Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Chẩn đoán mức độ ác tính của u thần kinh đệm trước phẫu thuật sử dụng cộng hưởng từ phổ đa thể tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 7 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

CHẨN ĐOÁN MỨC ĐỘ ÁC TÍNH
CỦA U THẦN KINH ĐỆM TRƯỚC PHẪU THUẬT
SỬ DỤNG CỘNG HƯỞNG TỪ PHỔ ĐA THỂ TÍCH
Nguyễn Duy Hùng1, Phạm Chu Hoàng2, Bùi Văn Giang2, Đồng Văn Hệ1
1

Bệnh viện Việt Đức; 2Trường Đại học Y Hà Nội,

Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu so sánh các chỉ số chuyển hoá trên cộng hưởng từ phổ đa thể
tích và đánh giá giá trị của phương pháp này trong chẩn đoán mức độ ác tính của u thần kinh đệm trên mô
bệnh học. Từ tháng 01/2015 đến 06/2016, 55 trường hợp u não được chụp cộng hưởng từ thường quy và
cộng hưởng từ phổ đa thể tích, được phẫu thuật hoặc sinh thiết và có kết quả mô bệnh học là u thần kinh
đệm tại Bệnh viện Việt Đức. Định lượng nồng độ các chất chuyển hoá được tính toán tại trạm làm việc,
đường cong receiver operating characteristic (ROC) được sử dụng để xác định và tính ngưỡng của chất
chuyển hoá tốt nhất trong chẩn đoán mức độ ác tính u thần kinh đệm. Trung bình nồng độ và tỷ lệ các chất
chuyển hoá giữa vùng u và vùng lành, giữa vùng quanh u và vùng lành có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p < 0,01. Tỷ lệ Cho/NAA có diện tích dưới đường cong lớn nhất. Ngưỡng Cho/NAA 2,37 cho độ nhạy và
độ đặc hiệu là 89,66% và 88% trong chẩn đoán bậc u thần kinh đệm. Cộng hưởng từ phổ đa thể tích với tỷ
lệ Cho/NAA có giá trị trong chẩn đoán mức độ ác tính của u thần kinh đệm trước phẫu thuật.

Từ khoá: u thần kinh đệm, cộng hưởng từ phổ đa thể tích, mức độ ác tính

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
U thần kinh đệm chiếm khoảng 40 - 70%
các u nguyên phát nội sọ và được phân thành
4 bậc theo Tổ chức Y tế Thế giới [1]. Hiện

u. Phương pháp can thiệp xâm lấn này có tỷ
lệ tai biến 3,6%, tỷ lệ chảy máu 8% và tỷ lệ tử


vong lên đến 1,7% [4; 5].

nay, cộng hưởng từ được coi là phương pháp

Cộng hưởng từ phổ bao gồm phương

tốt nhất trong chẩn đoán trước phẫu thuật và

pháp đơn thể tích và đa thể tích là phương

cung cấp các thông tin quan trọng cho việc lên

pháp chẩn đoán không xâm nhập giúp đánh

kế hoạch điều trị với những bệnh nhân u não.

giá sự thay đổi chuyển hoá trong các tổn

Mặc dù cộng hưởng từ thường quy với chuỗi

thương nội sọ. Trong bệnh lý u não phổ Cho-

xung T1 trước và sau tiêm thuốc đối quang từ

line (Cho) là chất chỉ điểm cho hoạt động của

đã chứng minh vai trò trong việc xác định đặc

màng tế bào tăng, phổ NAA được coi là chất


điểm u thần kinh đệm, tuy nhiên lại không hiệu

chỉ điểm neuron hay chỉ chỉ điểm mật độ và sự

quả và không đặc hiệu trong phân loại và

sống còn của neuron giảm. Mức độ tăng Cho

phân bậc u [2; 3]. Sinh thiết định vị thường

hay giảm NAA có liên quan đến mức độ ác

được sử dụng để chẩn đoán mô bệnh học của

tính và thâm nhiễm của u [2; 6 - 8]. Một vài
nghiên cứu gần đây cho thấy cộng hưởng từ
phổ có khả năng phân biệt mức độ ác tính của

Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Duy Hùng, Bộ môn Chẩn đoán
hình ảnh, Trường Đại học Y Hà Nội
Email:
Ngày nhận: 25/11/2016
Ngày được chấp thuận: 26/2/2017

64

u thần kinh đệm, tuy nhiên, các nghiên cứu
này chỉ tập trung vào một hoặc vài nhóm u và
không chứng minh được sự khác biệt rõ ràng
về chuyển hoá giữa các nhóm u [1; 2; 9; 10].


