữu
Lộc(12), Hồ Xuân Thọ và cs(9), Uzunkoy A(24).
Trong thời gian gần đây, đa số các nghiên cứu
LMB cho thấy tỉ lệ phân bố giữa nam và nữ gần
như tương đương nhau(5,11)

0.00

0.00

Nghiên cứu Y học

1.00

Area under ROC curve = 0.9620

CA 12.5
Hình 1: Đường cong ROC
Bảng 5: Kết quả ADA DMB:
< 31,7 U/L
≥ 31,7 U/L
Tổng

LMB


Không LMB

3 (10%)
27 (90%)
30 (100%)

59 (96,72%)
2 (3,28%)
61 (100%)

P=
0,000

Nhận xét: 90% BN LMB có ADA DMB ≥ 31,7
U/L so với 3,28% BN không phải LMB, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê.

BÀN LUẬN
Tuổi và giới
Bảng 6: So sánh đặc điểm tuổi và giới tính với các
nghiên cứu khác:
Tác giả
Số BN Tuổi trung bình
Chúng tôi
91
45,87
(25)
Võ H. Minh Công
48

34,2
(9)
Hồ Xuân Thọ
40
30
(24)
Uzunkoy A
11
39
(11)
Muneef MA
46
46
(5)
Chow KM
115
55

Nam/nữ
1:2
1:3
1:2
1:2
1:1
1:1

Tuổi
LMB có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Theo y văn
và theo nhiều nghiên cứu cho thấy lứa tuổi
LMB thường gặp từ 20-40 tuổi. Độ tuổi trung

bình trong nghiên cứu chúng tôi phù hợp với
nghiên cứu của Muneef MA và cs(11), của
Chow KM (5), tuy nhiên tuổi trung bình trong
nghiên cứu chúng tôi lớn hơn so với những
nghiên cứu của các tác giả khác(9,24,25). Bên

Chuyên Đề Nội Khoa II

Kháng nguyên CA 12.5 là một chỉ dấu “cổ
điển” để chẩn đoán và theo dõi ung thư buồng
trứng. Tuy nhiên gần đây, người ta nhận thấy
CA 12.5 cũng tăng ở những bệnh lành tính đặc
biệt là lao và một số bệnh lý ác tính khác. Theo
nghiên cứu của chúng tôi, CA 12.5 tăng đáng kể
trong những trường hợp LMB. Giá trị trung
bình của CA 12.5 là: 648,12 ± 413,48. Trong
nghiên cứu của Koc S và cs(10) thực hiện trên
1.826 BN nữ, tác giả nhận thấy CA 12.5 tăng
trong 90% BN nữ LMB với giá trị trung bình là
565 U/ml. Như vậy, giá trị trung bình CA 12.5
trong nghiên cứu chúng tôi tương đương với kết
quả của Koc S và cs(10). Tuy nhiên, kết quả CA
12.5 trong nghiên cứu chúng tôi cao hơn nghiên
cứu của Bilgin T và cs (2) (CA 12.5: 331 U/ml) và
một số nghiên cứu khác. Ngoài ra, giá trị CA
12.5 trong nghiên cứu chúng tôi thấp hơn của
Ocal PA và cs(14) (CA 12.5: 1070 U/ml). Sự khác
biệt này có lẽ do khác nhau về cỡ mẫu trong mỗi
nghiên cứu. Trong nhiều nghiên cứu đã cho
thấy, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của giá trị

CA 12.5 trước và sau khi điều trị lao, và người ta
sử dụng CA 12.5 như là một công cụ theo dõi
đáp ứng với điều trị LMB. Chính vì những điều
trên, chúng tôi muốn nhấn mạnh một điều cần
lưu ý là nên đặt ra chẩn đoán phân biệt LMB với
ung thư buồng trứng trong những trường hợp
DMB dịch tiết và kèm theo tăng CA 12.5, nhất là
trong những nước đang phát triển có tần suất

181


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

lao cao.

Đặc điểm DMB
Trong nghiên cứu chúng tôi, nhóm LMB
đều có những đặc tính gợi ý LMB như: đa số
DMB đều có màu vàng chanh (70%), protein
DMB ≥ 25 g/l, bạch cầu đơn nhân chiếm ưu thế
(66,67%). Tuy nhiên, những dấu hiệu này không
đặc trưng cho LMB, như bạch cầu đơn nhân
trong DMB chiếm ưu thế cũng có thể gặp trong
những trường hợp không phải do LMB như:
tràn dịch màng bụng có tăng áp cửa do sử dụng
lợi tiểu hoặc viêm phúc mạc thứ phát có điều trị
kháng sinh, hoặc ung thư màng bụng(18).


nhiên, PCR lao DMB trong chẩn đoán LMB trên
thực tế còn nhiều vấn đề cần quan tâm như: chi
phí PCR lao DMB tương đối cao, xét nghiệm
này chỉ được thực hiện tại những trung tâm
chuyên khoa do máy móc hiện đại, kỹ thuật
thực hiện PCR tương đối phức tạp và quan
trọng nhất đó là độ nhạy trong chẩn đoán LMB
của xét nghiệm thấp(1,6,13,25). Do đó, chúng tôi
nhận thấy PCR lao DMB chưa đủ sức thuyết
phục để được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng,
nhất là những BN nghi ngờ LMB không có điều
kiện để được khám tại những trung tâm chuyên
khoa.

