Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu một số chỉ số sinh lý hình thái và thể lực của học sinh trung học phổ thông dân tộc H’mông, Nùng huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.77 KB, 9 trang )

T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH LÝ HÌNH THÁI VÀ THỂ LỰC
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DÂN TỘC H’MÔNG,
NÙNG HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI
Đỗ Hồng Cường*; Trịnh Thị Hồng Liệu*
TÓM TẮT
Tiến hành nghiên cứu các chỉ số hình thái và thể lực trên 491 học sinh nam và nữ lứa tuổi
trung học phổ thông (từ 16 - 18 tuổi) dân tộc H’Mông (52,35%), Nùng (47,65%) thuộc huyện
Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Mục tiêu: xác định một số chỉ số hình thái và thể lực của nam, nữ học
sinh lứa tuổi 16 - 18, góp phần xây dựng các giá trị sinh học người Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay. Kết quả: có sự khác biệt về các chỉ số hình thái: chiều cao đứng, cân nặng, vòng
ngực trung bình theo yếu tố tuổi và giới tính. Thể lực của đối tượng nghiên cứu trong nhóm
bình thường theo chỉ số BMI và nhóm trung bình theo chỉ số Pignet.
* Từ khóa: Chiều cao đứng theo tuổi; Cân nặng theo tuổi; Chỉ số thể lực; Dân tộc H’Mông;
Dân tộc Nùng; Trung học phổ thông.

Research on Morphological and Physical Strength Index of Ethnic
High School Pupils in Bacha District, Laocai Province
Summary
The study was conducted on 661 high school pupils aged 16 to 18 years old, including ethnic
minorities: H’Mong (52.35%), Nung (47.65%) in Bacha district, Laocai province. Objectives: To
identify biological indicators of male and female students, which provided the human biological
value Vietnam in the current period. The findings showed three morphological indexes:
parameters: height (standing), weight, chest size (average) and two physical strength indexes:
Pignet, BMI.
* Keywords: Height for age; Weight for age; Physical strength index; H’mong ethnic; Nung
ethnic; High school.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Con người là nguồn tài nguyên quý


báu quyết định phát triển của đất nước,
trong đó sức khỏe vừa là tài sản, vừa là
niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi cá nhân
cũng như toàn xã hội. Do đó, đầu tư
chăm sóc sức khỏe cho con người chính

là góp phần đầu tư cho sự phát triển kinh
tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống
của mỗi người.
Nghiên cứu các chỉ số sinh học người
bình thường, trong đó nghiên cứu chỉ số
hình thái, thể lực là công tác nghiên cứu
cơ bản, nhằm cung cấp thông tin khoa học

* Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Người phản hồi (Corresponding): Đỗ Hồng Cường ()
Ngày nhận bài: 20/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 22/08/2017
Ngày bài báo được đăng: 28/08/2017

38


T¹p chÝ Y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017
cần thiết không chỉ cho nghiên cứu y sinh
phục vụ công tác bảo vệ và chăm sóc sức
khoẻ nhân dân mà còn sử dụng trong các
lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh và quốc
phòng. Nghiên cứu của Trịnh Bỉnh Dy [3],
Nguyễn Tấn Gi Trọng [11], Lê Ngọc
Trọng [1] có nhiều thông tin khoa học

chính xác, trình bày ngắn gọn, logic và dễ
tra cứu, là một hướng đi quan trọng để
các tác giả tiếp tục nghiên cứu trên nhiều
nhóm đối tượng khác nhau. Nhằm góp
phần xây dựng các giá trị sinh học của
người Việt Nam trong những năm đầu
của thế kỷ XXI, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu một số chỉ số hình thái, thể
lực trên đối tượng học sinh các dân tộc ít
người với mục tiêu cụ thể: Xác định một
số chỉ số hình thái, thể lực của học sinh
trung học phổ thông (THPT) dân tộc
H’Mông, Nùng huyện Bắc Hà, tỉnh Lào
Cai. Các kết quả thu được trong đề tài
nghiên cứu (2)

Nam (1)