TCNCYH 106 (1) - 2017


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Chính vì vậy, nghiên cứu của chúng tôi nhằm

Cho/Cr cũng như sự xuất hiện của Lipid và

so sánh các chỉ số chuyển hoá trên cộng

Lactate tại vùng u, vùng quanh u và vùng

hưởng từ phổ đa thể tích với mức độ ác tính

lành. Trong đó, vùng u là vùng có tín hiệu tổ

của u thần kinh đệm trên mô bệnh học và

chức trước tiêm với các u thần kinh đệm bậc

đánh giá giá trị của phương pháp này trong

thấp, vùng có ngấm thuốc sau tiêm với các u

chẩn đoán mức độ ác tính của u thần kinh

thần kinh đệm bậc cao, vùng quanh u là vùng

đệm.


nhu mô não tăng tín hiệu trên FLAIR, không

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
55 bệnh nhân được phẫu thuật hoặc sinh

ngấm thuốc sau tiêm và vùng lành là vùng đối
diện với tổn thương hoặc vùng không tăng tín
hiệu trên FLAIR.
2.3. Phân tích số liệu

thiết, có kết quả mô bệnh học là u thần kinh

Chúng tôi xác định chỉ số trung bình của

đệm, được chụp cộng hưởng từ 1.5T với các

nồng độ và tỷ lệ các chất chuyển hoá theo

chuỗi xung cộng hưởng từ cơ bản và chuỗi

vùng u, vùng quanh u và vùng lành và theo

xung phổ đa thể tích (MRSI – MR spectros-

kết quả mô bệnh học. Thuật toán Mann Whit-

copy imaging) từ tháng 01/2015 đến tháng


ney với p < 0,01 được sử dụng để đánh giá

06/2016 tại Bệnh viện Việt Đức.

sự khác biệt giữa các nhóm này. Đường cong

2. Phương pháp

ROC (Receiver operating characteristic) đánh
giá mối liên hệ của nồng độ Cho, NAA và các

2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt
ngang.
2.2. Quy trình nghiên cứu
Các bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ
1.5T trên máy Ingenia, Philips hoặc Avanto,
Siemens. Các chuỗi xung thường quy được

tỷ lệ Cho/NAA, Cho/Cr, NAA/Cr với bậc của u
trên mô bệnh học, trong đó, diện tích dưới
đường cong > 80% được coi là tốt, 70 - 80%
là khá tốt và < 70% là không tốt. Chỉ số có
diện tích dưới đường cong lớn nhất được lựa
chọn để xác định điểm cắt. Độ nhạy, độ đặc

áp dụng bao gồm axial T1W trước tiêm, axial

hiệu trong chẩn đoán phân bậc u thần kinh

FLAIR, Diffusion, axial T2GE và 3D T1GE sau


đệm tại điểm cắt được xác định.

tiêm đối quang từ.

2.4. Xử lý số liệu: số liệu được xử lý bằng
phần mềm SPSS 23.0.

Ảnh FLAIR hoặc ảnh T1 sau tiêm thuốc
được sử dụng để đặt chuỗi xung phổ đa thể

3. Đạo đức nghiên cứu

tích 144ms. Vị trí được lựa chọn là vùng u có
kích thước lớn nhất và viền tăng tín hiệu trên

Nghiên cứu tuân thủ tất cả các tiêu chuẩn

FLAIR rộng, tránh vùng chảy máu, hoại tử, sát

về đạo đức trong nghiên cứu y sinh, bệnh

xương và các mạch máu lớn. Dữ liệu thu

nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu, các

được được xử lý trên trạm làm việc của Sie-

thông tin được giữ bí mật. Các dữ liệu thu


mens và Philips. Chúng tôi xác định nồng độ

thập được chỉ được sử dụng cho mục đích

của các chất chuyển hoá cơ bản gồm Cho,

nghiên cứu, nâng cao khả năng chẩn đoán

NAA, Creatin (Cr), tỷ lệ Cho/NAA, NAA/Cr và

cho người bệnh.