Nội soi sinh thiết màng bụng

PCR lao DMB
Qua khảo sát 30 BN LMB chúng tôi ghi nhận
chỉ có 13,3% PCR lao DMB dương tính. Kết quả
của chúng tôi lớn hơn kết quả của Võ Hồng
Minh Công(25) (tỉ lệ PCR lao/DMB dương tính:
8,33%), Schwake và cs(20) (tỉ lệ dương tính: 0%).
Tuy nhiên, kết quả này thấp hơn một số nghiên
cứu khác như: Nguyễn Khánh Trạch và Hồ Nam
Phương(13) là 35,7%, Akin T là 25%(1). Sự khác biệt
này có thể liên quan về mặt kỹ thuật thực hiện
PCR, đoạn DNA được chọn để khuếch đại, hóa
chất sử dụng, cũng như việc lấy mẫu thử DMB
trong nghiên cứu chúng tôi với số lượng tương

đối ít khoảng 10ml mà chúng ta biết rằng trực
khuẩn lao trong DMB rất ít nên độ nhạy thấp
nếu lượng dịch làm xét nghiệm ít. Kỹ thuật PCR
lao DMB trong chẩn đoán LMB có nhiều ưu
điểm như sau: không xâm lấn, cho kết quả
nhanh sau 48 giờ, có độ đặc hiệu cao(20,25). Tuy

Chúng tôi có 31 BN được nội soi sinh thiết
màng bụng, kết quả mô học như sau: 26 BN
LMB, 4BN carcinoma di căn màng bụng, 1 BN
viêm mạn tính. Tuy rằng, nội soi sinh thiết
màng bụng là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán
LMB, nhưng khi ứng dụng vào lâm sàng chúng
tôi thấy có một vài khó khăn như sau: nội soi
sinh thiết màng bụng đòi hỏi phải được thực
hiện tại một số bệnh viện lớn, cần có sự phối
hợp giữa hai chuyên khoa nội và ngoại khoa,
hạn chế thực hiện ở một số BN có chống chỉ
định của nội soi sinh thiết màng bụng, chi phí
kỹ thuật khá cao, và có rất nhiều BN từ chối
thực hiện thủ thuật. Chính vì thế, nội soi sinh
thiết màng bụng không thể là một thủ thuật
thường quy áp dụng cho tất cả BN nghi ngờ
báng bụng do lao.

Giá trị ngưỡng, độ nhạy, độ chuyên của ADA DMB trong chẩn đoán LMB
Bảng 7: So sánh giá trị ADA DMB trong nghiên cứu chúng tôi với các nghiên cứu khác:
Nghiên cứu
Sathar M và cs(19)
Voigt MD và cs(26)

Brant CQ và cs(4)
Tarcoveanu E và cs(22)
Soliman A(21)
Ribera E và cs(15)
Trần Thị Khánh Tường(23)
Chúng tôi

182

Số BN
92
64
44
26
50
86
23
91

Độ nhạy %
93
100
100
90
94,4
97
92,86 100
90

Độ chuyên %

96
96
92
90
100
100
95,65 100
96,72

Điểm cắt (U/L)
30
32
31
30
28
40
16
40
31,7

Tiêu chuẩn ∆ LMB
Cấy+ mô học
Cấy+ mô học
Cấy+ mô học
Mô học
Cấy
Cấy + θ thử
Mô học
PCR hoặc mô học


Chuyên Đề Nội Khoa II


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

(Cấy: vi khuẩn lao dương tính. Mô học: dựa vào sinh thiết màng bụng phù hợp lao. Điều trị thử: đáp ứng hoàn toàn với điều
trị lao)