Tuổi

Tăng

N

p(1-2)
Tăng

16

63


48,78 ± 5,83

-

63

44,82 ± 4,03

-

3,96

< 0,05

17

57

51,13 ± 4,68

2,35

55

45,39 ± 2,60

0,56

5,74


< 0,05

18

57

54,89 ± 7,39

3,76

51

46,55 ± 4,37

1,16

8,34

< 0,05

3,06

Tăng trung bình/năm

Tăng trung bình/năm

0,86

16


57

51,12 ± 6,30

-

55

44,35 ± 4,87

-

6,77

< 0,05

17

53

53,48 ± 8,98

2,36

52

45,33 ± 3,98

0,98


8,15

< 0,05

18

46

54,27 ± 6,47

0,79

52

47,43 ± 3,83

2,10

6,84

< 0,05

1,58

Tăng trung bình/năm

Nùng
Tăng trung bình/năm


- Từ 16 - 18 tuổi, cân nặng của học sinh
tăng liên tục. Cân nặng của nam tăng từ
48,78 - 51,12 kg lên 54,27 - 54,89 kg, mỗi
năm tăng trung bình 0,79 - 3,76 kg. Cân
nặng của nữ tăng từ 44,35 - 44,82 kg lên
46,55 - 47,43 cm, mỗi năm tăng trung
bình 0,56 - 2,10 cm.
- Theo dân tộc, tốc độ tăng trưởng cân
nặng có sự khác biệt. Đối với học sinh
nam dân tộc H’Mông (3,06 kg/năm) cao
hơn dân tộc Nùng (1,58 kg/năm), ở nữ
học sinh dân tộc H’Mông (0,86 kg/năm)
thấp hơn học sinh dân tộc Nùng (1,54
kg/năm).
- Theo lứa tuổi cũng có sự chênh
lệch. Ở tuổi 16, chênh lệch cân nặng
của học sinh nam và nữ đối với học sinh
dân tộc H’Mông là 3,96 kg (p < 0,05),
đối với dân tộc Nùng là 6,77 kg (p < 0,05).
Ở tuổi 17, mức chênh lệch đối với học
sinh dân tộc H’Mông là 5,74 kg (p < 0,05),
đối với dân tộc Nùng là 8,15 kg (p < 0,05).

1,54

Ở tuổi 18, chênh lệch đối với học sinh
dân tộc H’Mông là 8,34 kg (p < 0,05), đối
với dân tộc Nùng là 6,84 kg (p < 0,05).
Cân nặng là chỉ số dùng để đánh giá về
dinh dưỡng - thể lực của con người

sớm nhất và phổ biến nhất. Chỉ số cân
nặng được sử dụng như một yếu tố cấu
thành dinh dưỡng [5] và được xem là
tiêu chuẩn để đánh giá suy dinh dưỡng
của cơ thể. Cũng như chiều cao đứng,
cân nặng liên quan chặt chẽ với điều
kiện kinh tế - xã hội và chịu ảnh hưởng
của chế độ dinh dưỡng cũng như tình
trạng sức khỏe của cơ thể. Các chương
trình phát triển kinh tế đối với các xã
vùng cao, các xã thuộc diện đặc biệt
khó khăn, góp phần cải thiện mức sống,
nâng cao dân trí, chế độ dinh dưỡng và
phương pháp chăm sóc trẻ em tốt hơn.
Tất cả điều đó tác động lớn đến sự phát
triển cân nặng cũng như các chỉ số khác
của học sinh THPT.
41


T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017
* Vòng ngực trung bình của học sinh THPT các dân tộc huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai:
Bảng 4: Vòng ngực trung bình theo tuổi (cm) của học sinh theo lứa tuổi, giới tính,
dân tộc.
Giới tính
Dân tộc

Nữ (2)

Nam (1)