TCNCYH 106 (1) - 2017

65


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

III. KẾT QUẢ

vùng quanh u và vùng lành được thể hiện ở

Trong số 55 bệnh nhân nghiên cứu có 30
u thần kinh đệm bậc cao (13 u bậc III và 17
u bậc IV), 25 u thần kinh đệm bậc thấp (3 u

bảng 1 và bảng 2, có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa các vùng được so sánh với
p < 0,01.


bậc I và 22 u bậc II) trên mô bệnh học theo

Theo mô bệnh học, trung bình tỷ lệ Cho/

phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

NAA giữa nhóm u bậc thấp 2,82 ± 4,32 và

năm 2007, với nhóm tuổi trung niên (40 - 60

nhóm u bậc cao 4,00 ± 2,23 có sự khác biệt

tuổi) chiếm tỷ lệ cao nhất 45,4% (25/55 trường

có ý nghĩa thống kê. Không có sự khác biệt về

hợp). Trung bình nồng độ và tỷ lệ các chất

nồng độ các chất chuyển hoá cũng như các tỷ

chuyển hoá giữa vùng u và vùng lành, giữa

lệ Cho/Cr và NAA/Cr giữa 2 nhóm này.

Bảng 1. Trung bình các chất chuyển hoá giữa vùng u và vùng lành
Vùng u

Vùng lành


p*

Cho

3,45 ± 2,58

1,84 ± 0,96

< 0,01

NAA

1,30 ± 1,17

3,26 ± 2,78

< 0,01

Cr

1,22 ± 0,90

1,64 ± 0,75

< 0,01

Cho/NAA

3,76 ± 3,55


0,65 ± 0,21

< 0,01

Cho/Cr

3,44 ± 2,57

1,18 ± 0,55

< 0,01

NAA/Cr

1,30 ± 1,17

2,06 ± 1,45

< 0,01

* Cho: Choline; NAA: N-acetylaspartate; Cr: Creatine.
Đường cong ROC cho thấy tỷ lệ Cho/NAA cho diện tích dưới đường cong lớn nhất 83,31%,
nồng độ các chất chuyển hoá Cho, NAA, Cr và tỷ lệ Cho/Cr, NAA/Cr đều cho diện tích dưới
đường cong < 60%. Điểm cắt Cho/NAA = 2,37 cho độ nhạy, độ đặc hiệu của cộng hưởng từ phổ
trong phân bậc u thần kinh đệm lần lượt là 89,66% và 88%.
Bảng 2. Trung bình các chất chuyển hoá giữa vùng quanh u và vùng lành
Vùng quanh u

Vùng lành


p*

Cho

2,35 ± 1,32

1,84 ± 0,96

< 0,01

NAA

2,15 ± 2,14

3,26 ± 2,78

< 0,01

Cr

1,51 ± 0,70

1,64 ± 0,75

0,06

Cho/NAA

1,43 ± 0,79


0,65 ± 0,21

< 0,01

Cho/Cr

1,76 ± 1,67

1,18 ± 0,55

< 0,01

NAA/Cr

1,75 ± 2,51

2,06 ± 1,45

< 0,01

* Cho: Choline; NAA: N-acetylaspartate; Cr: Creatine.
66

TCNCYH 106 (1) - 2017


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 3. Trung bình các chất chuyển hoá tại vùng u theo mô bệnh học
Cho


NAA

Cr

Cho/NAA

Cho/Cr

NAA/Cr

Bậc thấp
(n1 = 25)

3,73 ± 2,89

1,62 ± 1,96

1,32 ± 0,93

2,82 ± 4,32

3,99 ± 4,43

1,30 ±1,32

Bậc cao
(n2 = 30)

3,19 ± 2,38


1,07 ± 1,20

1,17 ± 0,92

4,00 ± 2,23

3,86 ± 2,32

1,27 ± 1,08

p*

0,66

0,19

0,31

< 0,01*

0,27

0,97

* Mann-whiney test; Cho: Choline; NAA: N-acetylaspartate; Cr: Creatine.