Giá trị ngưỡng, độ nhạy, độ đặc hiệu của
ADA trong nghiên cứu chúng tôi tương đương
với Brant và cs(4), Voigt MD và cs (26), Sathar M và
cs(19), Tarcoveanu E và cs(22). Tuy nhiên, theo
Riqielme A và cs(16) phân tích số liệu của 264 BN
từ 12 nghiên cứu tiền cứu thực hiện tại nhiều
quốc gia đã ghi nhận: với giá trị ngưỡng ADA là
39 U/l cho độ nhạy 100%, độ chuyên 97,2%. Như
vậy, có sự khác biệt về giá trị ngưỡng, độ nhạy,
độ chuyên của ADA trong nghiên cứu của
chúng tôi và từ tổng hợp gộp của Riqielme A và
cs(16), hay của Soliman A(21), Ribera E và cs(15) và
của Trần Thị Khánh Tường và cs(23). Nghiên cứu
của chúng tôi và các tác giả trên khác nhau về số
lượng BN, khác nhau về tiêu chuẩn chẩn đoán
LMB trong mỗi nghiên cứu, cũng như khác
nhau về phương pháp xác định ADA: tác giả
Riqielme A, Ribera và cs dùng phương pháp
Giusti để xác định ADA, ngược lại Soliman,
Trần Thị Khánh Tường và nghiên cứu của

chúng tôi dùng phương pháp Non Giusti để xác
định ADA. Nguyên lý của phương pháp Giusti
dựa trên việc đo những thay đổi màu sắc được
tạo ra sau khi NH3 hình thành trong quá trình
chuyển hóa của Adenosine. Và nguyên lý hoạt
động của phương pháp Non Giusti ngược với
phương pháp Giusti. Chính từ những khác biệt
đó đã dẫn đến sự khác nhau về giá trị điểm cắt,
độ nhạy, độ chuyên của ADA trong nghiên cứu
của chúng tôi và của các tác giả đã đề cập ở trên.
Bên cạnh đó, chúng tôi ghi nhận khi ADA
≥31,7 U/L, có 02 trường hợp cho kết quả dương
tính giả chiếm tỉ lệ 3,28% đó là 02 BN bị ung thư
dạ dày. Kết quả ADA dương tính giả do bệnh lý
ác tính hoặc viêm phúc mạc do vi khuẩn không
do lao đã được ghi nhận trong những nghiên
cứu trước đây. Theo Hillebrand DJ và cs(7) thực
hiện nghiên cứu trong tổng số 368 mẫu DMB,
ghi nhận có 13% trường hợp dương tính giả do
K màng bụng và 5,8% nhiễm khuẩn màng bụng
không do lao. Kết quả này tương tự như kết quả
trong nghiên cứu của Voight MD và cs(26) và của
Ribera E và cs(15).

Chuyên Đề Nội Khoa II

KẾT LUẬN
ADA dịch báng là một xét nghiệm không
xâm lấn, thời gian trả kết quả nhanh,, chi phí
thấp và nhất là có độ nhạy và độ đặc hiệu cao

trong chẩn đoán LBM. Với giá trị điểm cắt ADA
trong nghiên cứu của chúng tôi là 31,7 U/L cho
độ nhạy: 90%, độ đặc hiệu 96,72%. Do đó, xét
nghiệm ADA dịch màng bụng nên làm thường
quy cho tất cả những BN tràn dịch màng bụng
dịch tiết ưu thế lympho, nhất là những BN có
chống chỉ định của nội sinh sinh thiết màng
bụng hoặc những nơi chưa thực hiện được sinh
thiết màng bụng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.
4.

5.

6.
7.

8.

9.

10.

11.


12.

Akin T, Atac B, et al (2000). “Diagnostic tools for tuberculuos
peritonitis”.The Turkish Journal of Gastroenterology, 11, pp: 162165.
Bilgin T, Karabay A, Dolar E et al (2001). “Peritoneal
tuberculosis with pelvic abdominal mass, ascites ans elevated
CA125 mimicking advanced ovarian carcinoma: a series of 10
cases”. Int.J. Gynecol. Cancer,11, pp. 290-294.
Binder HJ (1997). “Tuberculosis peritonitis: “Can ADA keep the
laparoscope away?”. Gastroenterology, 113, pp. 687-689.
Brant CQ, Silva MR Jr, Macedo EP, et al (1995). “The value of
Adenosine deaminase determination in the diagnosis of
tuberculous. Rev Inst Med Trop Sao Paulo, 37, pp. 449-453
Chow KM, Chow YVC, et al (2002). “Tuberculosis Peritonitisassociated mortality is high among patients waiting for the
results of Mycobacterial cultures of ascittic fluid samples”. Oxfod
Journals medicine clinical infectious disease, 35, pp. 409-413.
DeGannes CN (2007). “Tubercular Peritonitis in a former
correctional facility inmate”. Hosp Physician, pp. 35-39.
Demir, Kadir, Okten, et al (2001). “Tuberculous peritonitis
reports of 26 cases, detailing diagnostic and therapeutic
problems”. European Journal of Gastroenterology and hapatology,
13, pp. 581-585.
Huỳnh Thị Kiểu (2009). Lao màng bụng. Bệnh học nội khoa.
Trường đại học Y dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản
y học, tr: 267-277.
Hồ Xuân Thọ (1985). Tổng kết các trường hợp lao ổ bụng điều
trị tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định 1980-1982. Báo cáo khoa
học kỹ thuật bệnh viện Nhân Dân Gia Định,tr:87-92.
Koc S, Beydilli G, Tulunay G, et al (2006). “Peritoneal