Tuổi
n

Tăng

n

p(1-2)
Tăng

16

63

75,83 ± 3,21

-

63

72,65 ± 3,42

-

3,18

< 0,001

17


57

76,57 ± 2,73

0,74

55

73,32 ± 3,40

0,67

3,25

< 0,001

18

57

77,71 ± 3,76

1,14

51

74,14 ± 2,86

0,82


3,57

< 0,001

0,94

Tăng trung bình/năm

0,75

H’Mông

Tăng trung bình/năm
16

57

76,44 ± 3,12

-

55

73,81 ± 5,63

-

2,63


< 0,001

17

53

78,16 ± 2,51

1,72

52

76,01 ± 3,78

2,20

2,15

< 0,001

18

46

78,61 ± 3,57

0,45

52


76,08 ± 8,26

0,07

2,53

< 0,001

1,09

Tăng trung bình/năm

Nùng

Tăng trung bình/năm

- Từ 16 - 18 tuổi, vòng ngực trung bình
của học sinh tăng đều. Ở nam, tăng từ
75,83 - 76,44 cm lên 77,71 ± 78,61 cm,
mỗi năm tăng trung bình 0,94 ± 1,09 cm.
Vòng ngực trung bình của học sinh nữ
tăng từ 72,65 ± 73,81 cm lên 74,14 76,08 cm, mỗi năm tăng trung bình 0,75 1,39 cm.
- Theo dân tộc, tốc độ tăng trưởng
vòng ngực trung bình không giống nhau.
Ở cả học sinh nam và nữ, tốc độ tăng
trung bình của học sinh dân tộc H’Mông
đều thấp hơn dân tộc Nùng: nam dân tộc
H’Mông: 0,94 cm/năm so với 1,09 cm/năm
dân tộc Nùng; nữ dân tộc H’Mông:
0,75 cm/năm so với 1,39 cm/năm dân tộc

Nùng.
42

1,39

- Theo lứa tuổi có sự phân bố không
đều. Ở tuổi 16, chênh lệch vòng ngực
trung bình của học sinh nam và nữ
đối với dân tộc H’Mông là 3,18 cm
(p < 0,001), đối với dân tộc Nùng là
2,63 cm (p < 0,001). Ở tuổi 17, mức
chênh lệch đối với học sinh dân tộc
H’Mông là 3,25 cm (p < 0,001), đối với
dân tộc Nùng là 2,15 cm (p < 0,001). Ở
tuổi 18 chênh lệch đối với học sinh dân
tộc H’Mông là 3,57 cm (p < 0,001), đối với
dân tộc Nùng là 2,53 cm (p < 0,001).
Kết quả nghiên cứu cho thấy qua mỗi
năm vòng ngực trung bình của học sinh
nam, nữ đều tăng. Điều này phù hợp với
kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả [1,
6, 7, 9] và phù hợp với quy luật phát triển.


T¹p chÝ Y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017
2. Các chỉ số thể lực.
* Chỉ số Pignet:
Bảng 5: Chỉ số Pignet của học sinh theo lứa tuổi, giới tính, dân tộc.
Giới tính
Dân tộc


ư

Tuổi
n

H’Mông

Giảm

n

p(1-2)
Giảm

16

63

39,47 ± 7,83

-

63

36,88 ± 7,18

-

2,59


< 0,05

17

57

38,64 ± 6,36

0,83

55

37,01 ± 7,21

-0,13

1,63

< 0,05

18

57

35,37 ± 9,34

3,27

51


35,61 ± 6,73

1,4

-0,24

> 0,05

Giảm trung bình/năm

0,64

Giảm trung bình/năm

Nùng

Nữ (2)

Nam (1)

2,05

16

57

36,39 ± 7,87

-


55

36,75 ± 7,22

-

-0,36

> 0,05

17

53

34,03 ± 6,42

2,36

52

34,83 ± 7,25

1,92

-0,8

> 0,05

18


46

33,82 ± 9,47

0,21

52

34,29 ± 6,76

0,54

-0,47

> 0,05

Giảm trung bình/năm

1,23

Giảm trung bình/năm

1,29

- Chỉ số Pignet ở cả nam và nữ giảm
liên tục từ 39,47 - 36,39 xuống 35,37 33,82, mỗi năm giảm trung bình 1,29 2,05 đối với nam và giảm từ 36,75 - 36,88
xuống 34,29 - 35,61 đối với nữ, mỗi năm
giảm trung bình 0,64 - 1,23.
- Theo dân tộc, tốc độ giảm chỉ số

Pignet ở cả 2 giới dân tộc H’Mông cao
hơn dân tộc Nùng. Đối với học sinh nam
dân tộc H’Mông (2,05/năm), dân tộc
Nùng (1,29/năm), ở nữ học sinh dân tộc
H’Mông (0,64/năm), dân tộc Nùng
(1,23/năm).
- Theo giới tính, tốc độ giảm chỉ số Pignet
ở học sinh nam (0,21 - 3,27/năm) và nữ
(-0,13 - 1,92 cm/năm) tương tự nhau.
- Theo lứa tuổi, chỉ số Pignet của học
sinh nam luôn cao hơn nữ ở cả hai dân tộc.
Ở tuổi 16, chênh lệch chỉ số Pignet của
nam và nữ đối với dân tộc H’Mông là 2,59
(p < 0,05), đối với dân tộc Nùng là -0,36
(p > 0,05). Ở tuổi 17, mức chênh lệch đối
với học sinh dân tộc H’Mông là 1,63
(p < 0,05), đối với dân tộc Nùng là -0,80