Hình 1. Đường cong ROC với nồng độ và tỷ lệ các chất chuyển hoá trong chẩn đoán
bậc của u thần kinh đệm

IV. BÀN LUẬN

Chẩn đoán chính xác bậc của u thần kinh

tử vong cho người bệnh. Nhóm u bậc cao có

đệm trước phẫu thuật rất quan trọng giúp lên

khả năng phẫu thuật hoặc không có chỉ định

kế hoạch điều trị và tiên lượng bởi nhóm u

phẫu thuật cần được điều trị xạ trị hoặc phối

bậc cao được điều trị khác với nhóm bậc thấp.

hợp hoá xạ trị. Tuy nhiên, với nhóm u thần

Nhóm u bậc cao bị nhầm lẫn với nhóm bậc

kinh đệm bậc thấp, phẫu thuật và hoá xạ trị đi

thấp sẽ được điều trị kém tích cực và ngược

kèm được khuyếnh khích ở các trường hợp u

lại nhóm u bậc thấp bị nhầm lẫn với nhóm bậc

bậc II chỉ phẫu thuật lấy u 1 phần hoặc những

cao được điều trị tích cực hơn mức cần thiết.


bệnh nhân trên 40 tuổi không tính đến khả

Cả hai điều này đều gây tăng tỷ lệ tai biến và

năng lấy bỏ được u [11].

TCNCYH 106 (1) - 2017

67


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Nhiều nghiên cứu cho thấy cộng hưởng từ

U thần kinh đệm có tính chất thâm nhiễm

thường quy có tỷ lệ chẩn đoán chính xác bậc

rộng ra nhu mô não lân cận. Việc xác định

của u thần kinh đệm thấp từ 55 - 83,3% [1; 2;

được vùng thâm nhiễm của u không chỉ giúp

8]. Các dấu hiệu trên cộng hưởng từ thường

chẩn đoán phân biệt giữa u thần kinh đệm với

quy như hiệu ứng khối, hoại tử hay hình ảnh


các tổn thương nội sọ khác như di căn, áp xe

ngấm thuốc sau tiêm đều không có tính chất

mà còn rất cần thiết giúp lên kế hoạch phẫu

đặc hiệu. U thần kinh đệm bậc cao có thể bị

thuật và xạ trị. Sự khác biệt có ý nghĩa thống

chẩn đoán nhầm khi chỉ gây phù não nhẹ,

kê về nồng độ và tỷ lệ các chất chuyển hoá

không hoại tử, ngoài ra, các u này có thể thâm

giữa vùng quanh u và vùng lành được chúng

nhiễm dọc theo kênh mạch máu của chất

tôi ghi nhận qua nghiên cứu. Theo các nghiên

trắng không gây phá vỡ hàng rào máu não và

cứu, tỷ lệ Cho/Cr ở vùng quanh u tăng ở

không hoặc ít ngấm thuốc sau tiêm.

nhóm u có độ ác cao, tỷ lệ NAA/Cr ít thay đổi


Cộng hưởng từ phổ cung cấp thông tin về

do u có tính chất thâm nhiễm, ít phá huỷ các

sự thay đổi của các chất chuyển hoá tại vùng

tế bào thần kinh hay có sự khác biệt về tỷ lệ

u và vùng quanh u, trong đó Cho được coi là

Cho/NAA giữa vùng quanh u và vùng lành,

chất chỉ điểm chuyển hoá của màng tế bào,

các tỷ lệ Cho/Cr và NAA/Cr khác biệt không

NAA là chất chỉ điểm neuron hay chỉ chỉ điểm

có ý nghĩa thống kê [1; 9].

mật độ và sự sống còn của neuron và Cr tham

Liên quan với độ mô học của u, chúng tôi

gia vào quá trình tạo năng lượng chuyển hoá

ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về

của tế bào [12]. Trong nghiên cứu này, chúng


tỷ lệ Cho/NAA giữa nhóm u bậc thấp và nhóm

tôi thấy rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống

u bậc cao, các nồng độ và tỷ lệ giữa các chất

kê về trung bình các chất chuyển hoá cũng

chuyển hoá còn lại không có sự khác biệt.