Tuberculosis mimicking advanced ovarian cancer; a
retrospective review of 22 cases”. Gynecol, Oncol,103, pp. 565569.
Muneef MA, Memish Z, Mahmouh SA, et al (2001).
“Tuberculosis in the belly: a review of forty six cases involving
the gastrointestinal tract and peritoneum”. Scand J
Gastroenterol.36, pp.528-532.
Nguyễn Thị Hòa Bình, Nguyễn Hữu Lộc (1982). “Những bệnh
cảnh hiện nay của lao màng bụng ở người lớn tại bệnh viện Việt

183


Nghiên cứu Y học

13.

14.

15.

16.

17.

18.

19.

184


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nam Cu Ba-Hà Nội”. Hội nội khoa Việt Nam. Tổng hội y học Việt
Nam xuất bản, tập3, tr: 8-11.
Nguyễn Khánh Trạch, Hồ Nam Phương (2003). “Nhận xét giá
trị của một số kỹ thuật chẩn đoán trong lao màng bụng”. Nội
khoa, tập 2, tr:11-20.
Ocal PA, Aksahin A, et al (2003). “Cancer antigen 125 levels in
patients with ascites”. The Turkish Journal of Gastroenterology, 16,
pp.257-261.
Ribera E, Martinez Vasquez JM, Ocana I, et al (1991). “Diagnosis
value of ascites gamma interferon levels in tuberculosis
peritonitis. Comparision with Adenosine Deaminase activity”.
Tubercle, 71, pp. 193-197.
Riquelme A, Calvo M, Salech F, et al (2006). “Value of
Adenosine Deaminase in ascitic fluid for the diagnosis of
tuberculosis peritonitis”. A meta-ananlysis. J Clin Gastroenterol,
40, pp. 705-710
Rishi S, Sinha P, et al (2007). “A comparative sudy for the
detection of Mycobacteria by BATEC MGIT 460, Lowenstein
Jensen media and direct AFB smear examination”. India J med
microbial, 25, pp. 383-386.
Sanai F, Bzeizi K (2005). “Systemic review: tuberculosis
peritonitis: preseting features, diagnostic strategies and
treatment”. Aliment Pharmacol Ther, 22, pp. 685-700.
Sathar M, Ungerer J, Lockhat F, et al (1999). “Elevated
Adenosine Deaminase activity in patients with HIV and
tuberculosis peritonitis”. Eur J Gastroenterol Hepatol, 11, pp.337.

20.


21.

22.
23.

24.

25.

26.

27.

Schwake L, von Herbay A, Junghanss T, et al (2003). “Peritoneal
tuberculosis with negative polymarese chain reaction results:
report of two cases”. Scand J Gastroenterol; 38, pp.221-224.
Soliman A, E1 Aggan H, E1-Hefnawy A, et al (1994). “The value
of ascites adenosine deaminase activity and gamma interferon
level in discrimating tuberculous from non-tuberculous ascites”. J
Egypt Soc Parasitol, 24, pp. 93-105.
Tarcoveanu E, Dimofte G, Bradea C, et al (2009). “Peritoneal
Tuberculosis in laparoscopic Era”. Acta Chir Belg, 109, pp. 65-70.
Trần Thị Khánh Tường, Đào Xuân Lãm (2011). “Đánh giá ban
đầu giá trị của Adenosine Deaminase trong dịch báng để chẩn
đoán lao màng bụng”. Tập san thông tin y học. Trường đại học y
khoa Phạm Ngọc Thạch, tập 9, tr: 83-89.
Uzunkoy A, Harma M (2004). “Diagnosis of abdominal
tuberculosis: experience from 11 cases and review of the
literature”. World J Gastroenterol, 10, pp. 3647-3549.

Võ Hồng Minh Công (2005). “Giá trị sinh thiết màng bụng dưới
hướng dẫn siêu âm trong chẩn đoán lao màng bụng”. Luận văn
thạc sĩ y học.
Voigt MD, Kalvaria I, Trey C, et al (1989). “Diagnostic evaluation
of ascites adenosine deaminase in TB peritonitis”. Lancet, 8, pp.
751-754.
World Health Organization (2003). “Treament of Tuberculosis:
Guidelines for national programmes”.

Chuyên Đề Nội Khoa II



×