(p > 0,05). Ở tuổi 18, chênh lệch đối với
học sinh dân tộc H’Mông là -0,24 (p > 0,05),
đối với dân tộc Nùng là -0,47 (p > 0,05).
Chỉ số Pignget được xác định từ ba
kích thước là chiều cao đứng, cân nặng
và vòng ngực trung bình. Do so sánh tổng
cân nặng và vòng ngực trung bình với
chiều cao đứng dưới dạng số hiệu nên
chỉ số này càng nhỏ thì sự phát triển cơ
thể càng tốt. Chỉ số này có lợi cho người
béo và không có lợi cho người cao, vì
người cao, chỉ số sẽ lớn. Chỉ số Pignet

được dùng thường xuyên ở Việt Nam để
đánh giá thể lực của cơ thể con người.
Đánh giá thể lực dựa vào chỉ số Pignet
theo Nguyễn Quang Quyền [8]: thể lực
của học sinh nam, nữ dân tộc H’Mông,
Nùng ở mức trung bình và học sinh nam
có thể lực tốt hơn học sinh nữ. Điều này
hợp lý, vì trong những lứa tuổi này, tăng
trưởng về chiều cao đã gần đến mức tối
đa và đi đến ổn định, còn cân nặng và
vòng ngực trung bình vẫn còn tiếp tục
tăng mạnh ở những lứa tuổi sau.
43


T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017
* Chỉ số khối cơ thể (BMI):
Bảng 6: BMI của học sinh theo lứa tuổi, giới tính, dân tộc.
Giới tính
Dân
tộc

Tuổi
n

H’Mông

Nữ (2)

Nam (1)

Tăng

n

p(1-2)
Tăng

16

63

18,12 ± 1,68

-

63

18,81 ± 1,72

-

-0,69

> 0,05

17

57

18,48 ± 2,15


0,36

55

18,72 ± 1,43

-0,09

-0,24

> 0,05

18

57

19,45 ± 1,87

0,97

51

19,05 ± 1,61

0,33

0,4

> 0,05


Tăng trung bình/năm

0,67

Tăng trung bình/năm

0,12

16

57

19,02 ± 1,73

-

55

18,48 ± 1,71

-

0,54

> 0,05

17

53


19,48 ± 2,12

0,46

52

18,59 ± 1,45

0,11

0,89

< 0,05

18

46

19,52 ± 1,96

0,04

52

18,98 ± 1,59

0,39

0,54


> 0,05

Nùng
Tăng trung bình/năm

0,25

- BMI của học sinh tăng liên tục theo
lứa tuổi 16 - 18. BMI của học sinh nam
tăng từ 18,12 - 19,02 lên 19,45 - 19,52,
mỗi năm tăng trung bình 0,25 - 0,67. BMI
của học sinh nữ tăng từ 18,48 - 18,81 lên
18,98 - 19,05, mỗi năm tăng trung bình
0,12 - 0,25.
- Theo dân tộc, tốc độ tăng BMI của
học sinh không giống nhau. Học sinh nam
dân tộc H’Mông (0,67/năm) cao hơn dân
tộc Nùng (0,25/năm), học sinh nữ dân tộc
H’Mông (0,12/năm) thấp hơn dân tộc
Nùng (0,25/năm).
- Theo lứa tuổi BMI, học sinh nam luôn
thấp hơn nữ ở cả dân tộc H’Mông và
Nùng. Ở tuổi 16, chênh lệch BMI của học
sinh nam và nữ đối với dân tộc H’Mông là
-0,69 (p > 0,05), đối với dân tộc Nùng là
0,54 (p > 0,05). Ở tuổi 17, mức chênh
lệch đối với học sinh dân tộc H’Mông là
-0,24 (p > 0,05), đối với dân tộc Nùng là
0,89 (p < 0,05). Ở tuổi 18, chênh lệch đối