như tỷ lệ các chất chuyển hoá giữa vùng u và

Ngoài ra, tỷ lệ Cho/NAA cũng cho diện tích

vùng lành, các nghiên cứu khác của cũng cho

dưới đường cong lớn nhất 83,3% trên đường

kết quả tương tự [2; 13]. Điều này có thể

cong ROC. Nhiều nghiên cứu cũng khẳng

được giải thích do tại vị trí u, các tế bào u tăng

định sự quan trọng của tỷ lệ Cho/NAA trong

sinh, tăng phân bào và tăng hoạt động của

dự báo độ mô học và điều này được giải thích


màng tế bào, đồng thời gây phá huỷ các tế

do nồng độ NAA thường giảm và nồng độ Cho

bào thần kinh bình thường dẫn đến nồng độ

thường tăng trong u não, đồng thời, có sự liên

Cho tăng và NAA giảm. Nồng độ Cr thường

quan giữa nồng độ Cho và Ki - 67 là chỉ số

được sử dụng như là chất tham chiếu đánh

tăng sinh tế bào [1; 2; 9]. Mức độ tăng sinh tế

giá sự thay đổi của các chất chuyển hoá khác

bào tăng lên theo mức độ ác tính của u được

do ít thay đổi trong các tình trạng sinh lý và

thể hiện là sự tăng nồng độ Cho trên cộng

bệnh lý. Tuy nhiên, trên thực tế nồng độ Cr

hưởng từ phổ [3; 15]. Thêm vào đó, tỷ lệ Cho/

thay đổi theo từng vùng, từng cá thể, giảm


Crcho độ nhạy cao 97,5%, tuy nhiên độ đặc

trong u do u tăng hoạt động chuyển hoá, đồng

hiệu thấp 12,5% tỷ lệ NAA/Cr không có giá trị

thời bản thân Cr không bắt nguồn ở não mà

phân độ u thần kinh đệm [1; 10].

được tổng hợp từ gan và thận vì vậy các bệnh

Chỉ số ngưỡng Cho/NAA trong nghiên cứu

hệ thống (bệnh lý thận) có thể ảnh hưởng đến

của chúng tôi là 2,37 cho độ nhạy và độ đặc

nồng độ của Cr trong não [14].

hiệu lần lượt là 89,66% và 88%. Trong các

68

TCNCYH 106 (1) - 2017


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
nghiên cứu khác chỉ số này dao động từ 0,8 2,49 với độ nhạy và độ đặc hiệu dao động lần
lượt từ 72,73 - 100% và 62,5 - 95,8% [1; 2; 7;

9]. Nguyên nhân của sự không đồng nhất
giữa các nghiên cứu có thể do sự khác biệt về
kỹ thuật chụp cộng hưởng từ phổ, vị trí đo, số
lượng mẫu, tỷ lệ các nhóm u. Mặc dù vậy, các
nghiên cứu cũng khẳng định nồng độ Cho và
mức độ ác tính của u có liên quan chặt chẽ,
chính vì vậy các tỷ lệ của Cho (Cho/NAA và
Cho/Cr) có giá trị trong chẩn đoán phân bậc u
thần kinh đệm [7; 9].

V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu này cho thấy cộng hưởng từ
phổ đa thể tích là phương pháp chẩn đoán
không xâm nhập giúp chẩn đoán và đánh
giá tính chất thâm nhiễm của u thần kinh
đệm trước phẫu thuật. Chỉ số ngưỡng Cho/

spectroscopic imaging. Radiology, 238(3),
958-969.
3. Zou, Q.G (2011). In the assessment of
supratentorial glioma grade: the combined role
of multivoxel proton MR spectroscopy and
diffusion tensor imaging. Clin Radiol, 66(10),
953-960.
4. Bernstein, M. and A.G. Parrent (1994).
Complications of CT-guided stereotactic biopsy of intra-axial brain lesions. J Neurosurg.
81(2), 165 - 168.
5. Kreth, F.W (2001). The risk of haemorrhage after image guided stereotactic biopsy
of intra-axial brain tumours--a prospective
study. Acta Neurochir (Wien), 143(6), 539 546.