44

Tăng trung bình/năm

0,25

với học sinh dân tộc H’Mông là 0,40 (p >
0,05), đối với dân tộc Nùng là 0,54
(p < 0,05).
BMI cho phép so sánh sức nặng
tương đối của người có chiều cao khác
nhau. Chỉ số này khá thuận lợi khi nghiên
cứu, đặc biệt với số lượng lớn. BMI được
xác định thông qua mối quan hệ giữa cân
nặng và chiều cao đứng. Người càng
nặng, BMI càng lớn. Căn cứ vào BMI có
thể đánh giá tình trạng dinh dưỡng của
cơ thể [10].
Căn cứ đánh giá BMI của FAO [5], thể
lực của học sinh THPT dân tộc H’Mông
và Nùng ở mức bình thường. Đây là dấu
hiệu tốt cho phát triển thể lực của học
sinh THPT dân tộc H’Mông, Nùng nói
chung và của trẻ em trên địa bàn huyện
Bắc Hà nói riêng, dù điều kiện kinh tế - xã
hội của nhân dân còn nhiều khó khăn.
Từ các kết quả nghiên cứu về hình thái thể lực của học sinh THPT dân tộc H’Mông,


T¹p chÝ Y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017

Nùng của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai có
thể nhận định lứa tuổi 16 - 18 là giai đoạn
các chỉ số hình thái - thể lực vẫn có tăng
trưởng, đặc biệt ở học sinh nam còn ở
học sinh nữ, chỉ số này chậm lại nhưng
vẫn tiếp tục tăng. Điều này có thể lý giải
nữ dậy thì bắt đầu sớm và kết thúc sớm
hơn so với học sinh nam. Đến tuổi 16 18, hầu hết các em nữ đã qua tuổi dậy
thì, còn đối với các em nam, nhiều em
vẫn trong giai đoạn dậy thì, do đó có sự
tăng trưởng nhanh về các chỉ số hình thái
- thể lực.
So sánh các nghiên cứu của các tác
giả trước đó, kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cao hơn. Theo chúng tôi, sự
khác biệt này chủ yếu do sự phát triển về
điều kiện kinh tế - xã hội trong những
năm gần đây, dù vẫn còn gặp nhiều khó
khăn, nhờ vậy chế độ dinh dưỡng, sự
chăm sóc cả về vật chất và tinh thần, việc
rèn luyện thể lực, tập thể dục, thể thao ở
gia đình và nhà trường được cải thiện tốt
hơn, việc vận động khi tham gia vào sản
xuất nông nghiệp phụ giúp gia đình, di
chuyển chủ yếu vẫn là đi bộ trên địa hình
đồi, núi dốc có lẽ cũng ảnh hưởng tới các
chỉ số hình thái - thể lực.
Mặt khác, có sự trao đổi nguồn gen
giữa bộ phận dân cư mới và người bản
địa. Từ những năm 90 của thế kỷ 20, một

bộ phận dân cư từ các tỉnh đồng bằng
sông Hồng (Nam Định, Thái Bình, Hà Nội…)
đi phát triển kinh tế mới, đến và định cư
lâu dài ở nhiều vùng các tỉnh miền núi
phía Bắc, trong đó có huyện Bắc Hà, tỉnh
Lào Cai. Vì thế mà một phần yếu tố di
truyền đã được cải thiện, ảnh hưởng tới
các chỉ số sinh học của trẻ em nói chung
và học sinh THPT nói riêng.

KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu một số chỉ số
sinh học của học sinh THPT dân tộc
H’Mông, Nùng huyện Bắc Hà, tỉnh Lào
Cai, chúng tôi rút ra một số kết luận:
- Chiều cao đứng theo tuổi và mức
tăng trung bình chỉ số này ở học sinh nam
cao hơn nữ theo lứa tuổi.
- Cân nặng theo tuổi và mức tăng
trung bình của chỉ số này ở học sinh nam
cao hơn nữ theo lứa tuổi.
- Vòng ngực trung bình của học sinh
nam cao hơn nữ, mức tăng trung bình
vòng ngực trung bình của học sinh nam
thấp hơn nữ theo lứa tuổi.
- Chỉ số Pignet của học sinh nam cao
hơn nữ, mức giảm trung bình chỉ số
Pignet của học sinh nam và nữ chênh
lệch nhau không đáng kể theo lứa tuổi.
Đánh giá thể lực học sinh dựa vào Pignet

thì học sinh nam và nữ ở mức trung bình.
- Chỉ số khối cơ thể và mức tăng trung
bình chỉ số khối cơ thể của học sinh nam
và nữ chênh lệch nhau không đáng kể
theo lứa tuổi. Căn cứ vào BMI đánh giá
thể lực, học sinh nam và nữ đều ở mức
bình thường.
KIẾN NGHỊ
Các chỉ số về hình thái - thể lực và
chức năng sinh lý của học sinh thường
xuyên thay đổi và phụ thuộc vào yếu tố di
truyền, điều kiện sống, giới tính, lứa tuổi.
Vì vậy, việc nghiên cứu các chỉ số này
cần được tiến hành thường xuyên và nên
phân tích tổng hợp để có dữ liệu làm cơ
sở cho việc đề xuất biện pháp nâng cao
chất lượng con người, đề xuất biện pháp
giáo dục và đào tạo sao cho phù hợp.
45


T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017
Cần có nhiều công trình nghiên cứu về
chỉ số sinh học trên đối tượng học sinh
THPT trong cả nước, đặc biệt là đối
tượng học sinh dân tộc ít người ở vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội gặp nhiều khó
khăn.
Bên cạnh việc giáo dục tri thức cần
quan tâm hơn đến việc rèn luyện thể lực

để nâng cao sức khoẻ, tăng cường khả
năng thích nghi của học sinh với môi
trường sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế. Các giá trị sinh học người Việt
Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX.
NXB Y học. Hà Nội. 2003.
2. Phan Văn Duyệt, Lê Nam Trà. Một số
vấn đề chung về phương pháp luận trong
nghiên cứu các chỉ tiêu sinh học. Kết quả
bước đầu nghiên cứu một số chỉ số sinh học
người Việt Nam. NXB Y học. Hà Nội. 1996,
tr.13-16.
3. Trịnh Bỉnh Dy, Đỗ Đình Hồ, Phạm Khuê,
Nguyễn Quang Quyền, Lê Thành Uyên. Về
những thông số sinh lý học người Việt Nam.
NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội. 1982.
4. Thẩm Thị Hoàng Điệp, Nguyễn Quang
Quyền, Vũ Huy Khôi và CS. Một số nhận xét
về chiều cao, vòng đầu, vòng ngực của người
Việt Nam từ 1 - 55 tuổi. Kết quả bước đầu
nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người
Việt Nam. NXB Y học. Hà Nội. 1996, tr.68-71.
5. Mai Văn Hưng và CS. Nghiên cứu một
số chỉ số sinh học tuổi dậy thì của học sinh

46

trung học cơ sở Hà Nội và những định hướng
giáo dục giới tính trong nhà trường, Báo cáo

khoa học tổng kết đề tài. Trường Đại học
Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. 2012,
tr.6-16.
6. Trần Đình Long và CS. Nghiên cứu sự
phát triển cơ thể lứa tuổi đến trường phổ
thông (6 -18 tuổi). Đề tài thuộc nhánh dự án
“Nghiên cứu các chỉ số sinh học người Việt
Nam thập kỷ 90”. 1996.
7. Trịnh Văn Minh, Trần Sinh Vương và
CS. Kết quả điều tra cơ bản một số chỉ tiêu
nhân trắc của cư dân trưởng thành phường
Thượng Đình và xã Định Công Hà Nội. Kết
quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh
học người Việt Nam. NXB Y học. Hà Nội.
1996, tr.49-63.
8. Nguyễn Quang Quyền. Nhân trắc học
và sự ứng dụng nghiên cứu trên người Việt
Nam. NXB Y học. Hà Nội. 1984.
9. Trần Trọng Thuỷ. Các chỉ số cơ bản về
sinh lý và tâm lý học sinh phổ thông hiện nay,
Trung tâm Tâm lý học và Sinh lý lứa tuổi. Viện
Chiến lược và Chương trình Giáo dục, NXB
Giáo dục. Hà Nội. 2006.
10. Lê Nam Trà và CS. Kết quả bước đầu
nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người
Việt Nam. NXB Y học. Hà Nội. 1996.
11. Nguyễn Tấn Gi Trọng và CS. Hằng số
sinh học người Việt Nam. NXB Y học. Hà Nội.
1975, tr.86-92.
12. Quyết định số 579/QĐ-TTg, ngày 19

tháng 04 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt chiến lược phát triển nhân lực
Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020.



×