6. Croteau, D (2001). Correlation between
magnetic resonance spectroscopy imaging
and image-guided biopsies: semiquantitative

NAA có giá trị trong chẩn đoán phân biệt

and qualitative histopathological analyses of
patients with untreated glioma. Neurosurgery.

giữa nhóm u thần kinh đệm bậc cao và bậc

49(4), 823 - 829.

thấp.

7. Zeng, Q (2011). Noninvasive evaluation
of cerebral glioma grade by using multivoxel
3D proton MR spectroscopy. Magn Reson

Lời cám ơn
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh
đạo, tập thể bác sỹ, kỹ thuật viên Khoa Chẩn
đoán hình ảnh Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
đã tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành
nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Law, M (2003). Glioma grading: sensitivity, specificity, and predictive values of perfusion MR imaging and proton MR spectroscopic imaging compared with conventional
MR imaging. AJNR Am J Neuroradiol, 24(10),
1989 - 1998.

2. Stadlbauer, A (2006). Preoperative
grading of gliomas by using metabolite quantification with high-spatial-resolution proton MR
TCNCYH 106 (1) - 2017

Imaging, 29(1), 25 - 31.
8. Zonari, P., P. Baraldi, G. Crisi (2007).
Multimodal MRI in the characterization of glial
neoplasms: the combined role of single-voxel
MR spectroscopy, diffusion imaging and echoplanar perfusion imaging. Neuroradiology, 49
(10), 795 - 803.
9. Lê Văn Phước (2010). Giá trị kỹ thuật
cộng hưởng từ phổ trong phân độ mô học y
sao bào trước phẫu thuật. Tạp chí điện quang
Việt Nam, 1, 21 - 25.
10. Toyooka, M (2008). Tissue characterization of glioma by proton magnetic resonance spectroscopy and perfusion-weighted
magnetic resonance imaging: glioma grading
and histological correlation. Clin Imaging, 32
(4), 251 - 258.
69


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
11. Li, C (2010). Susceptibility-weighted

scopic imaging: clinical relevance. Radiology.

imaging in grading brain astrocytomas. Eur J

185(3), 675 - 686.
14. Urenjak, J (1993). Proton nuclear magnetic resonance spectroscopy unambiguously

identifies different neural cell types. J Neuro-

Radiol, 75(1), e81 - 85.
12. Urenjak, J (1992). Specific expression
of N-acetylaspartate in neurons, oligodendrocyte-type-2 astrocyte progenitors, and immature oligodendrocytes in vitro. J Neurochem,
59(1), 55 - 61.
13. Fulham, M.J (1992). Mapping of brain
tumor metabolites with proton MR spectro-

sci, 13(3), 981 - 989.
15. Bulakbasi, N (2003). Combination of
single-voxel proton MR spectroscopy and apparent diffusion coefficient calculation in the
evaluation of common brain tumors. AJNR Am
J Neuroradiol, 24(2), 225 - 233.

Summary
PREOPERATIVE GLIOMA GRADING USING MULTIVOXEL
PROTON MR SPECTROSCOPY
The objective of this study was to evaluate the difference in the parameters derived from
multivoxel proton MR spectroscopy and histological glioma grading and to clarify the usefulness of
this technique in the grading of glioma. From 01/2015 to 06/2016, a descriptive cross - sectional
study was conducted on 55 patients (30 high - grade glioma and 25 low - grade glioma cases)
underwent preoperative conventional MR Imaging, multivoxel proton MR spectroscopy and histopathologically who were determined gliomas after stereotactic biopsy or partial resection. For
quantitative analysis, the metabolite data of gliomas were estimated on workstation. Receiver
operative characteristic (ROC) curve analyses were also performed to assess which metabolite
parameter was optimal for discrimination of glioma grading. Statistically significant differences
were found between tumor area, adjacent tumor area and normal brain tissue for Choline (Cho),
NAA, Creatine (Cr), Cho/NAA, NAA/Cr and Cho/Cr. Cho/NAA ratio provided 83.31% area under
the ROC curve. The cut-off value was taken as 2.37 in the Cho/NAA ratio provided sensitivity,
specificity of 89.66% and 88%, respectively. In conclusion, multivoxel proton MR spectroscopy

was useful in the preoperative assessment of the histopathological grade of gliomas.
Keywords: glioma grading, multivoxel proton MR spectroscopy

70

TCNCYH 106 (1) - 2017



×